Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 26 trang )

1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến (tính cấp thiết của sáng kiến nghiên cứu)
- Lí do về mặt lý luận: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Có
tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Thật vậy, ngồi việc học tập thì việc rèn luyện đạo đức của mỗi
người học sinh là vơ cùng quan trọng. Nói đến đức người ta có thể dễ dàng hiểu
đó là những kỹ năng sống sao cho có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người, chứ
khơng riêng gì học sinh. Kỹ năng sống sẽ giúp con người có nhận thức và hành
động đúng đắn phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội. Người có kỹ năng
sống phù hợp sẽ vững vàng hơn trước những khó khăn thử thách; có thái độ ứng
xử và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo và tích cực. Đặc biệt, đối với lứa tuổi
học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi đang hình thành và phát triển những giá trị
nhân cách, có nhiều mơ ước và khát vọng, tị mị thích khám phá nhưng cịn
thiếu hiểu biết về xã hội, còn thiếu kỹ năng sống nên trước những thử thách và
những tình huống khó khăn trong cuộc sống dễ nhận thức và ứng xử lệch lạc, có
phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, khơng tự mình làm chủ được chính bản
thân. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là thật sự
cần thiết, giúp các em rèn luyện bản thân để có những hành vi đúng đắn phù hợp
có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Lí do về mặt thực tiễn: Trong những năm qua, vấn đề giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện nói chung và
việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH&THCS nói
riêng đã được các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện theo hướng dẫn
của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, bước đầu đạt được những kết quả
tích cực. Tuy nhiên, việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm chưa được triển khai rộng rãi, đồng bộ ở các lớp
học trong nhà trường cũng như chưa được tiến hành đều đặn, thường xuyên
theo kế hoạch. Thực tế tại nhiều lớp, học sinh đã gặp phải một số khó khăn
bất cập trong quá trình tổ chức. Bởi vậy, chất lượng và hiệu quả của hoạt


động này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến thực trạng này là do chưa có biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm một cách phù hợp,
trên cơ sở những nghiên cứu có hệ thống.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học cơ sở
thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS”.


2
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm ở
trường TH&THCS , sáng kiến đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm ở
trường TH&THCS , xã , huyện , tỉnh .
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học cơ sở
thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS .
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Cấp trung học cơ sở trường TH&THCS , xã ,
huyện , tỉnh .
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2017-2018 đến tháng 4 năm 2020
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS ,
xã , huyện , Tỉnh .
- Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học

cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS , xã , huyện , tỉnh .
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện
nhiệm vụ sáng kiến. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối
tượng nghiên cứu quyết định.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê tổng hợp.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


3
Chương I. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm là
một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. Thực tiễn đã có nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan đến Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động trải nghiệm trong nhà trường. Các cơng trình nghiên cứu đó đã đặt nền
tảng lý luận cho một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cũng như khẳng định
tính thời sự sâu sắc của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm nói riêng và cơng tác quản lý hoạt động này nói chung.
1. Các khái niệm cơ bản
- Giáo dục kỹ năng sống: Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hoạt động
giáo dục kỹ năng sống được hiểu là hoạt động giáo dục giúp người học hình
thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong
việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội,
qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên

nền tảng các giá trị sống.
- Hoạt động trải nghiệm: Là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ
chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường được phát triển nâng cao tố
chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng
thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt
động trải nghiệm: Là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
ở nhà trường nhằm tác động đến phương thức trải nghiệm được áp dụng trong
quá trình giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh. Đối tượng được áp dụng nội
dung quản lý chính là các lực lượng tham gia vào q trình đó, chủ yếu là học
sinh và giáo viên (tùy từng nội dung, giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ
nhiệm, hoặc cả hai tham gia chính vào hoạt động này cùng học sinh). Mối quan
hệ này là yếu tố cần thiết để phản ánh hoạt động quản lý này.
2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học cơ sở thông qua
hoạt động trải nghiệm
Để thống nhất trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản có tính chất
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, đây là cơ sở, là hành lang pháp lý để các lực
lượng thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động
trải nghiệm. Có thể kể đến một số văn bản sau: Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6
năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng


4
11 năm 2009; Công văn số 4026/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01/9/2017 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh”… Từ đó chỉ ra quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bao gồm các
nội dung sau:
- Quản lý mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học
cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm

Để giáo dục trước hết nhà giáo dục phải căn cứ vào mục đích chung của
hệ thống giáo dục, từ đó đưa ra các mục đích cụ thể cho từng hoạt động giáo
dục. Nhà quản lý phải quản lý mục đích của nhà giáo dục đặt ra, đánh giá xem
có phù hợp với mục tiêu chung không, phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện cụ thể
hay khơng…
- Quản lí nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung học
cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm
Việc quản lý nội dung chương trình kỹ năng sống bao gồm quản lý từ việc
thực hiện đúng nội dung hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản lý cao hơn từ Bộ,
Sở cho đến Ngành giáo dục của địa phương. Tiếp đến quản lý chỉ đạo đội ngũ
xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và quản lý cả việc
thực hiện các nội dung đó như thế nào. Cuối cùng cần quản lý việc kiểm tra kết
quả đạt được ra sao.
- Quản lí phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp trung
học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng, phong phú, phương pháp giáo dục
kỹ năng sống cũng hết sức đa dạng, tùy thuộc vào mục đích, nội dung giáo
dục, tùy thuộc vào đối tượng giáo dục và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tùy
thuộc vào bản thân nhà giáo dục. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất
nhưng vẫn phát huy được sự sáng tạo của mỗi nhà trường, mỗi nhà giáo dục
thì phải có sự quản lý chặt chẽ. Quản lý phương pháp giáo dục là xem xét sự
hợp lí, bảo đảm tính khoa học của mỗi phương pháp trong quá trình tổ chức
các hoạt động trải nghiệm.
- Quản lí hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp
trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm
Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
hoạt động trải nghiệm được thực hiện chủ yếu qua 02 hình thức:
- Thơng qua hoạt động lồng ghép, tích hợp vào các mơn học, bài học
trong chương trình giáo dục của nhà trường.



5
- Thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ
thể như:
+ Hoạt động câu lạc bộ
+ Diễn đàn
+ Sân khấu hóa (kịch, thơ, múa rối, tiểu phẩm, hát, múa…)
+ Tham quan dã ngoại
+ Các cuộc thi/hội thi
+ Hoạt động nhân đạo, tình nguyện, cộng đồng.
+ Hoạt động thể dục thể thao
+ Sinh hoạt theo chủ đề
Mặc dù hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống rất đa dạng, mỗi hình
thức đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn hình thức tổ chức
sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu và nội dung đã đề
ra, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và hồn cảnh cụ thể của mỗi loại
hình hoạt động lại phụ thuộc vào công tác quản lý. Yêu cầu giáo viên và học
sinh lựa chọn hình thức nào, tại sao phải lựa chọn hình thức đó là cả một vấn đề
nghệ thuật trong công tác quản lý.
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh cấp trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm
Quản lý việc kiểm tra đánh giá q trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thơng qua hoạt động trải nghiệm là việc làm rất quan trọng. Bởi lẽ cách
đánh giá chất lượng giáo dục chính xác, đầy đủ, khách quan quá trình học tập
rèn luyện kỹ năng sống của học sinh sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đồng
thời đáp ứng mục tiêu giáo dục thực tiễn đã đề ra. Qua kiểm tra đánh giá, giáo
viên khích lệ học sinh phát huy các mặt mạnh, khắc phục các mặt yếu của bản
thân để từ đó có điều chỉnh theo hướng tích cực.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động trải nghiệm

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Có thể nêu ra một số yếu tố cơ bản sau:
- Nhận thức của cán bộ quản lý và các lực lượng giáo dục
- Trình độ năng lực của đội ngũ quản lý
- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương


6
- Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh
- Điều kiện cơ sở vật chất
Ngồi ra cịn có các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm như: Mục tiêu, nội dung chương
trình hoạt động; Phương pháp kiểm tra đánh giá, cơ chế động viên khen thưởng…
4. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học cơ sở và nhu cầu
được giáo dục kỹ năng sống
Lứa tuổi trung học cơ sở là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi
trưởng thành, hay nói cách khác đây là lứa tuổi vị thành niên. Ở giai đoạn này
các em có sự thay đổi nhanh chóng, phát triển mạnh mẽ về thể chất, giới tính,
tâm sinh lý. Đặc biệt xuất hiện hiện tượng dạy thì (nhất là các em nữ), điều này
thực sự có ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập, quan hệ bạn bè. Một số em trở nên
sống khép kín, rụt rè ngần ngại; nhiều em lại chứng tỏ là “người lớn” tự chịu
trách nhiệm và muốn quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, tự đánh giá
mình cao hơn so với hiện thực, thích thổi phồng những khả năng của mình, tự
xem mình là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành
động như mình. Chính vì vậy tự bên trong các em đã xảy ra sự mất cân bằng rất
lớn và do đánh giá khơng đúng khả năng của mình nên các quyết định của các
em ít dẫn đến thành cơng, những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt
cũng có thể làm các em đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi, không
kiềm chế được cảm xúc, dễ sinh ra cáu gắt, mất bình tĩnh và có những hành

động thiếu suy nghĩ gây tổn thương cho người khác.
Đây là những luận cứ cơ bản để chúng tơi xem xét thực trạng từ đó đề
xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động
trải nghiệm ở trường TH&THCS , xã , huyện , tỉnh ở các chương tiếp theo.
Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm ở trường TH&THCS , xã , huyện , tỉnh
- Thực trạng vấn đề nhận thức của cán bộ giáo viên đối với công tác
giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm.
Về phía cán bộ quản lý: Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu với 03
cán bộ quản lý của nhà trường về tầm quan trọng và trách nhiệm giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh và cả ba đồng chí đều nhất trí cho rằng giáo dục kỹ năng
sống là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội, địi hỏi sự phối hợp


7
đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Cơ giáo Vũ Thị
Hồng Thanh - Hiệu trưởng nhà trường đã nhận định: “Kỹ năng sống của học
sinh trường TH&THCS hiện nay còn thiếu khá nhiều các kỹ năng cơ bản đặc
biệt kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các tình huống khó khăn
trong cuộc sống. Nhưng để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
nhất là thông qua các hoạt đông trải nghiệm rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các
lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Có như vậy cơng tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh mới đem lại hiệu quả.”
Về phía giáo viên: Tỉ lệ nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa vào nội
dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm và các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy và ngoại khóa là 35 giáo viên cho rằng
cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, có một số giáo viên vẫn còn lưỡng lự hoặc
chưa cho rằng việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào hoạt động trải
nghiệm và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy và ngoại khóa

là chưa cần thiết (14 %). Điều này chứng tỏ cịn khơng ít giáo viên nhận thức
chưa đúng về vấn đề này, đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết
quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH&THCS vẫn còn hạn chế.
- Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải
nghiệm ở trường TH&THCS , xã , huyện , tỉnh
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục,
trường TH&THCS xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung
của ngành giáo dục. Cụ thể: thông qua hoạt động trải nghiệm, trang bị cho học
sinh những kiến thức, kỹ năng, các giá trị và thái độ phù hợp. Từ đó hình thành
cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành
vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống thực tiễn và hoạt
động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền,
bổn phận của mình và phát triển hài hịa về đạo đức và trí tuệ, thể chất và tinh
thần. Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học
sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử; định hướng
để học sinh: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định.
Và qua hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần trú trọng các
kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng ứng phó
với các tình huống trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình
triển khai các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm hiện nay
vẫn còn chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số giáo viên có


8
năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo
dục của nhà trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình giáo dục
kỹ năng sống theo kế hoạch đề ra. Nhưng bên cạnh đó, cịn khơng ít giáo viên
chủ nhiệm xác định đúng mục tiêu nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội

dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Lý
giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng dẫn cụ thể
cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục. Các văn bản
chưa có u cầu cụ thể đối với từng bộ mơn, từng kỹ năng sống cần phải giáo
dục, đào tạo cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ
khâu xây dựng kế hoạch, nội dung đến khâu kiểm tra đánh giá.
Theo đó, các hoạt động trải nghiệm đã có nhưng chưa lồng ghép được
nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chưa phát huy được hiệu
quả đối với các hoạt động được triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động
đó được coi là hoạt động tập thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ
thể để đánh giá xếp loại học sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được
tất cả học sinh tham gia.
- Thực trạng hình thức, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS
Về giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, hình thức
được tổ chức chủ yếu tại trường TH&THCS gồm: trải nghiệm thực tế, tổ chức
các trò chơi, hội thi và sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm…
Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về các hình thức tổ chức
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên
ST
T

Các hình thức
hoạt động

(45 người)
Thường
xun


Thỉnh thoảng

Khơng bao giờ

34 (75,5 %)

11 (24,5 %)

0 (0,0 %)

27 (60 %)

18 (40 %)

0 (0,00%)

1

Trò chơi

2

Hội thi

3

Sinh hoạt theo chủ điểm

38 (84,4 %)


7 (15,6 %)

0 (0,00%)

4

Sinh hoạt tập thể

38 (84,4 %)

7 (15,6 %)

0 (0,00%)

5

Hoạt động trải nghiệm

32 (71,1 %)

12 (28,9 %)

0 (0,00%)

Đánh giá của học sinh về các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống
TT

Các hình thức
hoạt động


Đánh giá của học sinh
Năm học 2018-2019 (215 học sinh)


9

Thường xun

Thỉnh thoảng

Khơng bao
giờ

1

Trị chơi

92 (42,79 %)

105 (48,83 %)

18 (8,38 %)

2

Hội thi

35 (16,27 %)

144 (66,97 %)


36 (16,74 %)

3

Sinh hoạt theo chủ
điểm

207 (96,72%)

8 (3,72 %)

0 (0,00%)

4

Sinh hoạt tập thể

205 (95,34 %)

10 (4,66 %)

0 (0,00%)

5

Hoạt động trải nghiệm

86 (40 %)


102 (52,55 %)

16 (7,44 %)

Như vậy, cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều cơ bản thống nhất
các hình thức tổ chức: sinh hoạt theo chủ điểm và sinh hoạt tập thể được tổ chức
thường xuyên hơn cả. Các hình thức khác chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng.
1. Ưu điểm
Bằng hình thức tun truyền, thơng qua các buổi họp mặt Cha mẹ học
sinh, nhà trường, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp hiệu quả với
Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
1.1. Về phía Ban giám hiệu: ln chỉ đạo sát sao, luôn tạo mọi điều kiện
tốt nhất về cơ sở vật chất, kinh phí, các phương tiện dạy học để chúng tơi tiến
hành thực nghiệm sáng kiến của mình .
1.2. Về phía giáo viên: Bằng hình thức tun truyền, thơng qua các buổi
họp mặt Cha mẹ học sinh, nhà trường, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã phối
hợp hiệu quả với Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh trong công
tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.3. Về phía học sinh: Học sinh đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận
thức, kỹ năng và thái độ. Từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ
năng đã được học. Đặc biệt các em đã chủ động hơn trong bày tỏ quan điểm,
tự tin thể hiện khả năng của bản thân…
2. Những mặt cịn tồn tại, hạn chế
2.1. Về phía giáo viên: Đa phần giáo viên khơng có chun mơn về kỹ
năng sống nên nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống không thực hiện được do
thiếu chuyên môn, phương pháp.  Giáo viên khuyến khích động viên khen


10

thưởng học sinh cịn ít, chưa kịp thời. Cơng tác tuyên truyền các bậc cha mẹ
thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
2.2. Về phía cha mẹ học sinh: Đa số các em học sinh là con em dân tộc,
nhà xa trường, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp … chính vì
vậy một bộ phận cha mẹ học sinh chỉ lo làm ăn, hầu như chỉ chú ý con em mình
có đủ ăn, đủ mặc hay khơng là được. Thậm chí có những bậc phụ huynh cịn phó
mặc con em mình cho giáo viên. Do đó dẫn đến việc các bậc phụ huynh chưa bỏ
chút thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm, chưa chú trọng đến cơng tác giáo
dục kỹ năng sống cho con em mình.
2.3. Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm sinh lí học sinh, nhiều em tính
cách nhút nhát, ngại va chạm với mơi trường xung quanh, sức khỏe yếu…một số
học sinh còn chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của
giáo viên và nhà trường.
Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đánh giá chung chưa cao.
Kỹ năng sống của nhiều học sinh chưa tốt, nhất là các hiểu biết về thực tế. Sau
đây là đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh năm học 2018-2019 về
việc giáo dục kỹ năng sống như sau:
Đánh giá về kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Đối tượng
đánh giá

Cán
bộ
quản lí giáo viên
(45 người)
Học sinh
(215 em)

Tốt


Khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

12

26,7 %

28

62,2 %


5

11,1 %

0

0,0

28

13 %

129

60 %

58

27 %

0

0,0

Theo đánh giá của đa số cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh thì kết quả
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu ở mức khá. Tuy nhiên, xu hướng
cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá cao hơn so với đánh giá của học sinh. Cụ thể,
ở mức tốt và mức khá, cán bộ quản lí, giáo viên có tỉ lệ cao hơn học sinh. Cịn ở
mức trung bình thì học sinh cao hơn Cán bộ quản lí, giáo viên rất nhiều.



11
Theo quan sát và phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi đánh giá, kết quả giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường chủ yếu ở mức khá và trung bình.
3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém
Thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng
sống ở trường TH&THCS còn hạn chế, không được tiến hành thường xuyên,
liên tục, thiếu tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng. Ý kiến của nhiều giáo viên và
cả cán bộ quản lý cho thấy: hầu hết các hoạt động kiểm tra đánh giá kĩ năng
sống của học sinh vẫn áp dụng theo hình thức cũ. Đây cũng là một khó khăn
khiến cho việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt
động trải nghiệm thiếu hiệu quả.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cán bộ quản lý nhà trường đều mạnh dạn
cho rằng: Chưa có tiêu chí cụ thể đối với việc kiểm tra đánh giá kết qủa giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nên nhà trường còn
lúng túng và chưa thực sự áp dụng đồng nhất.
Ngồi ra vẫn cịn một số hạn chế khác như cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
cịn mang tính chắp vá, thiếu hệ thống và đồng bộ; năng lực quản lý, năng lực
chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường chưa đồng đều, một
số chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện nay.
Chương III. Giải pháp thực hiện
1. Nội dung giải pháp tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những mặt
còn tồn tại, hạn chế đã chỉ ra
Năm học 2019 - 2020, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định ngay từ đầu
5 mục tiêu giáo dục đề ra: “Tiếp tục hoàn thiện nhà trường phổ thông tiên tiến,
hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”. Trên cơ sở
đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học,
trong đó dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề, từng khối
lớp (lứa tuổi) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong

trường thực hiện qua cuộc họp đầu năm, hàng tháng và qua các văn bản chỉ đạo
của nhà trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua hoạt động trải nghiệm một cách cụ thể.
Tại trường TH&THCS , Ban giám hiệu nhà trường thực hiện đúng theo
hướng dẫn của phòng giáo dục, xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học và
phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong trường phù hợp với
đặc điểm tình hình của nhà trường. Dựa vào kế hoạch năm học, giáo viên xây
dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần cho lớp mình, bao gồm các chủ


12
đề cho tháng, mục tiêu cần đạt được trên học sinh, lựa chọn các hoạt động, sắp
xếp lịch tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo
dục theo kế hoạch dự định. Trên cơ sở kế hoạch đề ra, Ban Giám hiệu chỉ đạo
giáo viên thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, nhà trường đã xây dựng lịch sinh hoạt dưới cờ theo từng chủ
điểm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cho học sinh các lớp vào thứ hai
đầu tuần. Đây là điều kiện thuận lợi, là cơ hội để học sinh các lớp mạnh dạn thể
hiện khả năng trên sân khấu trước đơng đảo thầy cơ và bạn bè. Từ đó được rèn
nhiều kỹ năng cần thiết, quý báu thông qua hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh đó, trong năm học 2019 – 2020 với sự phối hợp giữa Ban giám
hiệu, liên đội, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn…. Chúng tôi đã thành
lập các câu lạc bộ: Câu Lạc bộ “ Em yêu lịch sử”, Câu lạc bộ thể thao, Câu lạc
bộ truyền thống, Câu lạc bộ đọc sách….Với phương châm “Học đi đôi với
hành” thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nâng cao nhận thức, hình
thành năng lực, định hướng hành động cho các em học sinh. Việc bồi dưỡng
lòng yêu nước là một việc làm cần thiết, thường xuyên và có sự đa dạng, phong
phú trong các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: tổ chức tại nhà trường,
tổ chức đi thực tế tại các khu di tích….Các câu lạc bộ này đã nhanh chóng thu

hút đơng đảo các em học sinh tham gia với niềm đam mê và thích thú.
Để làm được điều này, ngay từ đầu năm học, Ban chỉ đạo sẽ triển khai kế
hoạch thực hiện, phân công giáo viên phụ trách, lên chương trình, kế hoạch, tập
luyện cho học sinh. Ngồi ra, phân cơng giáo viên có năng lực, có chun mơn
kiểm duyệt nội, tổng duyệt chương trình trước khi thực hiện. Phân công giáo
viên phụ trách, hỗ trợ cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, âm li loa đài… Sau
khi tiến hành có họp rút kinh nghiệm để các chương trình sau đảm bảo chất
lượng hơn.
2. Tiến trình thực nghiệm
2.1 Kết quả trước thực nghiệm
Chúng tôi với tư cách là một Phó hiệu trưởng - quản lý, phụ trách chuyên
môn cấp trung học cơ sở, một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời là
một giáo viên chủ nhiệm lớp - cùng tham gia phụ trách câu lạc bộ “Em yêu lịch
sử” của trường TH&THCS . Qua q trình nghiên cứu, tìm tịi, trao đổi, thảo
luận cùng bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là Ban chủ nhiệm câu lạc bộ “Em yêu
lịch sử” của nhà trường. Chúng tôi đã thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động
của Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”. Các hoạt động mà chúng tôi đã thực hiện bao
gồm:


13
Tổ chức phỏng vấn, tuyển thành viên, ra mắt Câu lạc bộ “Em yêu lịch
sử” đối với các em học sinh Trung học cơ sở.

Lập trang Facebook : Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” thường xuyên cập
nhật các hoạt động của câu lạc bộ.

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã xây dựng nội dung hoạt động, sưu tầm tài
liệu, tư liệu lịch sử, tổ chức tuyên truyền về truyền thống cách mạng anh hùng
của Việt Nam, , …



14
Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt theo lịch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
hội thi và chương trình nghệ thuật “Dấu chân những người anh hùng”

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các khu di tích lịch sử, trải
nghiệm “Chúng em làm chiến sỹ” tại trung đoàn 877 của .
Tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường cho các em học sinh đi trải
nghiệm thực tế tại một số khu di tích lịch sử: Khu di tich Tiểu khu Trọng con,
đài hương 468 (hành trình theo dấu chân những người anh hùng)…

Trải nghiệm tại khu di tích
Tiểu khu Trọng con

Thăm và dâng hương
tại Đài hương 468

Các em học sinh thăm
quan trung đoàn 877 –
Chúng em làm chiến sỹ


15
Phỏng vấn các cựu chiến binh, thăm và tặng quà các gia đình có cơng
nhân dịp Tết ngun đán Canh Tý 2020

Các em học sinh nghe cựu chiến binh kể truyện

Thăm và tặng quà gia đình bà Nguyễn Thị Xú gia đình có cơng

tại xã Bằng Hành - huyện


16
Để làm được những việc trên chúng tôi đã liên hệ với Hội Cựu chiến binh
huyện tổ chức cho các em nghe hướng dẫn về các tư liệu lịch sử, truyền thống
cách mạng, thăm và tặng quà các gia đình có cơng, tặng q các em học sinh
thuộc đối tượng chính sách.
2.2. Kết quả của q trình thực nghiệm
* Các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” đã thành lập được 01 câu lạc bộ với tổng số
55 thành viên. Câu lạc bộ đã tổ chức được 01 buổi Hoạt động tập thể chủ đề :
“Theo dòng lịch sử”, 01 buổi sinh hoạt ngoại khóa hội thi “Tự hào lịch sử Việt
Nam” với 03 đội thi (Đại Việt, Văn Lang, Kim Đồng) trải qua 03 vịng thi (Khởi
động, Tăng tốc, Về đích) thứ tự đạt giải của các đội lần lượt: Giải nhất thuộc về
đội Đại Việt, giải nhì đội Văn Lang, giải ba đội Kim Đồng. Bên cạnh đó là một
số giải thưởng dành cho khán giả khi trả lời những câu hỏi mà các đội thi không
trả lời được hoặc trả lời chưa hồn tồn chính xác. Ngồi 03 vịng thi chính,
chúng tơi cịn thực hiện vịng thi phụ giành cho khán giả với nhiều phần quà
dành cho những em trả lời đúng câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra. Đồng thời biểu
diễn chương trình nghệ thuật “Theo dấu chân những người anh hùng” gồm 06
tác phẩm ca ngợi những tấm gương anh hùng, gương thiếu nhi dũng cảm bảo vệ
tổ quốc…..


17

Câu lạc bộ Em yêu lịch sử
tổ chức hoạt động ngoại khóa và hội thi em yêu lịch sử
Giới thiệu những tác phẩm văn học, lịch sử đi cùng những năm tháng lịch

sử hào hùng của dân tộc thông qua ngày hội đọc sách, sinh hoạt dưới cờ, qua các
tiết đọc sách tại thư viện: tổng số buổi tuyên truyền 04 buổi với nhiều cuốn sách
hay được giới thiệu.


18

Triển lãm và giới thiệu sách


19
Lập được 01 trang Facebook : Em yêu lịch sử thường xuyên cập nhật tin,
bài, hình ảnh về các hoạt động của các em học sinh tham gia các hoạt động
ngoại khóa và lịch sử trong nhà trường.

Bài đăng trên trang Facebook “Em yêu lịch sử”
Tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường khuyến khích, vận động các em
học sinh mạnh dạn tìm ý tưởng, tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học đã có 01
dự án tham dự đạt 01 giải nhì cấp huyện, 01 giải nhất lĩnh vực Tâm lý xã hội
hành vi cấp tỉnh.

Học sinh tham dự thi nghiên cứu khoa học
cấp huyện

Người hướng dẫn và thí sinh tham
dự cuộc thi nghiên cứu khoa học
cấp tỉnh


20

* Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài nhà trường
Đề xuất với ban giám hiệu đưa 87 học sinh đi trải nghiệm thực tế tại khu
di tích Tiểu khu Trọng con (ngày 24/10/2019).

Qua thuyết minh của người hướng dẫn viên các em đã được tìm hiểu về
những ngày đầu cách mạng của tỉnh tại khu di tích. Tham dự các hoạt động thực
tế: dâng hương tại nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, cùng nhớ về quá khứ
anh hùng qua các trị chơi thực tế dân cơng hỏa tuyến vận chuyển lương thực
vượt chướng ngại vật, bữa cơm thời bao cấp với cơm độn sắn, muối vùng, cà
nén… Qua đó nâng cao ý thức khi tìm hiểu lịch sử và tham gia các hoạt động
trải nghiệm đối với đa số các em học sinh.


21

Trải nghiệm thực tế tại khu di tích Tiểu khu Trọng Con
Từ kết quả của việc tổ chức trải nghiệm tiếp tục vận động sự ủng hộ
của các bậc phụ huynh học sinh để tổ chức cho các em đi trải nghiệm tại đài
hương 468 với chủ đề “Dấu chân anh hùng” các em học sinh đã được đi từ hang
Nạc lị (nơi doanh trại đóng qn và tiếp nhận thương binh) di chuyển đến đài
tưởng niệm 468 (còn gọi là “Chốt”) dâng hương, nghe Cựu chiến binh kể về
cuộc chiến đấu khốc liệt để bảo vệ biên giới với các địa danh: Đồi thịt bằm, lị
vơi thế kỉ hay thung lũng gọi hồn…Đây là nơi gần 5.000 liệt sĩ đã hi sinh anh
dũng khi chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất biên cương và tại đây vẫn còn có hơn
2.000 liệt sĩ vẫn cịn ở lại trên chiến trường xưa.

Nghe nói truyện truyền thống đấu tranh bảo vệ biên giới tại đài hương 468


22


Giao lưu với các chiến sỹ tại trung đoàn 877
Tổ chức 01 buổi nói chuyện truyền thống tại khu di tích Tiểu khu Trọng
con: các Cựu chiến binh đã kể lại về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân
dân ta. Thăm và tặng q các gia đình có cơng, con em những gia đình có cơng
nhân dịp tết Ngun đán Canh Tý với tổng số 50 phần quà được trao với tổng trị
giá trên 15.000.000đ.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã nâng cao nhận thức, hành vi
năng lực cho các em học sinh. Truyền thống cách mạng là sức mạnh để thế hệ
trẻ hôm nay tiếp bước, phát huy. Việc bồi dưỡng lịng u nước, tính tự giác
tham gia các hoạt động tập thể, tìm hiểu về lịch sử là rất cần thiết nâng cao được
hứng thú, tính tự giác, ham mê tìm hiểu lịch sử.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
cần được hiểu là những hoạt động được tổ chức bằng các việc làm cụ thể để học
sinh tham gia, được thực hiện trong thực tế, có sự định hướng, hướng dẫn của
nhà trường. Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh có được kiến thức, kỹ năng, tình
cảm và ý chí nhất định. Bản thân học sinh nhận biết được vấn đề trong các tình
huống tương tự xảy ra trong cuộc sống, giải quyết chúng một cách hiệu quả.


23
Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh cấp Trung học cơ sở, đặc biệt các
hoạt động mang tính trải nghiệm là điều rất cần thiết, qua đó học sinh nắm được
các nội dung mang tính tổng quát, đồng thời các em được tiếp xúc, bắt gặp nhiều
tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, qua các buổi sinh hoạt tập
trung thường mang lại cho các em nhiều hứng thú, nhiều tình huống phải hoạt
động theo nhóm nên qua đó, các kỹ năng tổng hợp, tinh thần tương thân, tương
ái có tính lan tỏa rất mạnh trong tồn thể nhóm học sinh.

Kết quả khảo sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường TH&THCS
cho thấy những vấn đề cơ bản sau:
- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức đúng về vị trí, vai trị,
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cốt cán, vững
chun mơn, nhiệt tình với cơng việc, với các hoạt động tập thể cũng là một thế
mạnh để triển khai giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm tại
nhà trường.
- Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
TH&THCS cịn gặp nhiều khó khăn:
+ Các cấp Bộ ngành đã có văn bản chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng
sống thông qua hoạt động trải nghiệm tuy nhiên chưa xây dựng nội dung chương
trình cụ thể.
+ Cơng tác đào tạo bồi dưỡng cịn mang tính chắp vá, chưa thường xuyên
nên năng lực quản lý, chuyên môn của đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện nay.
+ Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trị
của giáo dục kỹ năng sống thơng qua hoạt động trải nghiệm.
+ Năng lực triển khai giáo dục kỹ năng sống của một số giáo viên trong
nhà trường còn hạn chế.
+ Thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả của học sinh.
+ Hoạt động trải nghiệm của học sinh tốn kém, nhưng kinh phí nhà trường
có hạn, khơng thể đáp ứng được.
+ Các điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường phục vụ cho hoạt động
giáo dục kĩ năng sống chưa đảm bảo.
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường vấp phải vấn đề số
lượng học sinh đơng… nên khó khăn cho vấn đề quản lý và đảm bảo an toàn.



24
2. Đề nghị
* Đối với các cấp quản lí giáo dục
Trước hết cần ban hành những văn bản quản lí kịp thời, quy định cụ thể
nội dung, chương trình, tiêu chuẩn giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất…để tiến
hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Các cấp quản lí giáo dục phải có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao các nhà
trường trong việc tiến hành các hoạt động trải nghiệm để giáo dục nhân cách nói
chung, giáo dục kỹ năng sống nói riêng cho học sinh.
Phải tạo ra một cơ chế quản lý rõ ràng trong việc triển khai các hoạt động
trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các nhà trường.
* Đối với nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường trước hết phải thực hiện triệt để các quy định
của các cấp quản lý giáo dục về tổ chức các hoạt động trải nghiệm và giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh.
Ban giám hiệu cần chú trọng và quan tâm thực sự đến việc tổ chức các
hoạt động trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên, nhất là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp,
các tổng phụ trách Đồn, Đội phải nhiệt tình, tâm huyết với việc tổ chức các
hoạt động trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Học sinh phải tự giác, tích cực và chủ động trong q trình tham gia các
hoạt động giáo dục, biến quá trình giáo dục thành q trình tự giáo dục.
* Đối với chính quyền địa phương và cha, mẹ học sinh
Chính quyền địa phương, hội cha, mẹ học sinh là chỗ dựa vững chắc của
nhà trường, vì thế cần có sự đồng thuận và ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần. Đặc
biệt, là tạo điều kiện về vật chất để có đủ điều kiện tổ chức các hoạt động giáo
dục cho con em có hiệu quả, chất lượng.
XÁC NHẬN CỦA
TRƯỜNG TH&THCS


NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Luyến


25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang wed tài liệu .vn
2. Tài liệu tập huấn giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
THCS.
3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS (tác giả Nguyễn Thanh Lâm,
Nguyễn Tú Phương – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014).
4. Tủ sách kỹ năng sống dành cho học sinh (Dịch giả Nguyễn Thu Hương
- NXB Đại học sư phạm, 2016).


×