Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thị trường cà phê kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KINH TẾ
------------------

BÀI TẬP LỚN
CHỦ ĐỀ:

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ 2016 - 2018

Giảng viên hướng dẫn:
Danh sách thành viên:

NĂM: 2019
1


MỤC LỤC

2


Lời mở đầu
Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới
đang đặt ra những thách thức to lớn cho chúng ta. Bởi sản xuất
nông nghiệp hiện nay không chỉ cho nhu cầu cuộc sống mà cịn để
trao đổi với các quốc gia có lợi thế hơn về sản xuất, đa dạng phong
phú hơn về sản phẩm. Mỗi quốc gia, có lợi thế khác nhau về những
mặt hàng khác nhau. Riêng đối với Việt Nam, thế mạnh của chúng
ta là các mặt hàng nông sản như tiêu, điều, cà phê, thủy sản, lúa
gạo… Trong đó, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta. Hiện nay, nước ta là nước xuất khẩu cà phê


lớn nhất thế giới.
Cuộc sống hiện đại với nhiều những yêu cầu về tinh thần hơn là
vật chất. Đi uống cafe là một thói quen vơ cùng ý nhị của người
Việt chúng ta. Sẽ thật thú vị và lãng mạn nếu được ngồi nhấm
nháp ly cafe vào mỗi sáng bên những bản tình ca nhẹ nhàng, sâu
lắng. Nhận ra được giá trị của ngành cà phê, lợi ích đem lại về kinh
tế cũng như nhu cầu thưởng thức cà phê để nâng cao giá trị tinh
thần cho con người thì chúng em lại càng thấu hiểu được mong
ước của người nông dân, sự vất vả, lam lũ của họ cần được đền
đáp, cần có chính sách hỗ trợ giá cho nông sản họ làm ra. Đây là
vấn đề chúng em đặc biệt quan tâm. Vậy chính phủ đã đưa ra
chính sách như thế nào để cung và cầu của thị trường cà phê được
ổn định? Chính vì muốn hiểu sâu hơn chúng em đã chọn đề tài này
với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm cà phê của Việt Nam.
Với những kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn hẹp của sinh viên
năm nhất, thời gian phân chia cho nhiều mơn học khác nên có thể
có nhiều sai sót khó tránh khỏi. Tập thể nhóm 6 chúng em rất

3


mong nhận được những góp ý và nhận xét của cơ để đề tài được
hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Phần 1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2016-2018
1.1 Khái quát chung về cây cà phê và ngành sản xuất cà
phê ở Việt Nam.
1.1.1 Đặc điểm của cây cà phê

Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Phi
với những yêu cầu về sinh thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là
hai nhân tố sinh thái chính quyết định năng suất hiệu quả của loài
cây này.
Đặc điểm sinh thái của cây cà phê


Thân cây, lá, rễ cà phê: Nếu để cây phát triển tự nhiên thì
cà phê chè có thể cao đến 6m, cà phê vối 8-10m, cà phê mít
15m. Tuy nhiên trong điều kiện trồng tập trung, người ta
thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m. Lá cà phê hình oval thon
dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới nhạt màu hơn,
cuống lá ngắn. Cách gọi cà chè, cà vối, cà mít cũng từ hình
dáng lá mà ra. Rễ cà phê thuộc dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất
1 – 2m, bên cạnh đó cịn có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung
quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng.

4




Hoa cà phê: Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở
thành chùm. Nếu để tự nhiên hoa sẽ nở rải rác quanh năm,
trong trồng trọt người ta thường tiến hành tưới vào đầu mùa
khơ để kích thích hoa ra đồng loạt. Hoa nở kéo dài 3-4 ngày,
thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ.




Quả cả phê: Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến
9 tháng và có hình bầu dục, bề ngồi giống như quả anh đào.
Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang
vàng rồi cuối cùng là đỏ. Thông thường một quả cà phê chứa
hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai
hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là
mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngồi có hình vòng cung. Mỗi
hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu
trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc
ở bên ngoài. Hạt có thể có hình trịn hoặc dài, lúc cịn tươi có
màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp
nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai
hạt bị dính lại thành một).

Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch
Cây cà phê sau khi trồng 3-4 năm sẽ ra quả. Những đợt quả đầu
tiên thường gọi là quả bói (hay cà bói) tùy theo mức độ sinh
trưởng, nhu cầu thu hoạch, người ta thường vặt bỏ hoa khơng cho
đậu trái bói, dồn sức để cây phát triển cành lá. Năm thứ 4 trở đi
mới tiến hành thu hoạch đại trà.
Giai đoạn 1-3 năm gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn năm
thứ 4 trở đi gọi là giai đoạn kinh doanh. Thông thường vườn cà phê

5


sau 20-25 năm, sẽ chuyển sang giai đoạn già cỗi, năng suất kém,
cần phải trồng mới hoặc cắt gốc và ghép chồi để cải tạo.
Cà phê thu hoạch trong khoảng tháng 10 đến hết tháng 1 (Dương
Lịch), thời gian thu hoạch nhiều nhất là trong tháng 11. Bà con

thường thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển sang màu đỏ, và hái rộ
trong tháng 11 tránh những cơn mưa cuối mùa làm rụng trái.
Sau khi thu hoạch cà phê được phơi khơ trong nhiều ngày, sau đó
dùng máy xay để tách phần vỏ lấy phần nhân, phần vỏ còn gọi là
trấu có thể tận dụng làm phân hữu cơ.
1.1.2. Ngành sản xuất cà phê ở nước ta
Cây cà phê được người Pháp mang đến trồng ở Việt Nam từ cuối
thế kỷ 19, các đồn điền cà phê đầu tiên được thành lập ở vùng Kẻ
Sở, Bắc Kỳ năm 1888. Sau đó mở rộng ra Phủ Lý, Ninh Bình rồi vào
đến Kon Tum, Di Linh. Năm 1938 cả nước có 13.000 hecta cà phê,
cung cấp tổng sản lượng 1.500 tấn. Năm 2016 sản lượng cà phê
Việt Nam chiếm 16% sản lượng cà phê thế giới, giúp cho Việt Nam
là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brasil. Riêng
cà phê vối, Việt Nam là nước đứng đầu về sản lượng.
1.1.3 Diện tích trồng cà phê
Hiện nay, Việt Nam đã quy hoạch rất nhiều vùng đất trồng cà phê,
trước hết phải kể đến các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trồng cà
phê nổi tiếng như: Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và
đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) –vựa cà phê Robusta đứng đầu
thế giới.
Diện tích cà phê Việt Nam 488.7 nghìn ha (2007) đã tăng lên 662.2
nghìn ha (2017) qua 10 năm canh tác, đưa Việt Nam trở thành

6


nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới (sau Brazil). Nhờ vào
diện tích sản xuất lớn, khiến cho nguồn cung cà phê hầu như luôn
dồi dào và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không bị rơi vào
tình trạng thiếu hụt.

1.2. Cầu cà phê
1.2.1 Nhu cầu người tiêu dùng
Nhu cầu tiêu dùng rất hạn hẹp do người Việt Nam có truyền thống
thưởng thức trà. Mỗi người Việt Nam mỗi năm chỉ dùng hết khoảng
nửa kg cà phê, bằng 1/10 các nước Châu Âu. Do vậy, trên thị
trường Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu. Đó là lý
do xuất khẩu được đẩy mạnh.
1.2.2 Mức tiêu dùng
Về giá trị bán lẻ, năm 2018, thị trường cafe đạt gần 8500 tỉ
VNĐ, tăng trưởng 6%. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đang
chững lại so với trước đây, chỉ tăng 6.5% trong 3 năm gần nhất so
với tốc độ tăng trưởng nóng 18% năm 2013.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành hai phân khúc rõ rang.
Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê
được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu học viên
Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người
tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần,
nghiêng về nam giới 59%. Riêng cà phê hịa tan có 21% người tiêu
dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về
nhóm người là nữ 52%.
1.2.3. Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, theo thống kê, trên 90% lượng cà phê sản xuất ra
dùng để xuất khẩu, vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính
7


là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngành cà phê
của Việt Nam.
-


Về thị trường truyền thống:
+ Trước thập kỷ 90, Singapo, Đông Âu, Hồng Kông, Pháp… là

thị trường chủ yếu của chúng ta. Những năm cuối thập kỷ 80 do
những biến động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế và
chính trị đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt
Nam, làm cho sản lượng xuất khẩu cà phê vào thị trường ngày
càng giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên thời điểm vào thời điểm
hiện tại, khi những khủng hoảng cũng như biến động đã được ổn
định, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam lại phục hồi và chiếm được vị trí
xứng đang trong thị trường này.
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
+ Thị trường Đức và Hoa Kỳ là những thị trường được chúng
ta chú trọng và tiếp tục phát triển, xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ
yếu sang thị trường này.
+ Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt
Nam, chủ yếu là Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng chính là thị
trường chung của những nước xuất khẩu cà phê trên thế giới và
cũng chính là thương trường chính của ngành cà phê nước ta.
1.2.4. Tình hình xuất khẩu
Bảng tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam giai đoạn
2016 – 2018
Năm
Số lượng xuất khẩu (triệu tấn)
Trị giá xuất khẩu (Tỷ USD)
Giá xuất khẩu TB(Nghìn
USD/tấn)

2016
1,78

3,34
1,88

8

2017
1,4
3,2
2,257

2018
1,243
2,38
1,758


(Nguồn: Theo
Tổng cục thống kê)

• Giai đoạn 2016-2017: sản lượng xuất khẩu giảm khá mạnh,
nhưng giá trị thu về giảm khơng đáng kể do giá xuất khẩu
bình qn năm 2017 đã tăng trên 20% so với 2016

• Giai đoạn 2017-2018: sản lượng giảm nhẹ nhưng trị giá thu
về lại giảm đáng kể
=> Nguyên nhân: do cà phê VN chủ yếu xuất thô, nguyên liệu
thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, cà phê cịn
lẫn các tạp chất
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
1.2.5.1. Giá cả của hàng hóa cà phê

Bảng giá cà phê giai đoạn 2016-2018
Năm
Giá cà phê
đồng/kg)

(nghìn

2016
44 – 45

2017
45 – 46

2018
32,5 – 33

(Theo báo Gialai – Gia Hưng)
Hiện giá cà phê tại thị trường trong nước có mức thấp nhất là
32.000 đ/kg tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), mức cao nhất là 33.400
đ/kg tại Cư M’gar và Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Tại các kho quanh khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 có mức giá
34.100 đ/kg, giảm 5.8% Dẫn tới hiện trạng các đại lý và các nhà
sản xuất Việt Nam hiện vẫn đầu cơ cà phê chờ thời điểm để bán
với mức giá cao hơn.
1.2.5.2. Thu nhập người tiêu dùng

9


(Nguồn: Tổng

cục thống kê)
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng trong nước
(GDP) năm 2017 ước tính tăng 6.81% so với năm 2016. GDP bình
quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385
USD, tăng 170 USD so với năm 2016.
Khi thu nhập tăng thì cầu đối với hầu hết hàng hóa đều tăng.
Xét mối tương quan giữa thu nhập với sản lượng tiêu thụ, có thể
nói rằng cà phê là hàng hóa thơng thường. Do khi thu nhập tăng
kéo theo cầu về cà phê tăng.
1.2.5.3. Quy mô thị trường
Việt Nam tuy là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới,
nhưng lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so
với các quốc gia sản xuất cà phê khác (Việt Nam 5%, Brazil 50%).
Thực tế cho thấy, tiêu dùng cà phê của cả nước chỉ khoảng 56.000
tấn, chiếm chưa đến 6% tổng sản lượng cà phê làm ra, cho thấy
quy mô thị trường cà phê nội địa của Việt Nam là không lớn.
1.2.5.4. Thị hiếu người tiêu dùng
Phân khúc thị trường cà phê Việt Nam phân hóa sâu sắc qua
độ tuổi , giới tính , vùng miền trong tiêu thụ.
• Về vùng miền: Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng
Cửu Long hai nơi có lượng tiêu thụ khá lớn , đặc biệt là thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - hai nơi có mức tiêu thụ cao
nhất cả nước , chiếm gần 45% lượng tiêu thụ.
• Về độ tuổi: nhu cầu sử dụng cà phê của vị thành niên cao
hơn so với độ tuổi từ 55 trở lên và cũng là lực lượng khách hàng
tiêu thụ chính trên thị trường cà phê.
• Về giới tính:

10



+ Phái nam có nhu cầu sử dụng cà phê kích thích mạnh, tăng
hiệu quả tỉnh táo.
+ Phái nữ thì muốn thưởng thức loại cà phê ngọt nhẹ.
=> Các nhà kinh doanh liên tục thử nghiệm và quảng bá sản
phẩm mới theo mùa và đồng thời đẩy mạnh cung cấp mặt hàng cà
phê ở những nơi dân cư sôi động nhằm mục đích gia tăng lợi
nhuận.
1.3. Cung cà phê
1.3.1. Diện tích trồng và sản lượng cà phê ở nước ta.
Tình hình sản lượng cà phê giai đoạn 2016-2018
Năm
Sản lượng (triệu
bao)
Năng Suất (tấn/ha)
Diện tích
(nghìn/ha)

2016
26

2017
28,6

2018
25,5

2,36
645,4


2,59
662,2

2,26
664

(Nguồn: Tổng hợp từ Tình hình kinh tế xã hội –
Tổng cục thống kê)
Diện tích trồng cà phê ngày càng được mở rộng => sản lượng
cà phê cũng tăng lên => cung cà phê tăng qua các năm.
1.3.2. Cơng nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà
phê
Cơng nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được
phát triển mạnh mẽ với quy mô rộng lớn và chất lượng tốt hơn.Nhờ
có cơng nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ mà sản lượng cà phê
tăng
 Cung cà phê tăng.

1.3.3. Yếu tố tự nhiên
Yếu tố thời tiết có thể quyết định đến tình trạng được mùa hay
mất mùa trong sản xuất cà phê Việt Nam. Điển hình là năm 2017
11


được coi là một năm thiên nhiên dành nhiều ưu đãi cho việc trồng
cây cà phê, tùy nhiên, việc được mùa cà phê cũng tạo ra sức ép dư
thừa cung quá nhiều khiến cho giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng,
khiến nhà nước phải thực hiện chính sách áp đặt giá sàn vào thị
trường Cà phê trong năm 2017 để bảo hộ sản xuất.
1.3.4. Giá yếu tố đầu vào

Bên cạnh yếu tố diện tích trồng cà phê và chi phí th nhân
cơng giá cà phê cịn bị chi phối bởi các yếu tố đầu vào khác. Ví dụ
như: Giá của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hàng hóa
phụ trợ. Các loại hàng hóa này có tính chất ổn định, khơng thay
đổi q nhiều, chính vì thế ít làm thay đổi giá cà phê.
1.3.5. Chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới cung
Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật,
chính sách thuế và chính sách trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ
đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang lại sự thuận
lợi cho người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất
khiến lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển sang phải và
ngược lại
- Chính sách hỗ trợ sản xuất: đưa ra nhiều chính sách hỗ
trợ hoạt động sản xuất cà phê, quy trình tái canh cà phê vối theo
Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và PTNT đã
phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối
(Quyết định 340/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN
dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Tây Nguyên
phục vụ chương trình tái canh cà phê.
-

Chính sách hỗ trợ đầu vào ( thủy lợi phí, giống, phân

bón ,…) : Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng
đất nông nghiệp (SDĐNN). Nghị định số 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề cập đến
12


miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước

dùng vào sản xuất nơng nghiệp. Thông tư số 219/2013/TT- BTC
hướng dẫn thi hành nghị định nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối
với các đầu vào then chốt cho sản xuất nơng nghiệp như phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, Nhà nước cũng đưa ra nhiều
hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất
theo tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP…
- Chính sách đổi mới thể chế: một trong những ưu tiên
của Chính phủ trong những năm vừa qua và cũng đã góp phần rất
lớn cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Một số việc đã
được làm như:
+ Thành lập ban điều phối ngành hàng cà phê Việt nam
+ Thí điểm PPP trong sản xuất giống, thủy lợi, chế biến
+ Thành lập chi hội người sản xuất cà phê các tỉnh
+ Nghiên cứu chọn,tạo, ứng dụng giống, hệ thống tưới
tiêu tiết kiệm
- Chính sách thương mại : Nhiều chính sách hỗ trợ như:
+ Hỗ trợ 3 tỷ/dự án cho các dự án chế biến để xây dựng
CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết
bị
+ Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất
khẩu cà phê.
+ Hỗ trợ cho vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau
thu hoạch
+ Bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà
phê
+ Quyết định 57/2010/QĐ-TTg miễn thuế thuê đất với dự
án xây dựng kho tạm trữ nơng sản (cà phê)
- Chính sách về liên kết sản xuất: Thủ tướng Chính phủ

13



ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng
cánh đồng lớn. Nội dung ưu đãi hấp dẫn đối với nhiều đối tượng
khác nhau như: hỗ trợ đối với doanh nghiệp và hỗ trợ đối với nhân
dân.
Phần 2. DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ CẢ TRONG THỜI GIAN
TỚI
2.1. Cung cà phê
2.1.1. Mơ hình sản xuất mới


Loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay: 4C – theo

khuyến cáo của Bộ Khuyến nông.
⇒ Giúp tiết kiệm được lượng phân bón từ 10-20%, giúp tiết
kiệm 30% lượng nước tưới so với mơ hình truyền thống.
⇒ Giảm từ 50 – 60% về thuốc bảo vệ thực vật,
⇒ Qua tính toán chung, trồng 1 ha cà phê theo tiêu chuẩn
4C, người dân sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư từ 14-26 triệu đồng và
năng suất thì tăng lên từ 10-15%.


Hiện nay số lượng áp dụng tiêu chuẩn 4C đang tăng lên

giúp người dân giảm chí phí sản suất, tăng lợi nhuận, và tăng
lượng cung.
2.1.2. Sức ép từ giá nguyên vật liệu đầu vào.
• Giá phân bón tăng lên

• Chí phí phân bón chiếm tỉ lệ cao nhất 41% tổng chi phí sản
xuất cà phê. Với việc chi phí yếu tố đầu vào ngày càng tăng lên
người dân sẽ muốn thu hẹp sản sản xuất vì lợi nhuận giảm.


Khó khăn trong việc tìm kiếm cơng nhân mùa vụ khi giá

nhân cơng tại chỗ chỉ khoảng 150.000 đồng/người/ngày, giờ tăng
lên 200.000-220.000 đồng/ngày. Khơng được chăm sóc thu hoạch

14


kịp thời gây ảnh hưởng tới sản lượng chất lượng cà phê làm lượng
cung giảm.
2.1.3. Sức ép từ yếu tố tự nhiên.


Trong những năm gần đây, do sự ảnh hưởng của việc nóng

lên tồn cầu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng cà phê. Năm
2016 nông dân Việt Nam bị chịu ảnh hưởng nặng khi hạn hán xảy
ra, làm giảm lượng cung, điều này cũng lý giải cho việc giá tăng
vào năm 2016. Theo những biến đổi thời tiết gần đây của Việt Nam
các năm sau hạn hán sẽ cịn xảy ra, cơng tác phịng trống hạn hán
chưa được đảm bảo, dẫn tới lượng cung sẽ có nguy cơ sụt giảm.


Năm 2017 được mùa nhưng mất giá tiếp diễn ra càng


khiến cho người nông dân muốn chuyển sang trồng cây tiêu có giá
cao hơn và trơng chăm sóc dễ hơn. Giá cà phê dao động trong
khoảng 30.000đ đến hơn 40.000đ trong khi giá tiêu từ 60.000 –
xung quanh 70.000đ. Nếu tình trạng trồng cây khơng thu được lãi
như mong đợi liên tiếp diễn ra thì trong mùa vụ tiếp theo có khả
năng diện tích trồng cà phê sẽ giảm và lượng cung sẽ giảm.
2.2. Cầu về cà phê


Người Việt Nam ngày càng ưa thích sử dụng cà phê. Bên cạnh

đó, theo số liệu cục thống kê Việt Nam đưa ra Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm chi 2017 tăng 6,81% so với năm 2016. Thu
nhập của người dân tăng mạnh mức chi tiêu cho cà phê cũng tăng
=> Cầu về cà phê của người tiêu dùng trong nước tăng.


Nhiều cơng ty nước ngồi như: RITA VÕ, KING COFFE … đã lập

kế hoạch đầu tư nhà máy rang xay sản xuất cà phê ở Việt Nam
trong thời gian 2018-2030. Điều này tạo ra một tiềm năng lớn cho
nhà sản xuất cà phê nội địa và sẽ làm tăng lượng cầu với cà phê
Việt Nam


Tuy nhiên, Cầu cà phê từ phía các doanh nghiệp mua để bán

15



XNK lại chững lại và có xu hướng giảm nhẹ do lượng dữ trữ trong
kho niên vụ vẫn còn. Bên cạnh đó từ 2018, cầu cà phê của doanh
nghiệp xuất khẩu giảm vì họ kì vọng giá giảm dẫn đến chi phí kho
bãi tăng lên từ hoạt động đầu cơ, buộc họ phải mua đầu vào với
giá thấp thì mới thu đc lời từ kinh doanh chênh lệch
• Xét trên tổng thể, dù lượng cầu nội địa từ phía người tiêu dùng
tăng nhưng lượng cầu từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu và giảm
làm cho tổng cầu về cà phê giảm nhẹ.

Phần 3. KẾT LUẬN
• 2018 tiếp tục là một năm “buồn” đối với người dân trồng cà
phê trong nước.
+ Giá cà phê giảm thê thảm trong khi chi phí như nhân cơng,
xăng dầu và các dịch vụ, phân bón, thuốc trừ sâu tăng=> nhiều hộ
nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác có lợi nhuận cao
hơn.
+ Việc giá cà phê giảm mạnh đã gây thiệt hại khoảng 2.500 3.000 tỉ đồng trong năm 2018
• Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá cà phê trong nước giảm từ

16


500-800 đồng/kg, và trong tháng 7/2019, giá cà phê giảm them từ
300-700 đồng so với tháng trước đó. Như vậy, trong 7 tháng đầu
năm, giá cà phê trong nước giảm từ 800-1500 đồng/kg
• Dự đốn giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục giảm do dự báo thị
trường cà phê vẫn đang trong tình trạng cung vượt cầu.
Qua sự nghiên cứu, phân tích thị trường và những số liệu cụ
thể của năm 2016-2018 như trên nhóm chúng em thấy được cà
phê là sản phẩm có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, hiệp hội cà

phê nên có nhiều hoạt động tích cực hơn nữa để giúp đỡ các
doanh nghiệp, người trồng cà phê có thể cải thiện chất lượng cà
phê. Chính phủ

nên có những biện pháp xúc tiến thương mai,

thành lập các cơ quan về ngành hàng cà phê để có thể nghiên cứu
hướng đi cho ngành, nghiên cứu khoa học kĩ thuật áp dụng cho
trồng trọt và sản xuất cà phê mang lại năng suất cao. Người trồng
cà phê nên hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã hay trang trại
có quy mơ lớn để có thể tận dụng nguồn lực về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm,.. của từng thành viên để sản xuất dồng bộ, đầu tư
những công nghệ mới cho đơn vị mình để có thể nâng cao năng
suất và chất lượng cà phê. Hy vọng ngành cà phê của Việt Nam sẽ
cố gắng nắm bắt mọi cơ hộ và vượt qua mọi thách thức để đạt
được nhiều thành quả hơn nữa.

17


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Báo 123chienluoc - ngày 26/09/2015
Báo ORIBERRY

Báo Thuonghieucongluan - Ngọc Linh - 14/06/2018
Báo Gialai - Gia Hưng - 27/01/2016
Báo Vietnambiz - Đức Quỳnh - 18/01/2019
Giáo trình kinh tế học vi mô

18



×