Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

tìa liệu địa lí địa phương tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 85 trang )

TỈNH ĐIỆN BIÊN

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
(SÁCH HỌC SINH)

LỚP 6

1


Mục lục
STT

Tên bài

Trang

Bài 1

Truyện cổ của các dân tộc ở Điện Biên

Bài 2

Âm nhạc truyền thống Điện Biên

Bài 3

Tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc ở Điện Biên

Bài 4


Điện Biên thời nguyên thủy

Bài 5

Điện Biên thời Văn Lang – Âu Lạc

Bài 6

Điện Biên thời Bắc thuộc

Bài 7

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Điện Biên

Bài 8

Địa hình, khí hậu, nguồn nước của tỉnh Điện Biên

Bài 9

Đất, sinh vật, khoáng sản của tỉnh Điện Biên

Bài 10

Ngành nghề, Làng nghề truyền thống ở Điện Biên

Bài 11

Làng nghề Dệt thổ cẩm ở Điện Biên


Bài 12

Làng nghề mây tre đan ở Điện Biên

Bài 13

Xây dựng nếp sơng văn hóa trong cộng đồng dân cư

Bài 14

Đa dạng sinh học ở Điện Biên

Bài 15

Cùng bảo vệ động vật hoang dã ở địa phương em

2

Thiếu 3 bài
lịch sử, dự
kiến 18
trang


VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
BÀI 1: TRUYỆN CỔ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở ĐIỆN BIÊN
Học xong bài này, em sẽ:
• Trình bày được đặc điểm cơ bản của truyện cổ dân gian của một số dân
tộc tiêu biểu ở Điện Biên.
• Nêu được ý nghĩa, giá trị của truyện cổ trong đời sống cộng đồng.

• Kể tên, sưu tầm được một số truyện cổ tiêu biểu của địa phương.
• Có thái độ tơn trọng, có hành vi giữ gìn, phát triển những tác phẩm văn
học cổ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
MỞ ĐẦU
• Kể tên một số truyện cổ của các dân tộc ít
người em đã từng được nghe hoặc đã đọc.

Hình 1.1 Ảnh bìa cuốn truyện
cổ dân gian dân tộc Thái tỉnh
Điện Biên

KIẾN THỨC MỚI
Truyện cổ dân gian các dân tộc ở Điện Biên có những đóng góp quan trọng đối
với văn học dân gian Việt Nam. Phần lớn trong số đó là truyện dân gian Thái,
ngồi ra cịn truyện của các dân tộc Mơng, Hà Nhì, Khơ Mú, Tày, Nùng, Dao ...
Hiện nay, truyện cổ dân gian ở Điện Biên còn được lưu giữ phong phú với các thể
loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn. Trong
đó, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích là những thể loại có số lượng truyện
kể nhiều hơn cả.
Nội dung truyện cổ các dân tộc ở Điện Biên phản ánh chân thực, đa dạng nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống hiện thực, là nơi tích tụ nhiều tầng lớp lịch sử,
văn hoá, bản sắc của các dân tộc thiểu số ở Điện Biên. Qua truyện cổ dân gian,
người đọc sẽ biết được nguồn gốc của lồi người, giải thích q trình hình thành
vũ trụ và các hiện tượng thiên nhiên, các xung đột trong xã hội, các phong tục tập
quán, các câu chuyện về loài vật... Truyện cổ dân gian thể hiện nhân sinh quan và
trí tưởng tượng kì diệu của con người Tây Bắc. Các truyện cổ dân gian vừa gìn
giữ và lưu truyền các tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống,
cách ứng xử của đồng bào các dân tộc thiểu số với thiên nhiên, với cộng đồng vừa
đem lại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời
sống.

3


Trang 2
HẠT GẠO
Ngày xưa, hạt gạo to bằng quả bí xanh lớn. Khi mặt trời mọc, gạo tự lăn từ trên
núi xuống. Người không phải làm lụng vất vả, chỉ việc đi đón gạo về nấu ăn, rồi rủ
nhau đi săn bắn, vui chơi…
Hồi đó, có một bà gố chồng vừa lười vừa tham lại ham ngủ không ai bằng. Bà
ngại làm bánh, ngại nuôi lợn gà. Nhưng mỗi sớm khi gạo lăn về, bà lại lanh chanh ra
giành lấy gạo vác về nhà. Nhà bà có ba gian, hai gian ở bên bà xếp những quả gạo cao
tới nóc, cịn gian giữa bà nằm. Một hơm, khi bà đang ngủ say, con mèo đuổi chuột
làm lăn một quả gạo xuống. Cứ thế, quả nọ xô quả kia rơi xuống vùi kín bà. Bà đau
điếng kêu la, cố bới chui lên. Bà giận dữ vừa chửi vừa bê những quả gạo đập mạnh
vào đá. Gạo bị vỡ vụn thành mảnh nhỏ. Lạ thay, đống gạo kia tự nhiên lăn trở lại rừng
hết và từ trong rừng vang lên tiếng nói:
Ai chịu làm thì no
Ai nằm co thì chết
Gạo sẽ về rừng hết
Gạo bé thành hạt con
Chịu làm gạo sẽ còn
Không chịu làm sẽ hết.
Từ đó, hạt gạo bé lại bằng hạt gạo bây giờ và loài người phải vất vả cày cấy,
gặt, đập, sàng, sẩy mới có được hạt gạo ăn.
Theo truyện Thần thoại – dân tộc Thái

Hình 1.2.Vẽ hình ảnh những hạt gạo nối đuôi nhau
chạy vào rừng trước sự tức giận của người đàn bà góa
(mặc trang phục người Thái)


4


Trang 3
Câu 1. Vẽ sơ đồ các thể loại truyện cổ dân gian Điện Biên.
?

Truyện cổ dân gian
Điện Biên

Thần
thoại

?

?

?

Câu 2. Chọn những nội dung được thể hiện trong truyện cổ dân gian ở Điện
Biên.
a. Phản ánh mọi mặt của cuộc sống con người: từ lí giải nguồn gốc lồi người
đến các xung đột trong xã hội.
b. Giải thích q trình hình thành vũ trụ và các hiện tượng thiên nhiên.
c. Thể hiện giá trị văn hóa qua các thời kì lịch sử từ lúc hình thành đến thời kì
phát triển hiện nay.
d. Thể hiện nhân sinh quan và trí tưởng tượng kì diệu của con người.
e. Giải thích sự hình thành các phong, tục tập quán của các dân tộc.
Câu 3. Truyện Hạt gạo có những nhân vật nào? Người đàn bà gố có tính cách
như thế nào?

Câu 4. Vì sao hạt gạo từ to chuyển thành bé? Vì sao ban đầu, gạo tự lăn về còn về
sau con người phải làm việc vất vả mới có gạo ăn?
Câu 5. Nêu nội dung, ý nghĩa truyện Hạt gạo?

LUYỆN TẬP
Câu 6. Nêu ý nghĩa của truyện cổ dân gian đối với đồng bào các dân tộc ở Điện
Biên.
Câu 7. Thống kê tên một số truyện cổ dân gian của các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Điện Biên mà em biết theo gợi ý sau:
STT

Tên truyện

Dân tộc

Nội dung

?

?

?

?
5


Trang 4

VẬN DỤNG

Câu 8. Thi kể chuyện
Kể lại một câu chuyện em yêu thích trong kho tàng truyện cổ dân gian Điện Biên.
Vì sao em thích truyện đó?

Hình 1.3. Vẽ cảnh Học sinh thi kể
chuyện trước lớp

Câu 9: Đề xuất các biện pháp cần làm để giữ gìn, truyền bá rộng rãi truyện cổ
dân gian của các dân tộc ở Điện Biên đến người đọc.
Tên biện pháp

Cách thực hiện

1.Sưu tầm các loại truyện
2……
Phát động
phong trào
tìm hiểu
truyện cổ dân
gian của dân
tộc em

…………

…………

………….

………….


Tìm hiểu thêm
SỰ TÍCH MẶT ĐẤT VÀ MN LOÀI
Ngày xưa, trái đất vắng vẻ, khơng có người ở, khơng có lồi vật nào sinh sống và
cũng chẳng có lồi cây nào mọc. Vì thủa ấy, trái đất mới có một nửa đất sống, một
nửa đất chết. Lúc đó trái đất xấu xí, khơng được đẹp như bây giờ. Rồi một hôm, bỗng
vùng đất sống nứt ra một vệt dài. Từ trong lịng đất chui ra một người. Người đó là
Chẻ Pia á lòng. Mới chui ra á lòng chưa biết đi, vì chân chỉ có một cái, á lòng chưa
biết làm vì tay chưa thành một đơi, á lòng chưa nghe được nhiều vì tai mới có một
bên, á lòng cũng nhìn chưa rõ vì chỉ có một mắt.

6


Thấy đất xung quanh mềm mềm, á lòng bốc đất nặn thử thêm một tay, lại lặn
thử một chân nữa. Lắp chân vào thấy đứng vững hơn, đứng không đổ ngã. Lắp
tay vào, á lòng nặn đất được nhanh hơn, dễ hơn. Đứng được rồi, đi được rồi,
bụng á lòng vui vui, nhưng lại muốn mắt nhìn được xa, tai nghe được nhiều, nên
sẵn đất trong tay á lòng bèn nặn thêm mắt và thêm tai. Có đủ chân để đi, đủ tay
để làm, đủ mắt để nhìn, đủ tai để nghe, nhưng á lòng bụng đói, nên miệng lại
muốn ăn. Đất trong tay còn một nắm, á lòng bèn nhai thử. Nhai một miếng,
miệng á lòng thấy ngon, khi nhai hết nắm, bụng á lòng thấy no. Thật kì lạ, đất
vào bụng một nắm thì chân á lòng cao thêm một tấc, người á lòng to thêm một
gang… Cứ thế á lòng ăn hết quả đồi này sang quả đồi khác mà bụng vẫn chưa
tròn. Khi đã nuốt hết chín quả đồi, á lòng đứng dậy người to bằng chín quả núi.
Nhưng hết nhìn gần lại nhìn xa, á lòng chỉ thấy có mỡi mình mình. Nghĩ ngợi
một lát rồi chàng dùng đất nặn thành cây to, cây nhỏ, cắm khắp đồi cao, đồi
thấp, đồi cây lan ra mãi mãi thành rừng cây ngút ngàn, sống được một ngày,
chẳng hiểu sao lá cây rũ xuống không được vui. Bực quá á lòng dẫm mạnh chân
xuống đất, chán nản. Không ngờ đất lún sâu xuống, một con nước từ dưới lòng
đất trào lên. Nước từ từ chảy ra, thành suối nhỏ rồi thành suối lớn. Nước chảy

đến đâu cây hết buồn đến đó. Lá trở lại xanh, rồi tươi, rồi giơ tay đón những giọt
sương lung linh. Có cây, có rừng nhưng cây chỉ biết đứng im một chỡ nói
chuyện rì rào với gió, á lòng bèn lấy đất nặn thành con người và các muông thú,
hà hơi rồi thả ra khắp rừng. Từ đấy trên trời mới có cánh chim bay qua, dưới đất
mới có thú chạy nhảy và từ trong rừng con người săn bắt, hái lượm, trồng tỉa.
Lúc ấy trái đất cịn tối tăm lắm, chỉ có mỡi á lòng được nhìn, cịn con người
và mng thú thì chịu chẳng nhìn thấy gì, chạy qua, chạy lại cứ đâm vướng vào
á lòng. Nghe muông thú than phiền vì thiếu ánh sáng, á lòng bèn nặn ra ba mặt
trời; ba mặt trăng. Mặt trời được úp vào ngực, hà hơi rồi thả lên vì vậy nên nóng.
Mặt trăng chưa kịp úp vào đã thả lên, nên mát lạnh.
Ba mặt trời ném lửa xuống nhiều quá làm cho cây cối lồi người và mn lồi
súc vật bị chết la liệt. Thấy vậy á lòng làm một cái nỏ thật to bắn cho rụng hai
mặt trời, một mặt trăng. Còn hai mặt trăng và mặt trời nữa thì chạy trốn. Á lòng
đón rình ở sau một ngọn núi cao nhất bắn trúng một mặt trăng nữa. Nó bị mũi
tên xuyên trúng giữa, vì vụn ra từng mảnh nhỏ, bắn tung tóe khắp vịm trời cao
nên trở thành những ngơi sao. Sợ á lòng bắn rơi, một mặt trời và một mặt trăng
cịn lại chạy vội lên thật cao chứ khơng dám ở thấp như trước nữa. Còn một mặt
trời và một mặt trăng, mặt đất trở lên mát mẻ, dịu dàng hơn.

7


Nhưng thấy lồi người và vạn vật cịn q ít á lòng dùng đất nặn thêm vạn vật và
loài người. Năm này qua, năm khác đến, mọi thứ được sinh sơi nảy nở ngày một
đơng đúc. Lồi người và mn vật được sống no đủ, mát mẻ, nên sinh sôi rất nhanh.
Lo chật đất không đủ chỗ sống, á lòng lại lấy đất sống ném sang bên đất chết, trộn
lẫn cho đất chết biến thành đất sống. Đất mới trộn chưa khô, á lòng mệt quá, tranh
thủ ngủ một giấc để lấy sức san cho mặt đất bằng phẳng. Trong lúc á lòng đang ngủ
chẳng may có một cây Sị tu ma gióng to đổ đè lên người. Á lòng chết, xương biến
thành đá, thịt thành đất. Đời này tiếp đời khác, người ta cứ kể truyền cho nhau rằng:

vì Chẻ Pia á lòng chưa kịp san sông nên mặt đất chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ nào được á
lòng san thì bằng phẳng nay được gọi là đồng bằng.
(Theo Truyện cổ ba dân tộc Thái – Khơ mú – Hà Nhì tập 3, Chu Thùy Liên,
Lường Thị Đại, NXB Văn hóa thơng tin)

Nguồn tài liệu:
-Tài liệu văn học THCS tỉnh Điện Biên

BÀI 2: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG ĐIỆN BIÊN
Học xong bài này, em sẽ:
• Trình bày được đặc điểm một số loại hình âm nhạc truyền thống tiêu biểu
của tỉnh Điện Biên.
• Kể tên và giải thích được ý nghĩa của một số loại hình âm nhạc truyền
thống của một số dân tộc ở Điện Biên.
• Thực hành được một loại hình âm nhạc tiêu biểu của địa phương.
• Có thái độ tơn trọng, có hành vi giữ gìn, phát triển âm nhạc truyền thống
của địa phương.

MỞ ĐẦU
-Xem 1 đoạn clip về một loại hình âm nhạc truyền thống ở Điện Biên.
- Nêu tên loại hình âm nhạc trong clip.

8


KIẾN THỨC MỚI

Âm nhạc truyền thống là một loại hình di sản văn hố khơng thể thiếu trong
đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Âm nhạc truyền
thống thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào, như sợi dây liên

kết con người với con người, con người với các đấng thần linh và tổ tiên. Mỡi
dân tộc có một loại hình âm nhạc đặc trưng riêng, thường được diễn xướng
trong các ngày vui, lễ hội. Đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời
sống của mỗi dân tộc.
Nổi bật trong dòng âm nhạc cổ truyền của Điện Biên phải kể đến nghệ thuật
hát khắp (dân ca cổ), hát Then đàn tính, múa xịe, múa sạp của người Thái; khèn
của người Mông; múa Tầm đao, sáo của người Khơ Mú (đặc biệt là sáo mũi);
Khèn bè, múa Lăm Vông của người Lào và nhiều loại hình âm nhạc khác...

Nghệ thuật hát Then của dân tộc Thái
Hát Then là loại hình nghệ thuật tổng hợp, chứa đựng những tri thức dân gian,
mang đậm màu sắc về tập quán xã hội, tín ngưỡng, quan niệm thế giới quan, nhân
sinh quan của người Thái trắng. Hát Then được thể hiện trong các nghi lễ Then cấp
sắc, Then cầu con, Kin Pang Then và trong các cuộc vui, hội hè…
Trong loại hình nghệ thuật Then, thầy Then - người hành nghề Then - chủ lễ,
được coi là những người có năng lực giao tiếp với thế giới siêu nhiên, vừa hát Then
vừa đánh đàn Tính tẩu.
Trong Hội Then (Lễ Kin Pang Then) có lễ cúng khai đàn, mừng các “Then trên
trời” xuống trần gian, tạ ơn các vị Then trên trời và cầu mưa, cầu mùa, cầu phúc,
cầu lộc cho bản Mường. Hát Then còn nhiều lễ thức khác vừa thể hiện tâm linh vừa
là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Thái trắng.
Lễ Then cấp sắc được tổ chức từ 3 đến 5 năm một lần, thường vào tháng Hai,
tháng Ba (âm lịch). Đây là đại lễ cấp bằng cho người làm nghề Then, đánh dấu sự
trưởng thành trong nghề của người đó.
Ngày 13/12/2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Hiện nay, hát then được biểu diễn trong nhiều liên hoan văn
nghệ ở nhiều nơi trong nước.

9



Hình 2.1.Hát Then trong Lễ Kin Pang Then

Múa xoè của dân tộc Thái
Múa x cịn có tên gọi khác là “Xe khăm khen” (múa cầm tay). Người Thái quan niệm
"Không xịe khơng tốt lúa, khơng xịe thóc cạn bồ". Múa xịe thể hiện sự đồn kết, thân
thiện, gắn bó, kết nối, có tính tập thể cao. Người Thái thường tổ chức múa xòe trong hội
xuân, hội mùa, hội cưới… Ngày nay, múa xịe đã trở thành loại hình múa rất phổ biến được
nhân rộng trong cộng đồng các dân tộc nói chung ở Điện Biên. Các điệu xoè phổ biến gồm
6 điệu: Khăm khen (nắm tay nhau); Đổn hôn (bước tiến lùi); Phá xí (bước bốn); Nhơm
khăn (tung khăn), Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu); Ỏm mọm tốp mư (vỡ tay đi
vịng trịn).
Âm nhạc là phần tất yếu trong múa xoè. Thông thường, dàn nhạc đệm cho múa
xoè gồm có một chiếc trống cái, một chiếc cồng và một chiếc chiêng. Trong đó, âm
thanh của chiếc chiêng đóng vai trò giữ nhịp. Trong nhiều cuộc vui múa xoè, dàn
nhạc cịn có sự góp mặt của đàn tính tẩu. Múa xoè cũng có thể kết hợp với hát gọi
(khắp chiêu) và hát tha (khắp xu). Sự kết hợp này thường thấy ở loại vịng x trình
diễn.

10


Hình 2.2. Du khách trong điệu xịe nắm tay đồn kết.

Múa khèn của dân tộc Mông
Đối với đồng bào dân tộc Mông, trong những dịp lễ hội, Tết đến xuân về khơng
thể thiếu tiếng khèn và những trị chơi dân gian. Người con trai Mông thổi khèn và
múa khèn để gửi gắm tiếng lịng của mình với người u, người thân, cộng đồng,
thiên nhiên và thể hiện giá trị văn hóa, bản sắc độc đáo riêng của dân tộc mình.

Trong múa khèn, nghệ nhân vừa thổi khèn vừa múa. Động tác múa khèn rất đa
dạng và khéo léo: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn
nghiêng, lăn ngửa, múa ngồi xổm, đi tiến, đi lùi theo bốn hướng, mỗi bước tiến,
bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia. Động tác cơ bản là khom lưng,
quay hất gót tại chỡ và quay hất gót di động trên vịng quay lớn rồi thu hẹp dần theo
hình xoắn ốc. Vũ điệu và âm thanh hòa quyện với nhau trong nghệ thuật múa khèn
giúp cho người xem được thưởng thức cùng lúc cả tiết tấu đa dạng, biến hóa của
tiếng khèn và hình ảnh uyển chuyển, nhịp nhàng của người múa.
Các bài biểu diễn múa khèn thường có nội dung vui nhộn, mang ý nghĩa chúc
tụng và mời bạn bè cùng tụ họp, vui chơi. Tiếng khèn làm quên đi những khó khăn,
vất vả sau một năm chăm chỉ lao động, góp phần gắn kết tình bạn, tình u, tình làng
nghĩa xóm với nhau.

Hình 2.3. Múa khèn của người Mông trong lễ hội hoa ban 2018

11


1. Chọn tên một số loại hình âm nhạc truyền thống phù hợp với các dân tộc ở
Điện Biên
Dân tộc Mơng

Hát khắp
Hát then đàn tính

Dân tộc Thái

Múa xịe, múa sạp
Khèn


Dân tộc Lào

Múa Lăm Vơng
Múa tầm dao

Dân tộc Khơ Mú

Sáo mũi

2.Trình bày nghệ thuật hát then của người Thái trắng theo sơ đồ gợi ý sau:
b. Âm nhạc trong hát Then

a.Người thực hiện

c.Vai trò của hát
then trong đời sống

Hát then của người
Thái trắng

d. Các dịp biểu diễn

e. Các nghi lễ đặc trưng
trong hát Then tín ngưỡng

g.Danh hiệu hát then được
ghi danh

3. Kể tên các điệu múa xòe của người Thái. Nêu ý nghĩa của múa xoè trong đời
sống tinh thần của người Thái.

4. Trình bày một số đặc điểm của múa khèn của người Mông theo gợi ý sau:
a.Người biểu diễn?

b.Các dịp biểu diễn?

c.Trong khi biểu diễn:

d.Ý nghĩa của múa khèn?

(Vũ điệu + âm thanh)

12


LUYỆN TẬP
5. Chia sẻ với bạn về một loại hình âm nhạc truyền thống (hát, múa) ở nơi em
sinh sống.
6. Thể hiện một bài dân ca/ một điệu múa của địa phương em.

VẬN DỤNG
7. Sưu tầm tranh ảnh về các loại hình âm nhạc truyền thống ở Điện Biên.
8. Thảo luận và trình bày những việc cần làm để bảo tồn và phát triển các loại
hình âm nhạc truyền thống ở địa phương em.
Sưu
tầm
Bảo tồn và phát triển
các loại hình âm
nhạc truyền thống ở
Điện Biên


Tìm hiểu thêm
Lăm Vơng- Điệu múa truyền thống của dân tộc Lào
Bà Lường Thị Sao May- Nghệ nhân ưu tú bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện
Điện Biên chia sẻ: “Điệu múa lăm vông đã thấm vào máu chúng tơi từ khi cịn rất nhỏ,
bởi trong sinh hoạt đời thường chúng tôi đã gắn liền với điệu múa ấy. Trong các dịp vui,
ở trong bản dù là già hay trẻ ai cũng biết lăm, mỗi người đều có một năng khiếu khác
nhau nên khi thể hiện điệu múa trong mỡi bài hát, họ đều có những tư thế xoay, tiến, lùi
khác nhau”
Khi múa lăm vông, động tác của nữ giới là vừa cuộn bàn tay, vừa ép ngón trỏ vào
ngón cái, các ngón xoè rộng và uốn cong. Chân thì cứ ba bước tiến, một bước lùi cứ thế
đi vịng trịn cùng mọi người, mỡi người có một góc thể hiện năng khiếu của mình khác
nhau, nên vịng múa lăm vơng sẽ rất đa dạng phong phú về các tư thế múa, múa nhịp
nhàng theo nền nhạc. Cịn phía nam giới thì họ đi chậm lại, tập trung lắng nghe những
lời ca, tiếng nhạc để “tự điều chỉnh mình” cho nhịp nhàng với từng động tác nhưng họ
phải múa làm sao để có sự tương tác phù hợp với điệu lăm của bạn múa.
Điệu lăm vông tuy nhẹ nhàng, đơn giản, dễ học, dễ nhảy, nhảy đơi hay nhảy tập thể
theo vịng trịn đều rất vui, nhưng cần phải có một chút khéo léo, sự mềm dẻo của cơ thể
cộng thêm sự uốn dẻo của đơi bàn tay thon thả là bạn có thể thu hút biết bao ánh nhìn.
Chính vì vậy những cơ gái dân tộc Lào khi lăm vông họ đã cho người xem mãn nhãn bởi
sự duyên dáng, dẻo dai của cơ thể, cùng với13sự khéo léo nhịp nhàng của bàn tay.
Theo Thúy Hằng – Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên


Nguồn tài liệu
/> /> /> /> /> (Hình 2.1.Lễ Kin Pang Then)
(Hình 2.2. múa xịe)
(hình 2.3)
/>
14



Chủ đề. Phong tục tập quán
BÀI 3: TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT
CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC Ở ĐIỆN BIÊN
Học xong bài này, em sẽ:
• Trình bày được đặc điểm của một số ngơn ngữ của địa phương.
• Kể tên và nêu được ý nghĩa tiếng nói và chữ viết của một số dân tộc ở
Điện Biên
• Có thái độ tơn trọng, có hành vi giữ gìn, phát huy ngơn ngữ của một
số dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên
MỞ ĐẦU
Chào, giới thiệu hoặc viết 1-2 câu về bản thân bằng tiếng dân tộc em hoặc xem
clip có nội dung hát, đọc thơ, kể chuyện bằng ngôn ngữ của các dân tộc ở Điện
Biên.

KIẾN THỨC MỚI

Về tiếng nói, hầu hết các dân tộc cư trú ở tỉnh Điện Biên đều có tiếng nói
riêng đó là: Tiếng Thái, Mơng, Khơ Mú, Hoa, Dao, Mường, Thổ, Kháng, Xinh
Mun, Tày, Nùng, Lào, Sán Chay, Cống, Si La, Hà Nhì, Phù Lá…
Về chữ viết, theo nghiên cứu năm 2019 của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Dung,
thì trong số 19 dân tộc sống ở Điện Biên thì chỉ 8 dân tộc có chữ viết riêng. Đó
là dân tộc: Thái, Mông, Dao, Giáy, Hoa, Lào, Tày, Nùng. Trong số đó, về mặt
tự dạng, có dân tộc dùng chữ có nguồn gốc từ Hán (dân tộc Dao, Giáy, Hoa);
có dân tộc dùng loại chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn (dân tộc Lào, Thái); có dân
tộc dùng loại chữ có nguồn gốc từ chữ cái Latinh (dân tộc Mơng, Tày, Nùng).
Tiếng nói và chữ viết riêng của mỡi dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đó.


15


Tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tai – Kađai, rất gần với ngôn ngữ Tày, Nùng,
Lào, Giáy… Về mặt ngữ âm và ngữ pháp tiếng Thái có nhiều điểm gần với
tiếng Việt. Tiếng nói của người Thái trắng và Thái đen có một số điểm khác
biệt nhưng khơng lớn.
Tiếng Thái cổ có 44 phụ âm, viết theo 14 cách khác nhau. Trong đó, có 28
phụ âm cơ bản. Ngồi ra cịn 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt
–ta – wa), thanh bằng khơng có dấu và 28 dấu nguyên âm. Các văn bản tiếng
Thái được đọc từ trái qua phải, giữa các từ trong một câu thì khơng có
khoảng cách. Tiếng Thái có 32 ngun âm tạo thành 9 giọng nguyên âm
ngắn, 9 giọng nguyên âm dài, 3 hợp âm. Về vị trí, trong ngơn ngữ Thái,
ngun âm không bao giờ đứng ở đầu câu. Nguyên âm có thể được viết trên,
dưới, trước và sau các phụ âm. Các ngun âm kép (có 2 kí tự trở lên) có thể
ở hai bên của phụ âm. Hiện nay, các nhà ngôn ngữ Thái đã gần thống nhất bộ
chữ gồm 24 cặp phụ âm (48 chữ), 19 nguyên âm, 2 dấu thanh (mai xiêng
nưng, mai xiêng xong).

(Nhờ anh/chị chế bản xoay 2 hình dưới đây!)

Hình 3.1. Bảng chữ cái phụ âm của chữ
Thái

Hình 3.2. Bảng thứ tự các nguyên âm
trong tiếng Thái

16



Tiếng Mông thuộc ngữ hệ Mông – Miền, gần với ngôn ngữ của người Dao,
Pà Thẻn (không gần với tiếng Việt). Tiếng Mơng có số lượng phụ âm đầu và
thanh điệu khá lớn, ít nguyên âm và phụ âm cuối. Sự khác biệt trong thanh cuối
của các nhóm Mơng rất đa dạng, đặc biệt là ngữ âm. Người Mông đã có chữ
viết theo dạng tự Latinh (được nhà nước ban hành năm 1961).
Hiện nay, tỉnh Điện Biên rất chú trọng thực hiện các biện pháp để bảo tồn và phát triển
ngơn ngữ các dân tộc. Đó là vừa tiến hành phổ cập tiếng Việt phổ thông cho đồng bào các
dân tộc vừa triển khai dạy học tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh phổ thông, cán bộ
viên chức và đào tạo giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông. Tăng cường công tác tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên Đài phát thanh và truyền hình Điện
Biên thường xun phát sóng chương trình tiếng Thái với thời lượng khoảng 30 phút vào
mỗi thứ tư, thứ bảy hàng tuần; chương trình tiếng Mơng với thường lượng khoảng 30
phút vào mỡi thứ hai, thứ năm hàng tuần.

Hình 3.1. Tiết học tiếng Thái của học sinh tại huyện
Tuần Giáo – Điện Biên

Hình 3.2. Tiết học tiếng Mơng của học sinh tại huyện
Tuần Giáo – Điện Biên

1.Chọn các thông tin đúng về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ở Điện Biên:
a. Hầu hết các dân tộc ở Điện Biên đều có tiếng nói riêng.
b. Các dân tộc Thái, Mơng, Dao, Giáy, Hoa, Lào, Tày, Nùng có chữ viết riêng.
c. Các dân tộc Dao, Giáy, Hoa dùng chữ viết có nguồn gốc từ chữ Latinh
d. Các dân tộc Lào, Thái dùng chữ viết có nguồn gốc từ chữ Phạn.
e. Dân tộc Mơng, Tày, Nùng dùng chữ có nguồn gốc từ chữ Latinh.

17



2. Trình bày đặc điểm tiếng nói và chữ viết của dân tộc Thái/ Mông.
Ngôn ngữ dân tộc…
ở Điện Biên

Tiếng nói

Chữ viết

?

?

?

?

LUYỆN TẬP
3. Nêu ý nghĩa của tiếng nói và chữ viết trong đời sống của các dân tộc ở Điện
Biên
4. Thi nói/ hát/ kể chuyện/ đọc thơ… bằng tiếng của dân tộc em
Hình 3.4. Vẽ hình ảnh học sinh mặc trang phục
dân tộc Thái hoặc các dân tộc khác đang thi hát
hoặc kể chuyện/ đọc thơ

VẬN DỤNG
5. Nêu ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc cho học sinh trong trường phổ
thơng.
6. Thảo luận và trình bày các biện pháp để bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc ở Điện Biên.
Chúng ta

cần…..

Theo bạn, chúng ta cần làm gì để
bảo tồn và phát triển tiếng nói
và chữ viết của các dân tộc?

Hình 3.2. (Vẽ lại hình minh họa HS thảo ḷn nhóm như gợi ý)
18


Nguồn tài liệu
1.Nguyễn Thị Thu Dung – Những vấn đề ngơn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Điện Biên – Sách chuyên khảo – NXB Thông tin và truyền thông2019
2.Nhiều tác giả - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên – Sở Khoa học – Hội văn học nghệ
thuật. Tổng quan văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tỉnh Điện Biên
(Hình 3.1. dạy Tiếng Thái)
(Hình 3.2. dạy tiếng Mơng)

19


TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Tóm tắt kiến thức của chủ đề đã học theo gợi ý sau hoặc theo sơ đồ tư duy:
CHỦ ĐỀ VĂN HÓA

Truyện cổ dân gian

Các loại
truyện cổ

dân gian

Nội
dung

Ý nghĩa

Tiếng nói, chữ
viết

Một số loại hình âm
nhạc truyền thống

Hát
Then

Đặc
điểm
chữ
viết
của
một
số dân
tộc

Tiếng nói
của mỗi
dân tộc

2. Tìm hiểu một truyện cổ tích của dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo gợi ý.

Truyện
cổ tích
?

Dân tộc

Kiểu nhân vật

Nội dung

Ý nghĩa

?

?

?

?

3. Viết một đoạn văn ngắn (7 -10 câu) giới thiệu về một truyện cổ dân gian của
các dân tộc ở Điện Biên mà em ấn tượng nhất.

20


4. Sắm vai cùng bạn kể lại hoặc diễn xuất nội dung một truyện cổ dân gian
ở Điện Biên em đã được đọc theo các bước sau:
a.Chọn truyện


b.Chọn người sắm vai,
phân công nhiệm vụ

c. Thảo luận ý tưởng, biên
tập lại lời nhân vật

e. Biểu diễn trước lớp

d. Tập trong nhóm

5. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một loại hình âm nhạc
truyền thống của Điện Biên cho khách du lịch theo gợi ý:

Tên loại hình
âm nhạc
truyền thống

Người
Nội dung Các dịp
thực hiện biểu diễn biểu diễn
và các nét
đặc sắc

Nhạc cụ

Ý nghĩa
của loại
hình âm
nhạc


?

?

?

?

?

?

3.Hãy đề xuất ba việc em nên làm để góp phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc ở Điện Biên.

Việc 1

Việc 2

Việc 3
21


ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP

BÀI 7. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH ĐIỆN BIÊN

Học xong bài này, em sẽ:
• Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
tỉnh Điện Biên; vị trí và phạm vi lãnh thổ của các đơn vị

hành chính cấp huyện thuộc tỉnh;
• Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí Điện Biên.

MỞ ĐẦU (LOGO)

Kể tên các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta (lựa chọn các tỉnh trong bảng)
Lào Cai

Quảng Ninh

Điện Biên

Lai Châu

Cao bằng

Hồ Bình

n Bái

Sơn La

Lạng Sơn

Hà Giang

KIẾN THỨC MỚI (LOGO)
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có
tọa độ địa lí 20054’ – 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ – 103036’ kinh độ Đông.


22


Hình 7.1. Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên
Điện Biên có diện tích1 9.541,3 km2, lớn thứ 2 vùng Trung du và miền núi phía
Bắc (sau Sơn La) và xếp thứ 9 cả nước. Phía đơng và đơng bắc giáp tỉnh Sơn La, phía
1

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019

23


bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với đường biên
giới là 48,5 km, phía tây và tây nam giáp CHDCND Lào, đường biên giới dài 363 km.
Vị trí địa lí có ý
nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phịng
của tỉnh. Với vị trí địa lí
này, Điện Biên là đầu cầu
giao lưu kinh tế - xã hội,
văn hoá giữa Bắc Lào Vân Nam (Trung Quốc)
với tam giác tăng trưởng
kinh tế: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh và
quốc tế.

Hình 7.2. Cửa khẩu quốc tế Tây Trang


Đơn vị hành chính
Tỉnh gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố (Điện Biên
Phủ), 1 thị xã (Mường Lay) và 8 huyện với 130 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có
9 phường, 5 thị trấn, 116 xã.

1. Xác định được trên bản đồ Hành chính tỉnh Điện Biên: vị trí; tọa độ địa lí; ranh
giới của tỉnh; vị trí và phạm vi lãnh thổ của các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc
tỉnh.
2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí tỉnh Điện Biên.

LUYỆN TẬP (LOGO)
3. Giới thiệu vị trí và phạm vi lãnh thổ của địa phương nơi em đang sống.
4. Sắp xếp diện tích của các đơn vị hành chính ở Điện Biên theo thứ tự tăng dần.

Bảng 7.1. Diện tích của các đơn vị hành chính cấp huyện ở Điện Biên năm 2019.
(Đơn vị: km2)
24


Ðơn vị hành chính cấp

Diện tích2

huyện
Thành phố Điện Biên Phủ
Thị xã Mường Lay

Ðơn vị hành chính cấp
huyện


64,4 Huyện Tuần Giáo

1.135,4

112,7 Huyện Điện Biên

1.639,7

Huyện Mường Nhé

1.569,1 Huyện Điện Biên Đông

Huyện Mường Chà

1.189,9 Huyện Mường Ảng

Huyện Tủa Chùa

Diện tích

684,2 Huyện Nậm Pồ

1.206,9
443,4
1.495,6

VẬN DỤNG (LOGO)
5. Chia sẻ hành trình: từ huyện/thị xã nơi em đang sống đến tỉnh lỵ của tỉnh Điện
Biên, cửa khẩu quốc tế Tây Trang.

(Gợi ý: Dựa vào Hình 7.1, xác định hành trình bao gồm tuyến đường, các
huyện/thành phố đi qua).

2

Niên giám thống kê Điện Biên năm 2019

25


×