Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng khung lý thuyết để triển khai quản lý giá trị dựa trên nền tảng BIM trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.48 KB, 6 trang )

Xây dựng khung lý thuyết để triển khai
quản lý giá trị dựa trên nền tảng BIM
trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Developing a theoretical framework for BIM-based value management in construction
investment projects in Vietnam
> TH.S NGUYỄN HẢI LỘC1, PGS.TS NGUYỄN THẾ QUÂN2
1
Kiểm toán Nhà nước
2
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Email:

TÓM TẮT
Phương pháp quản lý giá trị (VM) đã được giới thiệu từ lâu và gần
đây cũng đã dần được thực hiện trong các dự án đầu tư xây dựng
ở nước ta. Cùng với việc Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) ngày
càng được phổ biến rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều dự án
đầu tư xây dựng, việc triển khai quản lý giá trị dựa trên nền tảng
BIM trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam trở thành nhu cầu
tất yếu. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, là bước đi đầu tiên
trong việc đề ra giải pháp cụ thể để triển khai quản lý giá trị dựa
trên nền tảng BIM trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Khung
lý thuyết được xây dựng bao gồm hai phần chính là phần khung
tổng quát và phần khung chi tiết, đã xem xét đến các ứng dụng BIM,
đặc biệt là mức độ chi tiết của thơng tin trong mơ hình BIM và các
hoạt động xây dựng trong vòng đời dự án đầu tư xây dựng theo quy
định hiện hành tại Việt Nam.
Từ khóa: Quản lý giá trị (VM); kỹ thuật giá trị (VE); quản lý dự án
đầu tư xây dựng; giá trị dự án; BIM

ABSTRACT:


Value management (VM) has been introduced since a long time ago
and has also been implemented in selected construction investment
projects in Vietnam. With the emergence of Building Information
Modeling (BIM) and its recent application in many construction
investment projects, the implementation of BIM-based value
management in construction investment projects in Vietnam becomes
an indispensable need. This paper presents the initial outcomes of a
research project into implementing BIM-based value management in
construction investment projects in Vietnam. The proposed
theoretical framework consists of two main parts, a general
framework and a detailed framework, considering BIM applications,
especially the level of detail of the information integrated in the BIM
models. The framework also addresses the key construction activities
in the life cycle of a construction investment project according to
current regulations in Vietnam.
Keywords: Value Management (VM); Value engineering (VE);
project management; project value; BIM

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc nâng cao giá trị dự án nhưng không làm thay đổi ngân
sách ban đầu hoặc đảm bảo dự án hồn thành với đầy đủ cơng
năng đã xác định với mức đầu tư thấp nhất luôn là kỳ vọng của
mọi chủ đầu tư. Phương pháp quản lý giá trị (Value Management viết tắt là VM) được đề xuất đã giải quyết được vấn đề này ở một số
nước trên thế giới với những dự án xây dựng nhất định [17]. Thông
qua việc huy động tri thức từ chủ đầu tư, các bên hữu quan của dự
án và các chuyên gia khác, VM được thực hiện để nghiên cứu đưa
ra các giải pháp thay thế cho dự án phù hợp với các mục tiêu được
xác định và đã được chứng minh là mang lại hiệu quả đáng kể với
mức tiết kiệm chi phí từ 5-10% [17]. Mở rộng hơn, quản lý giá trị là
một cơng cụ có thể giúp dự án đánh giá tất cả các phương án phù


hợp cho việc thiết kế và xây dựng một dự án để giúp dự án đạt
được “giá trị tốt nhất” cho khách hàng [10]. Công cụ này tập trung
vào giá trị nhiều hơn là vào chi phí và giúp dự án đạt được sự cân
bằng tối ưu giữa các yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng [6], chứ
khơng phải là việc giảm chi phí cho dự án [10]. Quản lý giá trị là
một dịch vụ giúp tối đa hóa giá trị cơng năng của một dự án bằng
cách quản lý dự án từ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn sử dụng nhờ
việc đánh giá tất cả các quyết định dựa trên một hệ thống giá trị
đã được khách hàng xác định rõ [6].
Phương pháp này bắt đầu được sử dụng từ năm 1947 tại Mỹ
[24] và đã được đưa vào áp dụng trong các dự án đầu tư xây dựng
từ những năm 1980. Từ những năm 1990s, nó được các nước Châu
Âu, Úc và Hồng Kơng, một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn

ISSN 2734-9888

10.2021

197


PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Quốc, Malaysia và Indonesia ứng dụng rộng rãi trong hoạt động
quản lý dự án đầu tư xây dựng [5, 9, 25]. Ở Việt Nam, phương pháp
này cũng đã được nghiên cứu áp dụng từ khá lâu, với một số
nghiên cứu về chủ đề này được công bố vào đầu những năm 2010
[12, 15] và các ứng dụng thực tiễn cũng đã được triển khai trong
thực tế [11]. Gần đây, cùng với sự xuất hiện của BIM (Mơ hình

thơng tin cơng trình - Building Information Modelling), người ta
bắt đầu chú trọng đến việc sử dụng công cụ này để tạo điều kiện
thuận lợi và nâng cao hiệu quả việc thực hiện quản lý giá trị cho dự
án [20]. Một số nghiên cứu ở nước ngồi đã đề xuất việc sử dụng
Mơ hình BIM là ngân hàng lưu trữ ý tưởng để phục vụ việc phát
triển các giải pháp thay thế cho dự án [12], bao gồm cả đề xuất mở
rộng khái niệm giá trị của dự án dưới góc độ hiệu quả sử dụng
năng lượng [27, 28], sử dụng Mơ hình BIM đa chiều với chiều bổ
sung là chiều chi phí để tích hợp việc tính tốn hiệu quả của giải
pháp thay thế [23] và kiểm sốt chi phí dự án [7], hay thiết kế một
quy trình để áp dụng BIM trong các dự án đầu tư xây dựng [1]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này đều chỉ chú trọng đến việc triển khai
phiên làm việc mà chưa đề cập đến quy trình tổng quát kết nối BIM
với hoạt động quản lý giá trị dự án.
Ở Việt Nam, các dự án thực hiện quản lý giá trị chưa sử dụng
BIM, một phần là do BIM còn khá mới mẻ trong ngành xây dựng
[14], nhất là trong các dự án sử dụng vốn nhà nước [3]. Tuy nhiên,
việc sử dụng mơ hình BIM trong các hoạt động thiết kế cũng dần
được phổ biến, bao gồm cả các ứng dụng BIM cũng góp phần tạo
ra giá trị cho dự án qua hoạt động phân tích chức năng [2] hoặc dị
tìm và xử lý xung đột giữa các hệ thống kỹ thuật [13]. Với hiệu quả
tiềm năng mà BIM có thể mang lại, việc phát triển một cách tiếp
cận sử dụng BIM trong điều kiện các dự án đầu tư xây dựng Việt
Nam, nhất là các dự án có vốn đầu tư cơng, là cần thiết. Bài báo này
trình bày một nghiên cứu về triển khai quản lý giá trị dựa trên nền
tảng BIM trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam thông qua việc
xây dựng một khung lý thuyết, sẽ là bước đi đầu tiên để tiến hành
các nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết về chủ đề này.

2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRỊ TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG
Giá trị (value), hiểu theo nghĩa chung nhất, là lợi ích dự án
mang lại cho chủ đầu tư. Nhưng trong một dự án, luôn luôn tồn tại
các ràng buộc về thời gian, chi phí và chất lượng. Vì thế, các bên
hữu quan của một dự án thường mong muốn có được lợi ích – giá
trị gia tăng – lớn nhất từ dự án mà vẫn đảm bảo sự cân bằng giữa
các yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng. Do đó, giá trị có thể
được hiểu là việc đảm bảo có được các quyết định và lựa chọn
đúng đắn cho dự án trong việc tối đa hóa lợi ích với các điều kiện
của dự án về thời gian, chi phí và chất lượng [4]. Việc đảm bảo đạt
được giá trị dự án đã xác định, bao gồm cả việc tìm ra và tận dụng
các cơ hội nâng cao giá trị cho dự án chính là nhiệm vụ của hoạt
động quản lý giá trị.
Kelly và Male, hai nhà khoa học có công lớn trong việc phổ
biến phương pháp quản lý giá trị trong ngành xây dựng ở Vương
quốc Anh, đã chỉ ra rằng quản lý giá trị bao gồm ba bộ phận chính:
một hệ thống giá trị, một q trình hoạt động nhóm và việc phân
tích chức năng [6]. Để thực hiện quản lý giá trị cho một dự án, cần
phân chia dự án thành các giai đoạn khác nhau để xác định các
điểm cơ hội quản lý giá trị (các thời điểm có thể áp dụng hiệu quả
các phiên kỹ thuật giá trị - Value Engineering, viết tắt là VE), sau đó
tiến hành các phiên VE tại các thời điểm đó. Phiên kỹ thuật giá trị,
dịch theo nghĩa gốc của từ và rút gọn từ “phiên làm việc kỹ thuật
giá trị”, từ nay về sau gọi tắt là Phiên VE, thực chất là một cuộc hội
thảo chuyên sâu (workshop), có sự tham gia của nhiều chuyên gia
được mời, có chuyên môn phù hợp để đề xuất và đánh giá được
các phương án thiết kế khác nhau định hướng đảm bảo hoặc nâng
cao giá trị cho dự án [6]. Cụ thể, trong điều kiện Vương quốc Anh,
một dự án xây dựng có thể được chia thành 5 giai đoạn lớn: tiền
chỉ dẫn, hướng dẫn ban đầu, thiết kế ý tưởng, thiết kế chi tiết và

các hoạt động liên quan đến công trường xây dựng (Hình 1). Cần
tiến hành 5 phiên VE khác nhau tại 5 thời điểm tương ứng (đánh số
từ 1-5 trên Hình 1). Ngồi ra, cần tiến hành thêm một Hội thảo
thiết kế (C) ngay trước khi thực hiện thiết kế ý tưởng.

Hình 1. Các cơ hội quản lý giá trị theo quy trình thực hiện dự án của RIBA [8]
Tại từng cơ hội quản lý giá trị, một hoặc một vài phiên VE
cần được triển khai theo một quy trình cụ thể. Có nhiều quy
trình được đề xuất và triển khai trên thế giới. Ở Vương quốc
Anh, một phiên làm việc quản lý giá trị (VM workshop, thuật
ngữ tương đương với phiên VE) được triển khai theo 8 bước:
Trước hội thảo, Thông tin, Sáng tạo, Đánh giá, Phát triển,
Hoạch định hành động, Báo cáo kết quả và Thực hiện [8], như
thể hiện trong Bảng 1.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này về VM đã tách việc triển
khai một phiên VE thành ba giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị,
198

10.2021

ISSN 2734-9888

giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn thực hiện, như Kế hoạch làm
việc tiêu chuẩn của SAVE International [26]. Các pha (bước) trong
giai đoạn nghiên cứu cũng được sắp xếp lại, cụ thể, phân tích
chức năng được tách khỏi pha thông tin thành một pha riêng.
Việc sắp xếp lại này cho phép chú trọng hơn vào giai đoạn thứ
hai, là giai đoạn cần có các chun gia bên ngồi. Các giai đoạn
còn lại do đội dự án tự thực hiện nên sẽ chủ động được hơn.
Cách tiếp cận của SAVE International sẽ được vận dụng để xây

dựng khung lý thuyết cho việc quản lý giá trị dựa trên nền tảng
BIM trong các dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.


Bảng 1. Triển khai phiên làm việc (workshop) [8]
STT

Các bước

1

Trước hội thảo

2

Thông tin

3
4
5

Sáng tạo
Đánh giá
Phát triển

6

Hoạch định hành động

7

8

Báo cáo kết quả
Thực hiện

Hoạt động trong các bước
Thu thập thông tin; Tổng hợp thơng tin; Lập lịch trình
Trình bày và lập đội; Thu thập thông tin; Tổng hợp thông tin; Lập sơ đồ chức năng; Phân tích
chức năng; Phân tích quá trình; Mục tiêu hóa chức năng.
Não cơng
Sắp xếp lần 1; Sắp xếp chi tiết hơn; Lựa chọn ý tưởng để phát triển.
Phát triển ý tưởng
Trình bày với nhà tài trợ và các nhà quản lý cấp cao; Lập kế hoạch thực hiện; Chuẩn bị các kế
hoạch hoạt động; Giải thể đội ngũ
Chuẩn bị báo cáo; Phát hành báo cáo.
Hội thảo rút kinh nghiệm; Chuẩn bị kế hoạch hoạt động cuối cùng; Giải thể đội ngũ.

Hình 2. Kế hoạch triển khai một phiên kỹ thuật giá trị của SAVE International [26]
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quản lý giá trị và BIM đều là các chủ đề nghiên cứu rất được
quan tâm gần đây. Việc khảo sát sơ bộ các nguồn cơ sở dữ liệu
có chứa các cơng bố quốc tế về các chủ đề này như Scopus,
Google Scholar cho thấy, có một số khung triển khai đã được
đề xuất và ứng dụng trong thực tế để triển khai hoặc hoạt động
quản lý giá trị (VM), hoặc việc ứng dụng BIM trong các dự án
đầu tư xây dựng. Gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về chủ
đề triển khai quản lý giá trị trong các dự án áp dụng BIM của
một số tác giả nước ngoài. Tuy nhiên, do việc triển khai các dự

án phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện mỗi quốc gia, vùng lãnh

thổ, thậm chí điều kiện của từng dự án, nên các mơ hình triển
khai ở nước ngồi thường khơng sử dụng được trực tiếp ở Việt
Nam, nhất là trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn
vốn đầu tư công. Dù vậy, các mô hình đã đề xuất riêng cho
từng hoạt động như VM hoặc BIM và cả các mơ hình ứng dụng
sẽ được sử dụng để làm tài liệu tham khảo xây dựng khung lý
thuyết cho nghiên cứu này.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện thơng qua các bước như
sau (Hình 3):

ISSN 2734-9888

10.2021

199


PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Hình 3. Quy trình nghiên cứu
Hầu hết các khung triển khai VM được đề xuất trong các
thể hiện các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, chi tiết các giai
nghiên cứu đều cho thấy, để triển khai VM trong dự án, có hai việc
đoạn, sản phẩm thiết kế theo từng giai đoạn chi tiết, thời điểm các
cần phải thực hiện đó là: (i) xác định được các thời điểm để triển
phiên VE nên được thực hiện và Mô hình BIM được dựng tương
khai VM có hiệu quả trong tồn bộ vịng đời dự án, (ii) lập kế hoạch
ứng cho từng kết quả thiết kế. Các lớp của khung tổng quát được
triển khai các phiên kỹ thuật giá trị (VE) cho từng thời điểm. Với các
làm rõ dưới đây.

dự án áp dụng BIM, do quá trình thiết kế thường được triển khai
theo nhiều bước với cấp độ chi tiết tăng dần, nên mức độ chi tiết
của mơ hình BIM được dựng cũng thường thấp ở các giai đoạn đầu
dự án và cao dần ở các giai đoạn sau. Do vậy, việc phát triển khung
lý thuyết cần dựa trên khung tổng quát triển khai dự án (như thể
hiện ở Bước 2). Thơng qua việc phân tích các giai đoạn của quá
trình đầu tư xây dựng và các hoạt động cần triển khai trong từng
giai đoạn, sẽ xác định được các thời điểm phù hợp để tiến hành
các phiên VE (Bước 3). Khả năng khai thác mơ hình BIM cần được
xem xét để tích hợp vào nội dung kế hoạch triển khai từng phiên
Hình 4. Khung tổng quát triển khai VM trên nền tảng BIM cho toàn bộ dự án
VE, phụ thuộc vào mức độ chi tiết của thông tin được đưa vào mô
Theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện nay tại Việt Nam,
hình BIM tại các thời điểm khác nhau trong vòng đời dự án (Bước
một dự án đầu tư xây dựng trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực
4). Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam, kinh nghiệm
hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng
triển khai BIM và VM cùng các vấn đề khác sẽ được xem xét để
[22], các giai đoạn này tạo nên Lớp 1 của Khung tổng quát. Giai đoạn
hoàn thiện khung lý thuyết. Với phạm vi đã được giới hạn của
chuẩn bị dự án có thể được chia thành hai giai đoạn nhỏ, đó là giai
nghiên cứu này là chỉ dừng ở việc xây dựng khung lý thuyết, chưa
đoạn trước chủ trương đầu tư và giai đoạn trước quyết định đầu tư
có điều kiện đưa vào kiểm định trong một dự án thực tế, các
[21]. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, hai giai đoạn này
phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu này chủ yếu là các
được tách biệt rõ ràng hơn là các dự án đầu tư sử dụng vốn khác. Giai
phương pháp định tính, dựa trên cơ sở lý luận, các kết quả nghiên
đoạn thực hiện dự án, ngoài các nội dung liên quan đến giải phóng
cứu trước và các lập luận, phân tích, suy luận của các thành viên

mặt bằng (nếu dự án phải giải phóng mặt bằng), thì được chia ra các
nhóm nghiên cứu. Khung lý thuyết được kiểm định thông qua suy
hoạt động trước khi thi công (khảo sát, thiết kế) và hoạt động thi công
luận logic và các bằng chứng được thu thập từ các nguồn thông
xây dựng. Giai đoạn kết thúc xây dựng, theo thông lệ, không thực hiện
tin được công bố rộng rãi và quy định pháp luật trong triển khai dự
VE do không cần thiết, giá trị mang lại khơng lớn. Do đó, Lớp 2 của
án đầu tư xây dựng hiện nay.
Khung tổng qt chỉ có đến hết giai đoạn thi cơng mà không kéo qua
đến giai đoạn kết thúc xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của dự án đầu
4. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT
tư xây dựng là cơng trình xây dựng, tuy nhiên, trước khi cơng trình xây
Theo quy trình nghiên cứu đã được xác định, khung lý thuyết
dựng hoàn thành, dự án có các sản phẩm trung gian là các sản phẩm
cho việc triển khai quản lý giá trị dựa trên nền tảng BIM trong dự
thiết kế theo từng giai đoạn. Các sản phẩm thiết kế ở các giai đoạn bao
án đầu tư xây dựng tại Việt Nam bao gồm hai phần chính: (i) phần
gồm ý tưởng (nằm trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ
khung tổng quát triển khai VM trên nền tảng BIM cho toàn bộ dự
sở (với dự án thiết kế từ 2 bước trở lên, nằm trong hồ sơ báo cáo
án trong đó thể hiện thời điểm của các phiên VE, và (ii) phần khung
nghiên cứu khả thi), thiết kế sau thiết kế cơ sở, bao gồm thiết kế kỹ
chi tiết cho từng phiên VE.
thuật (với dự án thiết kế 3 bước) và thiết kế bản vẽ thi công. Khi nhà
4.1. Xây dựng khung tổng quát triển khai VM trên nền tảng
thầu thi công tiếp nhận dự án, để triển khai dự án có hiệu quả, họ thực
BIM cho toàn bộ dự án
hiện thiết kế tổ chức thi công và thiết kế kỹ thuật thi công cho các tổ
Khung tổng quát triển khai VM cho tồn bộ dự án thể hiện
hợp cơng nghệ lớn hoặc phức tạp. Vì vậy, Lớp 3 bao gồm các hoạt

trình tự đầu tư xây dựng, gắn với các sản phẩm chuyển giao của dự
động thiết kế, từ ý tưởng cho đến thiết kế tổ chức/kỹ thuật thi công, số
án có sử dụng đến mơ hình BIM và các thời điểm tiến hành các
lượng hoạt động thiết kế tùy thuộc từng dự án cụ thể.
phiên quản lý giá trị. Khung tổng quát, do đó, được thể hiện trên
Để triển khai dự án được hiệu quả, cần phải lập được nhiều
một trục thời gian, xác định rõ các thời điểm phù hợp tiến hành
phương án khác nhau, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.
các phiên quản lý giá trị (cơ hội tổ chức các phiên VE) và mơ hình
Cơng việc này cần thực hiện ngay từ bước chủ trương đầu tư, và
BIM với mức độ chi tiết (hay mức độ phát triển – LOD) phù hợp với
theo suốt các giai đoạn thiết kế khác nhau như thể hiện tại Lớp 3.
từng thời điểm này, dựa trên kết quả của dự án tại thời điểm tương
Đó chính là các cơ hội để triển khai các phiên quản lý giá trị, làm
ứng. Khung này được điều chỉnh và bổ sung từ danh mục các cơ
nên Lớp 4 của Khung tổng quát. Các cơ hội này đi theo các giai
hội nâng cao giá trị của Male và Kelly (Hình 1) dựa trên quy trình
đoạn thiết kế, do đó, cơ hội 2 và 3 chỉ được đưa vào thực hiện khi
đầu tư xây dựng tại Việt Nam và tích hợp thêm các mơ hình BIM có
dự án có các hoạt động thiết kế tương ứng, vì vậy chúng được vẽ
thể được xây dựng tại từng giai đoạn. Khung tổng quát triển khai
bằng các nét đứt. Có tất cả 5 cơ hội triển khai các phiên VE với các
VM được thể hiện trong Hình 4. Khung tổng quát bao gồm 5 lớp,
dự án có đầy đủ các bước thiết kế, và các thời điểm phù hợp để

200

10.2021

ISSN 2734-9888



tiến hành các phiên VE là trước khi phê duyệt bước thiết kế tương
ứng. Như vậy, Lớp 4 được tạo bởi 5 cơ hội triển khai VM cho dự án.
BIM được áp dụng từ các giai đoạn đầu tiên của dự án để mang
lại hiệu quả lớn nhất. Lớp 5 thể hiện các Mơ hình BIM được sử
dụng phục vụ các phiên VE. Với giai đoạn ý tưởng, cần có mặt
bằng hiện trạng của khu đất sẽ phát triển dự án để lên các phương
án đầu tư khác nhau. Mô hình BIM trong giai đoạn này có thể được
dựng từ bản vẽ 2D hoặc thông qua việc thu thập dữ liệu hiện
trường sử dụng thiết bị bay không người lái (drone). Các phương
án phát triển ô đất được dựng lên từ mơ hình BIM hiện trạng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hình dung và đánh giá một cách trực
quan. Tương tự, các mơ hình BIM cho thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật (nếu có), thiết kế bản vẽ thi cơng, mơ hình BIM thi cơng cũng
được sử dụng để triển khai các phương án thiết kế/tổ chức/thi
công khác nhau nhằm hỗ trợ việc đánh giá lựa chọn phương án.
Các mơ hình BIM này khơng chỉ cung cấp cái nhìn trực quan về sản
phẩm/cơng trình xây dựng cho mỗi phương án, mà còn cung cấp
dữ liệu để phục vụ việc đánh giá, so sánh, lựa chọn các phương án
theo các tiêu chí được tổ chuyên gia xác định cho từng phiên VE,
cũng như các pha khác của một phiên VE. Do giai đoạn kết thúc
xây dựng không triển khai hoạt động quản lý giá trị, Mơ hình BIM
hồn cơng khơng được sử dụng cho mục đích này.
4.2. Xây dựng khung chi tiết cho các phiên VE trong vòng đời
dự án
Khung chi tiết được xây dựng lấy các pha trong kế hoạch triển khai
một phiên VE làm gốc, sau đó, thơng qua việc phân tích khả năng mà
việc sử dụng mơ hình BIM có thể hỗ trợ các cơng việc ở các pha, nhóm
nghiên cứu tích hợp các ứng dụng của Mơ hình BIM vào khung này.

Kết quả xây dựng khung chi tiết được thể hiện ở Hình 5.

Hình 5. Khung chi tiết triển khai các phiên VE trên nền tảng BIM
Ở Pha thơng tin, Mơ hình BIM của giai đoạn tương ứng trong dự
án có thể được sử dụng phục vụ cho việc chuẩn bị cho phiên làm việc.
Người ta cần kiểm tra Mơ hình BIM để đảm bảo việc có đủ các thơng
tin cần thiết phục vụ phiên làm việc. Ở Pha Phân tích chức năng, mơ
hình BIM cung cấp phương tiện làm việc trực quan để các chuyên gia
tham gia phiên làm việc có thể xem xét chi tiết yêu cầu đặt ra về chức
năng và giải pháp thiết kế hiện có để để xác định nhu cầu nào cần cải
tiến, loại bỏ hoặc sáng tạo thêm. Ở Pha sáng tạo, Mơ hình BIM, với các
khả năng ưu việt của nó đối với việc thay đổi thiết kế, sẽ trở thành nền
tảng để xây dựng các phương án nâng cao giá trị cho dự án. Ở Pha
đánh giá, dữ liệu về các phương án này sẽ được trích xuất từ các mơ
hình BIM thể hiện phương án, theo yêu cầu của các tiêu chí đánh giá
phương án được xác định cho từng phiên làm việc. Dữ liệu này có thể
được sử dụng thủ cơng hoặc thơng qua một phần mềm tin học để
phục vụ việc đánh giá các phương án và lựa chọn phương án phù hợp
nhất. Phương án được lựa chọn được phát triển hoàn chỉnh ở Pha phát
triển, lúc này mơ hình BIM được sử dụng như là cơng cụ thiết kế trực
quan. Mơ hình BIM được tiếp tục sử dụng như một công cụ trình bày
kết quả trực quan ở pha cuối cùng. Pha trình bày kết quả, để đảm bảo
các bên liên quan hiểu rõ được phương án lựa chọn, từ đó thực hiện

Hình 6. Khung lý thuyết triển khai VM trên nền tảng BIM cho dự án đầu tư xây dựng

ISSN 2734-9888

10.2021


201


PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

đúng phương án để đảm bảo hiệu quả kỳ vọng.
4.3. Hoàn thiện khung lý thuyết
Kết hợp Khung tổng quát và Khung chi tiết đã được phát triển
ở trên, ta được Khung lý thuyết triển khai quản lý giá trị dựa trên
nền tảng BIM trong dự án đầu tư xây dựng thể hiện ở Hình 6.
Ở các thời điểm tiến hành các phiên VE khác nhau, người ta sử
dụng cùng một mơ hình BIM, tuy nhiên mơ hình này được phát triển
với mức độ chi tiết tăng dần theo tiến trình thực hiện dự án. Mơ hình
BIM sẽ trở thành mơi trường dữ liệu chung, đối với hoạt động quản lý
giá trị trở thành công cụ để quan sát, đánh giá các giải pháp thiết kế
của dự án một cách trực quan, là nơi lưu trữ thông tin dự án được cập
nhật theo tiến trình và để truy xuất phục vụ các phiên quản lý giá trị.
Có thể thấy rằng mơ hình này đã phản ánh được thực tế thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản phù hợp với các
quy định pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án.
Ở Việt Nam, tùy thuộc vào đặc điểm của dự án, việc thiết kế có thể
được tiến hành theo các bước khác nhau. Trong trường hợp số bước
thiết kế ít hơn 3, khi vận dụng Khung lý thuyết này, chỉ cần bỏ đi các
bước thiết kế không thực hiện. Thực tế cho thấy, hầu hết các dự án
được thực hiện theo phương thức truyền thống (Thiết kế - Đấu thầu –
Thi công, tiếng Anh là Design – Bid – Build, viết tắt là DBB), tuy nhiên
gần đây phương thức Thiết kế - thi công (Design and Build, viết tắt là
DB) ngày càng được áp dụng nhiều hơn [18, 19], trong đó có cả các dự
án được thực hiện thông qua hợp đồng EPC. Khung lý thuyết được xây
dựng đã phản ánh được việc triển khai thực hiện dự án theo các

phương thức này, chỉ cần thay đổi các đơn vị cần tham gia vào từng
phiên kỹ thuật giá trị cho phù hợp. Việc tổ chức các phiên VE sẽ do chủ
đầu tư/đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm, và các nhà tư vấn, nhà
thầu sẽ tham gia cùng với các chuyên gia khác do chủ đầu tư/đại diện
chủ đầu tư tự mời đến các phiên này.
5. KẾT LUẬN
Bài báo đã trình bày việc xây dựng Khung lý thuyết để triển
khai quản lý giá trị dựa trên nền tảng BIM trong dự án đầu tư xây
dựng tại Việt Nam. Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên hai
thành phần chính: (i) phần khung tổng quát triển khai VM trên nền
tảng BIM cho toàn bộ dự án trong đó thể hiện thời điểm của các
phiên VE, và (ii) phần khung chi tiết cho từng phiên VE. Phần
khung tổng quát được sử dụng để lên kế hoạch triển khai VM cho
toàn bộ dự án, bám theo các bước thiết kế mà dự án áp dụng.
Phần khung chi tiết đã được đề xuất chung cho tất cả các phiên VE,
tuy nhiên, khi đưa vào áp dụng, cần dựa trên hệ thống tiêu chí
đánh giá các phương án thay thế để xác định các thông tin cần có
trong Mơ hình BIM đã được xây dựng, từ đó có giải pháp kết xuất
được các dữ liệu phù hợp phục vụ việc lựa chọn phương án.
Do thời gian có hạn nên nghiên cứu này chỉ dừng ở việc xây dựng
khung lý thuyết làm tiền đề cho các nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu
tiếp theo. Trước khi đưa vào áp dụng trong thực tế, cần kiểm định
khung lý thuyết với các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc triển
khai VM và/hoặc BIM trong thực tiễn. Khung lý thuyết sau kiểm định
khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn cần vận dụng phương pháp
nghiên cứu hành động (action research, xem [16]) để cải tiến liên tục,
tích hợp q trình thu thập bài học kinh nghiệm vào việc triển khai VM
trong các dự án cụ thể để đạt được hiệu quả tối đa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alkheribi, Aya Hasan (2017), "A Framework for Value Engineering Methodology

Application Using Building Information Modeling (BIM)".
2. Dao, Quoc Viet và Nguyen, The-Quan (2021), "A Case Study of BIM Application in a
Public Construction Project Management Unit in Vietnam: Lessons Learned and
Organizational Changes", Engineering Journal. 25(7), tr. 177-192.

202

10.2021

ISSN 2734-9888

3. Dao, Thuy-Ninh, Nguyen, The-Quan và Chen, Po-Han (2020), "BIM Adoption in
Construction Projects Funded with State-managed Capital in Vietnam: Legal Issues and Proposed
Solutions", CIGOS 2019, Innovation for Sustainable Infrastructure, Springer, tr. 1211-1216.
4. Department of Housing and Works (Government of Western Australia) (2005),
Value Management Guidelines.
5. Jaapar, A. và các cộng sự. (2009), "The impact of value management
implementation in Malaysia", Journal of Sustainable Development. 2(2), tr. P210.
6. Kelly, J., Male, S. và Graham, D. (2004), Value management of construction projects,
Wiley Online Library.
7. Li, Xiaojuan, Wang, Chen và Alashwal, Ali (2021), "Case Study on BIM and Value
Engineering Integration for Construction Cost Control", Advances in Civil Engineering. 2021.
8. Male, S. và Kelly, J. (1998), The Value Management Benchmark, Thomas Telford.
9. Male, S. và Kelly, J. (2004), "A re-appraisal of value methodologies in construction",
SAVE Knowledge Bank Database.
10. Mohamad, Saifulnizam, Coffey, V. và Preece, Christopher (2010), Marketing VM
services to achieve competitive advantage in the Malaysian Construction Sector,
Management in Construction Researchers Association (MiCRA) 2010, Universiti Teknologi
MARA, Shah Alam, Malaysia.
11. Nguyễn Hải Lộc và Nguyễn Thế Quân (2016), "Thực hiện quản lý giá trị trong dự

án đầu tư xây dựng Trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước cơ sở 2", Tạp chí Kinh tế Xây dựng, Bộ
Xây dựng (01/2016), tr. 28-35.
12. Nguyễn Thanh Việt và Lưu Trường Văn (2012), Nghiên cứu khả năng ứng dụng Value
Engineering (VE) trong ngành xây dựng Việt Nam, Hội Xây dựng TP Hồ Chí Minh, Online.
13. Nguyen, The-Quan, Luu, Quang-Phuong và Ngo, Van-Yen (2020), "Application of
BIM in design conflict detection: a case study of Vietnam", IOP Conference Series: Materials
Science and Engineering. 869, tr. 022038.
14. Nguyen, The-Quan và Nguyen, Dinh-Phong (2021), "Barriers in BIM Adoption and
the Legal Considerations in Vietnam", International Journal of Sustainable Construction
Engineering and Technology. 12(1), tr. 283-295.
15. Nguyễn Thế Quân (2012), Vận dụng phương pháp quản lý giá trị vào việc quản lý các dự
án xây dựng Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Xây dựng.
16. Nguyễn Thế Quân, Mã Xuân Minh và Nguyễn Hải Lộc (2016), "Nghiên cứu hành
động, một cách tiếp cận khác cho các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây
dựng", Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXD. 10(3), tr. 92-99.
17. Park, Chan-Sik và các cộng sự. (2017), "BIM-based idea bank for managing value
engineering ideas", International Journal of Project Management. 35(4), tr. 699-713.
18. Phạm Quang Thanh và Nguyễn Thế Quân (2014), "Phân tích phương thức thực
hiện dự án "Thiết kế - Xây dựng" trong điều kiện Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Xây dựng, Bộ
Xây dựng. Số 4/2014.
19. Phạm Quang Thanh và Nguyễn Thế Quân (2015), "Cải tiến phương thức thực hiện
dự án "Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng" trong các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới
ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng. Số 1/2015.
20. Punnyasoma, JAG, Jayasena, HS và Tennakoon, TMMP (2019), "Use of bim
solutions to facilitate value management".
21. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công, Luật số: 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm
2019, 39/2019/QH14, Việt Nam.
22. Quốc hội (2020), Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2014 và Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
23. Ranjbaran, Yalda và Moselhi, Osama (2014), 4D-based value engineering,

Construction Research Congress 2014: Construction in a Global Network, tr. 1606-1615.
24. SAVE International (1998), Value Methodology Standard, Revised October, SAVE
International.
25. SAVE International (2010), SAVE International 2010 Annual Conference Technical
Program Abstracts.
26. SAVE International (2020), Value Methodology Standard Reference, SAVE
International.
27. Shin, Jihye, Kim, Inhan và Choi, Junsik (2016), "BIM-based work environment of
value engineering in sustainable construction", Advanced Science and Technology Letters.
141, tr. 79-83.
28. Wei, Taibing và Chen, Yuxin (2020), "Green building design based on BIM and
value engineering", Journal of Ambient Intelligence and Humanized Computing. 11(9), tr.
3699-3706.



×