Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.25 KB, 18 trang )

K21YDH8
CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC
1. Khái niệm thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng. So sánh, phân biệt
* Thuốc: Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm mục đích phịng bệnh, chẩn đốn bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm
nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
* Thuốc giả: Là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo:
- Khơng có dược chất, dược liệu.
- Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký.
- Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn.
- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất.
* Thuốc kém chất lượng: Là thuốc do chính nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước về mẫu mã, mác nhãn và tiêu chuẩn chất lượng, nhưng sản phẩm
khi đưa ra thị trường lại không đạt được tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
Thuốc giả
- Được sản xuất với ý đồ lừa đảo => cố ý
- Có thể ko phải là sp của NSX đã đăng ký
với cơ quan quản lý
- Cấm lưu hành
- Thuốc giả bao gồm cả thuốc kém chất
lượng.

Thuốc kém chất lượng
-Thuốc kém chất lượng nguyên nhân
do trong quá trình sản xuất, lưu thơng
xảy ra sai sót
=> giảm chất lượng, không phải lỗi cố
ý của nhà sản xuất
- Là thuốc do NSX đã đăng kí với cơ
quan quản lý nhà nước


- Những lô kém CL bị thu hồi
Giống: - Đều không được lưu thông trên thị trường
- Đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng

2. Khái niệm, yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
* Khái niệm: Chất lượng thuốc: Là sự phù hợp với mục đích sử dụng, sự đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

SẢN PHẨM

NHU CẦU SỬ

(DỊCH VỤ)

DỤNG CỦA KH


K21YDH8

QUY ĐỊNH
(VĂN BẢN PHÁP LÝ)
* Yêu cầu chất lượng thuốc: (theo quy định pháp luật và mục đích sử dụng)
- Chất lượng: đồng nhất, tinh khiết, đầy đủ tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
- An tồn: ít tác dụng khơng mong muốn.
- Hiệu quả: có tác dụng điều trị.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc:
- Yếu tố bên trong(4M)
+ Phương pháp: PP nghiên cứu, phát minh chế tạo. Môi trường cơng nghệ.
+ Ngun liệu, tá dược, bao bì, năng lượng, nước.
+ Máy móc thiết bị.

+ Con người, trí tuệ, sự tuân thủ, năng lực quản lý.
- Yếu tố bên ngoài(PEST)
+ Nhu cầu về thị trường
+ Nhu cầu về nền kinh tế
+ Trình độ tiến bộ khoa học – cơng nghệ
+ Hiệu lực của cơ chế quản lý
+ Điều kiện tự nhiên
+ Các yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng
3. Các giai đoạn quyết định đến chất lượng thuốc
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Sản xuất thuốc: tạo ra chất lượng
- Phân phối tồn trữ: yêu cầu duy trì chất lượng
- Kê đơn, bán, HDSD: thể hiện chất lượng
-Bệnh nhân
4. Các cấp độ quản lí chất lượng thuốc: bao gồm 5 cấp độ


K21YDH8
- Cấp độ 1: Kiểm tra chất lượng
Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm phát hiện lỗi sai, khuyết tật của sản phẩm để
quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ sản phẩm.
- Cấp độ 2: Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát các yếu tố ngun phụ liệu, máy móc, quy trình sản xuất nhằm ngăn
ngừa những lỗi có thể xảy ra với sản phẩm.
- Cấp độ 3: Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo 4M trong sản xuất đổi mới cơng nghệ, trình độ, tư duy nhằm ngăn chặn
những nguyên nhân gây ra kém chất lượng.
- Cấp độ 4: Quản lý chất lượng
Quản lý đồng bộ các nhân tố chủ động đảm bảo chất lượng.
- Cấp độ 5: QLCL toàn diện

QLCL gắn với lợi ích của khách hàng, gắn với thị trường.
5. Khái niệm, nội dung của thực hành tốt
* Khái niệm: Thực hành tốt là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản
kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng,
thu hái dược liệu và các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành hoặc công bố áp dụng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới hoặc
của các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhân.
* Nội dung của thực hành tốt:
- GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc: Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất
thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm thuốc, nguyên liệu làm thuốc luôn
được sản xuất và kiểm tra 1 cách nhất quán theo các tiêu chuẩn chất lượng phù
hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên
liệu làm thuốc.
- GLP: Thực hành tốt phịng thí nghiệm: Là bộ ngun tắc, tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý chất lượng liên quan đến quá trình tổ chức và điều kiện tiến hành
nghiên cứu phi lâm sàng trong hoạt động về dược đối với sức khỏe con người và


K21YDH8
an tồn mơi trường được lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, ghi lại, lưu trữ và báo
cáo.
- GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Là bộ nguyên tắc,
tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm và duy trì một
cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc thơng qua
việc kiểm sốt đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản.
- GDP: Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Là bộ nguyên
tắc, tiêu chuẩn về phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm chất
lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc được duy trì thơng qua việc kiểm sốt đầy
đủ các hoạt động trong quá trình phân phối và tránh sự thâm nhập của thuốc,
nguyên liệu làm thuốc không được phép lưu hành vào hệ thống phân phối.

- GPP: Thực hành tốt cơ sở bán lẽ thuốc: Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong
hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp
đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an tồn và
có hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
BÀI: THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP)
1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của GMP
* Khái niệm: GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc: Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về
sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
luôn được sản xuất và kiểm tra 1 cách nhất quán theo các tiêu chuẩn chất lượng
phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc.
* Các nguyên tắc cơ bản của GMP:
- Viết ra những gì cần làm.
- Làm theo những gì đã viết.
- Ghi kết quả đã làm vào hồ sơ.
- Thẩm định các quy trình.
- Sử dụng hợp lý thiết bị.
2. Nguyên tắc nhân sự:

- Bảo trì thiết bị theo kế hoạch.
- Đào tạo thường xuyên và cập nhật.
- Giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp.
- Cảnh giác cao về chất lượng.
- Kiểm tra sự thực hiện đúng


K21YDH8
- Việc thiết lập và duy trì một hệ thống đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu và tính
chính xác của việc sản xuất, kiểm tra chất lượng thuốc và hoạt chất phụ thuộc vào
yếu tố con người.

- Phải có đủ nhân viên có trình độ để thực hiện tất cả các công việc thuộc phạm vi
trách nhiệm của nhà sản xuất.
- Trách nhiệm của từng cá nhân phải được xác định rõ ràng, được các cá nhân có
liên quan hiểu rõ.
- Được ghi lại trong bản mô tả công việc.
3. Nhân sự chủ chốt
- Gồm: các nhân sự chủ chốt bao gồm trưởng các bộ phận sản xuất, trưởng bộ
phận chất lượng và người được ủy quyền.
* Nhiệm vụ quyền hạn của nhân sự chủ chốt:
- Trưởng các bộ phận sản xuất:
+ Đảm bảo sản phẩm được sản xuất và bảo quản phù hợp với những tài liệu tương
ứng để đạt được chất lượng cần thiết.
+ Phê duyệt tài liệu sản xuất, kể cả tài liệu kiểm tra kiểm sốt q trình sản xuất và
đảm bảo chúng được thực thi nghiêm ngặt.
+ Đảm bảo rằng hồ sơ sản xuất được đánh giá và ký bởi người được chỉ định.
+ Kiểm tra sự bảo dưỡng nhà xưởng, thiết bị.
+ Đảm bảo sự huấn luyện ban đầu, thường xuyên cho những người tham gia vào
sản xuất đã được thực hiện và phù hợp với yêu cầu.
- Trưởng bộ phận CL:
+ Phê duyệt chấp nhận hay loại bỏ nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán
thành phẩm và thành phẩm theo các tiêu chuẩn để xác nhận.
+ Đánh giá hồ sơ lô.
+ Đảm bảo rằng tất cả các thử nghiệm cần thiết được thực hiện.
+ Phê duyệt dướng dẫn lấy mẫu, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thử và quy
trình liên quan đến ktra CL.


K21YDH8
+ Kiểm tra sự bảo dưỡng nhà xưởng, thiết bị.
+ Đảm bảo rằng các quy trình đã được thẩm định, các thiết bị phân tích đã được

tiêu chuẩn.
+ Đảm bảo sự huấn luyện ban đầu và thường xuyên cho những người tham gia vào
công tác kiểm nghiệm.
- Người được ủy quyền:
+ Chịu trách nhiệm việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn, quản lý liên
quan đến chất lượng thành phẩm.
+ Chịu trách nhiệm phê duyệt cho xuất thành phẩm.
4. Quy định chung nhà xưởng: 9 quy định
- Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy
cơ sai sót và đảm bảo làm vệ sinh cũng như bảo dưỡng có hiệu quả để tránh nhiễm
chéo, tích tụ bụi hoặc rác, và nói chung, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào tới chất
lượng sản phẩm.
- Ở những khu vực sinh bụi ( ví dụ trong thao tác lấy mẫu, cân, trộn và chế biến,
đóng gói thuốc bột), cần có biện pháp để tránh nhiễm chéo và tạo điều kiện làm vệ
sinh dễ dàng.
- Nhà xưởng phải được đặt trong môi trường cùng với các biện pháp bảo vệ quá
trình sản xuất để giảm tối đa nguy cơ gây tạp nhiễm đối với nguyên liệu hoặc sản
phẩm.
- Nhà xưởng sử dụng cho sản xuất thành phẩm dược phải được thiết kế và xây
dựng phù hợp để đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt.
- Nhà xưởng cần được bảo dưỡng cẩn thận, phải đảm bảo các hoạt động bảo
dưỡng và sữa chữa không gây bất kỳ nguy cơ nào đối với CL sản phẩm.
- Nhà xưởng phải được làm vệ sinh và tẩy trùng nếu cần, theo các quy trình chi tiết
bằng văn bản. Cần lưu hồ sơ vệ sinh.
- Nguồn điện, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thơng gió phải phù hợp sao cho chúng
khơng có ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp tới dược phẩm trong khi sản


K21YDH8
xuất và bảo quản, hoặc ảnh hưởng đến việc vận hành chính xác của máy móc thiết

bị.
- Nhà xưởng phải được thiết kế và trang bị sao cho có thể bảo vệ tối đa khỏi sự
xâm nhập của côn trùng, chim chóc hoặc các động vật khác. Cần có một quy trình
kiểm sốt lồi gặm nhấm và động vật gây hại.
- Nhà xưởng được thiết kế để đảm bảo đường di chuyển hợp lý của nguyên vật
liệu và nhân viên.
5. Các khu vực đặc biệt:
- Khu vực phụ trợ
- Kho
- Khu vực cân
- Kiểm tra chất lượng
- Khu vực sản xuất:
+ Chống nhiễm chéo:
 Các khu vực dành riêng cho các sản phẩm có khả năng gây kích ứng
cao hoặc các chế phẩm sinh học hoặc các chế phẩm sinh học.
 Các khu vực sản xuất biệt lập cho một vài kháng sinh, các hoocmon,
các chất gây độc tế bào.
 Không được sản xuất các sản phẩm không phải là dược phẩm trong
cùng khu vực.
+ Thiết kế mặt bằng phù hợp với trình tự của quy trình sản xuất
 Có các cấp sạch phù hợp.
 Không gian đủ cho các thao tác và lưu các sp trong quá trình sx.
 Các thiết bị được đặt tại các vị trí hợp lý.
+ Chống nhiễm, nhầm lẫn và bỏ qua giai đoạn của q trình sản xuất:
 Có khu vực được thiết kế đặc biệt cho giai đoạn đóng gói.
 Mặt bằng phải tránh được nhầm lần và nhiễm chéo.


K21YDH8
+ Nơi chứa và thao tác có sử dụng các nguyên liệu ban đầu, nguyên liệu

bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm
 Tường, sàn, trần phải nhẵn, không có vết nứt hoặc vết nối.
 Khơng được thơi các tiểu phân.
 Thuận tiện cho vệ sinh
+ Khử trùng nếu cần thiết
6. Hệ thống HVAC
* Chức năng: ngăn chăn sự nhiễm và nhiễm chéo, bầu khơng khí trong nhà máy
sạch.
* Vai trò: giúp sản xuất thuốc đạt chất lượng và tạo điều kiện dễ chịu cho người
tham gia sản xuất, hạn chế khí ơ nhiễm ra ngồi mơi trường.
* Cơ chế hệ thống xử lý khí: 2 cơ chế: lọc và trao đổi khí
- Loại ngun nhân ơ nhiễm từ bên ngồi vào nhà máy: lọc khí.
- Loại ngun nhân ô nhiễm trong các khu vực sản xuất, cân... => trao đổi khí.
7. Nhiễm chéo, biện pháp chống nhiễm chéo
Định nghĩa: là sự nhiễm của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm của sản phẩm
này nhiễm vào nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm của sản phẩm khác.
* Phân loại:
- Nhiễm chéo liên tục:
+ Cùng không gian, khác nhau về thời gian.
+ Khắc phục: vệ sinh (thiết bị hư hỏng, chưa sản xuất thì dán nhãn), tẩy trùng. (1
máy sản xuất 1 loại, sản xuất thuốc theo chiến dịch).
- Nhiễm chéo đồng thời:
+ Cùng thời gian, khác nhau về không gian.
+ Khắc phục: xây dựng nhà máy phòng riêng biệt, khép kín, thiết kế nhà máy,
HVAC (cung cấp khí sạch chống nhiễm và nhiễm chéo)
 Con người phải mặc trang phục bảo hộ
 Lao động đi qua các phòng khác nhau thì thay đổi trang phục


K21YDH8

* Biện pháp:
- Sản xuất ở các khu vực khép kín và riêng biệt.
- Tiến hành sản xuất theo chiến dịch (tách biệt bằng thời gian) sau đó được làm vệ
sinh thích đáng theo quy trình làm vệ snh đã được thẩm định.
- Có các chốt phù hợp, chênh lệch áp suất, hệ thống cấp và thải khơng khí.
- Hạn chế tối đa nguy cơ tạp nhiễm gây ra do sự tại tuần hồn hoặc tái lưu của
khơng khí khơng qua xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo.
- Mặc trang phục bảo hộ ở những khu vực chế biến các sản phẩm hoặc nguyên
liệu.
- Sử dụng các quy trình làm vệ sinh và khử trùng đã được đánh giá về hiệu quả.
- Sử dụng một “hệ thống khép kín” trong sản xuất.
- Kiểm tra dư chất.
- Sử dụng nhãn ghi tình trạng sạch trên máy móc.
8. Hồ sơ tài liệu
* Khái niệm hồ sơ gốc, hồ sơ lô, quy trình thao tác chuẩn:
- Quy trình pha chế gốc: Là một quy trình đầy đủ và chi tiết, hướng dẫn việc pha
chế một sản phẩm bao gồm yêu cầu về kiểm tra trong quá trình sản xuất sẽ được
tiến hành bởi nhân viên sản xuất và nhân viên KTCL, những lưu ý về an toàn và
các điều kiện đặc biệt phải áp dụng trong suốt quá trình và trong khi tồn trữ sản
phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói.
- Quy trình đóng gói gốc: Là một quy trình đầy đủ và chi tiết, hướng dẫn việc
đóng gói một sản phẩm bao gồm yêu cầu về kiểm tra trong quá trình sản xuất sẽ
được tiến hành bởi nhân viên sản xuất và nhân viên KTCL, những lưu ý về an toàn
và các điều kiện đặc biệt phải áp dụng trong suốt q trình đóng gói.
- Hồ sơ gốc:
- Hồ sơ lô: Tất cả các tài liệu liên quan đến việc sản xuất 1 lô bán thành phẩm,
thành phẩm. Hồ sơ lô thể hiện lịch sử của mỗi lô sản phẩm, và của những tình
huống liên quan đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.



K21YDH8
- Quy trình thao tác chuẩn: Mang tính hướng dẫn cho một việc cụ thể, trình tự các
thao tác cụ thể phải thực hiện cho một công việc, không đặc thù cho một loại sản
phẩm hay lô cụ thể => thống nhất hành động.
* So sánh hồ sơ gốc và hồ sơ lô:
Hồ sơ lô

Hồ sơ gốc

Bản sao
Bản gốc
Số liệu thực tế
Số liệu dự kiến
Bản sao được ghi: chữ ký của người Bản chính khơng được ghi
tham gia, người giám sát
Đối tượng AD: 1 hồ sơ gốc, 1 bản sao Đối tượng AD: bản quy trình cho 1 sản
được sử dụng trong 1 lô
Thời điểm thực hiện

phẩm
Thời gian thực hiện

* Những tài liệu, hồ sơ cần thiết:
- Nhãn.
- Tiêu chuẩn và quy trình kiểm nghiệm.
- Tiêu chuẩn đối với nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu bao gói.
- Tiêu chuẩn đối với sản phẩm trung gian và bán thành phẩm.
- Cơng thức gói.
- Hướng dẫn đóng gói.
- Hồ sơ lơ.

- SOP.

BÀI: THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC(GPP)
1. Khái niệm và phạm vi áp dụng
- Khái niệm: Thực hành tốt cơ sở bán lẽ thuốc: Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong
hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến
người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an tồn và có hiệu
quả cho người sử dụng thuốc.


K21YDH8
- Phạm vi áp dụng:
+ Nhà thuốc
+ Quầy thuốc
+ Tủ thuốc trạm y tế
+ Chuỗi nhà thuốc
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
 Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thống mát, an tồn, cách xa nguồn ơ
nhiễm.
- Được tách biệt với các hoạt động khác.
- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ
ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
 Diện tích:
- Tối thiểu là 10m2.
- Khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và
trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẽ.
- Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:
+ Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn.
+ Khu vực ra lẻ.

+ Kho bảo quản thuốc riêng.
+ Phòng và khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/ bệnh nhân.
+ Khu vực rửa tay, ghế chờ bệnh nhân.
 Thiết bị bảo quản:
- Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi:
+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn.
+ Có đủ ánh sáng.
+ Nhiệt kế ẩm kế (phải được hiệu chuẩn định kỳ)
 Máy đo nhiệt độ tự ghi: tần suất 1-2 lần/1h


K21YDH8
 Ghi sổ theo dõi nhiệt độ, đổ ẩm hàng ngày ( ghi vào 2 thời điểm: 9h
sáng, 15h chiều)
- Thiết bị bảo quản thuốc phải phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc:
+ Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phịng: nhiệt độ khơng vượt q 30 0C, độ ẩm
khơng vượt q 75%.
+ Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu
bảo quản mát (8-150C), bảo quản lạnh (2-80C).
- Nhãn thuốc, bao bì đựng thuốc.
- Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn:

a) Sổ sách: Hồ sơ lưu trữ tài liệu trong nhà thuốc:
1. Sổ kiểm tra nhập thuốc
2. Sổ kiểm soát CL định kỳ
3. Sổ theo dõi đơn thuốc
4. Sổ theo dõi BN đặc biệt
5. Sổ theo dõi tác dụng phụ
6. Sổ theo dõi ADR
b) Hồ sơ, tài liệu


7. Sổ theo dõi có hạn dùng gần
8. Sổ theo dõi thuốc bị thu hồi và
cấm lưu hành
9. Sổ theo dõi nhiệt đổ, độ ẩm
10. Sổ theo dõi vệ sinh nhà thuốc
11. Sổ theo dõi khác

- Tài liệu sách: MIMS, Thuốc biệt dược và cách sử dụng.
- Các quy chế Dược (Luật Dược, NĐ 54-2017, TT 02/2018, TT 07/2017)
- Thông báo thu hồi thuốc kém CL.
c) Hồ sơ nhân viên : Bằng cấp, chứng chỉ, hồ sơ đào tạo, hợp đồng lao động, hồ sơ nhà
phân phối
d) Giấy tờ:
- Giấy phép kinh doanh.
- HS phân phối.

- GCN đã đạt GPP.
- GCN đủ điều kiện kinh doanh.


K21YDH8
 Trường hợp cơ sở có kinh doanh thuốc phải quản lý đặc biệt ( GN, HTT, TC GNHTT, phối hợp với hoạt chất GN-HTT), phải thực hiện các quy định tại điều 43
Nghị định 54/2017 ngày 08/5/2017 và các văn bản khác có liên quan.
3. Các quy trình thao tác chuẩn:
- Mua thuốc và kiểm soát chất lượng.
- Bán thuốc theo đơn.
- Bán thuốc không kê đơn.
- Bảo quản và theo dõi chất lượng.
- Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.

- Pha chế thuốc theo đơn.
- Các quy trình khác có liên quan:
+ Quy trình mua nhập thuốc kiểm sốt đặc biệt.
+ Quy trình bán và tư vấn thuốc kiểm sốt đặc biệt.
+ Quy trình hủy thuốc kiểm soát đặc biệt.
4. Quy định bán thuốc theo đơn
- Người bán lẻ có trình đồ chun mơn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy
chế hiện hành.
- Phải bản thuốc đúng đơn thuốc. Hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc
theo đơn.
- Đơn thuốc không hợp lệ, người bán phải thông báo cho người kê đơn, giải thích
rõ cho người mua, có quyền từ chối bán đơn thuốc đó.
- Dược sỹ đại học có quyền thay thế bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng
bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua ( ĐK thay đổi thuốc:
cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế; Dsi DDH mới là người mới được thay
thế; sự đồng ý người mua).
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
ban hành.


K21YDH8
5. Yêu cầu đối với người quản lý chuyên môn tại nhà thuốc
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẽ về chuyên môn cũng như đạo
đức hành nghề dược.
- Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng khơng mong muốn của
thuốc.
- Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động:
+ Nếu vắng mặt >30 ngày, người QLCM sau khi ủy quyền phải có văn bản báo
cáo Sở Y tế.

+ Nếu >180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ tục đề nghị cấp Chứng
chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác thay thế và đề nghị cấp
mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc.
- Giám sát hoặc trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người
mua.
- Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra.
- Kiểm sốt chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật
về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.

THỰC HÀNH TỐT PHÂN PHỐI THUỐC (GDP)
Câu 1: Quy định về phân phối thuốc
 Khi cần,một số hoạt động có thể được ủy thác cho tổ chức,cá nhân đã được cấp
phép phù hợp theo quy định của pháp luật.
 Cung ứng thuốc cho cơ sở có chức năng phân phối thuốc khác hoặc cho cơ sở
khám chữa bệnh, cơ sở bán lẻ.
 Mua thuốc từ các cơ sở có giấy phép sản xuất, bán buôn hoặc cung ứng thuốc.


K21YDH8
 Thuực hiện các hoạt động phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng phạm
vi kinh doanh quy định của pháp luật.
 Cơ sở phân phối phải là cơ sở được cấp phép theo quy định của pháp luật (cơ sở
đạt GDP, cơ sở có đầy đủ điều kiện kinh doanh dược).
 Chỉ phân phối thuốc có giấy phép lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc.
Câu 2: Biện pháp xử lý thuốc giả
-


Phát hiện  phải được tách riêng ngay tức thì khỏi các thuốc khác và phải được
ghi lại.

-

Thông báo ngay cho người được cấp phép lưu hành, cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan

-

Các thuốc giả hoặc nghi ngờ được dán nhãn, bảo quản riêng biệt.

-

Sau khi có quyết định chính thức huỷ bỏ và phải lưu hồ sơ.

Câu 3: Yêu cầu trong gởi, giao hàng và tiếp nhận
-

Không giao nhận sản phẩm hết hạn.

-

Thuốc chỉ được bán/phân phối cho cơ sở hợp pháp được phép mua những sản
phẩm theo quy định.

-

Hai bên giao nhận tuân thủ các điều kiện bảo quản và vận chuyển phù hợp.


-

Xây dựng quy trình giao nhận có hồ sơ giao nhận.

-

Lựa chọn phương pháp vận chuyển phù hợp. Lên lịch giao hàng và lịch trình
đường đi.

-

Đảm bảo số lượng sản phẩm đặt hàng không vượt quá năng lực bảo quản của cơ
sở tiếp nhận.

-

Sắp xếp hàng vào thùng/ xe theo nguyên tắc dỡ trước/ xếp sau.


K21YDH8
THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN (GSP)
Câu 1: Khái niệm, phạm vi áp dụng
GSP (Good Storage Practices) TT 36/2018: Thực hành tốt bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên
liệu làm thuốc nhằm bảo đảm và duy trì một cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng
của thuốc, nguyên liệu làm thuốc thơng qua việc kiểm sốt đầy đủ trong suốt quá
trình bảo quản.

 Phạm vi áp dụng
-


Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc và nguyên liệu làm
thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

-

Cơ sở đầu mối bảo quản thuốc của chương trình y tế quốc gia, của các lực lượng
vũ trang nhân dân; cơ sở bảo quản vắc xin.

-

Kho bảo quản thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ kho bảo quản dược
liệu, vị thuốc cổ truyền), cơ sở tiêm chủng, cơ sở bảo quản vắc xin trong chương
trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến huyện.

Câu 2: Nhân sự
a. Trình độ, kinh nghiệm
Đủ nhân viên với trình độ phù hợp để thực hiện các hoạt động liên quan đến
xuất nhập, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển, vệ sinh, bảo trì và các hoạt động khác
nhằm đảm bảo chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Thủ kho
• Có trình độ, hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản
• Tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế
• Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nhân sự phải đáp
ứng các quy định pháp luật có liên quan: Nghị định 54, TT 20/2017
b. Đào tạo
-

GSP, nguyên liệu làm thuốc, các quy định luật pháp, các quy trình thực hiện và

quy định về an tồn phù hợp với vị trí cơng việc.


K21YDH8
-

Quy định giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.

-

Nhân viên tham gia vào các hoạt động tiếp nhận, bảo quản, đóng gói, đóng gói lại
thuốc, nguyên liệu làm thuốc kiểm sốt đặc biệt; thuốc, ngun liệu có hoạt lực
mạnh, thuốc, ngun liệu làm thuốc có tính nhạy cảm cao, các sản phẩm có nguy
cơ gây cháy nổ phải được đào tạo cụ thể cho hoạt động này.
c. Yêu cầu khác

-

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

-

Trang bị, mặc trang phụ bảo hộ lao động

Câu 3: Điều kiện bảo quản thuốc trong kho
a. Nhiệt độ
- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8⁰C
- Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8⁰C.
- Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá - 10⁰C.
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15⁰C.

- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25⁰C, trong từng khoảng thời gian
nhiệt độ có thể lên đến 30⁰C.
b. Độ ẩm:
Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo
quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn
u cầu. Điều kiện bảo quản "khơ" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.

Câu 4: Kho bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt
-

Bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, …

-

Thuốc bảo quản đặc biệt có khu vực riêng biệt

-

Chất lỏng dễ cháy nổ, khí nén, … phải bảo quản trong kho dành riêng cho sản
phẩm cháy nổ.


K21YDH8
-

Thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần: phải bảo quản theo đúng quy định tại các
quy chế liên quan.

-


Các thuốc, hóa chất có mùi phải bảo quản trong bao bì kín, khu vực riêng kín.

-

Thuốc địi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm sốt về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thì
phải theo dõi thường xuyên liên tục.

-

Khu vực bảo quản xử lý nguyên liệu hoặc sản phẩm chờ đóng gói.

-

Phịng ngừa sự tạp nhiễm, nhiễm chéo, điều kiện làm việc an toàn.



×