Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng đến sự trong sáng của tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.39 KB, 8 trang )

Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng đến sự trong sáng của tiếng Việt
1. Lời nói đầu
Đây là 1 vấn đề rất thời sự, rất quan trọng và rất thú vị. Nó thời sự, vì hiện nay việc sử
dụng ngơn ngữ diễn ra từng phút từng giây trên không gian mạng, và người Việt cũng
ngày càng dành nhiều thời gian để sinh hoạt trên mạng hơn. Nó quan trọng, vì thứ
nhất đây là vấn đề liên quan đến tiếng Việt - tiếng nói của dân tộc, là hồn cốt, sức sống
của dân tộc ta, thứ 2 là cũng lại vì nó diễn ra trên không gian mạng, 1 không gian mà
ngày càng trở nên quan trọng, ta thấy điều đó khơng chỉ ở chỗ không gian mạng
chiếm lĩnh bao nhiêu phần trong 1 ngày của chúng ta, cũng là 1 đời của mỗi chúng ta,
và nhà nước cũng nhận thức được điều này, khi đưa ra những khái niệm như chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng 1, xây dựng và thơng qua luật an ninh mạng 2,…
Và nó thú vị, bởi ngơn ngữ mạng có sự sáng tạo và biến đổi khơng ngừng, nó phải thú
vị, hấp dẫn thì mới được người dùng chấp nhận và sử dụng, thì mới tồn tại được trên
không gian mạng.

2. Khái niệm
Trước hết chúng ta cần điểm qua một số khái niệm. Thứ nhất là “sự trong sáng” của
tiếng Việt. Có thể kể đến ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hay của nhà thơ
Xuân Diệu, là quan điểm phổ biến, được thừa nhận rộng rãi và được đưa vào sách
giáo khoa ngữ văn.
““Trong” có nghĩa là trong trẻo, khơng có chất tạp, khơng đục; “sáng” là sáng tỏ, sáng
chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm
của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói
”3
1 Xem Khái niệm “chủ quyền quốc gia trên khơng gian mạng” và ý thức hệ của dân tộc,
, truye cập ngày 19/3/2021
2 Xem Biểu quyết thông qua dự thảo Luật An ninh mạng: 86,86% đại biểu Quốc hội tán thành,
/>truy
cập ngày 19/3/2021.
3 Phạm Văn Đồng (1980), trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, dẫn từ Phan Trọng
Luận (Tổng chủ biên) (2011), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.46.




“…sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận
thức, suy nghĩ được rõ ràng, thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất
là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt
cịn thơ, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó, tơi muốn hiểu chữ
sáng là nặng về nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói
diễn đạt…”4
Có thể thấy là, cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng hay nhà thơ Xuân Diệu đều phân tích
khái niệm trong sáng thành 2 phần là trong và sáng, biểu thị 2 tiêu chuẩn về mặt nội
dung và hình thức, ý nghĩa và diễn đạt của lời ăn tiếng nói.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 cũng đưa ra một số tiêu chí cho sự trong sáng của
tiếng Việt: Một là nói và viết cần đúng chuẩn mực, quy tắc chung của tiếng Việt, nếu
sai quy tắc, chuẩn mực thì là khơng trong sáng. Hai là sự trong sáng thì khơng dung
nạp tạp chất, sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép sử dụng tùy tiện các yếu tố
của ngôn ngữ khác (tùy tiện ở đây là sự lạm dụng khơng cần thiết, cịn những từ thuật
ngữ khoa học mà tiếng Việt khơng có sẵn thì vẫn phải vay mượn, như cách mạng,
nhân đạo, elip, cacbon,…). Ba là sự trong sáng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của
lời nói. 5
Thứ 2 là về khái niệm “ngơn ngữ mạng”. Có 1 thực tế rằng, trước khi định nghĩa được
một khái niệm nào đó, người ta cần xác định được những dấu hiệu có tính đặc trưng,
bản chất của khái niệm đó, mà trước khi xác định được những dấu hiệu có tính đặc
trưng bản chất, thì người ta cần biết đến nó qua những ví dụ cụ thể. Trong một thời
gian dài, trước sự xuất hiện của hoạt động giao tiếp qua không gian mạng, sử dụng
ngôn ngữ trên không gian mạng, người ta định nghĩa ngơn ngữ mạng qua các ví dụ,
như là GATO, vk, ck, FA, ko pjt, pùn,… những thứ ngôn ngữ, những cách viết, cách
dùng từ lệch chuẩn xuất hiện trên khơng gian mạng, thì người ta gọi nó là “ngôn ngữ
mạng”. Bản thân chữ “mạng” cũng được hiểu qua các ví dụ như là facebook, zalo,
instagram, ola, zing,…
4 Xuân Diệu (1980), “Sáng nghĩa, trong lời”, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

dẫn từ Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2011), Ngữ văn 12, tập 1, Sđd, tr.46.
5 Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2011), Ngữ văn 12, tập 1, Sđd, tr.31-32.


Sau đó, người ta chỉ ra được một số đặc trưng của “ngôn ngữ mạng”, như là sự viết
tắt, sử dụng tiếng lóng, sử dụng tiếng nước ngồi, nói tục, chửi thể,… Thật trớ trêu khi
tất cả những đặc trưng này đều vi phạm các tiêu chí về “sự trong sáng” của tiếng Việt
mà sách giáo khoa đưa ra: viết đúng quy tắc, khơng dùng tùy tiện tiếng nước ngồi và
lịch sự. Nói cách khác thì, theo cách hiểu như vậy, có thể định nghĩa “ngơn ngữ
mạng” là 1 “thứ ngôn ngữ không trong sáng”
Tuy nhiên ở đây, tôi sẽ hiểu “ngơn ngữ mạng” theo nghĩa là có thể hiểu là ngôn ngữ
được sử dụng trên không gian mạng với những đặc điểm phát sinh do đặc thù của việc
giao tiếp trên không gian mạng, đặc thù của đối tượng người sử dụng ngôn ngữ trên
không gian mạng và đặc thù của cộng đồng được hình thành trên khơng gian mạng.
Cịn khơng gian mạng là “mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
bao gồm mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ
thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành
vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.”6
Từ một cách định nghĩa nhằm cố gắng khái qt nhất có thể, thì chúng ta vẫn sẽ trở lại
với những đặc điểm dễ nhận thấy của ngôn ngữ mạng, đó là viết tắt, là tiếng lóng, là
pha tạp tiếng nước ngồi và sự thơ tục thường gặp.

3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng
Ban đầu tôi định phân loại thành ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, nhưng rồi tôi lựa
chọn cách phân loại thành ảnh hưởng ngôn ngữ và ảnh hưởng xã hội. Tôi không muốn
áp đặt điều này là tích cực hay tiêu cực, điều kia là tốt hay xấu,… tơi muốn nhìn nhận
vấn đề này từ góc độ văn hóa, nhìn cả “ngơn ngữ mạng” và “sự trong sáng của tiếng
Việt” như là những sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu sống của mình.
Tiếng Việt phải có sự trong sáng, phải có quy chuẩn, lịch sự và tránh pha tạp ngoại
ngữ, đó là 1 sáng tạo để đáp ứng nhu cầu. Ngôn ngữ mạng mà ta nói đến cũng vậy, nó

sinh ra để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, vắn tắt vì hạn chế của bàn phím, hoặc
thời gian giao tiếp ngắn, chẳng hạn như vậy. Ở đây vì yêu cầu là ảnh hưởng của ngôn
ngữ mạng đến sự trong sáng của tiếng Việt, nên tôi sẽ chỉ bàn đến sự tác động theo 1
chiều đó
6 Quốc hội (2018), Khoản 3, Điều 2, Luật An ninh mạng 2018.


3.1. Ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ
Chúng ta đều thấy rằng, ngơn ngữ có những phần cố định, nhưng cũng có những phần
ln biến đổi khơng ngừng. Chẳng hạn về từ vựng, nếu ở thời Phan Bội Châu, từ
“kinh tế” sẽ được hiểu là “kinh bang tế thế” – giúp nước cứu đời, còn ngày nay “kinh
tế” lại là nền kinh tế, là lĩnh vực của sự sản xuất, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm,… Hoặc
hàng trăm, hàng ngàn năm qua, những loại thực vật thân thảo dùng trong bữa ăn vẫn
luôn được gọi là rau. Nhưng ngày nay, chữ “rau” lại được dùng với 1 nghĩa bóng
khác. Nó lại còn phát sinh thêm động từ đi kèm, nếu việc chăm sóc, ni dưỡng rau
thực vật được gọi là “trồng rau” thì với loại rau con người, hoạt động gắn liền lại là
“chăn rau”.
Ngôn ngữ được sáng tạo mới khi nó được sử dụng thường xuyên và có sự tiếp xúc,
giao lưu với những hiện tượng mới. Như vậy thì khó có mơi trường nào thích hợp cho
sự sáng tạo ngơn ngữ hơn mơi trường khơng gian mạng. Đó là nơi có thể kết nối rất
nhiều người với nhau trong cùng 1 thời điểm, là nơi cập nhật nhanh nhất các hiện
tượng mới, và cũng là nơi mà người ta ít chịu ràng buộc, ít chịu sức ép khi sử dụng
ngôn từ. Một môi trường như vậy cho phép ngôn ngữ được sáng tạo mạnh mẽ để
khẳng định tính đa dạng của các cá nhân, nhóm tham gia, cũng như để phản ánh được
những hiện tượng mới phát sinh.
Chúng ta trở lại với những đặc điểm được chú ý, và cũng thường là những đặc điểm bị
phê phán của ngôn ngữ mạng.
Một là từ viết tắt. Do đặc thù trao đổi thơng tin trên mạng địi hỏi nhanh chóng, và
người ta thể hiện lời nói của mình ko phải bằng mồm, mà thơng qua bàn phím, nên
việc gõ chữ ngắn gọn là lợi thế. Hơn nữa, khi những từ ngữ đó xuất hiện q nhiều,

q thường xun, thì nó cũng có thể được viết tắt để khỏi tốn thời gian đọc và kéo
dài thêm đoạn văn. Những từ như UBND, HĐND, PGS.TS, BCH TW đều là những từ
viết tắt được thừa nhận, tức là, nhu cầu viết tắt là điều rất bình thường. Có điều ở ngơn
ngữ dùng trên mạng, có nhiều chữ viết tắt đến mức quá khó hiểu, thứ chữ được gọi là
“teencode” kiểu như: “ch4`0 |3u0j t0’j m0.j ngu01”. Kiểu viết này gắn với sự hạn chế
của bàn phím điện thoại trước đây, khó có thể triển khai cách gõ tiếng Việt có dấu,
cũng như tốn kém chi phí nếu gửi tin nhiều ký tự. Sự phổ biến của nó đồng thời tạo ra


phong cách, khiến cho người trẻ, thường là học sinh sinh viên, cũng muốn sử dụng
cách gõ này để gia nhập vào 1 cộng đồng trao đổi thông tin.
Tuy nhiên sau này, khi công nghệ phát triển, laptop và điện thoại thơng minh với màn
hình cảm ứng có diện tích rộng, cho phép người dùng gõ văn bản bằng “bàn phím
qwerty” thì khả năng gõ tiếng Việt có dấu dễ dàng hơn. Các ứng dụng bàn phím ngày
nay cũng mạnh hơn, có thể nhắc chữ hoặc tự động sửa lỗi chính tả. Việc giao tiếp
khơng cịn qua nhắn tin SMS hay mạng 2G, 3G nữa mà qua những nền tảng mạng xã
hội miễn phí cùng sự phổ biến của wifi, cho phép người dùng có thể gõ tiếng Việt 1
cách thoải mái. Dĩ nhiên đôi khi họ vẫn viết tắt cho 1 số từ dùng nhiều, như ko-không,
đc-được, vs-với, lquan-liên quan,… song cách gõ kiểu “teencode” thì gần như đã mất
hẳn, thậm chí ở 1 cộng đồng mới này, những ai sử dụng teencode lại trở thành lạc lõng
và bị chế nhạo, tạo thành 1 thứ áp lực khiến những người sử dụng teencode phải từ bỏ
lối viết đó.
Viết tắt còn thường được dùng để viết những câu chửi thề, bởi có lẽ trên mạng, việc
chửi thề thể hiện sắc thái biểu cảm rõ nét hơn, nên nó xuất hiện nhiều, xuất hiện nhiều,
lặp đi lặp lại nên cần viết tắt cho gọn, và thứ nữa đó cũng là những từ tục tĩu, nên viết
tắt đi thì nhìn có thể sẽ dễ chấp nhận hơn với nhiều người, những từ này có thể lấy ví
dụ như đkm, vkl, cmnr,…
Thứ 2 là tiếng lóng. Thật ra tiếng lóng, về một góc độ nào đó, cho thấy sự uyển
chuyển của ngơn ngữ, sự sáng tạo của người dùng. Chẳng hạn, để nói về việc 1 nhân
vật phổ biến trên mạng là anh Nguyễn Tử Quảng, một CEO (hay giám đốc điều hành)

thường gắn với những phát ngơn nói q, người ta thay từ “nói q” đó thành từ “nổ”,
và gắn ln với tên anh CEO để gọi là “Quảng nổ”. Đến 1 mức khéo léo hơn, người ta
không gọi là “Quảng nổ” nữa mà gọi là “Nguyên tử Quảng”. Điều này có lẽ ít nhiều
để lại thương tổn tinh thần cho nhân vật được nhắc đến, nhưng không thể phủ nhận
đây là một ví dụ chơi chữ rất khéo.
Hoặc chẳng hạn, trước những hiện tượng mới, những phong trào có thể nói là du nhập
từ phương Tây mạnh mẽ đến Việt Nam trong thời đại của internet, như là bảo vệ động
vật, hay người giới tính thứ 3, thì từ ngơn ngữ mạng cũng có những cách chơi chữ phù
hợp với những phong trào này. Chẳng hạn với những người ủng hộ khơng ăn thịt chó,


họ đưa ra khẩu hiệu “chó là bạn” thì ngược lại, những người ủng hộ ăn thịt chó lại nói
“chó là bạn, khơng phải tơi”. Đó là một sự vận dụng khéo léo từ đồng âm khác nghĩa
trong tiếng Việt. Với cộng đồng người thuộc giới tính thứ 3, hay đầy đủ hơn thường
được gọi là cộng đồng LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender), thì
một cách gọi lóng khác, cho rằng LGBT là viết tắt của “Làng gốm Bát Tràng”.
Không chỉ với những hiện tượng mới, mà ngay cả với những hiện tượng quen thuộc,
truyền thống cũng được đưa vào những cách diễn đạt mới nhờ môi trường giao tiếp
trên không gian mạng. Chẳng hạn, từ việc người đi câu cá ném thính – thường là bột
ngơ, gạo, đỗ rang thơm – để thu hút cá, liên tưởng đến hiện tượng những chàng trai,
cô gái buông lời ẩn ý, lả lướt, mời gọi tình cảm của người xung quanh, qua 1 phép ẩn
dụ và trở thành “thả thính”. Hoặc hiện tượng người chồng về nhà vợ ở rể, dân gian
thường dành 1 câu cho những anh chồng đó là “chó chui gầm chạn”. Ngày nay, cũng
để chỉ việc đàn ơng lấy được nhà vợ giàu có, họ sẽ gọi anh ta là “chạn vương”.
Thứ 3 là về việc pha tạp ngoại ngữ. Thực ra với thời đại công nghệ, có nhiều cơng
việc, hoặc nhiều thuật ngữ du nhập từ nước ngoài vào mà nếu dịch ra tiếng Việt có thể
làm sai lệch đi ý nghĩa của nó. Chẳng hạn như từ designer, từ này có thể dịch là nhà
thiết kế, tuy nhiên nếu gọi là nhà thiết kế trong tiếng Việt, sẽ dễ liên tưởng đến nhà
thiết kế thời trang, trang phục,… trong khi thực tế nhắc đến designer là nhắc đến
người làm công việc chỉnh sửa ảnh, video, thiết kế phông nền,… Tương tự là từ editor,

nếu dịch là người biên tập hay biên tập viên, dễ hiểu nhầm là những biên tập viên báo
chí hay truyền hình, trong khi thực tế editor thường dùng để chỉ những người cũng là
biên tập, nhưng là biên tập hình ảnh, video, thêm hiệu ứng,…
Bên cạnh đó, có rất nhiều từ tiếng nước ngồi mà bản thân nó đã là từ tiếng lóng, hoặc
nếu dịch ra nó sẽ khơng xi, nên người ta, ở trên không gian mạng, vẫn viết nó bằng
tiếng nước ngồi, như là body shaming, sugar daddy, friend with benefit, hotboy
hotgirl,… Những từ tiếng nước ngoài được sử dụng phổ biến, đến mức nó được ghép
với từ tiếng Việt để tạo thành 1 từ mới, như là lọt top (vào nhóm hàng đầu), đú trend
(theo đuổi xu hướng), bet thủ (bet là cá độ, thủ là hậu tố chỉ người chơi, bet thủ là
người chơi cá độ), hít drama (cập nhật tin tức từ 1 vụ việc có diễn biến kịch tính),…


Với sự phát triển cơng nghệ ngày càng nhanh chóng, ngôn ngữ mạng không chỉ phổ
biến dưới dạng văn bản mà còn phổ biến được dưới dạng âm thanh và hình ảnh, từ
chỗ người ta chỉ có thể chat với nhau qua yahoo, đến chỗ người ta có thể livestream để
gửi lời nói và hình ảnh trực tiếp đến hàng ngành, hàng vạn người. Từ đó lại nảy sinh
ra kiểu ngơn ngữ phổ biến theo câu (thay vì theo từ), và thường thì nó cũng là những
câu có gắn với yếu tố lệch chuẩn, nhưng được cắt bớt đi để người nghe tự suy ra phần
còn lại, chẳng hạn như “chào em, anh đứng ở đây từ chiều…”, “chỉ có làm thì mới có
ăn…”, “đấm khơng trượt phát nào”, “tơi năm nay hơn 70 tuổi rồi…”
Tóm lại, mơi trường khơng gian mạng đã tạo ra sức sáng tạo và biến đổi rất mạnh mẽ,
liên tục cho ngơn ngữ, nhưng nó cũng đặt ra thách thức với các tiêu chuẩn vốn có về
sự trong sáng của tiếng Việt.

3.2. Ảnh hưởng về mặt xã hội
Có một điều mà bất cứ ai cũng phải thừa nhận, đó là sức ảnh hưởng rộng khắp và tác
động sâu sắc của những thứ xuất hiện trên không gian mạng, đặc biệt là đối với người
trẻ, những người đang trong quá trình hình thành nhân cách, cũng đang và sẽ là lực
lượng lao động, sáng tạo chính của đất nước. Ngơn ngữ mạng có thể góp phần nền
tảng tạo nên một thứ văn hóa mạng. Khi mà con người ta sinh hoạt nhiều và thường

xuyên trên mạng khơng kéo gì ngồi đời, thì văn hóa cá nhân của họ chắc chắn sẽ chịu
ảnh hưởng của văn hóa mạng mà họ tham gia. Từ đó những thái độ, cách ứng xử của
họ, cả trên mạng và ngoài đời, có thể gây ra những lệch chuẩn.
Cần nói rõ ở đây là lệch chuẩn, chứ chưa phải là đúng sai hay tốt xấu. Lệch chuẩn là
những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông, hay sự vi phạm các chuẩn mực
xã hội.7 Nếu như đến một ngày số đơng đều sử dụng ngơn ngữ mạng, thì đâu mới là
tiêu chuẩn mới. Nếu nhìn vào cách qua một đêm fanpage của VTV cũng bóng gió
nhắc đến “trà xanh”, dù không phải với nghĩa như từ mượn tiếng Trung, nhưng người
xem cũng hồn tồn có thể liên tưởng. Hoặc chuyên mục điểm tuần của VTV24 cũng
rất chịu khó bắt kịp những trào lưu mới, những “trend” mới trong tuần, trong tháng để
biên tập nội dung và thu hút khán giả.
7 Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016), Giáo trình Xã hội học đại cương,
Nxb ĐHQGHN, Hà Nội, tr.58.


Ta có thể thấy rằng, trong thời đại ngày nay, khơng gian mạng ngày càng chiếm vị trí
quan trọng, và có thể những tiêu chuẩn về “sự trong sáng của tiếng Việt” đang có
nguy cơ thất thế. Đương nhiên, vẫn sẽ ln có những phạm vi nhất định bảo đảm yêu
cầu về sự trong sáng này, như là trong văn bản hành chính, trong văn phong khoa học,
… tuy nhiên phạm vi này sẽ ngày càng trở nên nhỏ hẹp trước sự lớn mạnh không
ngừng của không gian mạng và truyền thơng hiện đại. Ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ
truyền thơng, hiện nay cũng cịn phải cân nhắc theo ngơn ngữ mạng. Ta không thể nào
ôm lấy những tiêu chuẩn quá cứng nhắc mà phán xét hay đánh giá thấp sức mạnh của
một thứ đang ngày càng mở rộng, làm mới liên tục và thu hút số đơng.

Kết luận
Tóm lại, có thể nói rằng, ảnh hưởng của ngơn ngữ mạng đến sự trong sáng của tiếng
Việt là rất lớn. Ảnh hưởng này có thể khiến cho những tiêu chuẩn trước đây về sự
trong sáng của tiếng Việt được cân nhắc lại, diễn giải theo những cách mới. Tuy nhiên
vấn đề của ngôn ngữ mạng va chạm với những tiêu chuẩn của sự trong sáng của tiếng

Việt, đến nay quan sát được, thì chủ yếu là ở mặt hình thức, mặt diễn đạt. Hình thức
có thể thay đổi, ở những phạm vi khác nhau, người ta chấp nhận độ trong của nước
khác nhau. Còn về mặt nọi dung, mặt ý nghĩa, ta vẫn cần đề cao và tìm cách chọn lọc
để làm sáng lên ý nghĩa mà ta muốn truyền đạt, ý nghĩa mà tiếng nói của dân tộc
truyền tải



×