Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.07 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015................................................3
1. Khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng
dân sự.........................................................................................................3
2. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan
trong tố tụng dân sự..................................................................................6
3. Điểm khác biệt giữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan so
với những người tham gia tố tụng khác..................................................7
4. Điểm mới trong quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).9
II. Đánh giá các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự............................10
1. Thực trạng quy định của pháp luật về người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan trong tố tụng dân sự..........................................................10
2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.........................12
KẾT LUẬN....................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................15

1


MỞ ĐẦU
Đương sự là một khái niệm pháp lý đặc thù của lĩnh vực tố tụng tại Tòa
án dân sự nói riêng cũng như ngành Tòa án nói chung. Trong vụ án dân sự,
đương sự là một chủ thể quan trọng, không thể thiếu. Đương sự trong tố tụng
dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan. Mặc dù cùng được gọi với khái niệm chung “đương sự” nhưng mỗi


trường hợp đều có những quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ và tư cách tố
tụng khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật mới nhất hiện nay – Bộ
luật tố tụng dân sự 2015, em xin chọn đề bài sớ 09: “Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS năm
2015” làm nội dung bài tập học kỳ.

2


NỘI DUNG
I.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo

quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
1. Khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.
a. Khái niệm
Đương sự trong tố tụng dân sự không chỉ có nguyên đơn và bị đơn mà
bao gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bởi vì khi giải quyết vụ án dân sự
hay việc dân sự có thể ảnh hưởng tới lợi ích của người thứ ba. Bợ ḷt Tớ tụng
dân sự 2015 (BLTTDS 2015) có các quy định đưa ra định nghĩa về người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong việc dân sự.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 BTTTDS 2015: “Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện,
không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề
nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Tại Khoản 6 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết
việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân
sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Như vậy, ta có thể một cách chung nhất về người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự
đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình1. Từ những khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
vụ án dân sự và việc dân sự như trên ta có thể thấy người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong tố tụng dân sự có những đặc điểm như sau:

1 Nguyễn Công Bình (Chủ biên, 2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân,

Hà Nội, tr. 108.
3


Thứ nhất,. người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
không khởi kiện như nguyên đơn, không bị kiện như bị đơn mà là người tham
gia tố tụng khi vụ án đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do
họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự2.
Thứ hai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có
thể là chủ động hoặc theo yêu cầu cầu của đương sự khác hoặc của Tòa án.
Có ba trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được tham gia tố
tụng dân sự:
 Tự họ chủ động đề nghị tham gia tố tụng và được Tòa án chấp
nhận.

 Các đương sự khác đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng và được
Tòa án chấp nhận.
 Tòa án tự đưa họ vào tham gia tớ tụng.
Ví dụ về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự như
sau: Anh A cho chị B vay 5 triệu đồng trong 03 tháng có tài sản thế chấp. Quá
thời hạn cho vay chị B không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho anh A, anh A đệ
đơn kiện chị B ra Tòa yêu cầu hoàn trả số tiền đã vay cùng khoản lãi. Trong
quá trình tố tụng phát hiện việc vay với chủ thể khác là anh C và cũng dùng
tài sản thế chấp như đối với anh A. Khi đó anh C chủ động yêu cầu tham gia
phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án
dân sự, yêu cầu chị B hoàn trả số tiền đã vay và ta có thể thấy anh C không
phải là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ án dân sự này.
b. Phân loại
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự gồm người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự. Trong đó người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan trong vụ án dân sự phân ra: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không
có yêu cầu độc lập (hay còn được gọi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
2 Đỗ Thị Hà (2013), Luận văn Thạc sĩ “Quyền tố tụng của đương sự và thực tiễn thực hiện”, Hà

Nội, tr.9
4


quan không phụ thuộc vào nguyên đơn hay bị đơn). Hiện nay Bộ luật Tố tụng
dân sự không đưa ra khai niệm cụ thể về hai loại người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan này nhưng ta có thể hiểu như sau:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng một cách độc lập với nguyên

đơn và bị đơn. Yêu cầu họ đưa ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, không phụ thuộc vào đương sự khác và có thể chống lại nguyên đơn
hoặc bị đơn. Yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được Tòa
án chấp nhận khi có các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 201
BLTTDS 2015: việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu
cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Thời hạn để người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự có quyền đưa ra yêu cầu độc lập là
đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập (hay
còn được gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phụ thuộc vào nguyên
đơn và bị đơn) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án
dân sự mà việc tham gia tố tụng của họ luôn phụ thuộc vào việc tham gia tố
tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn. Họ có quyền lợi, nghĩa vụ luôn phụ thuộc
và gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn nên họ không
thể đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn mà yêu cầu
của họ bao giờ cũng đi kèm và phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn hoặc
yêu cầu của bị đơn. Vì vậy họ không thể khởi kiện để Tòa án giải quyết, mà
quyền lợi của họ sẽ được giải quyết ngay trong vụ án đã phát sinh giữa
nguyên đơn và bị đơn.
2. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tố
tụng dân sự.
5


Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các
quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho đương sự tại Điều 70 của
BLTTDS 2015 và những quyền và nghĩa vụ riêng tại Điều 73 BLTTDS 2015.

Như vậy, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự có các
quyền và nghĩa vụ giống như các đương sự khác như: tôn trọng Tòa án; cung
cấp đầy đủ chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở; cung cấp tài liệu, chứng cứ;
giữ nguyên, thay đổi, bổ dung hoặc rút yêu cầu; … Đối với nghĩa vụ nợp tiền
tạm ứng án phí, thì nghĩa vụ này chỉ đặt ra với người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự.
Bên cạnh đó điểm b Khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2015 quy định người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với
bên nguyên đơn hoặc bị đơn. Quy định như vậy cho phép người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có quyền lựa chọn địa vị tham gia tố tụng phù hợp với
hoàn cảnh của mình và từ quyết định lựa chọn của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan kéo theo những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và
yêu cầu độc này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì Khoản 2 Điều 73
BLTTDS 2015 quy định: “… có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại
Điều 71 của Bộ luật này...”. Theo đó người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập có những quyền, nghĩa vụ như: Thay đổi nội dung yêu cầu
khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (Khoản 1 Điều 71);
Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (Khoản 2 Điều 71). Như vậy, ta
thấy quyền quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập giống như quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn. Quy định như
vậy là hoàn toàn hợp lý bởi như đã phân tích ở trên thì người có quyền lợi.
nghĩa liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều kiện để khởi kiện một cách độc
lập và họ tham gia vào tố tụng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bởi
vụ án dân sự hay việc dân sự hay việc dân sự đã phát sinh và việc tham gia
cũng như giải quyết đồng thời và nghĩa vụ của họ giúp cho công việc xử lý
6



thuận lợi và chính xác hơn. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 73 cũng quy định:
“Trường hợp yêu cầu độc lập khơng được Tịa án chấp nhận để giải quyết
trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi
kiện vụ án khác.”. Như vậy, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu độc lập không chấp nhận thì
quyền và nghĩa vụ của họ chỉ gồm có các quyền và nghĩa vụ được quy định
chung cho đương sự tại Điều 70 BLTTDS 2015.
Đối với người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên
nguyên đơn hoặc với bị đơn thì Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2015 quy định:
“có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này”
hoặc Khoản 4 Điều 73 BLTTDS 2015 quy định: “có quyền, nghĩa vụ của bị
đơn có quy định tại Điều 72 của Bộ luật này”. Như đã phân tích người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với
bị đơn tức việc tham gia tố tụng của họ phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị
đơn. Vì thế tùy thuộc vào họ tham gia tố tụng với bên nào từ đó xác định
những quyền và nghĩa vụ khác này cũng chính là quyền và nghãi vụ của bên
mà họ tham gia tố tụng cùng.
3. Điểm khác biệt giữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan so với
những người tham gia tố tụng khác.
Điểm khác biệt đầu tiên giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với
những đương sự khác như nguyên đơn, bị đơn hay người yêu cầu chính là
việc phát sinh vụ án dân sự hay việc dân sự không phải do họ. Họ tham gia
vào tố tụng và được xác định tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan sau khi vụ việc dân sự hay việc dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và
bị đơn. Việc tham gia của họ có thể chủ động hoặc do yêu cầu của đương sự
khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Điểm khác biệt nữa giữa người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan so với nguyên đơn và bị đơn là họ có thể lựa chọn cách
thứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ho có thể chọn việc đưa ra
yêu cầu độc lập hoặc không đưa ra yêu cầu độc lập, đứng về phía ngun đơn
và bị đơn chớng lại phía bên kia để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

7


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự khác với
nhứng người tham gia tố tụng khác như: người làm chứng, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, … ở chỗ họ có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc việc dân sự đang được giải
quyết và họ tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Những
người tham gia tố tụng khác như người giám định, người làm chứng tham gia
tố tụng chỉ nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành xét xử và không có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hay việc dân sự đang được giải quyết. Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì tham gia tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như nguyên đơn hay bị đơn chứ
khơng có qùn và lợi ích liên quan đến vụ án hay việc dân sự đang được giải
quyết. Như vậy ta có thể thấy được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong tố tụng dân sự khác với người tham gia tố tụng khác ở chỗ họ có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc việc dân sự đang được Tòa án giải
quyết và họ tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Một điểm khác biệt nữa giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong tố tụng dân sự so với những người tham gia tố tụng khác là họ có thể
thay đổi địa vị tố tụng. Đó là trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu
cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có
quyền, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị kiện theo yêu cầu
độc lập trở thành bị đơn. Việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập có thể thay đổi địa vị tố tụng xuất phát từ đặc điểm của chủ thể
này. Họ có đủ điều kiện, căn cứ để khởi kiện vụ án dân sự độc lập nhưng họ
tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh nhằm giúp cho việc giải quyết được
nhanh gọn và chính xác hơn nên khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, bị đơn
rút yêu cầu phản tố thì họ vẫn có đủ điều kiện để trở thành nguyên đơn khởi

kiện với yêu cầu của mình.
4. Điểm mới trong quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so
với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
8


Quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong BLTTDS 2015
đã có nhiều đổi mới so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) như sau:
Thứ nhất, BLTTDS 2016 đưa ra khái niệm đầy đủ về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự. Theo đó quy định tại BLTTDS 2004
chỉ nêu ra khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân
sự thì đến BLTTDS 2015 đã bổ sung khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong việc dân sự. Việc bổ sung như thế là cần thiết, giúp cho
quy định này trở nên hoàn thiện và đầy đủ hơn, giúp cho Tòa án có đủ căn cứ
xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.
Thứ hai, BLTTDS 2015 có sự bổ sung tại Khoản 2 Điều 201 về quyền
yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: “Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.”.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 177 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011)
thời hạn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc
lập là đến trước khi Tòa án ra quyết định vụ án ra xét xử sơ thẩm. Như vậy ở
quy định tại BLTTDS 2015 thời hạn được yêu cầu độc lập của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đã được rút ngắn lại đến trước thời điểm mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Sự thay đổi
trong quy định về thời hạn như vậy mang tính cách mạng, rút ngắn thời hạn
có thể thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập từ đó giúp Tòa án chủ động
trong giải quyết vụ án, tránh trường hợp sau xét xử mới đưa ra yêu cầu.
II.


Đánh giá các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.
1. Thực trạng quy định của pháp luật về người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan trong tố tụng dân sự.
Nhìn chung, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan ngày càng được các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các
9


cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm. Để giúp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thuận lợi trong việc thực hiện quyền tố tụng của mình, các Tòa án
đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, đảm bảo cho các đương sự thực hiện quyền của
mình. Hầu hết các Tòa án đều niêm yết mẫu đơm yêu cầu tại trụ sở Tòa án,
thuận lợi cho người có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình hoặc cho người khác. Đặc biệt, để giúp cho đương sự thuận lợi trong
việc yêu cầu Tòa án thường trực tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự nói chung và giải quyết những yêu cầu, thắc mắc của đương sự.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực thi bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn còn có những tồn
tại, hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, về quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Pháp luật trao cho bị đơn địa vị tố tụng của nguyên đơn
trong trường hợp bị đơn có yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa liên
quan nhưng lại không có quy định về địa vị pháp lý của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Đây là một sự thiếu xót, bất cập của pháp luật, ảnh hưởng
đến quyền và nghĩa vụ của bị đơn có yêu cầu đọc lập cũng như quyền và
nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa quy định cho phép người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan khác trong cùng một vụ việc.
Trong một vụ án dân sự, phần lớn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
thường có sự đối kháng về quyền, nghĩa vụ đối với bị đơn hoặc nguyên đơn,
và pháp luật cũng có quy định cho họ được quyền tham gia tố tụng cùng bên
với một trong hai đường sự nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế có những tình
huống mà quyền lợi, nghĩa vụ của họ lại không đối kháng với nguyên đơn hay
bị đơn, mà có sự đối kháng hoặc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người
có quyền lợi, nghĩa vụ khác trong vụ án dân sự. Trong tình huống này, việc
10


pháp luật không cho họ quyền được đưa ra yêu cầu độc lập đối với những chủ
thể trên là không hợp lý, không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng ghi nhận tại
Điều 9 BLTTDS 2015 và khiến vụ việc sẽ bị kéo dài, phức tạp, khó giải
quyết3.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện pháp luật về tố tụng dân sự đã cho thấy rất
nhiều trường hợp việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gặp
những vướng mắc do những quy định của pháp luật chưa đủ rõ ràng, chi tiết
về vấn đề này(4). Xét trên một trường hợp cụ thể, ví dụ như trong thời gian
qua, khơng ít vụ án liên quan đến tranh chấp hợp đờng tín dụng giữa ngân
hàng và khách hàng vay mà tòa án gần như không thể giải quyết được do có
quá nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên tòa không thể triệu tập
được hết những người này tham gia tố tụng.
Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng “không thể triệu tập được hết những
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham gia tố tụng” như vậy? Bởi
BLTTDS 2015 có quy định khi giải quyết vụ án, tòa án cấp sơ thẩm có nghĩa
vụ phải triệu tập đầy đủ tất cả những người thuê này với tư cách là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia các giai đoạn tố tụng (giai đoạn chuẩn
bị xét xử, hòa giải và xét xử). Đồng thời, tòa án phải thực hiện đầy đủ các thủ
tục tống đạt hợp lệ các văn bản, quyết định liên quan đến tố tụng cho họ (như

triệu tập lấy lời khai, đối chất làm rõ vụ việc, hòa giải, đưa vụ án ra xét xử,
tạm hoãn, tạm đình chỉ...). Với quy định như vậy, nếu tính từ khoảng thời gian
từ khi bắt đầu vụ án cho đến khi kết thúc vụ án, số lượng người thuê có thể
thay đổi đáng kể, do đó việc triệu tập toàn bộ người thuê với tư cách người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham gia phiên tòa trở nên rất rắc rối, đồng
thời các thủ tục đối với mỗi cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lại càng chồng chéo và dài dòng hơn. Hạn chế

3 Trần Thị Diệu Linh, Luận văn Thạc sĩ, “Quyền của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tịa án”, Hà Nợi, 2017, tr.23
4 Bế tắc vì có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Báo điện tử Baomoi.com)
11


này dẫn đến vụ án có thể kéo dài từ năm này sang năm khác mà không có hồi
kết.
2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.
Để việc giải quyết vụ án dân sự được thực hiện một cách đúng đắn, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì
nhà nước cần hoàn thiện một số quy định của pháp luật về những vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định khái niệm đương sự trong vụ án dân sự. Có khái
niệm chung về đương sự sẽ giúp việc xác định khái niệm người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan được rõ ràng, cụ thể hơn rất nhiều.
Thứ hai, cần bổ sung những quy định rõ ràng về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan tham gia tớ tụng khơng đợc lập (đứng về phía ngun đơn
hoặc bị đơn). Nhằm giúp cho việc xác định tư cách tố tụng của họ được cụ thể
hơn.
Thứ ba, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có các hướng dẫn cụ

thể đối với những trường hợp riêng như đã nêu ở phần hạn chế. Nếu pháp luật
có hướng dẫn kịp thời, sẽ giúp giải quyết được sự bế tắc đối với các vụ án nêu
trên, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đờng thời giúp giảm
bớt gánh nặng không cần thiết về thủ tục tố tụng cho tòa án các cấp và góp
phần giảm lượng án tồn do vướng mắc về thủ tục tố tụng như hiện nay.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá
trình tố tụng dân sự để bảo đảm quyền và lợi ích của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan được các cơ quan, tổ chức tôn trọng, bảo vệ. Theo đó, cần
có quy chế phối hợp hoạt động, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo
để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh giữa Tòa án với
Viện kiểm sát, các cơ quan bổ trợ tư pháp,…
Ngoài ra, để hạn chế những vi phạm trong hoạt động áp dụng các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự nói chung và các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự nói riêng về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án
dân sự, cần không kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực
chuyên môn cao, có đạo đức tốt và tận tâm, nhiệt tình để bảo đảm quyền tố
12


tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực thi đúng quy định
của pháp luật, tránh tình trạng xét xử sai, xâm phạm quyền và lợi ích của
đương sự nói chung và người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan nói riêng gây
khó dễ, sách nhiễu. Thêm vào đó không thể thiếu được việc đẩy mạnh công
tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân để từ đó họ có thể thực
hiện tốt các quyền, nghĩa vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình
khi tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự.

13



KẾT LUẬN
Đương sự trong vụ án dân sự nói chung và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan nói riêng là những chủ thể quan trọng trong vụ án dân sự. Việc xác
định thành phần, tư cách tố tụng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
trong vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng giúp đỡ cho cả quá trình giải qút
vụ án mợt cách chính xác, khách quan. BLTTDS 2015 đã có các quy định khá
rõ ràng, chi tiết về người có quyền lơi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, sự
thay đổi không ngừng của hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn xã hội đã
khiến cho các quy định này chưa thực sự đầy đủ và còn tồn tại một số hạn
chế, bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu góp phần cho
việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng, chính xác.
Trong quá trình nghiên cứu bài tập, có thể còn tồn tại những thiếu sót
mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Em xin trân thành cảm ơn!

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – NXB Lao Động;
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);
3. Giáo trình luật tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2019;
4. Trần Thị Diệu Linh, Luận văn Thạc sĩ, “Quyền của bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện
tại Tòa án”, Hà Nội, 2017;
5. Đỗ Thị Hà, Luận văn Thạc sĩ “Quyền tố tụng của đương sự và thực tiễn
thực hiện”, Hà Nội, 2013;
6. Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015;
7. Bế tắc vì có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Báo điện tử
Baomoi.com);


15



×