Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thương mại điện tử yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.31 KB, 4 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG DOANH NGHIỆP
ECOMMERCE ELEMENTS ARE INDISPENSABLE
IN THE SUPPLY CHAIN ENTERPRISE
ThS. Nguyễn Vĩnh Phước
Trường cao đẳng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Email:
Tóm tắt
Khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới thì một vấn đề được
đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp có thể liên kết lại với nhau tạo thành những chuỗi cung ứng. Bài viết sẽ
phân tích vai trị của thương mại điện tử đối với sự hình thành, phát triển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để
giúp các doanh nghiệp giảm chi phí trong việc vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn phát
triển hiện nay, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp liên kết với nhà phân phối, nhà cung cấp
nguyên vật liệu qua việc trao đổi thông tin qua lại với nhau về quá trình sản xuất, quá trình phân phối, quản lý
và phân phối đơn hàng.
Từ khóa: Thương mại điện tử; Chuỗi cung ứng.
Abstract
As the country is increasingly integrating into the economy of the region and the world, a matter is
being put in place so that businesses can come together to form supply chains. The paper will analyze the role
of e-commerce in the formation and development of enterprise supply chains to help enterprises reduce costs of
operating and improving their competitiveness in the development stage. At the same time, we also offer
solutions to help businesses link with distributors and suppliers of materials through the exchange of
information on the production process, distribution process, management and delivery orders.
Keywords: Ecommerce; Supply chain.

1. Đặt vấn đề
Thương mại điện tử ngày nay khơng cịn là một cụm từ xa lạ đối với doanh nghiệp trong xã hội
ngày nay, nhưng để hiểu rõ về vai trò của thương mại điện tử đối với sự phát triển của một doanh
nghiệp thì rất ít doanh nghiệp. Và càng ít doanh nghiệp hơn nữa biết đến vai trò của thương mại diện


tử trong việc phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế tồn cầu. Do đó tác giả muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trị của thương mại điện tử
trong việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Thương mại điện tử
Theo diễn dàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương: “Thương mại điện tử là các giao dịch thương
mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử”.
Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử là việc làm kinh
doanh thông qua mạng internet, bán những hàng hóa và dịch vụ có thể được phân phối khơng thơng
qua mạng hoặc những hàng hóa có thể được mã hóa bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua
mạng hoặc không thông qua mạng”.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO): “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh tốn trên mạng Internet, nhưng được giao
nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa”.
789


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử nhưng theo
quan điểm của tác giả bài viết thì định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là phù hợp nhất:
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua
bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua
Internet dưới dạng số hóa”.
2.2. Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức/ tác nhân có sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau để
cùng hợp tác làm việc, kiểm soát, quản lý và cải thiện dịng chảy của vật liệu và thơng tin từ nhà cung
cấp cho đến khách hàng cuối cùng ( Christopher, 2010).
Chuỗi cung ứng là sự kết nối của nhiều hoạt động, q trình kinh doanh có liên quan với nhau
để tạo ra sản phẩm cuối cùng như hoạt động mua sắm nguyên vật liệu; hoạt động thêm gia trị gia tăng

bằng quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng; hoạt động thêm giá trị gia tăng
về thời gian và không gian qua hoạt động lưu trữ, vận chuyển; hoạt động tổ chức trao đổi thông tin
giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Min và Zhou, 2002).
Chuỗi cung ứng là là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch
vụ ra thị trường (Lambert,Stock và Ellram, 1989).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà cịn có
cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng ( Chopra và Meindl, 2003).
Theo quan điểm của tác giả thì chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhà cung cấp nguyên liệu, nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ,… có cùng mục tiêu liên kết lại với nhau để đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng với mức giá và chất lượng cạnh tranh.
3. Phân tích vai trị của thương mại điện tử
3.1. Đối với sự hình thành chuỗi cung ứng
3.1.1. Giúp nhà sản xuất liên kết được với nhà cung cấp nguyên vật liệu
Việt Nam có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone,
đây là một điều kiện thuận lợi để giúp các nhà sản xuất liên kết được với các nhà cung ứng nguyên vật
liệu trong nước và quốc tế để tìm kiếm, cung cấp và trao đổi thông tin qua lại với nhau một cách dễ
dàng nhằm tạo sự gắn kết và chia sẽ lẫn nhau trong sản xuất.
3.1.2. Giúp nhà sản xuất liên kết được với nhà phân phối, khách hàng
Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc giúp các nhà sản xuất
liên kết được với Nhà phân phối và khách hàng nhằm giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp sản
xuất với khách hàng và nhà phân phối trong và ngoài nước. Theo số liệu điều tra của Cơng ty cổ phần
Thanh tốn quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng
khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực
tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%. Tính đến
cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Dự báo trong 4 năm
tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đốn có thể đạt tới 10 tỷ USD.

790



Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư
ương mại và phân phối” lần
n 1 năm 20188

3.2
2. Đối với sự phát triiển của chu
uỗi cung ứn
ng
3.2
2.1. Giúp hooạt động giaao dịch giữaa các doanh
h nghiệp tron
ng chuỗi thuuận tiện hơ
ơn
a. Thanh toánn
Hiện tại,
t Việt N
Nam có hơnn 34 triệu người sử dụng
d
smartpphone (dữ liệu từ Facebook và
Teencent). Trong đó, 29%
% người muaa hàng thực hiện giao dịch
d online tthông qua m
mobile platfform (Theo
Gllobal web Inndex, 2017)). Do đó, thư
ương mại điiện tử trở th
hành một yếếu tố khơng thể thiếu để
ể góp phần
ph
hát triển chuuỗi cung ứngg của các ddoanh nghiệp. Nếu như

ư trước đây chưa ứng ddụng thương mại điện
tử thì các doaanh nghiệp ssẽ mất nhiềuu thời gian để thu tiền nên vịng qquay của dịịng tiền chậm
m thì ngày
nay
y thương mại
m điện tử pphát triển thìì việc thanh
h tốn trở nêên thuận lợi hơn.
b. Trao đổi thhông tin, chứ
ứng từ, muaa bán
Khi dooanh nghiệpp ứng dụngg thương mại
m điện tử vào
v trong cchuỗi cung ứng thì việ
ệc trao đổi
ơng tin, chứ
ứng từ giữaa các doanhh nghiệp sẽ diễn ra một cách nhannh chóng. T
Theo kết qu
uả khảo sát
thơ
năm
m 2018 củaa Hội doannh nghiệp hààng Việt Nam
N
chất lượ
ợng cao chho thấy, số nngười tiêu dùng chọn
mu
ua online đãã tăng gấp bba lần (2,7%
%) so với năm
m 2017 (0,9
9%).

Ngoài ra, kết quả khảo sát còòn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiiêu dùng ít nnhiều đều được

đ
người
tiêêu dùng muaa online.
791


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

3.2.2. Giúp các doanh nghiệp ở những khu vực địa lý khác nhau có thể liên kết được với nhau
a. Tìm kiếm nguồn khách hàng mới ở trong nước, ngoài nước
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tính đến năm 2016, đã có
tới 32% doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngồi thơng qua kênh trực
tuyến. Trong khi đó, 11% doanh nghiệp chọn tham gia các sàn thương mại điện tử và hoạt động website.
b. Giảm chi phí quảng cáo, tăng doanh thu
Khi ứng dụng thương mại điện tử trong chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí
quảng cáo trên các phương tiện truyền thống như tivi, báo, đài, sự kiện,…Theo Báo cáo Thương mại
điện tử của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương (2015), doanh số
TMĐT (B2C) đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
4. Kiến nghị giải pháp
- Các doanh nghiệp cần phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, có khả
năng ngoại ngữ để giao tiếp được với các doanh nghiệp trong khu vực, quốc tế và trình độ tin học ứng
dụng để có thể trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
- Các cơ quan chức năng cần đưa ra những chính sách pháp lý kịp thời để hỗ trợ cho sự phát triển
của thương mại điện tử nhằm góp phần tạo ra những chuỗi cung ứng hiện đại, phù hợp với thời đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm
2018;
2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại điện tử ở Việt Nam
và một số giải pháp điều hành, Diễn dàn tài chính tháng 10/2015;

3. Cơng Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh
nghiệp, Diễn đàn doanh nghiệp tháng 2/2017;
4. Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?, Tạp chí
The Leader tháng 11/2017;
5. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC,
Tạp chí Tài chính tháng 6/2017;
6. Christopher, M. Logistic an supply chain management, 4th, Financial Time/Prentice Hall, Lodon,
ISBN9780273731122, 2010;
7. Min, H and Zhou, G. Supply chain modeling: past, present and futuer, Comput. Ind.Eng.43, 231249, 2002.

792



×