Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.62 KB, 7 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CROSS BORDER E-COMMERCE: SOLUTIONS FOR VIETNAM ECONOMIC
DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION
Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn
Email:
Tóm tắt
Với sự tăng trưởng của thương mại quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin như
hiện nay, người tiêu dùng đang có khuynh hướng thay đổi cách thức mua sắm, tiêu dùng của mình. Họ có xu
hướng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thơng minh, máy tính bảng hay laptop để mua hàng qua
mạng thay vì hình thức mua hàng truyền thống. Vì thế, thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) ngày càng
phát triển và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, và chắc chắn rằng thương mại điện
tử xuyên biên giới sẽ là một trong những giải pháp phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế. Thông qua bài viết, tác giả muốn cung cấp một số lý thuyết về thương mại điện tử xuyên biên giới
(CBEC), và thực trạng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) tại Việt Nam hiện nay để từ đó có
thể đề xuất một số định hướng phát triển thương mại điện tử (CBEC) trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Từ khóa: thương mại điện tử xuyên biên giới; Việt Nam; thương mại điện tử; hội nhập quốc tế
Abstract
With the growth of international trade and the rapid development of information technology today,
consumers are increasingly inclined to change the way they purchase. They tend to use mobile devices such as
smartphones, tablets, and laptops to buy online rather than traditional buying. Therefore, cross-border ecommerce (CBEC) has grown and attracted the interest of many Vietnamese businesses, and it is certain that
cross-border e-commerce will be one of the solutions for Vietnames sustainable development in the international
integration. Through this article, the author wants to provide some new theories of cross-border e-commerce
(CBEC), and current status of cross-border e-commerce (CBEC) development in Vietnam so that it can be propose
some solutions for cross-border e-commerce (CBEC) development in the international integration.
Keywords: Cross border e-commerce; Vietnam, E-commerce; international integration

1. Đặt vấn đề


Thương mại điện tử qua biên giới (CBEC) đang phát triển nhanh chóng nhờ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế cùng với nền tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh. Theo báo cáo của Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Việt Nam thì hiện nay thương mại điện tử xuyên biên giới
đóng góp 21% doanh thu tổng thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử xuyên biên giới
chính là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thương mại thế giới. So với mơ hình giao thương quốc tế
truyền thống, thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp giảm được rất nhiều khâu không
tạo ra giá trị, từ đó giảm chi phí giao dịch, từ đó người mua và người bán dễ dàng đạt được mức giá tốt
hơn. Bên cạnh đó, với ưu điểm tiết kiệm chi phí, giúp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đầu
cuối, thương mại điện tử xuyên biên giới rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Tổng quan về thương mại điện tử xuyên biên giới (cbec)
2.1. Khái niệm thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC)
Theo tổ chức Cộng đồng Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBECC – Cross border ECommerce Community), thương mại điện tử qua biên giới (Cross border E-Commerce) chính là
thương mại điện tử quốc tế. Thương mại điện tử xuyên biên giới bao gồm việc mua bán hàng hóa, sản
phẩm thơng qua các cửa hàng trực tuyến giữa các quốc gia khác nhau. Người mua và người bán không
854


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

nằm trong cùng một quốc gia và thường không chịu sự quản lý của cùng một chế tài pháp lý, sử dụng
các loại tiền tệ khác nhau và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
Thương mại điện tử xuyên biên giới có thể đề cập đến thương mại trực tuyến giữa doanh
nghiệp (nhà bán lẻ hoặc thương hiệu) và người tiêu dùng (B2C), giữa hai doanh nghiệp, thường là
thương hiệu hoặc người bán sỉ (B2B), hoặc giữa hai cá nhân (C2C), ví dụ như thơng qua các nền tảng
thương mại như Amazon hoặc eBay.
Ngoài ra, theo Hag-Min Kim (2015) thì định nghĩa về thương mại điện tử xuyên biên giới hiện
nay chưa rõ ràng và có sự thống nhất trên toàn thế giới. Cũng theo Hag-Min Kim (2015), thương mại
điện tử xuyên biên giới còn được xem tương tự như thương mại điện tử toàn cầu, thương mại điện tử
quốc tế, bán lẻ trực tuyến quốc tế... Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) có thể được coi là
hoạt động tạo giá trị của các doanh nghiệp. Trong thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC), các

doanh nghiệp có thể là các quốc gia, các tập đồn, các tổ chức chính phủ, các tổ chức dân sự, hộ gia
đình, cá nhân hoặc các nhóm khác. Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cầu nối cho thị trường
quốc tế và khách hàng, một cơ hội đổi mới mở ra cho các doanh nghiệp, kết nối chuỗi giá trị tồn cầu
và giảm chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế và tài chính. Đồng thời, khi tham gia thương mại
điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những rủi ro như các vấn đề về niềm tin,
nguồn gốc, tranh chấp, và khả năng và nguồn lực để tạo nên thành công cho thương mại điện tử xuyên
biên giới.
Gần đây, các mơ hình mua bán trực tuyến trực tuyến đang ngày càng phát triển với việc phát
triển nhanh chóng của các thiết bị số. Giao dịch người tiêu dùng ngày nay thu hút nhiều sự chú ý hơn
và do đó thương mại điện tử xuyên biên giới kết hợp thương mại điện tử quốc tế giữa các doanh
nghiệp khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Thương mại điện tử đã tồn tại dưới nhiều hình thức trước
khi Internet trở nên phổ biến, chẳng hạn như trao đổi văn bản giữa các công ty, thương mại điện tử,
home shopping, và home banking...Khi Internet trở nên phổ biến, thương mại điện tử gắn liền với các
giao dịch trên Internet. Nền kinh tế thực và nền kinh tế kỹ thuật số là hai trụ cột của hoạt động kinh tế
và thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) đang góp phần phát triển thương mại quốc tế cả về
hàng hóa và dịch vụ. Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) được hình thành thơng qua sự phát
triển của cơng nghệ thơng tin và hệ thống thông tin công nghệ. Thương mại điện tử xuyên biên giới
(CBEC) không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của con người mà còn cả cấu trúc ý thức và xã hội.
2.2. Các loại hình giao dịch của thương mại điện tử xuyên biên giới
Đối với người mua, thương mại điện tử xuyên biên giới tạo ra rất nhiều sự tiện lợi trong việc
mua hàng cho người mua. Chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay,
Alibaba…bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vơ số nhà cung cấp trên tồn thế giới.
Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp, việc đăng bán trực tiếp trên các trang thương mại điện tử
quốc tế là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng, tìm thị trường và gia tăng doanh thu xuất khẩu.
Hình thức này vừa cắt giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại
nhiều thị trường mà không phải qua các khâu trung gian, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh
tranh về giá và người tiêu dùng có thể mua sản phẩm ở mức giá thấp hơn.
Hiện tại, thương mại điện tử xuyên biên giới có rất nhiều loại hình giao dịch, cụ thể:
- C2C: Loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng với nhau, trong đó người tiêu dùng đóng vai
trị vừa là người cung cấp vừa là người mua

- C2B: Giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, người bán lại là là những cá nhân riêng lẻ,
còn người mua, là các doanh nghiệp. Các sàn C2B phổ biến nhất là các trang mơi giới việc làm, nơi
các cá nhân tìm việc đăng tải thơng tin của mình, các doanh nghiệp tìm được người thích hợp với cơng
ty của mình khi đọc các CV của người tìm việc. Ngồi ra C2B cịn bao gồm đấu giá ngược, trong đó
khách hàng là người điều khiển giao dịch.
855


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

- C&C2B: Nhiều người tiêu dùng cùng thương lượng giá cả hoặc điều kiện mua hàng với các
cơng ty. Điển hình cho loại hình này chính là mua chung.
- B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó hàng hóa và dịch vụ do công
ty cung cấp được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây chính là loại hình giao dịch phổ biến của
thương mại điện tử
- B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, ví dụ như giữa nhà sản xuất với nhà bán
buôn, nhà bán sỉ với người bán lẻ
- B2G: Ngoài các giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp và
doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử cũng xuất hiện giữa các cơng ty và chính phủ để mua hoặc
trao đổi thơng tin trên Internet
- G2B: Các giao dịch giữa chính phủ và các doanh nghiệp, ví dụ như mua sắm điện tử của
chính phủ, đấu thầu hàng hố, dịch vụ, trao đổi văn bản chính thức ...
- B2E: Khái niệm về thương mại điện tử tìm kiếm nguồn thu nhập đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của các doanh nghiệp và phúc lợi của nhân viên dựa trên Internet
2.3. Hoạt động xuất khẩu trong thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC)
Xu hướng các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các sàn thương mại điện tử quốc tế uy tín ngày
càng phổ biến do hiệu quả đem lại từ các mô hình này ngày càng rõ nét và cũng là xu hướng sử dụng
của các nhà nhập khẩu trên toàn cầu. Theo các doanh nghiệp, lợi ích của việc xuất khẩu trực tuyến là
giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, thời gian, nhân lực, minh bạch về thủ tục, giúp tiếp cận khách
hàng một cách nhanh chóng. Đặc biệt, nhờ kênh này, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cắt giảm được

khâu trung gian, giúp doanh nghiệp tăng tính chủ động và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm.Vì thế, xuất khẩu trực tuyến đã trở thành xu hướng chung của các doanh nghiệp trên thế giới,
tiêu biểu như tại Hàn Quốc, giao dịch B2B chiếm 91% tổng giao dịch thương mại điện tử, tỉ lệ này tại
Thái Lan là 50%...Vì vậy, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp cận hiệu quả thị trường thế giới.
Tuy nhiên, dù là “cơ hội vàng” nhưng thương mại điện tử xuyên biên giới lại là hình thức chứa
đựng nhiều rủi ro do khơng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên. Hơn nữa, nhận thức của doanh nghiệp
về xuất khẩu trực tuyến vẫn chưa thực sự sâu sắc, còn thiếu kênh hỗ trợ, một số dịch vụ công trực
tuyến chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp…cũng là những điểm khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa
tận dụng được hết lợi thế của xuất khẩu trực tuyến. Vì thế, khơng chỉ doanh nghiệp phải nâng cao năng
lực và tích cực tìm hiểu về lĩnh vực này, mà các cơ quan quản lý cũng phải thường xuyên cập nhật, để
có những thay đổi trong quản lý phù hợp với xu hướng của thị trường.
3. Sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam
3.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2017 của Cục thương mại điện tử và Cơng nghệ thơng
tin (VECITA) thì doanh số thương mại điện tử B2C tăng 20%, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Bên cạnh đó, thương mại điện tử xuyên
biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Dự đoán giao dịch thương
mại điện tử B2B sẽ chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.
Cũng theo kết quả khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng do Cục
thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA) thực hiện năm 2016, giá trị mua hàng trực
tuyến của một người trong năm ước đạt 170 USD, doanh số thương mại điện tử B2C khoảng 5 tỷ
USD, tăng 23% so với năm 2015, chiếm khoảng 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Trong đó, loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ

856


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018


phẩm chiếm tỷ lệ 56% trong số người tham gia khảo sát lựa chọn; đồ công nghệ và điện tử chiếm 55%,
thiết bị đồ dùng gia đình chiếm 48% trên tổng số người tham gia khảo sát lựa chọn.
Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) vẫn là hình thức thanh tốn phổ biến với 89% số
người tham gia khảo sát sử dụng. Hình thức mua sắm trực tuyến qua diễn đàn/mạng xã hội là hình thức
được lựa chọn nhiều nhất với 60% số người tham gia khảo sát trả lời từng mua sắm qua hình thức này.
Bên cạnh đó, theo kết quả tình hình tham gia thương mại điện tử trong cộng đồng, thì năm
2016 có 65% người dùng Internet tham gia mua hàng trực tuyến, tăng nhẹ so với năm 2015 là 63% và
giá trị mua sắm trực tuyến của một người ước tính năm 2016 là 170 USD/người.
Bảng 1. Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam từ năm 2014 – 2016
2014

2015

2016

Ước tính tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến

58%

62%

65%

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người (USD)

145

160
170
Nguồn: VECITA2016


Trong đó, có 79% người dùng Internet tìm kiếm thơng tin qua các thiết bị di động (như Ipad,
máy tính bảng, điện thoại thơng minh) thay vì tìm kiếm thơng qua máy tính để bàn, máy tính xách tay
hay hỏi trực tiếp bạn bè, người thân. Vì thế, xu thế chuyển qua kinh doanh trên platform mobile,
smartphone, tablet…đang ngày càng trở nên phát triển và rõ rệt. Cùng với sự thay đổi thuật toán của
Google, ưu tiên cho những website thân thiện với smartphone tablet. Số lượng người truy cập dùng các
smartphone tablet ngày càng nhiều vì thế các đơn vị như Lazada.vn, Sendo.vn, Zalora.vn, Tiki.vn… đã
nắm bắt được xu hướng và tập trung phát triển kinh doanh trên platform mobile với các app mobile,
design web có giao diện thân thiện với điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ thu hút được số đơng
người tiêu dùng có thói quen lướt web bằng smartphone tablet.
Bảng 2. Các website thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
STT

Doanh nghiệp

Website

1

Recess Co., Ltd



2

Peacetech Solutions JSC



3


Hotdeal Co., Ltd



4

Vietnam price JSC



5

VCCORP JSC



6

VCCORP JSC



7

Sen Do Technnology JSC



8


Cung Mua Co., Ltd



9

VinCommerce Co., Ltd


Nguồn: VECITA2015

3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Công ty Tư vấn Mc Kinsey công bố vào tháng 6/2015, thương mại
điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 27,4% trong vịng 5 năm tới (20152020). Dự báo đến năm 2020, khoảng 943 triệu người trên thế giới mua hàng trực tuyến xuyên biên
giới, chiếm khoảng 30% tổng giao dịch TMĐT B2C toàn cầu. Các quốc gia dẫn đầu về thương mại
điện tử xuyên biên giới bao gồm: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Canada, Úc và Đức.
857


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Tuy nhiên, thực tế cho thấy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam chưa bắt kịp xu
thế của thế giới bởi sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu xuất
khẩu qua các sàn B2B nhưng hình thức B2C chưa được họ quan tâm. Khối khách hàng cá nhân đang
tạo ra sự chênh lệch lớn trong giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ yếu người mua
hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài cao cách biệt với chiều ngược lại.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):
Ngay từ khi xuất hiện, Internet là một kênh cung cấp thông tin thị trường nước ngoài hiệu quả
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Với sự phát triển của Internet và các công

nghệ liên quan, Internet ngày càng trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp đàm
phán, giao kết hợp đồng.
Theo khảo sát năm 2016 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, có tới 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước
ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website.
Trong số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia khảo sát có website thì tỷ lệ website có tên
miền .vn là 46%, có tên miền quốc tế là 54%, trong đó có tên miền .com và .net là 51%. Tỷ lệ website
có tiếng nước ngồi là 63%. Như vậy, khuynh hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng tên
miền quốc tế cho website của mình ngược hồn tồn với các doanh nghiệp chú trọng tới thị trường
trong nước.
Các doanh nghiệp cho biết gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và ký hợp đồng vẫn là kênh hiệu quả
nhất. Với kênh trực tuyến, email là công cụ chủ yếu phục vụ giao kết hợp đồng. Xu hướng các doanh
nghiệp xuất khẩu sử dụng các sàn thương mại điện tử quốc tế uy tín ngày càng phổ biến do hiệu quả
đem lại từ các mơ hình này ngày càng rõ nét và cũng là xu hướng sử dụng của các nhà nhập khẩu trên
toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng tích cực tham gia các dịch vụ cơng trực tuyến và có
tới 86% doanh nghiệp đã áp dụng hải quan điện tử.
Giao dịch của khách hàng cá nhân:
Mặc dù chưa có số liệu tin cậy nhưng theo khảo sát của VECOM thì có sự khơng cân bằng
trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu với khách hàng cá nhân. Khách
hàng cá nhân Việt Nam mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so với khách
hàng cá nhân nước ngoài mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam.
Nguyên nhân có thể do hàng hóa của nước ngồi phong phú, đa dạng, phù hợp với một bộ phận
lớn người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là giới trẻ thành thị. Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp
Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm
hiểu thị hiếu khách hàng nước ngồi để bán hàng trực tiếp, khơng qua các nhà phân phối trung gian.
Thứ hai, nhiều nhà bán hàng trực tuyến tồn cầu như Amazon, eBay, Rakuten… có uy tín rất cao.
Trong khi đó, những nhà bán hàng trực tuyến trong nước chưa có đủ uy tín và sự tin cậy của chính
khách hàng trong nước. Thứ ba, chi phí hồn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến
từ nước ngoài thấp hơn chiều ngược lại. Thứ tư, các nhà sản xuất Việt Nam chưa chú trọng đúng mức
tới kênh xuất khẩu trực tuyến, trong khi chất lượng, hình thức, giá cả của nhiều sản phẩm trong nước

lại chưa cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của nhiều nước khác. Ngoài ra, trong bối cảnh
tồn cầu hóa và sự phát triển của cơng nghệ, thương nhân của một nước dễ dàng bán trực tuyến sản
phẩm ở nước khác tới thị trường toàn cầu. Một mặt, cần có sự hỗ trợ để việc mua hàng từ nước ngoài
của các khách hàng cá nhân Việt Nam thuận lợi hơn. Nhưng quan trọng hơn là cần có các biện pháp
giúp đỡ, khuyến khích để thương nhân Việt Nam tăng cường các kênh bán lẻ trực tuyến sản phẩm
trong nước cho khách hàng ở nước ngoài. Coi đây là một kênh quan trọng thúc đẩy xuất khẩu trong
giai đoạn tới.
Du lịch trực tuyến
Du lịch trực tuyến là một lĩnh vực phát triển mạnh của thương mại điện tử qua biên giới. Theo
858


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

số liệu của Liên Hợp quốc, châu Á có tới 1,4 tỷ người ở độ tuổi dân số vàng với tuổi từ 15-34, trong đó
Ấn Độ có 459 triệu, Trung Quốc có 414 triệu, Indonesia có 85 triệu, Philippines có 35 triệu và Việt
Nam có 32 triệu. Năm 2016, Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UNWTO) cho rằng dân số vàng có vai
trị lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch. Tổ chức này cũng nhận định cuộc cách
mạng công nghệ và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát
triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây. Sự gia tăng mạnh của tầng lớp khách
lẻ (free and independent traveler – FIT) sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến (online travel agents –
OTAs) đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Hơn nữa, điều này đã khiến cho các điểm đến và các
công ty du lịch phải đưa ra những giải pháp công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu của tầng lớp khách lẻ
này trong suốt thời gian du lịch của họ.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp khách lẻ, đặc biệt là khách lẻ thuộc dân số vàng, với sự phát
triển nhanh của công nghệ di động và các sàn cung cấp dịch vụ du lịch đã dẫn tới sự mở rộng của kinh tế
chia sẻ (sharing ecomomy). Đây là một tác động sâu sắc của du khách lên lĩnh vực du lịch châu Á.
Trong năm 2016, eMarketer ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu sẽ tăng 13,8% và đạt
khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho
sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm, nhưng

từ năm 2017, châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu (sớm hơn một năm so với dự báo trước
đó). Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch trực tuyến ở Trung Quốc là động lực chính cho sự thay
đổi này. Tuy nhiên, nhiều nước khác ở khu vực này cũng có đà tăng trưởng du lịch trực tuyến nhanh
hơn dự báo.
Du lịch trực tuyến tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn khách ra và vào Việt
Nam (outbound và inbound) sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Thậm chí, tỷ
lệ khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài là khơng nhỏ.
3.3. Những khó khăn khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Cả người mua và người bán đều phải đối mặt với các trở ngại của CBEC trong các rào cản về
ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp, hải quan trong khi tỷ lệ gian lận thương mại cao, phương thức thanh
tốn, chi phí logistics hay các dịch vụ hậu mãi. Bên cạnh đó, khi tham gia thương mại điện tử xuyên
biên giới, cả người mua và người bán đều phải đối mặt với những khó khăn và rào cản riêng.
Đối với người mua:
- Việc trả tiền trước 100% cho một đối tác chưa hề quen biết và sử dụng các hình thức thanh
tốn quốc tế khiến khơng ít người mua hàng e dè. Trong khi đó, tỷ lệ người Việt sở hữu Visa Card,
Master Card còn rất thấp, và nhiều người vẫn chưa tin tưởng vào tính bảo mật khi thanh tốn quốc tế
nên cịn ngần ngại.
- Nếu khơng có kinh nghiệm chọn đối tác bán hàng uy tín, người mua có thể gặp nhiều rủi ro
như mất tiền, hàng hóa khơng đảm bảo.
- Người mua hàng gặp khó khăn trong việc kiểm sốt và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trực
tuyến ngày càng phức tạp.
Đối với người bán:
- Đối với doanh nghiệp khi tham gia bán hàng tại các website quốc tế, rào cản lớn nhất chính là
việc khơng rành về luật pháp nước sở tại, và chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng tiêu
dùng ở từng thị trường.
- Sự chênh lệch về mức độ đa dạng, chất lượng hàng hóa giữa hàng Việt và hàng nước ngồi
vẫn cịn rất lớn. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa thật sự mặn nồng với thương mại điện
tử xun biên giới dù thấy rằng lợi ích của hình thức kinh doanh này là rất lớn.

859



Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

4. Một số kiến nghị phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam
- Thứ nhất, để nhập vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt
Nam cần thiết lập một chiến lược phát triển dựa trên sự hiểu biết về sở thích của người tiêu dùng địa
phương, thói quen tiêu dùng và xu hướng thị trường. Cần phân tích thường xuyên nhất các mặt hàng
thương mại, đặc tính sản phẩm và đặc điểm của người tiêu dùng chủ yếu trong thị trường thương mại
điện tử mà doanh nghiệp muốn phát triển.
- Thứ hai, các chìa khóa để thành công trong thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới
chính là giá cả và sự phân phối. Bất kể mua hàng trực tuyến hay ngoại tuyến, yếu tố quyết định mua
hàng quan trọng nhất đối với người tiêu dùng là giá cả. Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm là hàng gia
dụng, hàng may mặc và hàng thời trang nhạy cảm với các yếu tố giá cả, vì vậy giá bán cạnh tranh là rất
quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới cần quan
tâm đến vấn đề này.
- Thứ ba, hồn thiện thanh tốn điện tử. Trở ngại lớn nhất của sự tăng trưởng trong thị trường
thương mại điện tử Việt Nam chính là vấn đề thanh tốn điện tử. Trong khi đó, trên thế giới, thanh
tốn điện tử là một phần không thể thiếu trong thương mại điện tử. Thanh toán điện tử là hậu cần tất
yếu, như là dịng máu lưu thơng hỗ trợ thương mại điện tử. Tuy nhiên, phương thức thanh tốn chính
trong thương mại điện tử của Việt Nam là thanh toán bằng tiền mặt sau khi giao hàng, và 85-90% của
tất cả các giao dịch được thực hiện bằng các khoản thanh toán tiền mặt. Trước đây, khi lượng giao dịch
thương mại điện tử cịn nhỏ, các thương nhân (người bn bán nhỏ lẻ) vẫn có thể sử dụng các dịch vụ
thanh tốn khác như COD (nhận hàng trả tiền). Tuy nhiên khi lượng giao dịch tăng nhanh sẽ kèm theo
các rủi ro về quản lý tiền, dòng tiền... các nhà kinh doanh thương mại điện tử chắc chắn sẽ phải quan
tâm và ưu tiên hơn cho hình thức thanh tốn điện tử. Do đó, để tham gia vào thị trường thương mại
điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải quan tâm và ưu tiên hơn cho
hình thức thanh toán điện tử. Trong xu thế thị trường đó, các nhà cung cấp dịch vụ thanh tốn điện tử
cũng phải liên tục hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Thứ tư, xây dựng mạng lưới Logistics hiện đại. Để duy trì đà tăng trưởng của thị trường

thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử cần
đặc biệt chú ý đến việc phát huy vai trị của các hoạt động logistics trong q trình tổ chức chuỗi cung
ứng sản phẩm cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nên kết nối
với các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cần có khả năng
quản lý liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá và hợp tác với các cơng ty phân phối có kinh nghiệm
địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2017, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
2. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
3. Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2017, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
4. Kim, Hag-Min (2015), “New definition of cross border e-commerce”, 2015 International Conference, hosted
by Korea Association of Commerce and Information
5. Kim, Hag-Min, Yearim Lee, Kyungwon Bae, and Huawei Zhao (2017), “New Paradigm for Cross Border ECommerce: Implications to Korea and Vietnam Trade and Investment”, International Conference
“Vietnam’s economic development in the process of international integration”. 

860



×