Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP - cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.57 KB, 11 trang )

HỘI NHẬP LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRONG AEC VÀ TPP - CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
INTEGRATION OF THE BANKING AND FINANCIAL SECTOR IN THE AEC AND
THE TPP – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR COMMERCIAL BANKS
IN VIETNAM
PGS,TS Lê Thị Kim Nhung
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với
lĩnh vực tài chính ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thương mại và
luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới,
nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh
hơn, hỗ trợ tối ưu cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.Trong những năm gần đây, Việt Nam
đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các
hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Bài viết tóm lược những nội dung cơ bản của các cam kết liên quan đến lĩnh vực
tài chính ngân hàng trong AEC và TPP, phân tích thực trạng hội nhập của các NHTM Việt
Nam, nhận diện những cơ hội mà các NHTM Việt Nam cần phải đón đầu, cũng như những áp
lực thách thức của hội nhập phải đối mặt, trên cơ sở đó, đề xuất một sốkhuyến nghị nhằm
phát triển bền vững.
Từ khóa: Hội nhập quốc tế, Tài chính ngân hàng, AEC, TPP
Abstract
In the current world of international economic integration, the further opening of financial
and banking sector is an inevitable development in order to make trade and international
capital circulate more freely. Surely this will create new challenges, but also open up
opportunities for the banking system to grow strong, healthy and more efficient, optimizing
support for development and economic growth. In recent years, Vietnam has been
increasingly and deeper integrated into the regional economy and the world, such as signing
a series of free trade agreements, AEC and TPP... The implementation of the commitment of
integration in financial and banking sector has opened the prospect of full of opportunities


and challenges for commercial banks in Vietnam. This paper summarizes the basic content of
the commitments related to the banking and financial sector in the AEC and TPP, analyzes
the actual integration practices of commercial banks in Vietnam, thereby identifying the
opportunities that Vietnamese banks need to utilize, as well as some challenges of integration
it will face. On thatbasis, the paper will give out some recommendations in order to achieve
sustainable growth.
Key words: international integration, banking finance, the AEC, the TPP
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) - chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thực hiện các cam kết đã ký, Việt Nam đã
và đang từng bước nới lỏng dần các quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng,
theo đó, giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% đối với lĩnh vực
ngân hàng và 49% đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán.Tuy nhiên, theo cam kết về tự
do hóa dịch vụ trong AEC, đến hết năm 2015, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch
45


vụ và nhà đầu tư trong khối có thể sở hữu tới 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của
từng nước thành viên. Có thể thấy rằng, AEC là một bước tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa
hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập WTO trước đây; còn TPP sẽ là một
bước ngoặt đòi hỏi Việt Nam và các nước tham gia phải cho phép các tập đồn tài chính nước
ngồi bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải
thành lập chi nhánh tại đó nếu các cơng ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp
các dịch vụ đó. Điều này đồng nghĩa với việc khơng cần phải có thủ tục cho phép thành lập
các ngân hàng con (có 100% vốn nước ngồi) như trong thỏa thuận WTO trước đây. Thực thi
cam kết TPP, thị trường tài chính Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng của các
ngân hàng nước ngồi mà khơng cần có cơ sở của họ tại Việt Nam và người tiêu dùng Việt
Nam sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân

hàng trên thị trường.
Bối cảnh mới này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động tham gia vào quá trình
hội nhập, thị trường trong nước khơng cịn mức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải
cạnh tranh khốc liệt hơn khơng chỉ trên sân nhà mà cịn trên phạm vi tồn cầu. Bối cảnh mới
cũng địi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý
thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khn khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ
thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên
ngồi. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động
tín dụng an tồn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả,
cần phải nhận diện đúng những cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam trong cuộc
chơi hội nhập AEC và TPP.
2. Nội dung cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC và TPP
Mục tiêu tham gia hội nhập của các quốc gia trong các Hiệp định là khác nhau. Trong
khi các nước đã phát triển mong muốn hội nhập sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để
hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường và thị phần, thì các nước đang phát triển mong muốn
nâng cao khả năng thu hút và phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh
tế trong nước có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao hơn nhưng với
chi phí thấp hơn.
Về mặt chính sách, nhằm khuyến khích hội nhập tài chính ngân hàng, Chính phủ các
quốc gia trên thế giới thường quan tâm đến việc thực hiện mở cửa tiếp cận thị trường, xây
dựng mơi trường chính sách trong nước hỗ trợ cho cạnh tranh, từng bước cho phép các ngân
hàng nước ngồi cạnh tranh trong một sân chơi cơng bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức tín dụng trong nước thâm nhập thị trường quốc tế. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
ngân hàng được thể hiện thông qua: (i) mức độ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các
NHTM trong nước, (ii) thị phần dịch vụ ngân hàng của các NHTM nước ngoài, (iii) phạm vi
áp dụng các tiêu chuẩn, quy chế và quy định theo thông lệ quốc tế, (iv) phạm vi dịch vụ
ngânhàng cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp là người cư trú.

46



2.1, Nội dung cam kết hội nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng trong AEC
AEC là một thị trường và không gian sản xuất thống nhất trong khu vực ASEAN bao
hàm sự tự do của năm yếu tố: lưu chuyển hàng hóa, lưu chuyển dịch vụ, đầu tư, lưu chuyển
vốn và dịch chuyển lao động có tay nghề. Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện
bốn khuôn khổ hội nhập: (1) Cam kết về thuận lợi hóa thương mại dựa trên Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); (2) Cam kết về thương mại dịch vụ dựa trên Hiệp định
khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong ngành dịch
vụ; (3) Đầu tư dựa trên Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); (4) Hội nhập tài chính
ASEAN.
Trong nội dung về cam kết hội nhập tài chính, các nước ASEAN đã xây dựng kế
hoạch tổng thể, chi tiết (AEC Blueprint) để hỗ trợ và nâng cao nhận thức cho các NHTM và
các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong khu vực nhằm đạt đến bốn mục tiêu: (i)
Tự do hóa tài chính; (ii) Tự do hóa tài khoản vốn;(iii) Phát triển và hội nhập các thị trường
vốn; (iv) Phát triển các dịch vụ thanh toán. Bảng dưới đây tóm tắt những mục tiêu chính và
những hoạt động đã và đang được triển khai trong AEC.
Bảng 1: Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN
Nội dung hội nhập

Mục tiêu

Nội dung triển khai

Tự do hóa dịch vụ Cung cấp nền tảng để đàm - Gói cam kết thứ sáu đang được đàm
tài chính (FSL)
phán về dịch vụ tài chính phán bao gồm các dịch vụ bảo hiểm và
trong AFAS
có liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ
ngân hàng và tài chính khác.
- Đàm phán nhằm tìm ra một khn

khổ chung để cho phép các ngân hàng
đạt chuẩn ASEAN (QABs-Qualified
ASEAN Banks) được phép hoạt động.
Tự do hóa tài Cung cấp những hướng dẫn - Đánh giá lẫn nhau trên nguyên tắc tự
khoản vốn (CAL)
các thành viên về tự do hóa do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài
tài khoản vốn và đạt được (FDI) và danh mục đầu tư hồn thành.
dịng vốn tự do hơn
- Thiết lập một khuôn khổ chung cho tự
do hóa tài khoản vốn.
- Thiết kế các kế hoạch chi tiết từng
mốc thời gian cho các thành viên.
Phát
triển
thị Phát triển thị trường vốn khu - Liên kết giao dịch ASEAN kết nối
trường vốn (CMD) vực, hội nhập thị trường giao dịch chứng khoán của Malaysia,
chứng khoán ASEAN
Singapore và Thái Lan
- Tập trung phát triển thị trường trái
phiếu và hỗ trợ các nước CLMV trong
việc phát triển thị trường vốn.
Hệ thống
toán (PSS)

thanh Tạo điều kiện phát triển các
mối liên kết của lĩnh vực tài
chính của các nước thành
viên ASEAN

- Áp dụng các tiêu chuẩn chung để phát

triển hiệu quả tài chính xuyên biên giới.
- Cải thiện môi trường cơ sở hạ tầng và
các khoản thanh toán hiện hành.
- Khai thác các tùy chọn của hệ thống
thanh toán và giải quyết các mối liên
kết trong ASEAN.

Nguồn: NHNN Việt Nam [4] và Nguyễn Cẩm Nhung [6]
47


Giai đoạn 1 của hội nhập tài chính trong AEC đã được hồn thành vào năm 2010,
khn khổ cho các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN - QABs đã được thành lập và ghi nhận sự
phát triển của thị trường trái phiếu ASEAN. Những ngân hàng đạt chuẩn ASEAN sẽ có điều
kiện được phép mở rộng hoạt động tại các nước thành viên khác và được đối xử như ngân
hàng trong nước của nước đó. Trong số các tiêu chí để được cấp chứng nhận QABs có hai
tiêu chí bắt buộc là mức vốn đủ lớn và quản lý tốt.
Hai mốc thời gian quan trọng được lựa chọn để xác định lộ trình hội nhập tài chính
ASEAN cho các giai đoạn tiếp theo là 2015 và 2020. Cụ thể, hết năm 2015, cơ bản ASEAN
sẽ dỡ bỏ các giới hạn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tự do hóa đa số các dòng lưu
chuyển vốn, các sản phẩm dịch vụ tài chính, tiêu chuẩn hóa và phát triển cơ sở hạ tầng thanh
toán bù trừ giữa các thành viên. Đến hết năm 2020, ASEAN chính thức hội nhập tài chính khu
vực, các ngân hàng được tự do gia nhập các thị trường, tất cả các dòng vốn được tự do lưu
chuyển, thị trường chứng khốn hội nhập và hồn thiện hệ thống thanh toán bù trừ ASEAN.
Bảng 2: Lộ trình hội nhập tài chính ASEAN
Nội dung hội
nhập

Giai đoạn 2: đến 2015


Giai đoạn 3: đến 2020

Tự do hóa
dịch vụ tài
chính (FSL)

- Tự do hóa các quy định về việc gia nhập giới hạn đối với
các ngân hàng đạt chuẩn QABs.

- Tự do hóa các quy định về việc
gia nhập và giới hạn về các ngân
hàng không đạt chuẩn QABs.

- Dỡ bỏ các hạn chế đối với phân ngành bảo hiểm, ngân
hàng và thị trường vốn theo cam kết của các nước thành
viên trong phụ lục 1(AEC Blueprint 2008)

- Đến 2017, thống nhất về danh
sách những phân ngành “linh hoạt
thỏa thuận trước” có thể được duy
trì bởi mỗi quốc gia thanh viên đến
2020.

Tự do hóa tài
khoản
vốn
(CAL)

Tự do hóa các dịng lưu chuyển danh mục đầu tư


Tự do hóa các dịng lưu chuyển
(vay/ cho vay).

Phát triển thị
trường
vốn
(CMD)

Tự do hóa dịch vụ mơi giới và các sản phẩm tài chính.

Hội nhập giao dịch chứng khốn
ASEAN.

- Đạt được sự hài hịa hơn trong tiêu chuẩn thị trường vốn
ASEAN trong các lĩnh vực cung cấp các quy định đối với
chứng khốn nợ, cơng bố u cầu và quy tắc phân phối.
- Tạo điều kiện thống nhất thừa nhận lẫn nhau hoặc thống
nhất cơng nhận trình độ giáo dục và kinh nghiệm của các
chuyên gia thị trường tài chính.
- Đạt được sự linh hoạt hơn trong ngôn ngữ và luật pháp
đối với việc phát hành trái phiếu.
- Tăng cường giữ lại cấu trúc thuế(nếu có thể), để thúc đẩy
việc mở rộng cơ sở nhà đầu tư trong phát hành nợ
ASEAN.

Hệ
thanh
(PSS)

thống

toán

Phát triển tiêu chuẩn thanh toán và cơ sở hạ tầng thanh
toán.

Hội nhập hệ thống thanh toán
ASEAN.

Nguồn: NHNN Việt Nam [4] và Nguyễn Cẩm Nhung [6]
Trong khuôn khổ AEC, các nước thành viên cũng phải tạo ra một sân chơi bình đẳng
cho ngân hàng các nước thành viên khác hoạt động trên lãnh thổ của mình bằng cách xóa bỏ
những khác biệt pháp lý mang tính phân biệt đối xử giữa các ngân hàng có quốc tịch khác
nhau. Những biện pháp này kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự hợp nhất và tạo ra những ngân hàng khu
vực lớn về quy mô, phạm vi hoạt động và hiệu quả cạnh tranh trên tầm quốc tế khi bước vào
sân chơi mới rộng hơn mang tên TPP.

48


2.2, Nội dung cam kết hội nhập tài chính ngân hàng trong TPP
Nội dung cam kết về dịch vụ tài chính nằm trong chương thứ 10 trong tổng số 30
chương của Hiệp định. Theo đó, các nội dung trong TPP cũng tương tự như các cam kết trong
WTO (các quy tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, mở cửa thị trường và một số điều
khoản của Chương Đầu tư). Điểm khác biệt của TPP là việc nhấn mạnh khả năng quản lý đối
với các tổ chức và thị trường tài chính, các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng
hoảng, các biện pháp thúc đẩy sự ổn định tài chính và sự tồn vẹn của hệ thống tài chính bao
gồm các ngoại lệ thận trọng và các ngoại lệ về các biện pháp không phân biệt đối xử nhằm
theo đuổi các chính sách tiền tệ hoặc chính sách cụ thể khác. Như vậy, cam kết hội nhập lĩnh
vực tài chính trong TPP mặc dù cung cấp nhiều cơ hội tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên
giới nhưng vẫn đảm bảo rằng các nước trong TPP có đủ năng lực điều hành thị trường và các

tổ chức tài chính, cũng như thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng.
Theo nội dung kết thúcđàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ
của một nước TPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trường của một nước TPP khác
nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Các
nước thành viên TPP phải ban hành quy định trường hợp ngoại lệ đối với một số quy tắc trong
hai phụ lục đính kèm TPP và phù hợp với điều kiện của từng nước. Đó là: (i) các biện pháp
hiện hành quy định, bên tham gia phải có nghĩa vụ không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp chế tài
nào khác trong tương lai cũng như tuân thủ thỏa thuận tự do hóa trong các hoạt động sau này;
(ii) các biện pháp và chính sách quy định bên tham gia có đầy đủ quyền tự quyết trong tương
lai[9].
Các nước TPP cũng đặt ra các nguyên tắc công nhận chính thức tầmquan trọng của
các quy trình thủ tục pháp lý nhằm khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm của các
nhà cung cấp được cấp phép và các quy trình để đạt được mục tiêu này. Ngồi ra, Hiệp định
TPP cũng đề cập đến các cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ thẻ thanh
tốn điện tử và chuyển giao thơng tin để phục vụ mục đích xử lý dữ liệu.
3, Thực trạng mở cửa hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
3.1, Thực trạng cải cách mơi trường pháp lý
Thực hiện cam kết hội nhập, Chính phủ Việt Nam đã có những cải cách mơi trường
pháp lý nhằm mở cửa thị trường tài chính. Các quy định pháp luật liên quan đến hội nhập lĩnh
vực tài chính ngân hàng gồm:
- Các quy định về mức độ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTM
trong nước, được thể hiện ở Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP. Theo đó, room về tỷ lệ sở hữu
nước ngồi trong các cơng ty chứng khốn sẽ được nới hết cỡ là 100% thay vì 49% như trước
đó, cịn đối với các ngân hàng là 30% với lộ trình thận trọng.
- Các quy định về thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thể hiện ở Nghị
định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi và văn phịng

đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngồi tại Việt Nam; Thông tư 03/2007/TT-NHNN
ngày 5/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 22/2006/NĐ-CP. Theo đó, để
thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi thì ngân hàng
nước ngồi phải có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 10 tỷ USD vào cuối năm tài chính
trước năm xin cấp giấy phép. Điều kiện về năng lực tài chính của ngân hàng mẹ nước ngoài
cho việc mở một chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam cịn bị địi hỏi cao hơn gấp
đơi, tức là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 20 tỷ USD vào năm tài

49


chính trước năm xin cấp giấy phép. Tất cả các điều kiện về thành lập ngân hàng FDI trong
cam kết WTO của Việt Nam đã được đưa vào nội dung nghị định 22/2006/NĐ-CP.
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được hưởng
đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và
vận hành các máy rút tiền tự động, phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam như các NHTM Việt
Nam. Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã có các quy định và văn bản hướng dẫn cụ thể đối
với lĩnh vực ngân hàng theo cam kết WTO. Tuy nhiên, với những thay đổi trong AEC và
bước tiến xa hơn trong việc mở cửa mạnh theo TPP về tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên
giới là chưa có văn bản quy định.
3.2, Thực trạng hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Từ sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng
Việt Nam, số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngồi khơng ngừng gia tăngtừ
31 (2006) đến53 (2013) và 50 (31/12/2015). Các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào thị
trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để khai thác một thị trường đầy tiềm năng, sức ép cạnh
tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cùng với sự tác động của khủng hoảng tài
chính tồn cầu và suy thối kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn
với chất lượng tài sản rất xấu, nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trong bối cảnh đó,
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành Đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, theo đó khuyến khích sáp nhập,

hợp nhất các tổ chức tín dụng (TCTD) và thực hiện các giải pháp để lành mạnh hóa tài chính
và hoạt động của hệ thống, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững hơn. Sau 4 năm triển
khai đề án này, hệ thống các TCTD đã giảm mạnh về số lượng, theo đó, có 17 TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm do thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc rút giấy phép hoạt
động, một số TCTD chuyển đổi mơ hình từ ngân hàng thương mại cổ phần sang ngân hàng
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đến nay, hệ
thống NHTM ở Việt Nam gồm: 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần (bao gồm cả 3
NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 5 NHTM 100% vốn nước ngoài,
3 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Bảng 3: Số lượng NHTM ở Việt Nam
STT

Loại hình NHTM

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm

2014

Năm
2015

1

NHTM Nhà nước

5

5

3

1

1

1

4

2

NHTM cổ phần

32

34


39

38

38

37

31

3

NH 100%
nước ngoài

0

0

5

5

5

5

5


4

NH Liên doanh

3

5

5

4

4

4

3

5

Chi nhánh
nước ngoài

31

41

53

55


53

53

50

vốn

NH

Nguồn: website NHNN Việt Nam[10]
Như vậy, giai đoạn 2006 - 2015 tồn tại một xu hướng vận động ngược chiều giữa số
lượng NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài (NHNNg), chi nhánh NHNNg và NHTM
trong nước. Trong khi số lượng NHNNg và chi nhánh NHNNg tăng lên nhanh chóng saukhi
gia nhập WTO thì số lượng các NHTM trong nước giảm đi, đặc biệt đến cuối năm 2015 việc
sáp nhập 9 NHTM cổ phần yếu kém làm cho số lượng NHTM cổ phần càng giảm mạnh.
Việc mở cửa thị trường trong nước đã làm gia tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngồi trong
các NHTM Việt Nam. Với quy mơ mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho phép là 30% (Nghị
định 60/2015/NĐ-CP), các NHTM Việt Nam đã chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác chiến
lược và chào bán cổ phiếu cho các cổ đông là tổ chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu
50


nước ngoài. Trong khối các NHTM nhà nước cổ phần hóa, Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ
sở hữu nước ngoài cao nhất (từ khoảng 12% năm 2012 lên đến 28% cuối năm 2014), tiếp đến
là Vietcombank (từ 5% năm 2012 lên đến 20% cuối năm 2014). Trong khối các NHTM cổ
phần khơng có vốn nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngồi có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng
có quy mơ lớn và trung bình như ACB, EIB, TCB, VIB, VPB với khoảng từ 20% - 30%. Các
ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngồi tăng mạnh trong giai đoạn tái cơ cấu (2012-2014) lên

đến 30% là ACB, ABB, SCB và SHB, điều này khẳng định tác động tích cực của việc gia
tăng tỷ lệ sở hữu nước ngồi, đã giúp các ngân hàng này thốt khỏi danh sách các ngân hàng
yếu kém.
4, Cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC
và TPP
4.1, Cơ hội
Quá trình hội nhập quốc tế giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, cơng
nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý của một số NHTM lớn và có uy tín trên trường quốc tế.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị
trường trong và ngoài nước, tự thân các NHTM Việt Nam phải chủ động thực hiện cơ cấu lại
hoạt động và tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tiệm cận các chuẩn mực
chung của quốc tế. Các NHTM nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng trong
nước sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh với các ngân hàng nội, làm gia tăng sự lành mạnh và an
toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Có thể chỉ ra những cơ hội như sau:
Thứ nhất, hội nhập quốc tế là cơ hội tăng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
Thực tế quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo đề án của Chính phủ thời gian qua cho
thấy, vốn điều lệ của các NHTM đã tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đến tháng 8/2015
vốn điều lệ của Khối NHTM nhà nước đạt 144.999 tỷ đồng, tăng 0,54% so với 31/12/2014;
khối NHTM cổ phần đạt 186.147 tỷ đồng tăng 2,97% so với 31/12/2014. Trong hệ thống có
10 NHTM cổ phần có vốn điều lệ từ 9.000 tỷ đồng đến trên 40.000 tỷ đồng, trong đó
Vietinbank có vốnđiều lệ cao nhất, tiếp theo là BIDV, Agribank, Vietcombank, Sacombank,
MB, Eximbank, SCB, SHB, ACB,… Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh từ
khi các ngân hàng tham gia sâu vào quá trình hội nhập. Xem xét giai đoạn 2007 - 2014 cho
thấy, quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đã tăng từ 1.069 nghìn tỷ đồng (2007) lên
6.515 nghìn tỷ đồng (2014), gấp 6,4 lần và đến cuối tháng 8/2015 đạt khoảng 6.753 nghìn tỷ
đồng [10].
Cam kết hội nhập của Việt Nam cho phép các NHNNg được đầu tư mua cổ phần của
các NHTM trong nước. Đây chính là cơ hội để các NHTM trong nước tiếp cận dịng vốn quốc
tế thơng qua phát hành cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược là các NHNNg. Hiện nay có rất
nhiều NHTM cổ phần của Việt Nam có cổ đơng ngoại góp vốn với tỷ lệ sở hữu lên tới 20 –

30% như: Vietinbank có 2 cổ đơng chiến lược nước ngồi là cơng ty tài chính quốc tế (IFC)
sở hữu 10% cổ phần (~ 173 triệu USD) và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ sở hữu 20% cổ
phần (~ 347 triệu USD); Vietcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng Mizuho sở hữu
15% cổ phần (~128,1 triệu USD); VIB có cổ đơng chiến lược là Commonwealth bank of
Australia sở hữu 15% cổ phần (~ 600 tỷ NVD); … Đây là một lượng vốn rất lớn làm tăng
tiềm lực tài chính của các ngân hàng nội. Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện tiên quyết giúp
cho các NHTM Việt Nam có thể đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động,
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó nâng cao năng lực quản trị điều hành
đáp ứng chuẩn quốc tế.
Thứ hai, hội nhập quốc tế là cơ hội được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý
ngân hàng hiện đại.Tại hầu hết các NHTM cổ phần có tỷ lệ sở hữu nước ngồi trên 5% đều
có các chun gia nước ngồi đảm trách các vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị điều hành
như Techcombank, VIB,… Được làm việc với các chuyên gia quản lý cấp cao trong ngân
hàng là cơ hội để chuyển giao công nghệ, kỹ năng, trình độ quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý
51


Việt Nam. Mặt khác, có nhiều NHTM trong nước đã th các chun gia nước ngồi cung
cấp các gói thầu tư vấn về xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản
trị nhân sự, đánh giá chất lượng dịch vụ,… Có thể khẳng định, đây là bước chủ động của các
NHTM Việt Nam trong việc đón đầu các cơ hội kinh doanh, đi tìm tiếng nói chung với các
nhà đầu tư nước ngồi, các đối tác nước ngoài trên con đường hợp tác, cạnh tranh để phát
triển. Hiện nay, hàng loạt NHTM Việt Nam đã áp dụng hệ thống phần mềm công nghệ hiện
đại để quản trị ngân hàng như: hệ thống core-banking, hệ thống quản trị khách hàng CRM,
chất lượng và hiệu quả hoạt động vì vậy được nâng lên rõ nét.
Thứ ba, hội nhập quốc tế là cơ hội để các NHTM Việt Nam nâng cao khả năng quản
trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính minh bạch, cơng khai. Thời gian qua,
dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các NHTM trong nước đứng trước áp lực
phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về tổ chức và hoạt động để có thể khẳng định vị thế và đứng
vững trên thị trường. Nhiều NHTM trong nước đã chú trọng tăng cường kỹ năng quản trị rủi

ro, tiệm cận các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại của quốc tế (Basel II, III). Điển hình
như Vietinbank, ngay sau khi IFC trở thành cổ đông chiến lược (2010), đã ký kết và triển khai
tích cực thỏa thuận hợp tác kỹ thuật theo 4 cấu phần, trong đó hỗ trợ về công tác quản trị rủi
ro là một cấu phần quan trọng nhằm xác lập các điều kiện để áp dụng các chuẩn mực của
Basel. Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế đã giúp các NHTM có cơ hội tiếp cận kinh
nghiệm, kiến thức của các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong cơng
tác quản trị rủi ro nói riêng và quản trị điều hành nói chung.Mặt khác, với sự tham gia của các
cổ đơng chiến lược nước ngồi, buộc các NHTM cổ phần phải cơng khai, minh bạch hóa
thơng tin, các hoạt động quản trị, kế tốn, tài chính phải chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
Thực tế cho thấy, hàng loạt các NHTM cổ phần Việt Nam khi niêm yết trên thị trường chứng
khoán đã phải chuyển hệ thống kế toán sang chuẩn mực quốc tế (IFRS) bên cạnh hệ thống kế
toán theo chuẩn mực Việt Nam (VAS). Yêu cầu này là tất yếu khi các NHTM Việt Nam có
nhu cầu niêm yết trên thị trường quốc tế. Một số NHTM lớn đã bắt đầu thuê các tổ chức định
giá, xếp hạng tín nhiệm quốc tế để định mức tín nhiệm như BIDV, VCB, Vietinbank. Việc
công khai xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế sẽ mở ra cơ hội cho các NHTM lớn của Việt
Nam thâm nhập thị trường quốc tế.
Thứ tư, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam mở rộng, phát triển
thị trường ra nước ngoài. Theo nội dung đã kết thúc đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nước TPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị
trường của một nước TPP khác nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được
phép cung cấp dịch vụ đó. Chính vì vậy, TPP đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài
cho các NHTM Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2010-2015, một số NHTM lớn
đã tiên phong trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn ra thị
trường nước ngồi, điển hình như BIDV, VCB, Vietinbank. Các NHTM này đã có sự chuẩn
bị, chủ động đón đầu khá tốt cơ hội này: từ việc nghiên cứu, thăm dò thị trường ở các nước
phát triển (Mỹ,Đức, Nga) đến việc thâm nhập thị trường các nước trong khu vực ASEAN như
Lào, Campuchia, Myanmar,… mở các văn phòng đại diện, chi nhánh. Đến nay, có khoảng
hơn 20 chi nhánh, văn phịng đại diện của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài.
4.2, Thách thức
Bên cạnh những cơ hội đến từ hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn

phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân
hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách
và lộ trình hội nhập là những thách thức lớn của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội
nhập.
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt
do sự hiện diện của các NHNNg.Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, NHNNg mới chỉ
chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy
52


động vốn [10]) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chun
mơn cao, các NHNNg đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước trên các mặt
hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh tốn và các dịch vụ ngân hàng khác. Khi
các cam kết hội nhập WTO, AEC, TPP bắt đầu có hiệu lực, các NHNNg được quyền huy
động vốn từ dân cư, cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, thị phần
này là mảnh đất màu mỡ cho các NHNNg khai thác với thế mạnh về chất lượng dịch vụ vượt
trội hơn các NHTM trong nước. Một thực tế không thể phủ nhận là các NHNNg đang dần dần
có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nước khi người dân Việt Nam ngày càng có trình
độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân
khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ
dần dịch chuyển sang các NHNNg, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức
hiện hữu của các NHTM Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng
cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại.
Thứ hai, hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng
cao từ các NHTM trong nước sang các NHNNg tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực.
Do đặc trưng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân
lực chất lượng cao với trình độ chun mơn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác
và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp tốt. Trong số đó, các chun gia tài chính là những người có tầm nhìn chiến lược, có
hành động quyết đốn và ngun tắc như một người chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với

những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là yếu tố
then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng
đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam. Đây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho
thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực
chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các
NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh
thu hút nhân tài. Khu vực tài chính ngân hàng ln diễn ra chu trình di chuyển lao động khá
khắc nghiệt và trong chu trình đó tất yếu sẽ diễn ra việc dịch chuyển nhân lực chất lượng cao
từ các NHTM trong nước sang NHNNg tại Việt Nam và sang các nước trong khu vực nếu
khơng có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài.
Thứ ba, tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý,công
nghệ ngân hàng cịn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của
các NHTM trong nước đã tăng trưởng gấp nhiều lần so với trước khi hội nhập (hiện nay trong
khoảng 133 triệu USD đến 1,8 tỷ USD), song mức vốn điều lệ trung bình của các NHTM Việt
Nam (kể cả các NHTM có vốn của Nhà nước) vẫn khơng thể so sánh với các ngân hàng trong
khu vực với số vốn điều lệ hàng tỷ USD (Ngân hàng Mitsubishi UFJ có số vốn lên đến 1.770
tỷ USD, hay United Overseas Bank của Singapore có số vốn lên tới 13,4 tỷ SGD). Đây là một
bất lợi lớn của các NHTM Việt Nam xét về tỷ lệ an toàn vốn. Theo thống kê của NHNN Việt
Nam, tính đến hết tháng 8/2015, tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng liên doanh và NHNNg
tại Việt Nam lên đến 34,45%, trong khi tỷ lệ này ở các NHTM Nhà nước là 9,29% và ở khối
các NHTM cổ phần là 13,18% [10]. Cơ cấu tài sản chưa hợp lý và chất lượng tài sản thấp (thể
hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao) của các NHTM Việt Nam là một thách thức trong việc đảm bảo thanh
khoản và an toàn hoạt động ngân hàng. Giai đoạn 2011-2015, chúng ta đang quyết liệt thực
hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các NHTM trong nước, tuy nhiên các biện pháp xử lý mới
chỉ mang tính chất kỹ thuật, nợ xấu xử lý chậm và chưa triệt để, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong
hoạt động ngân hàng.
Về hạ tầng cơng nghệ và hệ thống thanh tốn, các ngân hàng của Việt Nam đang có
khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các NHTM trong nước đang nỗ lực
từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhưng do năng lực

tài chính cịn hạn chế cho nên chưa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn. Thời
53


gian qua, NHNN Việt Nam đã yêu cầu các NHTM trong nước rà sốt năng lực quản trị cơng
nghệ so với tiêu chuẩn Basel II thông qua công cụ chẩn đoán khoảng cách dữ liệu - Data Gap.
Kết quả là, các NHTM trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40-60% yêu cầu theo tiêu
chuẩn Basel II.Điều đó cho thấy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn trước sức ép
hội nhập quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam.
Thứ tư, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn
đến nguy cơ bị thơn tính của các NHTM trong nước và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo.
Với thế mạnh về tài chính, cơng nghệ và nhân lực, các ngân hàng nước ngoài thường xâm
nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở
thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thơn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện
các thương vụ M&A ngân hàng. Đây là con đường giúp các NHNNg đặt chân vào thị trường
tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này, nếu các ngân hàng của
Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm sốt lượng vốn thì khả
năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi. Mặt khác, hội nhập với các cam kết nới room cho nhà đầu
tư nước ngoài trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt
động đầu tư chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh
tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Đây là một thách
thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng
trong quá trình xử lý, tái cơ cấu.
5, Một số kiến nghị
Trước những thời cơ và thách thức mà bối cảnh hội nhập quốc tế mang lại, các NHTM
Việt Nam cần phải khắc phục những thách thức từ chính nội tại, tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao
năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động. Để đạt mục tiêu đó, các NHTM Việt Nam
cần tập trung cho một số định hướng sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu. Các NHTM Việt Nam
cần phải xây dựng lộ trình và thực hiện việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu, cải thiện hệ số an

toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Tăng vốn điều lệ là điều kiện để đạt được sự phát triển nhờ
quy mô, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng và đủ tiềm lực tài chính lớn để có thể
ứng phó với những bất ổn của môi trường kinh doanh quốc tế.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro. Trong thời
gian tới, các NHTM Việt Nam cần tập trung xử lý căn bản nợ xấu, chú trong nâng cao chất
lượng tín dụng, lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
Các NHTM cần xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với các
quy định mới của NHNN và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc
tế. Rà sốt các chính sách, thực hiện áp dụng các chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt
động kinh doanh và xây dựng lộ trình đáp ứng tiêu chuẩn chung của khu vực.
Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác với các NHTM, các định chế tài chính có uy tín trong khu
vực, đồng thời có hoạt động xúc tiến mở rộng kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
Thứ tư, chú trọng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp
với yêu cầu phát triển. Để đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cần phải
có một đội ngũ nhân sự ổn định, đảm bảo cả về chất và lượng, nhất là nhân sự quản lý. Trong
bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng gay gắt và đứng trước tình trạng “chảy máu
chất xám”, các NHTM Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: (1) cơ cấu lại, sắp
xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù hợp với yêu cầu hoạt động
kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời trẻ hóa đội ngũ lao động qua tuyển dụng;
(2) nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sử dụng nhân lực có hiệu
quả, đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc
là thước đo chủ yếu, coi trọng sử dụng nhân tài và khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển; (3) chú trọng công tác đào tạo bồi
54


dưỡng nguồn nhân lực một cách toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng nhân lực một cách
đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh
cao, ln hướng tới khách hàng; (4) có chính sách thu hút nhân tài thơng qua chế độ đãi ngộ.
6, Kết luận

Như vậy, có thể khẳng định, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế,
mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của các quốc gia nói chung và của ngân hàng nói riêng,
song cũng đặt ra rất nhiều thách thức, áp lực buộc các quốc gia, tổ chức, ngân hàng phải đối
mặt. Vấn đề đặt ra là, việc trang bị một kiến thức nhất định về hội nhập, nhận diện một cách
rõ nét những cơ hội và thách thức của hội nhập, sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng, các cơ
quan hoạch định chính sách chủ động, cẩn trọng và tự tin đối đầu với thách thức và đón nhận
cơ hội, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên
thị trường quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1, ADB, (2010), “Methodology for Impact Assessment of Free trade Agreement”
2, Bao Tran, Bernice Ong, Scott Weldon,(2015), Vietnam Banking Industry Report, Publish
by Duxton Asset Managenment. 23/1/2015
3, Morgan Standley, (2015), ASEAN financials: 2015 Outlook
4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2015), Báo cáo hội nhập tài chính ngân hàng ASEAN
5, Lê Thị Thùy Vân và nhóm nghiên cứu, (2015), Đánh giá tác động của các Hiệp định
thương mại tự do, Tạp chí kinh tế tài chính Việt Nam, số 2 – 2015
6, Nguyen Cam Nhung, (2013), “Thailand`s Financial Integration in AEC”, Vietnam`s SocioEconomic Development. A Social Science Review. No 75;P49-60. October 2013
7, Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, (2014), Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- kết quả sau 2 năm tái cấu trúc, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng 3/2014
8, Phạm Huy Hùng, (2015), Vietinbank sau 6 năm gia nhập WTO – những vấn đề đặt ra
/>trans-pacific-partnership
10, Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: htpp://www.sbv.gov.vn

55



×