TÌM HIỂU VỀ
CÁCH SỬ DỤNG CHẤT PHÂN TÁN DẦU
TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1. Tổng quan
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT
3. Những lưu ý khi áp dụng CPT tại NSRP
1. Tổng quan
- Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các cơng trình và các mỏ dầu thốt ra ngồi mơi trường tự nhiên do sự cố kĩ thuật, thiên tai hoặc do con
người gây ra ( Khoản 2, Điều 3 của QĐ 02/2013/QĐ-TTg )
- Sự cố tràn dầu gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, trở thành mối đe dọa đối với môi trường nói chung và các hệ sinh thái nói riêng. Dầu tràn làm thay đổi tính chất lý hóa của mơi trường
nước, tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước... dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về sinh vật biển, đặc biệt là các rạn san hô và các loại sinh vật nhạy cảm với sự thiếu oxy. Do vậy, việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu là mối quan tâm lớn mang tính toàn cầu.
1. Tổng quan
-
Một số phương pháp thu dọn dầu tràn phổ biến trên biển:
•
Sử dụng phao quây thấm dầu để ngăn dầu trên mặt nước
•Sử dụng các thiết bị thu hồi dầu trên mặt nước
•Đốt tại chỗ
•Sử dụng lao động thủ cơng
•Sử dụng các chất phân tán dầu
- Sự khuấy động tự nhiên của nước gây ra sự phân tán dầu. Nhưng quá trình tự nhiên này mất rất nhiều thời gian để dầu có thể được loại bỏ hồn tồn khỏi bề mặt. Vì vậy để làm tăng nhanh quá
trình phân tán của dầu, các chất phân tán dầu được nghiên cứu ra.
- Chất phân tán dầu được sử dụng sau sự cố tràn dầu nhưng chất này cũng rất độc hại và đe dọa tới tính mạng các sinh vật biển. Và chỉ được sử dụng để xử lý dầu tràn khi áp dụng các biện pháp
khác để xử lý, thu hồi dầu tràn là không phù hợp. Vì vậy, cần phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học đề xuất các chất phân tán được sử dụng ứng phó sự cố tràn dầu.
Quây thấm dầu
Bơm hút dầu
Đốt tại chỗ
Chất phân tán
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
Chất phân tán dầu là gì?
-
Là các hóa chất dùng để tách dầu loang và làm chúng nhanh chóng bị phân hủy trong thiên nhiên. Các hóa chất này thường ít nguy hiểm hơn dầu và có thể sinh hủy
nhanh hơn cả dầu nguyên chất.
Đặc điểm của chất phân tán
- Những chất tăng độ phân tán với thành phần chính là những chất hoạt động bề mặt. Những chất hoạt động bề mặt là những hóa chất đặc biệt bao gồm hydrophilic (phần ưa
nước) và oleophilic (phần ưa dầu). Tác nhân phân tán hoạt động như một chất tẩy rửa. Những hóa chất này làm giảm bớt lực căng mặt phân giới giữa dầu và nước tạo ra
những giọt dầu nhỏ tạo điều kiện để diễn ra việc phân hủy sinh học và phân tán.
Sự hoạt động của chất phân tán
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
A. Đặc điểm của CPT dầu
Những chất phân tán dầu tràn bao gồm ba nhóm thành phần chính:
• Những chất hoạt động bề mặt
• Dung mơi (hydrocarbon và nước)
•
Chất ổn định
Chất phân tán được chia làm 3 loại:
• Loại I: Có thành phần hydrocarbon, thường khơng pha lỗng và dùng trên biển hoặc bãi biển
• Loại II: Pha lỗng với nước với tỉ lệ 1:10
• Loại III: Khơng pha lỗng, thường dùng các phương tiện như máy bay, tàu thuyền để phun hóa chất trên biển
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng CPT dầu
• Phun chất phân tán lên dầu tràn trong khi vẫn cịn trên biển có thể là hiệu quả nhất, nhanh chóng và cơ động có ý nghĩa trong việc loại bỏ dầu từ bề mặt nước biển. Chất phân tán có hiệu quả
đối với đa số dầu thơ, đặc biệt khi chúng được sử dụng ngay khi dầu vừa tràn ra.
• Việc sử dụng chất phân tán làm giảm thiệt hại gây ra bởi dầu nổi trên mặt biển cho một số tài nguyên, cho loài chim biển, ví dụ giảm thiệt hại ở bờ biển nhạy cảm, nơi có rừng ngập mặn, lồi
chim q.
• Việc sử dụng chất phân tán dầu gây ảnh hưởng xấu đến những sinh vật tiếp xúc với dầu phân tán: San hô, động vật biển… Nên thường không sử dụng ở vùng biển có san hơ, nơi ni trồng
thủy sản.
• Chất phân tán dầu khơng có khả năng phân tán tất cả các loại dầu trong mọi điều kiện.
Mơ hình diễn tả sự hoạt động của CPT
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
Quy định về sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
I. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng tất cả các quy định dưới đây:
1. Tuân thủ các quy định tại điều 5 Luật hỏa chất và Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 24 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ -TTg ngày
14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 24. Sử dụng các chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu
1. Chỉ được sử dụng các chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học đã đăng ký và được phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Chỉ được sử dụng chất phân tán dầu tràn trên biển sau khi xét thấy việc áp dụng các biện pháp
thu hồi dầu tràn khác là không phù hợp.
3. Cấm dùng chất phân tán trong khu vực thủy nội địa, cửa sơng, ven biển có độ sâu nhỏ hơn 20 m
hoặc cách bờ dưới 01 hải lý và tại các khu vực có độ nhạy cảm cao.
4. Sử dụng các chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học không được vượt quá mức cho phép
và tuân thủ quy trình, hướng dẫn sử dụng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Cơng nghệ ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng
chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
2. Chất phân tán chỉ được sử dụng trong vòng 72 giờ kể tử khi dầu tràn; không sử dụng chất phân tán khi phần lớn dầu tràn đã bị phong hóa hoặc phân tán tự nhiên.
3. Việc sứ dụng chất phân tán chỉ áp dụng khi dầu tràn có độ nhớt nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 cSt trừ các loại dầu nhẹ, dễ bay hơi là xăng, dâu hỏa, dầu diesel. Trường hợp dầu tràn
nàm trong giới hạn trên 5.000 cSt tới dưới 10.000 cSt chỉ sử dụng chất phân tán để xử lý trên diện rộng khi hiệu quả phân tán dầu đạt lớn hơn hoặc bằng 35%.
4. Chỉ sử dụng chất phân tán trong điều kiện thời tiết biển có độ cao sóng nhỏ hơn 3m và độ dày lớp dầu trên mặt biển lớn hơn 0,06mm.
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
Quy định về sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
II.1. Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
TT
Tên loại chất phân tán
1
Corexit® EC9500A
2
Corexit® EC9527A
3
Radiagreen OSD
4
Seacare OSD
5
Seagreen 805
6
Slickgone EW
7
Super Dispersant 25
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
Quy định về sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
II.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng biển việt nam
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 1: Xác định lượng chất phân tán cần sử dụng
-
Lượng chất phân tán cần sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu trên biển được xác định dựa trên lượng dầu tràn và loại chất phân tán sử dụng.
-
Lượng dầu tràn trên biển được xác định dựa vào màu sắc của vết dầu loang theo 5 mã vết dầu chính được quy định trong bảng sau:
-
Căn cứ vào lượng dầu tràn đã được xác định và hướng dẫn sử dụng của từng loại chất phân tán để xác định lượng chất phân tán cần sử dụng.
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 2: Phun hoặc rải chất phân tán để ƯPSC tràn dầu
1. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị để sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển bao gồm các nội dung như sau:
a) Chuẩn bị loại chất phân tán được sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu: Tên chất phân tán, lượng chất phân tán cần dùng, phương tiện vận chuyển;
b) Chuẩn bị nhân lực, các trang thiết bị phục vụ trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán: Máy bay, tàu, thiết bị phun, các dụng cụ bảo hộ lao động;
c) Xác định các kho cung cấp chất phân tán bổ sung và phương án vận chuyển, tập kết khi cần sử dụng số lượng chất phân tán lớn hơn khả năng cung cấp của cơ sở.
2. Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán
a) Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ tàu theo quy định như sau:
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 2: Phun hoặc rải chất phân tán để ƯPSC tràn dầu
+ Điều kiện áp dụng
- Sử dụng tàu để phun hoặc rải chất phân tán khi điều kiện khí tượng, hải văn phù hợp cho tàu hoạt động: điều kiện thời tiết khơng cho phép sử dụng máy bay;
- Có thể sử dụng loại chất phân tán tập trung không pha loãng hoặc pha loãng khi phun hoặc rải từ tàu.
+ Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán
- Có thể phun hoặc rải chất phân tán từ tàu theo 02 cách: vng góc với hướng gió hoặc xi theo hướng gió. Hệ thống vịi phun hoặc rải chất phân tán được đặt ở phía đầu, giữa
hoặc cuối tàu.
- Để đạt được một lượng xử lý là 5.000-10.000 lít/km2, tốc độ tàu phải được điều chỉnh hợp lý để phù hợp với yêu cầu của hệ thống phun hoặc rải chất phân tán.
Trong đó:
V: là vận tốc tàu (hải lý/giờ);
D: là lưu lượng phun hoặc rải chất phân tán (lít/phút);
L: là chiều rộng xử lý hiệu quả (m).
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 2: Phun hoặc rải chất phân tán để ƯPSC tràn dầu
b) Điều kiện áp dụng và phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ máy bay theo quy định như sau:
+ Điều kiện áp dụng
-
Sử dụng máy bay để phun hoặc rải chất phân tán khi điều kiện khí tượng, hải văn không phù hợp cho tàu hoạt động; điều kiện thời tiết không cho phép sử dụng tàu;
Chỉ sử dụng loại chất phân tán tập trung không pha loãng khi phun hoặc rải từ máy bay;
Chất phân tán tốt nhất được phun rải ở độ cao từ 10 đến 30m so với mặt nước biển;
Sử dụng các thiết bị phun hoặc rải có đường kính hạt chất phân tán từ 400 đến 700µm.
+ Phương pháp phun hoặc rải chất phân tán từ máy bay
Khoảng cách từ điểm bắt đầu phun hoặc rải đến cạnh vệt dầu được ước tính như sau:
Trong đó:
d là khoảng cách từ điểm bắt đầu phun hoặc rải chất phân tán đến cạnh vệt dầu (m);
v là vận tốc gió (km/giờ);
h là độ cao phun rải chất phân tán (m).
(Trường hợp không xác định được khoảng cách thì bắt đầu phun hoặc rải chất phân tán 60m trước khi đến cạnh của vệt dầu)
Kiểm sốt diện tích phun hoặc rải chất phân tán bằng cách điều chỉnh lưu lượng thông qua việc sử dụng hệ thống các vòi phun hoặc rải khác nhau, điều chỉnh áp lực phun
rải hoặc phun rải nhiều lần trong trường hợp vệt dầu loang dày.
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 2: Phun hoặc rải chất phân tán để ƯPSC tràn dầu
Để đạt được một lượng xử lý là 5.000-10.000 lít/km2, tốc độ máy bay phải được điều chỉnh hợp lý để phù hợp với yêu cầu của hệ thống phun hoặc rải chất phân tán.
Trong đó:
V là vận tốc máy bay (km/giờ);
T là lượng chất phân tán/km2 (lít/km2);
D là lưu lượng phun hoặc rải chất phân tán (lít/phút);
L là chiều rộng xử lý hiệu quả (m).
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 3: Giám sát hiệu quả phân tán dầu trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán
1. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm giám sát hiệu quả phân tán dầu của chất phân tán trong quá
trình phun hoặc rải.
2. Hiệu quả phân tán dầu trong quá trình xử lý dầu tràn phải được giám sát và phải được cập nhật liên tục qua ảnh vệ tinh, tàu giám sát hoặc máy bay giám sát.
3. Trong quá trình phun hoặc rải chất phân tán, trường hợp hiệu quả phân tán dầu < 35% thì ngừng sử dụng chất phân tán và sử dụng phương pháp khác để xử lý dầu tràn.
Bước 4: Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán
1. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu phải tiến hành theo dõi chất lượng môi trường ngay sau khi công tác ứng phó sự
cố tràn dầu hồn thành.
2. Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán được tiến hành theo quy định tại Chương II Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường quy định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
33_2018_TT-BTNM
T
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
2. Đặc điểm và cách sử dụng CPT dầu
B. Cách sử dụng CPT dầu
III. Quy trình sử dụng chất phân tán trong ƯPSC tràn dầu trong vùng biển Việt Nam
Bước 5: Theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán
1. Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán
a) Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu trong thời hạn 05 ngày phải gửi Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán về Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Mơi trường địa phương nơi có khu vực biển sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu;
b) Nội dung của Báo cáo tình hình sử dụng chất phân tán gồm các thơng tin chính như sau:
- Tên cơ quan hoặc tổ chức sử dụng chất phân tán;
- Vị trí, thời gian và quy mơ của sự cố tràn dầu;
- Các điều kiện địa lý, địa hình, khí tượng, thủy văn và hải văn khu vực xảy ra sự cố tràn dầu;
- Tên loại, số lượng chất phân tán được sử dụng và các đặc điểm cơ bản của chất phân tán;
- Phương pháp sử dụng chất phân tán, vị trí sử dụng, liều lượng, thời gian bắt đầu và kết thúc sử dụng chất phân tán;
- Hiệu quả việc sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu;
- Kết luận và kiến nghị.
2. Báo cáo kết quả theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán
a) Các đơn vị, tổ chức và cá nhân khi kết thúc theo dõi chất lượng môi trường sau khi sử dụng chất phân tán để ứng phó sự cố tràn dầu, trong thời hạn 05 ngày phải gửi Báo cáo kết quả
theo dõi chất lượng môi trường về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài ngun và Mơi trường địa phương nơi có khu vực biển sử dụng chất phân tán
để ứng phó sự cố tràn dầu
b) Nội dung của Báo cáo kết quả theo dõi chất lượng môi trường được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 04 Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT.
(Thông tư 19/2020/TT-BTNMT)
3. Những Lưu ý khi áp dụng CPT trong ƯPSC tràn dầu tại DOANH NGHIỆP
1. Chỉ sử CPT trong ƯPSC tràn dầu tại vuung biển độ sâu khoảng 29 m (>20m), không sử dụng
quanh khu vực (độ sâu <20m). Dầu tràn có độ nhớt < 5000 cSt Có thể sử dụng được CPT
2. Chỉ sử dụng CPT trong 72h đầu kể từ khi dầu tràn.
3. Chỉ sử dụng CPT khi điều kiện thời tiết biển có độ cao sóng < 3m và độ dày lớp dầu trên mặt biển > 0,06mm (Khi màu dầu liên tục hoặc không liên tục)
4. Chỉ sử dụng CPT được phép sử dụng là các loại sau đây: Corexit® EC9500A, Corexit® EC9527A, Radiagreen OSD, Seacare OSD, Seagreen 805, Slickgone EW,
Super Dispersant 25
5. Sử dụng tàu phun CPT có tính khả thi cao hơn sử dụng máy bay.
Thank You !