Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sinh kế hiện nay của người Thái thành phố Sơn La qua nghiên cứu trường hợp xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.76 KB, 8 trang )

Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam

SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI THÁI THÀNH PHỐ SƠN LA
QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ CHIỀNG XÔM,
THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
Nguyễn Thị Huyền, Lường Hoài Thanh
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa các dân tộc Tây Bắc
Email:
Tóm tắt: Sinh kế được hiểu theo nghĩa khái quát nhất là cách thức kiếm sống của con người. Mỗi tộc người căn cứ
vào điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội,… để lựa chọn cách thức mưu sinh cho phù
hợp. Sinh kế là hoạt động quan trọng nhằm duy trì đời sống con người và xã hội loài người. Bởi vậy, trong những năm
gần đây, nghiên cứu sinh kế và biến đổi sinh kế đã và đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong,
ngoài nước nhằm hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững,… Bài viết dưới đây được
nhóm tác giả thực hiện dựa trên những tư liệu điền dã (10/2019) tại xã Chiềng Xôm - địa phương đầu tiên của thành
phố Sơn La được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (tháng 8/2015). Bài viết tập trung phân tích, làm rõ thực trạng
sinh kế của đồng bào Thái tại xã Chiềng Xôm, đồng thời chỉ ra một số vấn đề đặt ra hiện nay với mong muốn tham vấn
cho chính quyền địa phương một bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế hiện nay của xã góp phần vào việc hoạch định
chính sách kinh tế - xã hội đi vào chiều sâu hơn nữa.
Từ khóa: Sinh kế, người Thái, biến đổi sinh kế, Sơn La.

1. KHÁI QUÁT CHUNG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Chiềng Xôm là xã trực thuộc thành phố Sơn La, nằm ở phía Bắc thành phố và chạy dọc theo dòng suối Nậm
La, cách trung tâm thành phố 3 km. Phía Bắc giáp xã Bó Mười huyện Thuận Châu và xã Mường Bú huyện Mường
La, phía Nam giáp phường Chiềng An, phía Đơng giáp xã Chiềng Ngần, phía Tây giáp xã Chiềng Đen thành phố
Sơn La. Xã có tổng diện tích tự nhiên 6.159,65 ha (trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 902,35 ha, đất lâm nghiệp
3.622,16 ha, còn lại là núi đá và đất khác).
Xã có tổng số 1.511 hộ dân với 5.752 nhân khẩu. Dân cư được phân bố thành 10 bản với 6 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 92,1 %, đa số nhân dân sống bằng nghề thuần nông [1].
Mặc dù là xã trực thuộc thành phố nhưng hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt
động sinh kế của người dân địa phương. Tháng 8/2015, sau khi được công nhận là xã đầu tiên của thành phố Sơn


La hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia Nơng thơn mới, bộ mặt nơng thơn miền núi xã Chiềng Xơm đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Đường giao thơng nơng thơn được bê tơng hóa giúp cho việc di chuyển liên bản, liên
xã được thuận lợi; Hệ thống điện, đường, trường, trạm được sửa chữa, xây mới phục vụ nhu cầu người dân; Kinh
tế địa phương có những chuyển biến rõ nét. Các hoạt động kinh tế truyền thống được duy trì trên cơ sở áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh đó một số hình thức sinh kế mới xuất hiện phần nào đã tác động đến
đời sống kinh tế - văn hóa của đồng bào tồn xã nói chung và đồng bào Thái nói riêng.
2. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ CHIỀNG XÔM
2.1. Làm ruộng nước
Người Thái định cư ở những vùng đất thấp, nơi gần nguồn nước. Do đó, làm ruộng nước trở thành hình thức
sinh kế phổ biến và có vai trị quan trọng trong đời sống đồng bào Thái. “Việc khai khẩn vùng đất vốn hoang vu
thành cánh đồng trồng lúa trở thành hàng đầu của truyền thống kinh tế cổ truyền Thái” [4, tr. 62]. Để canh tác
ruộng nước hiệu quả, nước là yếu tố hàng đầu được đồng bào Thái chú trọng. Phát huy lợi thế địa hình gần nguồn
nước cùng sự sáng tạo trong lao động sản xuất, người Thái đã biết lợi dụng sức nước từ các sông, suối để phục vụ
tưới tiêu trong nơng nghiệp tạo nên hệ thống cơng trình thủy lợi “mương, phai, lái, lin”. Đây được coi là đỉnh cao
trong nghệ thuật trị thủy của đồng bào Thái. Nhờ hệ thống cơng trình này mà việc làm ruộng nước trở nên thuận
lợi hơn và hiệu quả thu được cũng tốt hơn so với tập quán canh tác của một số dân tộc thiểu số khác trong vùng.
Hiện nay, hệ thống mương, phai, lái, lin đã có sự cải tiến hiện đại hơn. Các mương, phai lớn đã được thay thế từ
tre, gỗ sang sử dụng vật liệu là bê tông, sắt thép vững chãi hơn.


576

Nguyễn Thị Huyền, Lường Hoài Thanh

Để bắt đầu mùa vụ, trước hết người ta phải tiến hành làm đất cày sâu, bừa kĩ, dọn dẹp cỏ dại và vun đắp bờ
cẩn thận nhằm đảm bảo giữ nước cho ruộng, đồng thời tránh chuột bọ phá hoại mùa màng. Trước đây, người Thái
chỉ canh tác một vụ lúa trong năm nên mùa vụ chính của họ thường bắt đầu cấy tháng 11 theo lịch Thái (tức tháng
5 âm lịch, tháng 6 dương lịch), thu hoạch tầm tháng 3 theo lịch Thái (tháng 9 âm lịch, tháng 10 dương lịch). Tuy
nhiên, tùy vào điều kiện thời tiết và căn cứ vào nông lịch cụ thể mà người ta có thể cấy sớm hoặc muộn hơn
khoảng 1 tháng so với mùa vụ chính. Trong suốt khoảng thời gian đó, người nơng dân Thái phải thường xuyên

chăm nom nước trong ruộng, phát cỏ, be bờ đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
Người Thái xưa kia thường làm ruộng nước một vụ lúa theo lối độc canh. Giống cây trồng chính là giống nếp
tan nhe. Người Thái có thói quen ăn cơm nếp vì thế lúa nếp là giống cây trồng chính sử dụng trong sản xuất. Lúa
tẻ tuy có trồng nhưng diện tích khơng đáng kể nhằm mục đích tiếp đãi khách dưới xi khi có dịp đến chơi nhà. Ở
Sơn La trước kia nổi tiếng với giống nếp tan Mường Chanh, nếp tan Ngọc Chiến, là những giống nếp đặc biệt dẻo,
thơm, ngon và giống nếp này còn được gọi với cái tên “lúa chó dậy” (khảu ma tứn). Nếp tan truyền thống của
đồng bào Thái là giống nếp dài ngày, được gieo trồng trên những thửa ruộng màu mỡ, thông thường từ khi gieo
hạt đến khi thu hoạch phải mất từ 5 đến 6 tháng nên trước kia người ta chỉ có thể canh tác được 1 vụ lúa trong năm
đồng thời năng suất lúa khơng cao nên tình trạng thiếu đói lúc giáp hạt vẫn diễn ra.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ lai tạo giống, nếp tan sử dụng trong gieo trồng
hiện nay đã có sự cải tiến tăng năng suất nhưng theo bà con nhận xét thì “nếp tan mới (giống mới) mà trồng ở
ruộng này thì nó khơng ngon đâu, thứ nhất là đất nó bạc màu, thứ hai là hóa học nhiều khơng được ngon như xưa
nữa. Ngày xưa người ta khơng dùng hóa học cũng khơng dùng thuốc phun, có dùng thì hầu hết là dùng phân
chuồng, hoặc là phân xanh ủ hoặc cho vào trực tiếp chứ khơng dùng phân hóa học, khơng dùng phân hữu cơ vơ
cơ, khơng dùng thuốc trừ sâu, khơng dùng gì cả” (ơng Qng Văn Hoan, 1960, Bản Tơng, hưu trí).
Dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, tập quán canh tác ruộng nước của người Thái ở Chiềng Xơm
cũng có nhiều thay đổi. Đồng bào Thái hiện nay đã chuyển sang ăn cơm tẻ trong những bữa ăn chính hàng ngày,
xơi nếp được dùng khi lên nương hoặc trong các dịp lễ tết, bởi vậy giống cây trồng cũng dần chuyển đổi từ độc
canh lúa nếp sang trồng cả lúa nếp và lúa tẻ. Việc sử dụng các giống lai ngắn ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
cơ cấu mùa vụ của đồng bào. Hiện nay, đa phần các giống lúa lai tăng trưởng trong thời gian 3 - 4 tháng lại cho
năng suất cao, do vậy người Thái đã bắt đầu canh tác hai vụ trong năm là vụ mùa và vụ chiêm xuân. Chính vì vậy,
đồng bào Thái ở xã Chiềng Xơm hầu như đã khơng cịn sợ đói lúc giáp hạt, sản lượng lúa thu được không chỉ đảm
bảo lương thực cho cuộc sống hàng ngày, cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi, một số hộ
canh tác diện tích lớn cịn có dư để bán ra thị trường. Bên cạnh đó, phương thức canh tác cũng có nhiều thay đổi,
người dân đã bắt đầu sử dụng máy móc vào sản xuất, thay thế cho sức kéo của trâu bị. Khơng chỉ thế, trong
khoảng 5 năm trở lại đây, một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp của người dân trong xã đã được chuyển nhượng
lại cho một số hộ dưới xuôi lên canh tác, trồng hoa hồng để phục vụ nhu cầu thương mại. Đây là một chuyển biến
lớn trong đời sống đồng bào vốn quen canh tác ruộng lúa từ xa xưa. Từ đó dẫn đến các thay đổi trong mối quan hệ
sản xuất kinh tế, trong phân công lao động truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay trong cộng đồng Thái. Sự
chuyển đổi đổi này làm nảy sinh thêm nhiều công việc mới, nguồn thu nhập mới,... đồng bào dần thích nghi và

thay đổi nhằm mục đích cải thiện đời sống kinh tế.
2.2. Làm nương rẫy
Nương rẫy là một bộ phận quan trọng trong sinh kế của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta trong đó có
đồng bào Thái. Ở Chiềng Xơm, hầu hết các hộ người Thái đều có nương và diện tích nương cịn lớn gấp nhiều lần
so với diện tích ruộng nước.
Nếu như ruộng nước chỉ trồng lúa thì nương của người Thái trồng được nhiều loại cây trồng. Trong xã hội
truyền thống, nương thường được canh tác để trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, đậu, bầu bí,... một phần đất tốt
cịn được dùng để trồng bông và chàm phục vụ nhu cầu làm trang phục theo lối tự cấp tự túc, đồng thời nương còn
được dùng để trồng lúa nương. Tuy nhiên, do đất nương kém màu mỡ so với ruộng nước và phụ thuộc vào nguồn
nước mưa tự nhiên do đó năng suất lúa nương kém nhiều lần so với lúa nước. Do tập quán sản xuất du canh, luân
canh nên diện tích đất canh tác cần nhiều bởi trước đây tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy thường
xuyên xảy ra. Từ khi Nhà nước có Pháp lệnh Quy định việc bảo về rừng (1972) và ban hành các quy định cấm
chặt phá rừng làm nương rẫy, thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân quản lý, tình trạng này mới
được khắc phục và chấm dứt triệt để. Đồng bào bắt buộc phải thích nghi với tập quán sản xuất mới là định canh
trên một diện tích nương nhất định mà gia đình đã khai phá được từ trước đó.
Hiện nay, nương của người Thái ở Chiềng Xơm chủ yếu được sử dụng trồng ngô với tổng diện tích 640 ha.
Sau tết, tận dụng thời gian nơng nhàn, người dân bắt đầu dọn cỏ, đốt nương, làm đất và đợi khi mưa xuống, đất


Sinh kế hiện nay của người Thái thành phố Sơn La qua nghiên cứu trường hợp
xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

577

ngấm nước trở nên ẩm ướt sẽ bắt đầu tra hạt. Ngô thường được trồng vào tháng 4, tháng 5 sang tháng 8 sẽ bắt đầu
cho thu hoạch. Người Thái làm ngô mỗi năm một vụ trên đất đồi dốc, vì phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên (nước
mưa) nên năng suất không ổn định. Những năm mưa thuận gió hịa, ít sâu bệnh thì ngơ được mùa, ngược lại có
những năm thiên tai hạn hán, dịch bệnh thì thường thất thu. Tháng 4 sau khi trỉa hạt xuống đất, người ta bắt đầu
chăm sóc bón phân, diệt sâu bệnh, làm cỏ dại,… Trước kia, người Thái sử dụng giống ngô nếp bắp bé, hạt màu
trắng, đều hạt, ăn rất dẻo. Ngày nay, đồng bào đã chuyển sang sử dụng các giống ngô lai cho năng suất cao hơn.

Ngô được người Thái dùng một phần để chăn ni gà, lợn, trâu bị cịn phần lớn được người dân bán lấy tiền trang
trải cuộc sống hàng ngày. Ngô sau khi thu hoạch sẽ được người dân dùng xe máy chở từ nương xuống đường
nhựa, thương lái sẽ đưa xe tải đến thu mua trực tiếp. Thông thường, những năm được giá được mùa, 1 ha ngơ sẽ
có giá trị từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài vụ mùa chính, người Thái vẫn làm trái vụ nhưng diện tích gieo trồng khơng
đáng kể. Do khơng thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu như ruộng nước nên đồng bào chỉ chủ yếu canh tác một vụ
trong năm.
Ngoài phần lớn diện tích sử dụng trồng ngơ, người Thái ở Chiềng Xơm cịn dành một phần đất nương để trồng
đậu, lạc, bầu bí, một số loại rau,... để bổ sung thực phẩm cho gia đình.
2.3. Làm vườn và khai thác nguồn lợi tự nhiên
Xung quanh nhà ở của người Thái bao giờ cũng có một khu vườn rộng. Trước kia người ta thường bỏ hoang
hoặc trồng vài loại rau thơm, đậu đỗ,... phục vụ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Trước đây, vườn không được
coi trọng. Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số, người Thái phải chia, tách đất vườn thành nhiều mảnh nhỏ để
con cháu sau khi ra ở riêng có “tấc đất cắm dùi”. Do vậy, diện tích đất vườn bị thu hẹp đáng kể; Tuy nhiên, người
Thái đã biết đầu tư làm vườn phù hợp với điều kiện kỹ thuật. Trên mảnh vườn xưa kia chỉ để cỏ mọc dại, nay
người nông dân đã biết trồng thêm nhiều loại cây: rau, đậu, hành, tỏi,… một phần phục vụ nhu cầu tự túc, một
phần đem bán ra thị trường, góp phần tăng thêm thu nhập của gia đình.
Hiện nay, ở Chiềng Xơm, người Thái chủ yếu đầu tư trồng tỏi và hành trên khoảnh vườn của gia đình, vừa tiện
chăm sóc, tưới tiêu, vừa cải tạo đất vườn, lại có thêm thu nhập. Hành, tỏi mỗi năm trồng được một vụ, tháng 9 bắt
đầu gieo trồng thì đến tháng 2 sau khi ăn tết xong sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Tỏi được trồng ở đất vườn, đôi khi
cũng trồng ở ruộng nước nhưng không nhiều. Theo bà Quàng Thị Họp ở bản Hụm (Chiềng Xôm) cho biết: gia
đình bà dành ra 200 m2 đất vườn để trồng tỏi (khoảng 2/3 diện tích đất vườn hiện có của gia đình). Vụ đơng xn
2019, gia đình bà thu tỏi và bán với giá 40.000 đ/1kg tỏi tươi, được tổng 1.500.000 đồng. Đồng thời, bà còn dành
ra một phần làm quà “lấy đi xin thóc của các cháu ở Sơng Mã,... đi xin thì lấy tỏi cho anh em họ hàng bên đấy thế
thì họ cho thóc, xin được 3 tải đấy”. Có thể nhận thấy, mặc dù đã chuyển đổi trong canh tác và sản xuất nhưng vì
nhiều lý do khác nhau, tình trạng thiếu thóc lúc giáp hạt vẫn xảy ra, và để giải quyết vấn đề này người Thái nơi
đây tiếp tục duy trì hình thức “vật đổi vật” để đổi lấy thóc gạo.
Vườn cịn được sử dụng để trồng các loại rau, phổ biến là các loại rau thơm, rau cải, một số loại cây họ đậu,
cà chua,... phần lớn được sử dụng để phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình. Chỉ khi đến chính vụ, số lượng
rau, củ quá nhiều ăn không hết đồng bào mới mang ra chợ bán. Hiện nay, do tiếp thu, học hỏi từ người Kinh,
một số hộ gia đình đã biết đầu tư làm vườn, trồng rau để bán ra các chợ trên địa bàn thành phố Sơn La. Đối với

mơ hình này, một số hộ sẽ trực tiếp thu hoạch rau và đem đi bán, một số khác sau khi thu hoạch sẽ bán lại cho
những tiểu thương chuyên nhập, bán rau tại các chợ. Hình thức này tuy mới chỉ xuất hiện một vài năm trở lại
đây với quy mô manh mún, nhỏ lẻ nhưng cũng là hình thức sinh kế mới đã phần nào cải thiện chất lượng đời
sống, tăng thu nhập cho người dân.
Khai thác nguồn lợi tự nhiên được hiểu là hái lượm các sản vật rừng hay đánh bắt tôm cá từ các sơng, suối.
Đây là hình thức sinh kế truyền thống, từng là sinh kế chủ đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống đồng
bào Thái. Rừng là nơi cung cấp cho con người nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú gồm măng, nấm, côn trùng,
các loại rau dại,...; rừng cũng là nơi cung cấp cho con người nguồn củi đốt và các cây thân gỗ to sử dụng để dựng
nhà. Bên cạnh đó, do địa bàn cư trú tộc người ngay cạnh nguồn nước là các sông, suối lớn nhỏ, bởi vậy nơi đây
cung cấp cho con người nguồn tôm, cua, cá rất phong phú. Hái lượm và đánh bắt đã góp phần tạo nên thực đơn
hoàn chỉnh trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Thái. Khơng chỉ vậy, các sản vật có được từ hái lượm và đánh
bắt còn được đồng bào sử dụng làm hàng hóa, bày bán tại chợ. Khoảng 20, 30 năm trước, khi ghé qua các khu chợ
ở thị xã Sơn La, người ta sẽ thấy rất nhiều các sản vật như: rau, củ, quả, côn trùng, tôm, cá,... được bày bán tại
đây. Thu hoạch từ tự nhiên (rừng, sông, suối) không chỉ giúp người dân cải thiện bữa ăn hàng ngày mà cịn có
thêm thu nhập. “Trước kia vào rừng lấy củi về bán này, lấy măng về bán này... ngày xưa mình tồn lấy củi đi bán
thơi chứ ruộng nương thì cũng khơng đủ ăn đâu mà” (bà Qng Thị Họp, 1960, Bản Hụm, nơng dân). Có thể


578

Nguyễn Thị Huyền, Lường Hoài Thanh

thấy, với người Thái, chỉ cần có rừng, có suối thì cuộc sống con người sẽ ln đủ đầy, khơng sợ đói. Khai thác
nguồn lợi tự nhiên đã trở thành sinh kế quan trọng trong sinh hoạt của đồng bào.
Ngày nay, do điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, mối quan hệ giao lưu giữa các tộc người được mở
rộng hơn, cùng với đó là hàng loạt các chính sách, quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên được triển khai đã trực tiếp tác động đến tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Thái. Rừng
vốn là nơi cung cấp cho con người nguồn thực phẩm vơ hạn thì nay rừng được chia về từng nhóm hộ, từng bản có
nghĩa vụ quản lý và chăm sóc, cấm chặt phá khai thác lâm sản. Hoạt động hái lượm từ rừng và đánh bắt từ các
sơng, suối khơng cịn phổ biến như trước. Rừng vẫn là nơi cung cấp cho bữa ăn của con người nguồn thực phẩm

thiết yếu. Thực trạng đó đã tác động đến sinh kế của đồng bào, từ phụ thuộc vào thiên nhiên biến đổi sang hình
thức dựa vào tự nhiên, cùng cải tạo và hưởng lợi từ tự nhiên.
2.4. Chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Trong xã hội truyền thống, người Thái chăn nuôi theo hướng tự cấp tự túc. Các giống vật nuôi bao gồm gà, vịt,
lợn, dê, trâu, bị,... mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình trong các dịp lễ tết, ma chay, cưới
hỏi,… hoặc có thể dùng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Gia súc lớn như bò, trâu được sử dụng làm sức kéo. Bên
cạnh đó, mỗi hộ gia đình đều có một ao cá cạnh nhà. Đây là đặc trưng trong chăn nuôi cũng như thói quen bố trí
nhà cửa, ao, vườn của người Thái.
Ngày nay, chăn ni của người Thái đã có nhiều thay đổi. Hình thức chăn ni tự cấp tự túc vẫn tồn tại, bên
cạnh đó chăn ni theo hướng hàng hóa cũng được triển khai. Một số trang trại chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ
đã được thành lập. Lợn, gà, vịt được chăn nuôi theo hướng công nghiệp và dùng để xuất ra thị trường bên ngồi.
Mơ hình nuôi trồng thủy sản cũng được quan tâm phát triển. Tính đến cuối năm 2019, diện tích ni trồng thủy
sản của xã Chiềng Xôm đạt 23,1 ha. Sản lượng ước đạt 90 tấn cá các loại. Chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã tạo
ra lối mở trong sản xuất kinh tế của người dân. Người Thái ở Chiềng Xôm đã từng bước tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm biến các sản phẩm vật ni trong gia đình thành hàng hóa. Sự trao đổi ngày càng thường xuyên, đặc biệt
những vật nuôi này đều được gắn mác “thực phẩm sạch” nên rất được thị trường tin dùng. Từ đó góp phần cải
thiện thu nhập, giúp đời sống đồng bào được sung túc hơn.
Tiểu thủ công nghiệp xưa kia tương đối phát triển với các nghề như: đan lát, rèn, dệt vải bông,... Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nghề thủ công truyền thống dần mai một và được thay thế bởi
các sản phẩm công nghiệp như đồ dùng bằng nhựa, quần áo, vải sợi cơng nghiệp,... có mẫu mã đẹp, giá thành rẻ.
Do đó, đồ thủ cơng truyền thống mặc dù được nhận xét là “dùng quen và thân thiện với môi trường” nhưng cũng
không thể cạnh tranh với đồ dùng công nghiệp. Hiện nay, số hộ làm đồ thủ cơng trong xã cịn rất ít, đa phần chỉ
làm để sử dụng trong phạm vi gia đình với những đồ cần thiết như nơm, vó, ếp khẩu, đệm bơng gạo, rèn cuốc,
xẻng,... nếu có trao đổi hoặc bn bán cũng trong quy mơ bản.
Xã Chiềng Xơm có tỉnh lộ 106 chạy qua nằm trên cung đường từ thành phố Sơn La vào huyện Mường La;
cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 3 km, do đó việc giao thương của người dân trong xã với thành phố
rất thuận lợi. Cũng chính vì thế mà thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn xã không mấy phát triển. Các hàng
quán chủ yếu nằm dọc trên đường tỉnh lộ 106, thuộc phạm vi bản Tông và bản Hụm. Các bản khác giáp tỉnh lộ
như bản Phiêng Hay, Bản Ái,... không có nhiều hàng quán. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu tập trung vào dịch
vụ cơ khí, dịch vụ hàng hóa và dịch vụ vận tải khách. Thực hiện theo mục tiêu của Chương trình Nơng thơn

mới, chợ đầu mối của xã được xây dựng với quy mô tương đối lớn gồm 30 gian kiot và 2 dãy nhà có mái che
nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hóa của người dân địa phương. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy,
thương nghiệp và dịch vụ của xã Chiềng Xơm hiện vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún, kém phát triển. Số hộ thu nhập
từ hoạt động này còn ít và hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mô hình du lịch cộng đồng cũng bước đầu được
xây dựng. Hiện cả xã có 2 hộ gia đình đang thực hiện mơ hình dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng tại địa bàn Bản
Hụm nhưng hoạt động không hiệu quả. Khách nghỉ trọ tại homestay với số lượng ít và khơng thường xuyên. Du
lịch cộng đồng vẫn chưa trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ dân mà chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
2.5. Các hình thức sinh kế mới
Năm 2015, sau khi xã Chiềng Xôm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bộ mặt nơng thơn địa phương
đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều mơ hình sinh kế mới xuất hiện đã trực tiếp tác động đến quá trình phân
chia lao động sản xuất của địa phương. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt. Cùng với đó là những ảnh
hưởng về văn hóa - xã hội của tộc người Thái tại địa phương.


Sinh kế hiện nay của người Thái thành phố Sơn La qua nghiên cứu trường hợp
xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

579

Nghề trồng hoa
Mơ hình trồng hoa ở xã Chiềng Xôm bắt đầu được thực hiện từ năm 2015. Ban đầu chỉ 1 vài hộ nhỏ lẻ từ Mê
Linh lên thuê đất trồng hoa hồng ở Bản Tơng, cho đến nay diện tích đất được sử dụng trồng hoa đã tăng lên gấp
nhiều lần, trải rộng ở hầu khắp các bản trong xã. Việc cho thuê đất trồng hoa được thực hiện dựa trên sự thoả
thuận giữa người dân cho thuê đất và người thuê đất, có xác nhận của chính quyền địa phương về mặt quản lý
hành chính. Giá đất cho thuê hiện nay giao động từ 100 - 130 triệu/1ha/năm. Nếu chất đất tốt, giao thơng thuận
tiện,... giá th cịn có thể cao hơn vài chục triệu đồng. Thông thường, hợp đồng cho thuê đất thường có thời hạn 5
năm. “Bà con thấy trước mắt cho th đất có lợi thì cứ cho th thơi. Trước kia bà con giỏi lắm canh tác 1 ha
được 50, 60 triệu. Bây giờ thấp nhất là 100 triệu đấy. Mình khơng phải đấu thầu, khơng phải bỏ vốn ra làm gì cả.
Trước kia trồng lúa thì nào giống này, phân này, công này, thu hoạch các thứ. Bây giờ 1 ha cũng thu được 100

triệu lại không phải bỏ tiền vốn ra, cứ nửa năm hoặc 1 năm thanh toán một lần cũng được” (Quàng Văn Hoan,
1960, Bản Tơng, hưu trí). Có thể thấy trước mắt, lợi nhuận của việc cho thuê đất so với tự canh tác ruộng lúa như
trước kia là hơn hẳn. Người nông dân không phải bỏ vốn đầu tư mà nguồn tiền thu về lại hơn gấp đôi so với trước.
Bởi vậy, ngày càng có nhiều hộ nơng dân có nhu cầu muốn cho thuê đất, vừa có thu nhập cao ổn định lại có nhiều
thời gian rảnh rỗi để làm cơng việc khác.
Sau khi cho thuê đất, một bộ phận người nông dân lại quay trở về làm thuê cho chủ hoa ngay trên chính thửa
ruộng của gia đình mình. Họ được chủ th làm cơng việc chăm sóc hoa. Làm th có hai hình thức, th theo
cơng nhật và th theo tháng. Một tháng nếu làm đủ công (27,28 công) tiền lương sẽ giao động từ 4 - 4,5 triệu
đồng. Công nhật được tính 150.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, hình thức th theo tháng phổ biến hơn vì như vậy chủ
hoa sẽ giao cho nhân cơng phụ trách tồn bộ thửa ruộng hoa đó mà khơng phải chỉ bảo nhiều. Phân bón, thuốc trừ
sâu sẽ do chủ hoa cung cấp, người làm thuê chỉ cần chăm bón tốt cho hoa là được. Nghe có vẻ đơn giản nhưng
chăm sóc hoa là cơng việc đòi hỏi phải chăm chỉ, thường xuyên phải ra ruộng chăm sóc hoa, để ý tưới, tiêu nước ở
ruộng, làm tất cả mọi công việc từ tỉa cành, vặt ánh cho đến phun trừ sâu, bón phân tăng trưởng, cắt hoa khi đến
độ,... thông thường 2 người sẽ cùng phụ trách một vườn hoa. Đối tượng tham gia công việc này là những người
trong độ tuổi lao động, người trẻ khỏe, chịu được nắng mưa vất vả, chủ yếu là nữ giới.
Ngoài ra, đối tượng người già, trẻ em cũng có thể tham gia lao động để tăng thu nhập cho gia đình từ nghề
trồng hoa này, đó là làm công việc cắt giấy báo để cuốn nụ hoa. “Người trong bản này cuốn nhiều, cân lên tính
20.000/1 cân. Nếu cả cắt cả cuốn báo thì mới được giá 20 nghìn, cịn nếu ơng bà chủ hoa cắt báo cho cịn mình
chỉ mỗi cơng cuốn thì tính 15 nghìn 1 cân thôi,... cắt cuốn như này ai mà nhanh chân nhanh tay 1 tháng họ cũng
kiếm được 2 triệu rưỡi đấy” (Lường Thị Yên, 1992, Bản Hụm, nông dân).
Trồng cây công nghiệp trên đất dốc
Thực hiện theo chủ trương chung của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về chuyển đổi mơ hình sinh kế trồng cây
trên đất dốc, hiện nay trên địa bàn xã Chiềng Xơm đã hình thành nên được một số khu trồng cây ăn quả trên đất
dốc, chủ yếu là cây chanh leo và cây xồi. Theo ơng Qng Văn Hưởng - Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, “việc
trồng cây công nghiệp trên đất dốc được thực hiện theo dự án của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đề xuất
chủ trương với ủy ban xã, sau đó ủy ban xã làm khâu trung gian giới thiệu doanh nghiệp xuống làm việc trực tiếp
tại các bản. Họ đầu tư giống cây trồng và bao tiêu sản phẩm đầu ra”. Tuy nhiên, mơ hình này mới được triển
khai trong thời gian gần đây, sản xuất chưa tập trung, còn manh mún, nhỏ lẻ. Dự án trồng chanh leo do Hội Nông
dân tỉnh Sơn La hỗ trợ vốn, chọn ra 10 hộ đăng kí thực hiện, hỗ trợ vốn vay 50 triệu đồng/hộ. Hiện nay, cả xã có
khoảng 20 ha đất trồng chanh leo, diện tích này được lấy từ quỹ đất chung của mỗi bản, mỗi năm phải trả phí đất

cho bản với giá 1 triệu đồng/3.000 m2. Số tiền này được góp chung vào quỹ bản. Vùng đất được chọn trồng cây
công nghiệp phải là khu bãi bằng hoặc đồi thấp, nguồn nước thuận lợi. Ngoài ra, các hộ gia đình cũng tự phát
trồng cây cơng nghiệp trên đất đồi thấp của gia đình mình. Các giống xoài, nhãn,... cũng được đưa vào trồng thay
thế cho các giống cây ngô, đậu.
Mặc dù, dự án mới đưa vào thực hiện chưa cho thu hoạch để có thể khẳng định tính hiệu quả của mơ hình,
song đây được coi là bước chuyển mình trong sản xuất nơng nghiệp vốn chỉ phụ thuộc vào ruộng nước và nương
ngô trong tập quán của đồng bào Thái, mở ra hướng canh tác mới cho hiệu quả và năng suất cao hơn, nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nghề làm th
Do chuyển đổi mơ hình từ đất ruộng sang đất trồng hoa nên thời gian nhàn rỗi của người nông dân ngày càng
nhiều. Bởi vậy, nhiều người đã lựa chọn tham gia một số công việc thời vụ trong thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm


580

Nguyễn Thị Huyền, Lường Hoài Thanh

thu nhập. Một số chị em phụ nữ nhận gia công váy áo tại nhà từ chủ các cửa hàng may mặc ngoài thành phố. Váy,
áo dân tộc sau khi được thợ may cắt vải sẵn, chị em nhận về may thành phẩm và đơm cúc sau đó giao lại cho chủ
cửa hàng. Mỗi sản phẩm như vậy được trả công 15.000 đồng/chiếc. Một ngày nếu chăm chỉ may và khâu thì hồn
thành được tầm 10 sản phẩm, như vậy cơng nhật được tính đạt khoảng 150.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên, số
lượng hàng may gia công không nhiều, chỉ những lúc nhiều hàng hoặc cần gấp người ta mới thuê làm. Thế nên
cũng với gia công sản phẩm, phụ nữ Thái vẫn có thể thực hiện được những công việc khác như làm ruộng nương,
mở tiệm bn bán tạp hóa nhỏ trong bản,...
Bên cạnh đó, một số khác lựa chọn đi bán hàng cho các cửa tiệm ngoài trung tâm thành phố. Tiền lương họ
nhận được sẽ từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên số lượng này chủ yếu cũng chỉ kiếm việc làm thêm khi nông
nhàn, khi mùa màng tới họ lại xin nghỉ việc để về làm việc nhà bởi vậy tính chất công việc không ổn định và
thường xuyên phải đổi chỗ làm.
Hiện nay, ở Chiềng Xôm đã bắt đầu xuất hiện tình trạng một số hộ người Thái rủ nhau đi làm ăn xa ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Số người này chủ yếu đi làm cơng nhân trong các nhà máy, xí

nghiệp hoặc đi làm những công việc mùa vụ nặng nhọc như phụ hồ, khuân vác,...
Nhìn chung, do tác động của những chuyển biến kinh tế, đặc biệt từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng Nơng thơn mới, bộ mặt nơng thơn ở xã Chiềng Xơm nói chung và người Thái tại địa phương nói riêng
đã có những chuyển biến, thu nhập tăng thêm, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân. Song từ đó, các yếu
tố về mơi trường, về văn hóa tộc người, về chính sinh kế của người dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng và đang đặt ra
những vấn đề cấp thiết cần tìm ra hướng giải quyết nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời bảo vệ tài nguyên
môi trường và bản sắc văn hóa tộc người.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong
sản xuất nơng nghiệp
Hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong sản xuất nơng nghiệp đã diễn ra thường
xun. Trong khi đó, nhận thức của người dân về tác hại của những hóa chất này đến sức khỏe và đời sống con
người chưa cao nên việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra tràn lan. Hậu quả chính là tình
trạng đất bạc màu, cằn cỗi ngày càng nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ đối với q trình trồng và chăm sóc hoa, việc
sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng được sử dụng với một liều lượng dày đặc. Để hoa có màu
đẹp, bông to, nở đúng độ, không sâu bệnh, người ta thường phải phun thuốc từ 2 - 3 lần/tuần. Cùng với đó là việc
sử dụng các loại phân bón hóa học. Trước mắt có thể cho hoa đẹp, lợi nhuận cao nhưng sử dụng trong thời gian
dài sẽ gây nên tình trạng mất dinh dưỡng của đất, đất trở nên cằn cỗi khó có thể hồi phục. Trong khi đó, hợp đồng
thuê đất chỉ có thời hạn 5 năm. Sau 5 năm, người th có thể căn cứ vào tình trạng chất đất để quyết định có thuê
tiếp hay chuyển sang vùng đất mới màu mỡ hơn. Vậy khi nhận lại diện tích đất đã bị canh tác bạc màu thì người
nơng dân sẽ phải canh tác như thế nào trên những thửa ruộng đó? Ngồi ra, việc lạm dụng hóa chất cịn gây hủy
hoại mơi trường sống của các lồi sinh vật ở các sơng, suối. Do nguồn nước bị ơ nhiễm, các lồi tơm, cá cũng ít
dần, thậm chí có những thời kỳ mất hẳn. Tuy nhiên trải qua q trình thích nghi đã có một số ít lồi cá đã dần
phục hồi nhưng số lượng khơng nhiều. Vấn đề ở đây là khi tơm, cá đã có thể thích nghi với mơi trường nước đã bị
nhiễm độc vậy khi con người sử dụng chúng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày sẽ gây nên những hậu quả
như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao?
3.2. Các vấn đề xã hội mới nảy sinh
Hiện nay, do xuất hiện các hình thức sinh kế mới, đặc biệt là việc đi làm ăn xa, dài ngày càng trở nên phổ biến
đã gây nên những xáo trộn không nhỏ trong xã hội. Thứ nhất, những người quyết tâm đi làm ăn xa thường là
những người trong độ tuổi lao động, trụ cột chính trong gia đình. Có những trường hợp cả hai vợ chồng trẻ đều đi

làm xa để con nhỏ ở nhà cho bố mẹ già chăm sóc. Vậy là trong q trình trưởng thành và hình thành nhân cách
của trẻ em thiếu đi tình thương và sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân gây nên sự thiếu hụt trong nhận thức của trẻ em - mầm non tương lai của đất nước. Hệ lụy của điều đó có thể
dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc, những thói hư tật xấu mà trước kia rất hiếm khi xảy ra. Thứ hai, đi làm
ăn xa vợ chồng mỗi người mỗi nơi làm cho sự tin tưởng, quan tâm, chia sẻ giữa vợ và chồng khơng cịn bền chặt
như trước, thêm vào đó người ta cịn có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những nền văn hóa mới. Đó có thể là những
nét văn hóa tiến bộ, nhưng cũng có thể là những thói xấu, những tệ nạn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Từ đó,
dẫn đến tình trạng vợ chồng bất hịa, gia đình lục đục. Trong một vài năm trở lại đây, tình trạng ly hơn của các cặp


Sinh kế hiện nay của người Thái thành phố Sơn La qua nghiên cứu trường hợp
xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

581

vợ chồng trẻ người Thái đang có xu hướng ngày càng tăng. Lý do trong đó một phần do tình trạng đi làm ăn xa,
gia đình ly tán gây nên.
3.3. Chính quyền địa phương chưa thực sự quyết tâm và có hướng đi cụ thể trong thực hiện chuyển đổi mơ
hình sinh kế hướng tới phát triển bền vững
Hiện nay, tại Chiềng Xôm sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân. Trong khi đó
việc chuyển đổi đất từ làm ruộng lúa sang cho thuê đất trồng hoa hoặc trồng cây công nghiệp trên đất dốc vẫn
được thực hiện theo cơ chế tự phát. Người dân và doanh nghiệp tự thỏa thuận cho thuê - mướn, ủy ban nhân dân
xã chỉ là trung gian quản lý quỹ đất và xác nhận hợp đồng giữa hai bên. Như vậy có thể thấy, vai trị của chính
quyền địa phương đối với vấn đề chuyển đổi và phát triển kinh tế chưa thực sự hiệu quả. Các cấp chính quyền
chưa thực sự vào cuộc, định hướng và làm chỗ dựa cho người dân địa phương trong quá trình thúc đẩy sản xuất
phát triển. Để làm được điều đó, địi hỏi cần phải có chiến lược được nghiên cứu kĩ, phối hợp giữa tập quán sinh
hoạt của đồng bào với chính sách phát triển của Nhà nước, từ đó đưa ra các chủ trương, chính sách và biện pháp
thực hiện sát đúng với tình hình phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
3.4. Chưa có cơ chế chính sách đảm bảo ổn định đầu ra cho cây công nghiệp
Trồng cây công nghiệp trên đất dốc hiện đang mở ra hướng phát triển mới cho đồng bào vùng trung du và

miền núi, hứa hẹn sẽ cải thiện thu nhập một cách đáng kể. Song thực thế cũng cho thấy đã có nhiều loại cây cơng
nghiệp tại một số địa phương đã từng phải điêu đứng khi khơng tìm được đầu ra cho sản phẩm hoặc đầu ra không
ổn định, bị thương lái ép giá. Nguyên nhân của tình trạng này là do đầu ra của các sản phẩm này chủ yếu xuất
khẩu ra nước ngoài, mà phần lớn là thị trường Trung Quốc. Do đó việc bị lũng đoạn thị trường và lệ thuộc vào thị
trường xuất khẩu là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, người dân vẫn có thói quen sản xuất khi cây trồng
cho thu hoạch tốt, có giá cao thì sản xuất vượt quy hoạch nhưng khi giá xuống thấp là có tâm lí chán nản, bỏ bê,
thậm chí là phá bỏ và chuyển đổi sang mơ hình hoặc giống cây trồng khác. Điều này gây nên bất cập trong việc
hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp theo định hướng của Nhà nước và chính quyền địa phương. Bởi
vậy, sản xuất cần theo quy hoạch và định hướng của chính quyền. Việc lựa chọn các giống cây trồng phải căn cứ
vào rất nhiều yếu tố như chất đất, tập quán sản xuất và trình độ canh tác của đồng bào, nhu cầu thị trường,... Bên
cạnh đó, cần thiết phải mở những lớp hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào, cầm tay chỉ việc cụ thể. Đồng thời yêu
cầu người dân cam kết thực hiện đúng các yêu cầu và chỉ số kỹ thuật đề ra, từ đó đảm bảo nguồn hàng sản xuất ra
phải đạt các yêu cầu của phía đối tác thu mua. Ngồi ra, chính quyền các cấp không nên quá chú trọng vào các thị
trường nước ngoài mà cần kết hợp đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước. Đây là một thị trường hết sức quan
trọng mà dường như chúng ta đã “bỏ quên” trong những năm gần đây. Thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước
cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của người nông dân, nắm trong tay quyền chủ
động sản xuất.
4. KẾT LUẬN
Cho đến nay, phương thức mưu sinh chính của người Thái ở xã Chiềng Xôm vẫn là sản xuất nông nghiệp,
trong đó chủ đạo là làm ruộng nước và nương rẫy. Các hình thức sinh kế khác như chăn ni, tiểu thủ cơng
nghiệp, dịch vụ,... tồn tại mang tính chất là các hoạt động kinh tế phụ bổ trợ cho nông nghiệp. Việc giao thương
của người Thái ở địa phương cũng ngày càng được mở rộng và phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa. Dưới tác
động của sự phát triển kinh tế - xã hội, tập quán mưu sinh truyền thống của đồng bào Thái ít nhiều đã có sự biến
đổi. Các giống ngô, giống lúa mới và các giống cây trồng khác cho năng suất cao hơn đã được áp dụng; Kỹ thuật
canh tác có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, máy móc dần được sử dụng để thay thế sức lao động của con
người, các loại phân bón hóa học cũng được áp dụng trong sản xuất,... Tất cả những sự thay đổi này đã góp phần
làm cho cuộc sống của đồng bào bớt khó khăn, ổn định hơn và giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên. Có thể thấy, q
trình chuyển đổi sinh kế của người Thái nằm trong quy luật chung của sự phát triển. Trước sự phát triển đó, đối
với bất kỳ một dân tộc nào cũng sẽ lựa chọn cho mình một phương thức sống phù hợp nhất. Người Thái ở xã
Chiềng Xôm đã tiếp cận với các nguồn sinh kế mới, dựa vào đó để nâng cao hơn cuộc sống cho mình. Trong quá

trình hội nhập và phát triển, người Thái cần kết hợp giữa bản sắc văn hóa truyền thống, hệ thống tri thức dân gian
bản địa với khoa học kỹ thuật hiện đại trong các hoạt động sinh kế góp phần ổn định và phát triển đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào tại địa phương.


582

Nguyễn Thị Huyền, Lường Hoài Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

[2].
[3].
[4].
[5].

Ủy ban nhân dân xã Chiềng Xôm, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh 9 tháng; nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2019 (Báo cáo trình kỳ Hội nghị tiếp xúc cử tri trước
kỳ họp thứ tám Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La).
/>truy cập ngày 25/5/2020.
Chương trình Thái học Việt Nam, (2002), Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngơn ngữ Thái Việt
Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
Pitchet Saiphan, (2011). Sự biến đổi kinh tế - xã hội của người Thái ở Điện Biên từ Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội.

LIVELIHOODS OF THAI PEOPLE IN SON LA CITY: A CASE STUDY OF CHIENG
XOM COMMUNE, SON LA CITY

Nguyen Thi Huyen, Luong Hoai Thanh
Center for Cultural Research of Northwestern Ethnicities
Abstract: Livelihood generally understood is the way someone earns the money to pay for food,
a place to live, clothing, etc.:. Each ethnic group bases on natural conditions, cultural practices, socio-economic
characteristics,... to choose a suitable way of earning a living. Livelihoods are important activities to maintain human
life and society. Therefore, in recent years, research on livelihoods and livelihood change has been an issue attracting
the attention of many domestic and foreign scholars aiming at hunger eradication, poverty reduction and sustainably
economic development,. sustainable economic development,... The article was made based on fieldwork materials
(October 2019) in Chieng Xom commune - the first commune in the city of Son La city has been recognized as an New
Rural standards (August, 2015). The article focuses on analyzing and clarifying the current livelihood status of Thai
people in Chieng Xom commune, at the same time pointing out a number of current problems with the desire to consult
local authorities a panorama of the current economic life of the commune and contribute to more in- deeper socioeconomic policy making.
Keywords: livelihood, Thai people, livelihood change, Son La.



×