MỞ ĐẦU
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN DÂN TỘC HỌC
*****
BÁO CÁO TẬP SỰ
TÊN ĐỀ TÀI
SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI DAO THANH Y
Ở XÃ XUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH
TUYÊN QUANG
Người hướng dẫn: TS. Lý Hành Sơn
Người thực hiện: Lê Thị Thỏa
Hà Nội, 2011
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua Việt Nam không ngừng có những chuyển biến tích
cực, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa -
xã hội. Điều đó đã chứng minh và khẳng định dù trải qua thăng trầm lịch sử,
qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt mà dân tộc ta vẫn đứng vững và vươn lên, đó
là vì truyền thống yêu nước cộng hưởng với sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc
anh em đang từng ngày, từng giờ cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh,
vươn cao cùng bạn bè trong khu vực và trên thế giới.
Thực tế cho thấy, trong công cuộc xây dựng đất nước, mục tiêu của Đảng
ta là phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở tất cả các vùng miền trong cả nước.
Cụ thể là Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình để phát
triển toàn diện các địa bàn miền núi và biên giới là nơi có nhiều dân tộc thiểu số
sinh sống, đặc biệt quan tâm tới những vùng còn nhiều khó khăn, để cho miền
núi cũng như đồng bằng, dân tộc đa số hay thiểu số đều có điều kiện phát triển
như nhau, đời sống được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang áp dụng nhiều
chính sách nhất quán và mang tầm chiến lược đối với tất cả các vùng miền và
các dân tộc thiểu số trên cả nước. Trong các chính sách đó, vấn đề sinh kế tộc
người luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay từ Đại hội VIII của Đảng, chương trình
xóa đói giảm nghèo đã được triển khai trên toàn quốc, tập trung lớn ở các tỉnh
miền núi, ven biển, hải đảo và biên giới với các chương trình 133, 134, 135 và
chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010). Cuối năm 2008 lại có thêm Nghị
quyết 30a (hỗ trợ cho 61 huyện nghèo) với hàng loạt kế hoạch về định canh,
định cư và xây dựng khu kinh tế mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
khuyến khích các doanh nghiệp nông - lâm - ngư trợ giúp đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2
Tuy nhiên, tùy từng vùng miền, việc thực thi các chính sách hay chương
trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo có thể ứng biến một cách linh hoạt, phù hợp với
hoàn cảnh và môi trường nơi đó. Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng gồm 54
dân tộc anh em, các hoạt động sinh kế của họ cũng rất phong phú và đều tác
động vào môi trường tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống mưu
sinh. Sinh kế các tộc người đều không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh bức
tranh sinh kế truyền thống - phương thức sản xuất mang tính đặc trưng tộc
người, trong bối cảnh hội nhập và xu hướng mở rộng kinh tế thị trường, các tộc
người không ngừng tìm kiếm, nắm bắt những cơ hội để xác lập thêm nhiều sinh
kế mới, nhằm cải thiện, nâng cao hơn về đời sống, tích cực vươn lên đẩy lùi đói
nghèo. Thực trạng hoạt động sinh kế hiện nay ở người Dao nói chung và người
Dao Thanh y nói riêng là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Mặt khác, vấn đề sinh kế tộc người hiện vẫn đang được quan tâm đặc biệt
của rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu, của các cấp các ngành, trong đó vấn đề đặt ra
để làm sao đảm bảo sinh kế bền vững là yêu cầu bức thiết phải đạt được. Song,
mấu chốt vẫn phải nắm bắt được đặc điểm sinh kế của con người và tộc người ở
mỗi vùng, mỗi khu vực, từ đó mới có thể định hướng và hoạch định chính sách
phát triển sinh kế bền vững. Bởi những lí do trên, tôi chọn đề tài: Sinh kế hiện
nay của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang làm đề tài nghiên cứu cho Báo cáo tập sự của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố, nhất là nguồn tư liệu điền dã dân
tộc học (nguồn tư liệu chính) mà bản tôi thân thu thập được tại địa bàn được
chọn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập sự này như sau:
- Trình bày một cách tổng quan về bức tranh sinh kế của người Dao
Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
3
- Nêu lên những hoạt động sinh kế của người Dao Thanh y ở xã Xuân
Vân trong bối cảnh hiện nay;
- Khuyến nghị một số giải pháp cho việc phát triển sinh kế bền vững hơn
trong khung cảnh mới đối với người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên
Sơn, tinh Tuyên Quang.
Kết quả thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được thể hiện rõ
trong bản báo cáo tập sự. Cụ thể là nội dung của bản báo cáo này đã trả lời được
các câu hỏi như sau:
Thứ nhất: Sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân
trước đây bao gồm những hoạt động như thế nào? Câu hỏi này được thể hiện ở
Chương 2 của báo cáo với 2 nội dung chính: Một số khái niệm về sinh kế - sinh
kế tộc người; các hoạt động sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y.
Thứ hai: Trong bối cảnh hiện nay, sinh kế của người Dao Thanh y thay
đổi như thế nào? Dưới tác động của yếu tố nào? Đây là nội dung của Chương 3
trong báo cáo, cụ thể là đã giải quyết 2 vấn đề lớn: Bức tranh sinh kế của người
Dao Thanh y hiện nay và yếu tố tác động tới sự biến đổi sinh kế.
Thứ ba: Những giải pháp gì có thể đặt ra để các cấp các ngành trợ giúp
người Dao Thanh y phát huy được các thế mạnh của mình cũng như biết nắm
bắt cơ hội, đối mặt với thử thách mà tộc người sẽ phải lựa chọn?
Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng muốn cung cấp thêm một số
tư liệu nhằm góp phần cho việc hiểu biết và nghiên cứu về người Dao nói chung
và người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân nói riêng. Từ đó, có những chính sách
giúp họ phát huy được thế mạnh sẵn có, tận dụng được nhiều hơn cơ hội làm
giàu cho chính tộc người mình và làm giàu cho xã hội.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Dao ở nước ta có số lượng tương đối đông, đứng hàng thứ 9 sau
các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ me, Hoa, Nùng và Hmông. Tính đến
4
tháng 4 năm 2009, dân số người Dao ở nước ta là 751.067 người, trong đó nam
377.185 người, nữ 373.882 người, được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao
thuộc ngữ hệ Nam Á. Ngoài tên gọi chung là Dao, còn có tên gọi khác là: Mán,
Động, Trại, Dìu miền, Kiềm miền, Kìm mùn được phân bố ở hầu hết các tỉnh
miền núi và trung du phía Bắc như: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng
Ninh, Cao Bằng Trong đó Tuyên Quang có số lượng người Dao khá đông.
Ngoài ra, người Dao còn có mặt ở một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên như
Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước Bởi vậy, người Dao ở nước ta đã
từ lâu luôn là đối tượng được quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà
nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Người đầu tiên ở nước ta viết về người Dao là Lê Quý Đôn với tác phẩm
Kiến văn tiểu lục đã phác họa một vài nét khái quát về đặc điểm hoạt động sinh
kế, phong tục của người Dao xứ Tuyên Quang. Sau đó, các tác giả Hoàng Bình
Chính với Hưng Hóa phong thổ lục, Phạm Thận Duật trong tác phẩm Hưng
Hóa kí lược cũng đã đề cập tới một số nhóm người Mán như Mán Sừng (Dao
Đỏ), Mán Đạn Tiên (Dao Làn Tiẻn), kể cả nhóm người Sơn Tạng và nhóm Mán
ở châu Thủy Vĩ Văn Bàn (Lào Cai)
Năm 1959, nhà dân tộc học Mạc Đường trong cuốn Các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam (1959) đã tổng hợp rất nhiều tư liệu và thông tin về Người Dao trên
lãnh thổ Việt Nam, từ khu vực cư trú, tên gọi, đặc điểm văn hóa - xã hội, phong
tục tập quán cũng như hoạt động kinh tế tộc người. Năm 1968 Phan Hữu Dật
viết chung với Hoàng Hoa Toàn Về vấn đề xác minh và phân loại nhóm Dao ở
Tuyên Quang in trong cuốn “Một số vấn đề Dân tộc học” đã trình bày các cơ sở
khoa học phân loại các nhóm Dao ở Tuyên Quang nói chung, về sau phương
pháp phân loại này cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu tiếp thu.
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất không thể không kể tới Nguyễn Khắc
Tụng đã có không ít công trình nghiên cứu về đặc điểm cư trú và nhà ở của
người Dao ở Việt Nam. Đặc biệt, Ông là người đầu tiên tìm ra những tiêu chí
5
khá thuyết phục để phân chia tộc người Dao ở nước ta thành nhiều ngành nhóm
địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, Nguyễn Khắc Tụng cùng với tập thể tác
giả Bế Viết Đẳng, Nông Trung và Nguyễn Nam Tiến đã viết và cho xuất bản
cuốn sách Người Dao ở Việt Nam (1971). Cuốn sách này được coi như cẩm
nang cho những ai bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về người Dao ở nước ta.
Ngoài các vấn đề liên quan đến nguồn gốc lịch sử, địa vực cư trú, phong tục tập
quán và sinh hoạt văn hóa của người Dao, cuốn sách đó còn đề cập khá sâu về
hoạt động sinh kế của người Dao ở cả 3 vùng sinh thái trong những năm trước
năm 1970, trong đó có tỉnh Tuyên Quang và huyện Yên Sơn.
Đặc biệt, vào năm 1972, hai tác giả Hà Văn Viễn và Hà Văn Phụng đã
cho ra mắt cuốn sách chuyên khảo với tiêu đề Các dân tộc thiểu số ở Tuyên
Quang (1972). Trong đó, nội dung cuốn sách này cũng đã có nhiều tư liệu viết
về tập quán hoạt động sinh kế của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang nói chung, ở
huyện Yên Sơn nói riêng.
Một trong những tài liệu không thể không nhắc tới là cuốn Sự phát triển
văn hóa xã hội người Dao: Hiện tại và tương lai do Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản tại Hà Nội 1998. Đây là công trình tập hợp
các bài viết, các bài nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế trình bày
tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về người Dao (tổ chức tại thành phố Thái Nguyên
vào tháng 12 năm 1995). Nội dung các bài viết về người Dao trong công trình
này đã thể hiện trên tất cả các khía cạnh từ nguồn gốc lịch sử, trang phục, phong
tục tập quán đến sự phát triển kinh tế xã hội của người Dao ở nước ta thời kỳ
trước và sau đổi mới. Trong đó, nổi bật lên là các vấn đề về nhân học ứng dụng,
nhân học phát triển như nghiên cứu về tri thức của người Dao với việc quản lí
tài nguyên thiên nhiên. Hay như vấn đề phát triển nông thôn miền núi và dân tộc
trong thời kì chuyển đổi kinh tế
Riêng các công trình và nghiên cứu đã được công bố viết về người Dao ở
tỉnh Tuyên Quang, ngoài các cuốn sách như Các dân tộc thiểu số ở Tuyên
6
Quang (1972), Các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (2003) trong
nhiều năm trước đây cho đến nay cũng đã có nhiều luận văn, luận án, kể cả
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại
học văn hóa Hà Nội viết về người Dao ở Tuyên Quang dưới nhiều góc độ.
Trong đó có một số đáng chú ý sau đây:
+ Những biến đổi của dân tộc Dao ở Tuyên Quang trong quá trình hợp
tác hóa nông nghiệp (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Văn Huy,
1967). Nội dung luận văn này đã đề cập đến các hoạt động sinh kế của người
Dao ở Tuyên Quang trong thời kỳ làm ăn theo cơ chế hợp tác xã .
+ Vai trò phụ nữ dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang (Luận văn tốt nghiệp của Lý Thị Thanh Hà, 1999).
+ Văn hóa truyền thống người Dao Đỏ với dự án di dân tái định cư ở
xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp cử
nhân văn hóa, 2008 của Triệu Thị Nhất).
+ Trang phục cổ truyền người Dao Đỏ ở Na Hang, Tuyên Quang (Luận
văn thạc sĩ khoa học văn hóa, 2000 của Đặng Thị Quang)
Những nghiên cứu trên đã ghi lại những phong tục tập quán cũng như đặc
điểm sinh kế của người Dao ở Tuyên Quang nói chung, có cả đối tượng là
người Dao Thanh y. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung mô tả các
yếu tố truyền thống như phong tục tập quán, trang phục, nghi lễ vòng đời của
người Dao trên cơ sở nhìn nhận dưới góc độ dân tộc học. Còn về khía cạnh sinh
kế tộc người thì cũng đã thuộc thời kỳ trước đổi mới đất nước, sinh kế trong bối
cảnh hiện nay của người Dao Thanh y thì chưa có nghiên cứu cụ thể. Đặc biệt,
cho đến nay, hầu như chưa có nghiên cứu riêng và chuyên sâu về nhóm Dao
Thanh y nói chung, ở Tuyên Quang và huyện Yên Sơn nói riêng. Vì vậy, rất cần
những nghiên cứu tìm hiểu về sinh kế của nhóm người Dao này trong bối cảnh
chuyển đổi kinh tế hiện nay, để thấy được sự biến đổi, thích ứng với hoàn cảnh
7
môi trường, tinh thần vươn lên làm giàu cho bản thân người Dao Thanh y và tộc
người Dao. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên là những tư liệu quý giá để giúp tôi
hoàn thành tốt đề tài tập sự: Sinh kế hiện nay của người Dao Thanh y ở xã
Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân thuộc huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Sinh kế của người Dao Thanh y trong
giai đoạn hiện nay. Trong đó, có đề cập đến truyền thống và hiện tại dưới tác
động của các yếu tố phát triển hiện nay.
- Địa bàn nghiên cứu: Xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận
- Cơ sở lý luận:
Cơ sở lí luận của Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và chính sách dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học: Dân tộc là chủ thể của các
hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội và các vấn đề đó đều mang tính tộc người.
Trong đó, một trong những nghiên cứu quan trọng của nghành Dân tộc
học/Nhân học là xem xét sự vật như nó vốn có từ con mắt của chủ thể, người
trong cuộc, bởi vậy càng không được tìm cách áp đặt những đánh giá chủ quan
của nhà khoa học. Có nghĩa là, mọi hoạt động sản xuất kinh tế cần được trao
quyền và tiếng nói để người dân tộc thiểu số nói lên tâm sự, nguyện vọng của
mình, đây cũng là lí do để người dân tộc thiểu số được lên tiếng. Ngoài ra, nhà
8
nghiên cứu cũng cần đặt các hoạt động sinh kế tộc người trong mối quan hệ
biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để thấy được quy luật của sự phát triển
và mâu thuẫn là động lực của nó. Từ đó đưa ra những nhận xét chính xác và cụ
thể về bức tranh sinh kế tộc người. Trong quá trình nghiên cứu về sinh kế của
người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, chúng tôi luôn quán triệt quan điểm này,
tức tiếp cận từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học.
+ Tiếp cận từ góc nhìn thực tiễn ở địa phương: Đó là việc tiến hành khảo
sát và trực tiếp nghiên cứu các hình thức hoạt động sinh kế của người Dao
Thanh y tại địa bàn được chọn là xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, kết luận từ kết quả nghiên cứu đã
thu thập được tại địa phương.
+ Tiếp cận từ góc độ hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu các hình thức
hoạt động sinh kế của người Dao Thanh y, được xem xét mối quan hệ giữa các
hình thức sinh kế với nhau và trong mối liên quan với các tộc người láng giềng
như Tày, Kinh Đồng thời, đặt trong bối cảnh vùng sinh thái của xã Xuân Vân
và huyện Yên Sơn.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Luận văn quan tâm áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét bức tranh hoạt động sinh kế truyền thống và
biến đổi hiện nay của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Với
phương pháp luận này, cần xem xét các hoạt động sinh kế của người Dao Thanh
y nơi đây trong tương quan với các điều kiện cụ thể ở địa phương xã và huyện
cũng như với các tộc người láng giềng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Điền dã dân tộc học, trong đó sử dụng các công cụ: Khảo sát thu thập
thông tin về hộ gia đình từ nguồn tài liệu thứ cấp như sổ hộ khẩu, sổ thống kê
9
diện tích đất đai, gia súc, gia cầm, số lượng hộ giàu nghèo, các chính sách đầu
tư hỗ trợ mà xã Xuân Vân nhận được Phỏng vấn sâu các đối tượng như trưởng
thôn, chủ tịch xã, chủ tịch hội phụ nữ, người già để có được những thông tin
cần thiết và cụ thể nhất về hoạt động kinh tế trước kia và hiện nay của người
Dao Thanh y. Quan sát tham dự: Được sử dụng tối đa kết hợp với chụp ảnh, ghi
chép hàng ngày, nhất là thảo luận trực tiếp với người dân Dao Thanh y tại các
xóm thuộc xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn
+ Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên
gia và đồng nghiệp nghiên cứu về người Dao.
+ Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh đối chiếu: Hệ thống, phân
tích, so sánh các tư liệu, tài liệu thu thập được khi viết Luận văn.
6. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính của Luận văn là các tư liệu điền dã thu thập được
qua các đợt khảo sát nghiên cứu từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 tại
xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, việc tham khảo các
công trình nghiên cứu đã được công bố, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên
ngành, khóa luận tốt nghiệp, các cuốn sách viết về người Dao và nguồn tài
liệu thứ cấp của địa phương cũng được xử lý tối đa nhằm đem lại những thông
tin cần thiết và cụ thể nhất cho Luận văn.
7. Đóng góp của Luận văn
- Đây là công trình đầu tiên phản ánh một cách rõ nét và chuyên sâu về
các hình thức hoạt động sinh kế (Bức tranh sinh kế) của người Dao thanh y.
- Cho thấy được những tích cực trong sự vươn lên cũng như những hạn
chế của chính bản thân tộc người thiểu số trong xu thế hội nhập và phát triển
bền vững như hiện nay.
- Cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị và giải
pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát huy thế mạnh tộc người tạo sinh kế bền vững
10
góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của người Dao nói chung và người
Dao Thanh y ở Tuyên Quang nói riêng.
- Đóng góp thêm tư liệu cho sự hiểu biết về người Dao nói chung, người
Dao Thanh y nói riêng.
8. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Bức tranh sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y ở xã
Xuân Vân
Chương 3: Hoạt động sinh kế của người DaoThanh y ở xã Xuân Vân
trong bối cảnh hiện nay
Đây chỉ là Luận văn nặng về mô tả bức tranh sinh kế và sự biến đổi của
người Dao Thanh y tại một địa phương cụ thể. Tôi hy vọng bản Luận văn này sẽ
cung cấp những tư liệu thiết thực về sinh kế của người Dao Thanh y. Trong điều
kiện thời gian có hạn, cùng với năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, Luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
các nhà nghiên cứu đi trước cùng các bạn đồng nghiệp.
Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, bản thân tôi đã nhận được sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học TS. Lý Hành Sơn;
sự ủng hộ khuyến khích của lãnh đạo Viện Dân tộc học và tập thể cán bộ Phòng
Nghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Hmông-Dao và Hán-Tạng; cùng với sự
cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và nhân dân Dao Thanh y ở xã Xuân
Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhân đây, tôi xin trân trọng cảm ơn
những sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó.
11
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO THANH Y
Ở XÃ XUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.1. Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đôi nét về Tuyên Quang
Tuyên Quang nằm trong vùng Đông Bắc nước ta, trở lại lịch sử xa xôi
thì trước đây Tuyên Quang thuộc khu vực cư trú của bộ lạc Mê Linh thời Hùng
Vương và bộ lạc Tây Vu thời Thục Phán. Trấn Tuyên Quang có từ thời Trần và
Hồ, tỉnh Tuyên Quang có từ thời Nguyễn. Trong cách mạng tháng Tám, Tuyên
Quang thuộc căn cứ địa Việt Bắc, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, nhắc tới Tuyên Quang thì mọi người dân Việt Nam ai cũng biết,
bởi nơi đây là quê hương cách mạng với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào
đã đi vào lịch sử. Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh
Hà Tuyên; đến năm 1991, Hà Giang và Tuyên Quang tách thành hai đơn vị
hành chính riêng. Do vậy, tỉnh lỵ Tuyên Quang thời đó bao gồm 5 huyện thị:
Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang.
Tới năm 2008, theo Nghị định số 99/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về
việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn, mở rộng thị xã Tuyên
Quang, thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Và Nghị định số 27/NQ-CP ngày 2/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết
định thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Do đó, đơn vị
hành chính hiện nay của tỉnh Tuyên Quang gồm 1 thành phố và 5 huyện: thành
phố Tuyên Quang, gồm có 7 phường, 6 xã; Chiêm Hóa, có 1 thị trấn và 28 xã;
12
Hàm Yên với 1 thị trấn, 17 xã; Na Hang có 1 thị trấn, 16 xã; Sơn Dương, gồm 1
thị trấn, 32 xã; Yên Sơn có 1 thị trấn, 30 xã.
Diện tích toàn tỉnh Tuyên Quang là 5.868 km
2
; dân số có 724.821 người,
trong đó 363.108 người là nam, 361.713 người là nữ, số người trong độ tuổi lao
động là 377.314 người (chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 124
người/km
2
. Tuyên Quang hiện nay có 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 48,22%, dân tộc Tày chiếm 25,45%, các dân tộc khác chiếm 16,33%.
Nằm trong tọa độ địa lí 21
0
30
’
- 22
0
20’ vĩ độ bắc, 104
0
53’- 105
0
40’ kinh
độ đông, Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Nam. Phía Bắc
Tuyên Quang giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Cao Bằng; phía
Đông giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh
Phúc; phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ; và phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái.
Địa hình Tuyên Quang nhiều sông suối, đồi núi trùng điệp, thung lũng
sâu, nơi cao nhất là 600m so với mực nước biển. Sông ngòi cũng dày đặc, với
các sông lớn như sông Lô và sông Gâm, sông nhỏ có sông Năng (Na Hang),
sông Phó Đáy (Sơn Dương) cùng với hàng trăm ngòi lạch lớn nhỏ. Sông ngòi
ở đây có giá trị kinh tế cao, là bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông, cung
cấp nước thủy sản, phục vụ đời sống sản xuất, chứa đựng tiềm năng lớn về thủy
điện. Năm 2002, thủy điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng trên hệ
thống sông Gâm tại huyện Na Hang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỉ đồng. Đây là
nhà máy công suất lớn thứ 3 miền Bắc sau nhà máy thủy điện Sơn La và Hòa
Bình, đã khánh thành năm 2007 với 3 tổ máy hoạt động công suất lên tới
343mw, sản lượng điện hàng năm 1.295 triệu kw/h, dung tích hồ chứa 1.500
triệu m
3
nước có tác dụng chống lũ cho thành phố Tuyên Quang, nhất là phân lũ
cung cấp nước mùa kiệt cho vùng trung du và hạ lưu đồng bằng Sông Hồng.
Cùng với hệ thống sông ngòi, đồi núi ở Tuyên Quang chiếm 72,3% diện
tích toàn tỉnh, với dãy núi cao như Tam Đảo ở phía nam, Cao Khánh ở phía bắc
13
và dãy Ba Xứ, tạo cho Tuyên Quang nguồn tài nguyên khá phong phú. Rừng và
khoáng sản là hai thế mạnh mà thiên nhiên tạo cho tỉnh này. Trong lòng đất
chứa nhiều khoáng sản như vàng, thiếc, kẽm, pi sit, ăng ti moan, măng gan, cao
lanh cũng như các vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá vôi, đất chịu lửa Rừng
ở Tuyên Quang nhiều gỗ quý và dược liệu như: Đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát,
pơmu, tre, nứa, song mây, sa nhân, ba kích, thục sâm cùng nhiều loài thú quý
hiếm, nhất là Voọc mũi hếch (loài thú có tên trong danh mục bảo vệ động vật
quý hiếm thế giới). Tuy nhiên, hiện nay số lượng gỗ quý cũng như một số loài
động vật quý hiếm còn ít do sự chặt phá rừng quá mức. Vì vậy cần phải bảo vệ
và phát triển rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn và bảo tồn một số loài động vật
quý hiếm.
Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
khí hậu lục địa bắc á Trung Hoa với 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô hạn; mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 1700mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 24
0
c, thấp nhất 12
0
c - 13
0
c, cao nhất 33 -
35
0
c. Độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển, nhất là rừng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng gió mùa nên thường có lũ to, lốc mạnh, sương muối,
gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của các dân tộc trên địa bàn.
Mạng lưới giao thông phát triển cả đường thủy và đường bộ, riêng đường
sắt thì Tuyên Quang chưa có. Đường bộ có tuyến quốc lộ 2 là con đường huyết
mạch nối liền thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang; quốc
lộ 37 từ Thái Nguyên qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái; quốc lộ 2C
nối Vĩnh Yên với Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Chính mạng lưới
giao thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu tất cả các mặt về
kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.
Huyện Yên Sơn
Yên Sơn là huyện nằm phía nam tỉnh Tuyên Quang. Trước đây khi Hà
Giang sát nhập với Tuyên Quang, Yên Sơn là một huyện của tỉnh Hà Tuyên.
14
Sau năm 1991 tách tỉnh thì Yên Sơn thành huyện của Tuyên Quang. Huyện tiếp
giáp với các đơn vị hành chính của tỉnh và các tỉnh lân cận như sau:
+ Phía Bắc: giáp 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa;
+ Phía Đông: giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên);
+ Phía Tây: giáp huyện Yên Bình (Yên Bái);
+ Phía Nam: giáp Sơn Dương thuộc tỉnh; Đoan Hùng (Phú Thọ).
Trước năm 2008, diện tích của huyện là 1.210km
2
, dân số 167.200 người,
36 đơn vị hành chính. Đến ngày 3/9/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
99/2008/NĐ-CP đã cắt toàn bộ diện tích các xã An Khang, An Tường, Lưỡng
Vượng, Đội Cấn, Thái Long của huyện để mở rộng thị xã Tuyên Quang. Hiện
nay, Yên Sơn chỉ còn 31 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 30 xã: thị trấn
Tân Bình và các xã Tứ Quận, Kim Phú, Hùng Lợi, Xuân Vân, Tân Tiến, Kiến
Thiết, Thắng Quân, Công Đa, Đội Bình, Trung Môn, Lang Quán, Chân Sơn,
Chiêu Yên, Phúc Ninh, Lực Hành, Quý Quân, Thái Bình, Tiến Bộ, Trung Sơn,
Đạo Viện, Kim Quan, Phú Thịnh, Trung Minh, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Mỹ Bằng,
Hoàng Khai, Trung Trực, Tân Long, Phú Lâm. Trong đó, có 8 xã và 26 thôn
bản thuộc các xã khu vực II đặc biệt khó khăn (được hưởng chương trình 135).
Toàn huyện có số dân là 154.610 người, gồm 23 dân tộc anh em, đông nhất là
dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, sau đó mới tới các dân tộc khác (xem bảng
1.1); (Phòng thống kê huyện Yên Sơn, 2009).
Bảng 1.1: Tình hình dân tộc huyện Yên Sơn
Stt Dân tộc Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
1 Kinh 85.746 54,1
2 Dao 22.065 13,9
3 Tày 21.127 13,3
4 Cao Lan 16.940 10,7
5 Hmông 7.074 4,5
6 Các dân tộc khác 5.537 3,5
15
Tổng 158.589 100
(Nguồn: Tài liệu điền dã vào tháng 1/2011)
1.1.2. Xã Xuân Vân
Vị trí địa lí
Xuân Vân nằm ở phía Bắc huyện Yên Sơn với tổng diện tích 3.987,15ha
(số liệu kiểm kê 2010 của xã); số dân là 7.921 người (tính đến ngày 1/4/2009),
mật độ dân số 198 người/km
2
với 8 dân tộc anh em là Kinh, Tày, Hoa, Nùng,
Dao, Cao Lan, Hmông, Mường. Vì thuộc vùng thượng huyện Yên Sơn mà
Xuân Vân có 4 mặt tiếp giáp với các đơn vị hành chính cấp xã trong huyện như:
phía Bắc giáp xã Quý Quân, phía Nam giáp 2 xã Tân Long và Tân Tiến, phía
Đông giáp xã Trung Trực, phía Tây giáp 2 xã Phúc Ninh và Lực Hành.
Do dân cư phân bố tập trung theo mỗi khu vực được phân cách về mặt
địa lí như sông, suối hay cánh đồng, đường xá mà xã Xuân Vân được chia thành
25 thôn bản: Xóm Sơn Hạ (Sơn Hạ 1, 2 ,3 ,4, vông Vàng 1, 2, Đèo Mủng), xóm
Đô Thượng( Đô Thượng 1, 2, 3, 4, 5, 6), Tân Sơn (Tân Sơn 1, 2), An Lạc (An
Lạc 1, 2) Soi Đen, Vân Giang, Đồng Tầy, Khuôn Khán, Lương Trung, Soi Hà
và Soi Đát, Đồng Dài Các xóm cách trung tâm xã và chợ phiên Xuân Vân
trung bình khoảng 5-6km. Trong đó, các xóm Tân Sơn, An Lạc và Vân Giang
ngăn cách với trung tâm xã và các xóm khác bởi dòng sông Gâm. Tên gọi các
thôn xóm gắn với địa hình của thôn xóm đó, ví dụ xóm Sơn Hạ hay Đô Thượng
có cánh đồng rộng là cánh đồng Lịch và cánh đồng Quải; còn các xóm như Soi
Đen, Soi Đát, Soi Hà, Tân Sơn, An Lạc là những xóm có diện tích soi bãi rộng
chiếm phần lớn; còn Đồng Tầy, Khuôn Khán hay Lương Trung là những xóm
mà chủ yếu có diện tích đất đồi chiếm ưu thế.
Dân cư hầu hết phân bố tập trung theo đơn vị xóm, khoảng cách giữa các
nhà không xa. Các dân tộc cư trú xen kẽ, nhưng số lượng dân tộc ở các xóm
16
không đồng đều. Cụ thể trong từng xóm, các dân tộc tập trung thành từng khu
riêng. Chẳng hạn xóm Sơn Hạ, tại khu chợ thuộc xóm chủ yếu tập trung người
Kinh hoạt động buôn bán và kinh doanh; khu Sơn Hạ 1, 2, 3 và 4 người Tày
chiếm đa số; còn khu Vông Vàng 1, 2 và Khu Đèo Mủng tập trung đông đúc
người Dao Thanh y. Còn các xóm Tân Sơn, An Lạc, Soi Hà, Soi Đát, Soi Đen
chủ yếu người Kinh từ các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hà Đông Hà Tây cũ,
Hưng Yên di chuyển lên chưa lâu.
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều khe suối nhỏ, địa thế
nghiêng dần theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao trung bình từ 50-300m so
với mực nước biển. Trên địa bàn xã có sông Gâm chảy qua cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp và là tuyến đường thủy quan trọng cho tàu bè qua lại,
cung cấp nguồn thủy sản cho người dân, chứa đựng tiềm năng thủy điện. Tuyến
đường 185 chạy qua nên giao thông thuận tiện với trung tâm thành phố và tạo
điều kiện cho giao thương hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội.
Về khí hậu nhân văn, Xuân Vân mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là từ 22-24
0
c, mùa đông nhiệt độ
trung bình 16
0
c, mùa hè trung bình 28
0
c. Trong những ngày rét đậm nhiệt độ tối
thấp tuyệt đối là 6
0
c, ngày nắng nóng có thể vượt ngưỡng 38
0
c. Lượng mưa
trung bình hằng năm 1600-1800mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm tập
trung nhiều vào mùa hè (tháng 7, tháng 8) có lúc mưa đạt trên 300mm/tháng.
Mùa đông thời thiết khô hạn lượng mưa ít chỉ đạt 10-15mm/tháng.
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1500 giờ. Mùa đông số giờ nắng chỉ
đạt 10-15h/tháng, mùa hè số giờ nắng cao 140-160h/tháng. Độ ẩm không khí
trung bình năm từ 80-82%, biến động độ ẩm không khí trong năm không lớn.
Ngoài ra, hiện tượng thời tiết khác cũng thường xuyên xảy ra như giông, mưa
phùn, sương mù, sương muối nhưng nhìn chung không gây thiệt hại lớn cho sản
xuất, vì người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và khắc phục.
Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội xã Xuân Vân
17
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Xuân Vân đã đẩy mạnh tập trung
phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó phát triển nông
- lâm là thế mạnh và cũng là ngành kinh tế chủ đạo của xã. Trong đó, trồng trọt
giữ vai trò quan trọng đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực phục vụ đời
sống của nhân dân trong xã. Theo kết quả thống kê năm 2010 của xã, diện tích
đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 886,59ha (trong đó 585,38ha là đất trồng
lúa; 301,21ha đất trồng màu và cây hàng năm khác (ngô, đậu tương, mía ).
Hiện nay, xã Xuân Vân cũng đầu tư và mở rộng diện tích cây ăn quả theo
hướng sản xuất hàng hóa thành vùng chuyên canh tập trung như bưởi, lúa, mía,
chè, ngô, đậu tương, lạc, sắn, khoai lang, cây rau, cây ăn quả, đạt năng suất cao.
Tổng sản lượng lương thực năm 2010 của xã đạt 2.715,6 tấn.
Do tính chất đất tơi xốp, cộng với diện tích 2 cánh đồng Lịch và Quải, diện
tích soi bãi tương đối rộng mà lại nhiều suối khe nhỏ cung cấp nước cho đồng
ruộng nên hầu hết cây lúa được canh tác 2 vụ/năm. Sự luân canh cây ngô, đậu
tương, lạc, khoai lang, rau và diện tích trồng cây ăn quả cũng tương đối nhiều,
đã hình thành các vùng chuyên canh như xóm Tân Sơn, An Lạc, Vân Giang
chuyên canh mía, lạc; xóm Soi Hà chuyên canh bưởi, mía và na trên diện tích
soi bãi và đất vườn đồi. Tuy nhiên, hầu hết đều ở mức độ cấp hộ gia đình.
Chăn nuôi tại xã Xuân Vân cũng khá phát triển. Do đa dạng chủng loại vật
nuôi gia súc và gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, nuôi thả cá
nên không những phục vụ nhu cầu về thực phẩm cho gia đình mà còn là hàng
hóa tiêu thụ đi các nơi khác ngoài địa bàn xã.
Trồng và khai thác, chế biến lâm thổ sản tại xã Xuân Vân hiện nay cũng đã
và đang được đẩy mạnh với các sản phẩm chủ yếu là tre, gỗ, nứa. Theo số liệu
của xã, năm 2010, trồng được 125ha rừng mới, khai thác 378,3m
3
gỗ, bảo vệ
1,173ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy và khuyến
khích mở các cơ sở sản xuất như chiếu tre, đũa xuất khẩu, thu mua lâm sản, chế
18
biến phụ phẩm lá tre, gỗ ván ép, rất nhiều cơ sở tư nhân thu mua lá tre, sấy và
đem xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hệ thống giáo dục của xã đã có đầy đủ các cấp: 1 trường Trung học phổ
thông (THPT) và 1 trường Trung học cơ sở (THCS), 3 cụm trường Tiểu học,
trường mầm non trung tâm xã và 25 lớp mầm non ở 25 thôn xóm tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ em tuổi mẫu giáo được sinh hoạt và vui chơi. Năm học 2009
-2010 số lượng trẻ em mầm non là 484 cháu với 7 nhóm trẻ và 16 lớp mẫu giáo;
khối Tiểu học 39 lớp với 617 học sinh; khối THCS có 14 lớp, 469 học sinh;
khối THPT 20 lớp, 846 học sinh. Sở dĩ số lượng học sinh khối THPT đông đúc
bởi xã Xuân Vân là điểm trường cấp 3 của 8 xã vùng thượng huyện. Tuy nhiên,
do giao thông trên địa bàn còn khó khăn, xa trường, hoàn cảnh gia đình đông
con, kinh tế thấp, nên số lượng học sinh bỏ học vẫn còn khá nhiều. Mặt khác,
chất lượng dạy và học còn chưa thật đảm bảo, cơ sở vật chất thiếu thốn. Mục
đích dạy và học còn chưa được quan tâm đúng mức, nên số học sinh đỗ tốt
nghiệp THPT thấp, tỷ lệ thi đỗ Đại học và Cao đẳng chưa cao.
Một trạm y tế xã khám chữa bệnh và điều trị nội trú, ngoại trú cho nhân
dân, không có cơ sở y tế thôn bản. Theo lãnh đạo Y tế xã, riêng năm 2010,
khám chữa bệnh cho 11.254 lượt người, điều trị nội trú 603 lượt người, điều trị
6.445 bệnh nhân, chuyển tuyến 33 bệnh nhân. Hầu hết 100% các dân tộc trên
địa bàn ốm đau đều tới trạm xã hoặc bệnh viện khám và điều trị, không có hiện
tượng mê tín. Tuy nhiên, vẫn có số lượng nhỏ chủ quan với bệnh tật, khâu vệ
sinh phòng bệnh chưa cao, nhất là hệ thống nhà vệ sinh chưa hợp phù hợp,
nguồn nước uống còn kém chất lượng
Chợ phiên tại trung tâm xã Xuân Vân họp tuần 3 buổi vào các ngày thứ 3,
5 và chủ nhật. Đây là chợ trung tâm xã với đầy đủ các mặt hàng thịt, cá, rau, củ,
quả Mùa nào thức nấy, chợ này còn là nơi giao lưu buôn bán cố định. Chợ
được quy hoạch lại vào năm 2005, góp phần thúc đẩy giao thương đưa hàng hóa
đặc sản của xã Xuân Vân đến với địa phương khác.
19
Bên cạnh đó, vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng tại xã vẫn luôn được
đảm bảo, đang từng bước hạn chế các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, vi phạm
luật giao thông Gần đây, lãnh đạo, các đoan thể ở xã Xuân Vân cũng thường
xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên
truyền pháp luật và đời sống văn hóa cho nhân dân trong xã, đã tạo nên sự
chuyển biến tích cực và ngày càng củng cố phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư trong các xóm.
Hoạt động đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư được đẩy mạnh như Dự án
Ridp hay chương trình 135 giai đoạn 2 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
thôn xóm còn khó khăn. Ngoài ra, các hộ nghèo còn được tạo điều kiện vay vốn
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách
xã hội. Tổ chức làm mới và nghiệm thu 56 nhà cho hộ nghèo năm 2010 (số hộ
nghèo theo tiêu chí mới là 712 hộ, chiếm 36%). Năm 2010, xã có 441 lao động
làm việc trong nước, 6 lao động xuất khẩu nước ngoài, mở lớp đào tạo nghề hàn
cho 30 học viên. Đặc biệt là đã thi công và đưa vào sử dụng đường giao thông
bê tông nông thôn Vông Vàng 2 và Đô Thượng 4, thi công đường giao thông
thôn Lương Trung từ nguồn vốn dự án 135 giai đoạn 2. Xã quản lí và sử dụng
có hiệu quả 56 công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương tưới tiêu cho 89% diện
tích lúa, 98% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc khá
phát triển, mật độ sử dụng điện thoại cố định đạt 11/100 dân, không kể di động
(Ủy ban nhân dân xã Xuân Vân, 2010).
1.2. KHÁI QUÁT NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃ XUÂN VÂN
1.2.1. Đôi nét về người Dao ở Tuyên Quang
Vài đặc điểm về người Dao ở Việt Nam
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, người Dao ở
nước ta có 751.067 người, trong đó nam 377.185 người, nữ 373.882 người
(Tổng cục thống kê, 2010). Ngoài tên gọi chung là Dao, họ còn có nhiều tên gọi
20
là Mán, Động, Trại, Dìu miền, Kiềm miền, Kìm mùn Cho đến nay, người Dao
phân bố cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, bao gồm cả 3
vùng sinh thái cao, giữa và thấp, trong đó vùng giữa chiếm số đông hơn cả.
Điều này cũng dễ hiểu bởi theo lời kể còn truyền lại của các dân tộc phản ánh
không gian cư trú của họ thì người Tày, Thái có mặt rất sớm, các dân tộc khác
đến sau. Do đó, vùng thấp nơi nhiều đồng ruộng màu mỡ trong các thung lũng,
chân núi có nhiều suối và nguồn nước dồi dào là địa bàn tụ cư của người Tày và
Thái, người Dao di cư đến nước ta khoảng cuối thế kỉ XIII nên được cư trú ở
vùng giữa, người Hmông đến muộn hơn buộc phải cư trú ở trên cao.
Theo các công trình nghiên cứu đã công bố, người Dao ở Việt Nam được
xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư vào nước ta khoảng từ thế kỉ XII,
XIII cho tới những năm 40 của thế kỉ XX, những đợt cuối cùng mới chỉ chấm
dứt sau chiến tranh thế giới lần thứ II, họ đi bằng đường thủy và đường bộ (Bế
Viết Đẳng và tập thể tác giả, 1971, tr. 22). Cho đến nay, người Dao ở nước ta
còn lưu truyền câu ca cổ: “Tổ xưa nghe thiên triều lánh xuống Quảng Đông
trăm nỗi ưu phiền, khi đến Việt Nam thì Giao Chỉ trăm thứ tốt, ngàn năm vạn
tuổi chẳng lo sầu” - Bàn Hộ, (Đặng Nghiêm Vạn, 2003).
Căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, người Dao ở nước ta được chia
thành 7 nhóm khác nhau. Cụ thể là: Dao Đỏ (hay còn gọi là Dao Coóc ngáng,
Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản); Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam
đảo, Dao Nga hoàng, Dao Dụ cùn); Dao Tiền (Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản);
Dao Lô gang (Dao thanh phán, Dao Coóc mùn); Dao Quần trắng (Dao họ); Dao
Thanh Y; Dao Làn tiẻn (Dao Tuyển, Dao Áo dài).
Tuy được chia ra làm nhiều nhóm địa phương và cư trú ở nhiều địa bàn
khác nhau, song họ đều coi Bàn Hồ (ông tổ huyền thoại) là thủy tổ của mình,
coi Dương Châu đại điện là quê hương. Qua truyện thơ “Bàn Hồ” đã phản ánh
được thế giới quan, nhân sinh quan của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, nguồn
gốc muôn vật và nguồn gốc người Dao, cụ thể như sau:
21
Thái cực tiên sinh, sinh Bàn cổ
Khai bảo nguyên niên vua ra đời
Chưa có trời mà đã có đất
Trước có Ngọc Hoàng với Bàn cổ
Tôi ra cùng lứa với Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ba trăm sáu hóa cách
Bàn cổ ba trăm sáu hóa thân
Mắt trái biến thành mặt trời đỏ
Mắt phải biến thành mặt trăng tròn
Cỏ tranh trên đồi là tóc biến
Cá nước dưới biến là tim gan
Răng biến thành vàng thành bạc
Xương cốt biến thành đá thành tro
Thịt biến thành đất trồng trọt lúa
Máu hóa thành sông ra biển khơi
Gân cốt biến thành cây rừng núi
Móng chân biến thành ngôi sao
Chín khúc minh chu với lục tạng
Ruộng đồng cày cấy là chân ông.
(Nguồn : Trích Bàn Vương Xướng, do Triệu Hữu Lý sưu tầm và dịch)
Cho đến nay, người Dao ở Việt Nam, trong đó có nhóm Dao Thanh y vẫn
còn duy trì được nhiều đặc điểm văn hóa tộc người trong nhiều lĩnh vực, nhất là
các nghi lễ, lễ hội và dân ca dân vũ.
Người Dao ở Tuyên Quang
Từ lâu, Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh,
Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Hmông và nhiều dân tộc
khác. Đối với dân tộc Dao, tính đến ngày 1/4/2009, tỉnh Tuyên Quang có
90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh, chiếm 23,2% dân tộc thiểu số tỉnh
Tuyên Quang, đứng hàng thứ 3, chỉ sau hai dân tộc Kinh và Tày (Tổng cục
thống kê 2010). Với số lượng như vậy, dân tộc Dao ở Tuyên Quang khá đông
đúc, đặc biệt là tại đây có đủ đại diện các nhóm Dao ở Việt Nam, cụ thể như:
Dao đỏ, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y, Dao Tiền, Dao Áo dài (Dao Tuyển,
Dao Làn tiẻn), Dao Quần chẹt, Dao Lô gang. Bởi vậy, ở Tuyên Quang, người
22
Dao phân bố cư trú ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, đồng thời cũng là một
hình ảnh thu nhỏ của người Dao ở nước ta.
Trước đây, các dân tộc khác ở tỉnh Tuyên Quang hay gọi người Dao ở
xung quanh họ là Mán và tên gọi này hiện nay vẫn đang tồn tại. Qua một số
công trình nghiên cứu cho thấy, có thể tên Mán bắt nguồn từ âm Man (âm Hán
Việt), có ý miệt thị dân tộc thời trước mà phong kiến Trung Quốc thường dùng
chỉ các dân tộc nhỏ sống ngoài địa bàn cư trú của người Hán. Ngoài ra, người
Dao còn tên gọi Kiềm Miền thì Kiềm nghĩa là rừng, Miền là người, tức là người
ở rừng - đây cũng là cách gọi không chính xác vì có rất nhiều tộc người khác
cũng sống ở rừng (miền núi) và tự nhận là người ở rừng. Đáng lưu ý, có một tên
tự gọi nữa đối với người Dao ở Tuyên Quang cũng như ở nước ta là Dìu Miền
cũng âm Hán Việt, trong đó Dìu có nghĩa là Dao, Miền là người, bởi vậy Dìu
Miền có nghĩa là người Dao. Bởi Dao là tên tự nhận của người Dao từ rất xa
xưa nên cũng là tên gọi hợp lí cho các nhóm người Dao ở Tuyên Quang.
Từ khi di cư vào nước ta và tới Tuyên Quang, dân tộc Dao chung sống
hòa bình cùng với các dân tộc anh em, họ luôn đoàn kết với nhau cùng xây
dựng quê hương giàu đẹp. Mặc dù được chia làm nhiều nhóm do dựa vào trang
phục nữ của họ, nhưng tất cả các nhóm Dao ở Tuyên Quang đều có mối liên hệ
cố kết cộng đồng khá chặt chẽ, họ cùng ý thức được là cùng chung một nguồn
gốc nên văn hóa khá tương đồng về nhiều mặt.
Về quá trình di cư của các nhóm Dao đến Tuyên Quang vẫn còn nhiều
tranh cãi. Song, nhìn chung tất cả các nhóm Dao ở Tuyên Quang nói riêng và
trên cả nước nói chung đều di cư từ Trung Quốc sang. Trước tiên họ tới một số
tỉnh ở miền Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Vĩnh Phúc rồi sau đó mới tới Tuyên Quang. Theo hai công trình “Các
dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” do Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất bản năm
1972, “Người Dao ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1971,
người Dao đã cư trú ở Tuyên Quang từ thế kỉ XIII. Trong đó, nhóm Dao Quần
23
Trắng có mặt sớm nhất, họ từ Phúc Kiến Trung Quốc theo đường biển đến
Quảng Yên (Quảng Ninh), ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên rồi tới
Tuyên Quang; sau đó nhóm Dao Quần chẹt và Dao Đeo tiền từ Quảng Đông
(Trung Quốc) theo đường biển vào Quảng Yên tới Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà
Tây, Hòa Bình, Yên Bái rồi đến Tuyên Quang; khoảng thế kỉ XVII - dưới thời
Minh nhóm Dao Thanh Y từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh), Lục
Ngạn (Hà Bắc) sang sông Đuống ngược lên Tuyên Quang; nhóm Dao đỏ cũng
đến Tuyên Quang vào khoảng thời gian đó; riêng nhóm Lô gang đến muộn hơn
khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Đối với đời sống kinh tế, trước đây hầu hết người Dao, trong đó có Dao
Thanh y đều sống du canh du cư nên họ di đến nhiều tỉnh và tới Tuyên Quang,
bởi nơi đây có nhiều đồi núi có thể khai phá làm rẫy. Họ phát rẫy trên các sườn
đồi núi trồng lúa, ngô, khoai, rau, đậu Nương rẫy của họ phần lớn là đất dốc,
chóng bạc màu. Mỗi đám nương chỉ canh tác được 2 - 3 năm, rồi họ lại chuyển
đi nơi khác, do đó cuộc sống rất khó khăn, no hoặc đói đều phụ thuộc vào sự ưu
đãi của thiên nhiên. Công cụ sản xuất ở họ cũng khá thô sơ, chỉ có dao, rìu, búa,
cuốc, cào cỏ, gậy chọc lỗ. Sau Cách mạng tháng Tám được Đảng, Nhà nước và
nhiều dân tộc anh em giúp đỡ, nhiều hộ gia đình Dao đã khai phá ruộng, sống
định canh định cư, có điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa. Bởi vậy, hầu hết
các địa phương người Dao ở Tuyên Quang hiện nay đều làm ruộng nước, có
cuộc sống khá ổn định. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được người Dao
Tuyên Quang phát huy có hiệu quả. Các loại vật nuôi của họ rất phong phú như
trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa kể cả nuôi thả cá ao, cá ruộng. Họ còn làm thêm thủ
công như trồng bông, dệt vải, đan lát, khai thác lâm thổ sản gỗ, nứa, mây, song,
thu hái mộc nhĩ, nấm, măng, dược liệu
Về văn hóa, trước kia do sống du canh du cư nên nhà ở của người Dao
Thanh y cũng như các nhóm Dao khác đều tạm bợ, chỉ là những ngôi nhà cột tre
hay cột gỗ dạng ngoẵm chôn sâu xuống đất, lợp mái tranh hay lá cọ. Nay do
24
cuộc sống định cư ổn định nên nhà cửa được dựng kiên cố hơn, họ ở dạng nhà
đất, một bộ phận ở nhà sàn như người Tày. Hầu hết các nhóm Dao ở Tuyên
Quang sống xen kẽ với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Hmông, Kinh, Cao
lan, Hoa và Pà Thẻn tạo thành làng bản quần tụ đông vui đầm ấm, tạo mối quan
hệ dân tộc từ sớm, xu thế giao lưu tiếp nhận yếu tố kinh tế - văn hóa của tộc
người khác ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng,
mối quan hệ của đồng bào Dao với các dân tộc khác ngày càng gắn bó hơn.
Theo các tài liệu đã công bố, người Dao ở tỉnh Tuyên Quang có 13 dòng
họ chính: Bàn, Đặng, Triệu, Lý, Phùng, Dương, Chu, La, Tưởng, Vi, Bạch,
Trần, Chúc, Tương (Trương). Đồng bào có tập quán thờ cúng tổ tiên, cúng Bàn
Vương. Trong lễ cấp sắc, làm nhà cửa, ma chay, đám cưới hay có công việc gì
đó thì dòng họ cùng giúp đỡ nhau, cùng vượt qua khó khăn hoạn nạn. Đối với
tín ngưỡng, người Dao ở Tuyên Quang theo nho giáo, thờ cúng tổ tiên, Bàn
Vương được coi là thủy tổ nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Thờ
cúng tổ tiên được họ rất coi trọng, bàn thờ được đặt ở chỗ tôn nghiêm trong nhà,
việc thờ cúng gia tiên do đàn ông chủ gia đình chủ trì hoặc trao cho người con
trai trưởng. Đàn ông Dao đến tuổi trưởng thành đều phải làm lễ cấp sắc, vì quan
niệm nếu chưa cấp sắc thì chết hồn không về được với tổ tiên nên lúc còn sống
chưa cấp sắc thì khi chết con cháu vẫn phải làm.
Trong cuộc sống hàng ngày, người Dao ở Tuyên Quang có tập quán đổi
công, giúp đỡ nhau. Họ có sở trường đi săn bắn, trước kia khi bắn được thú
rừng thì họ mời nhau ăn uống, chia thịt cho những người đi săn và cả các hộ gia
đình trong bản nếu săn được thú lớn. Họ sống giản dị thật thà, chất phác, thích
sống yên tĩnh, biết giữ lời hứa, ghét lừa đảo dối trá. Họ có lòng thương người
mến khách, dễ kết bạn với các dân tộc khác, đi đâu cũng có đôi, có đoàn, ít khi
đi một mình. Cũng như các dân tộc khác, người Dao ăn tết Nguyên đán. Vào
dịp tết Thanh minh (3/3), họ làm lễ tảo mộ cho tổ tiên, trường hợp mồ mả ở xa
25