Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Các yếu tố hình thành sự khác biệt trong giáo dục và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.22 KB, 16 trang )

CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH SỰ KHÁC BIỆT TRONG GIÁO DỤC VÀ
GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI HĨA CÁ NHÂN.
Dẫn nhập
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của con người ngày càng được nâng
cao. Vai trị của giáo dục trong xã hội chiếm vị trí then chốt, tạo nguồn nhân lực cho xã
hội. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì thế giáo dục
hiện nay là sự quan tâm, đầu tư của toàn xã hội. Giáo dục có ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống của con người, do vậy, quyền được giáo dục là quyền căn bản của mọi cơng dân.
Tuy mọi người đều có cơ hội học tập, nhưng cơ hội đó khơng mang lại cho con người
những giá trị như họ mong muốn là bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Trong phạm vi tìm hiểu, bài viết ngắn sẽ nêu lên các yếu tố hình thành sự khác
biệt trong giáo dục và mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội ảnh hưởng đến giáo
dục. Bài viết lấy những ví dụ thực tế về giáo dục hịa nhập, trên cơ sở phân tích cơ hội
học tập của trẻ đặc biệt, và các nguyên nhân dẫn đến khó khăn của q trình hịa nhập.
Với những kiến thức có hạn, cũng như thời gian nghiên cứu và chuẩn bị chưa chu đáo.
Bài viết còn rất nhiều thiết xót, rất mong sự đóng góp và chỉnh sửa của cơ để bài viết
được hồn thiện hơn.
1. Các yếu tố hình thành sự khác biệt trong giáo dục
Sự khác biệt giữa về chủng tộc, ngơn ngữ, văn hóa, giới tính dẫn đến sự khác biệt
trong giáo dục dành cho các tộc người, nhóm người khác nhau đã hiện hữu trong xã hội
qua nhiều thập niên và ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đến nay, vấn đề này vẫn
còn tồn tại và thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục cũng như các nhà
lãnh đạo quốc gia.
Dưới đây là một số luận điểm minh chứng cho sự khác biệt trong giáo dục bắt
nguồn từ sự khác biệt về chủng tộc, văn hóa, ngơn ngữ, giới tính.
1.1. Sự khác biệt về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ tạo nên khác biệt về cơ hội
trải nghiệm học tập và phát triển bản thân:
Kết quả nghiên cứu về việc truy cập mạng internet tại các trường công lập của Mỹ
(Internet Access in U.S public schools and classrooms) do Trung Tâm Thống Kê Giáo



Dục (NCES- National Center for Educational Statistics) thuộc Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thực
hiện và kết quả phân tích thống kê của Cục Quản lý Thông tin và Truyền Thông quốc gia
(NTIA- National Telecommunications and Information Administration) thuộc Bộ Thương
Mại Hoa Kỳ về việc sử dụng máy vi tính và internet của giáo viên tại các trường học vào
những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000 đã chỉ ra một số khác biệt trong
giáo dục xuất phát từ sự khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, tầng lớp xã hội, giới tính và sự
khiếm khuyết thể chất.
Dựa vào khác biệt về đặc điểm chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ, tình trạng kinh tế,
sự khiếm khuyết thể chất của học sinh, giáo viên sẽ kết hợp công nghệ vào các hoạt động
học tập trên lớp theo những cách khác nhau. Học sinh da màu, học sinh nói tiếng Anh
như ngôn ngữ thứ hai, học sinh thuộc tầng lớp lao động, học sinh nữ, học sinh khuyết tật
thường được khuyến khích sử dụng máy vi tính và internet ở mức rèn kỹ năng và thực
hành cơ bản (NCES, 2000b). Có nghĩa là học sinh chỉ cần sử dụng cơng nghệ để giúp ghi
nhớ các dữ kiện, số liệu… và học thuộc lòng đủ để làm các bài kiểm tra được đúc sẵn
theo khn mẫu. Trong khi đó, học sinh da trắng, học sinh bản xứ nói chuẩn tiếng Anh,
học sinh thuộc gia đình trung lưu, học sinh nam, học sinh khơng có khiếm khuyết thể
chất được khuyến khích sử dụng máy vi tính để phát triển tư duy sáng tạo (DeVillar &
Faltis, 1987). Những học sinh này được giáo viên truyền thụ theo hướng trang bị thông
tin, tri thức dựa trên khái niệm (concepts-based contexts) thông qua việc đọc hiểu, tư duy,
phản hồi.
Trong lịch sử giáo dục của Châu Âu cũng đã từng có sự phân chia học sinh thành
hai tầng lớp khác nhau: những học sinh sẽ trở thành công nhân và những học sinh sẽ trở
thành lãnh đạo trong tương lai (Stowers, 1998). Những học sinh được định hướng trở
thành công nhân trong tương lại chỉ được giáo dục ở mức trang bị kỹ năng để có thể làm
những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại (“skills and drills” students). Trong khi đó,
những học sinh được định hướng trở thành người lãnh đạo trong tương lại được giáo giáo
dục, bồi dưỡng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo thông qua các hoạt động kiến tạo tri
thức và giải quyết vấn đề.



Bên cạnh đó, sự khác biệt về yếu tố địa lý, kinh tế xã hội, trình độ học vấn cũng
dẫn đến sự khác biệt về mức độ tiếp cận internet. Theo số liệu thống kê, vào năm 1999, ở
các trường có tỉ lệ học sinh nghèo cao, chỉ có 39% số phịng học được trang bị internet.
Trong khi đó, ở các trường có tỉ lệ học sinh nghèo thấp hơn thì tỉ lệ phịng học được trang
bị internet là 74% (NCES, 2000a). Vào năm 2000, chỉ có 4% những người có trình độ
học vấn ở bậc tiểu học biết đến internet, trong khi đó những người có trình độ đại học sử
dụng internet chiếm 74.5% (NTIA, 2000).
Từ các thông tin trên, có thể thấy sự phân biệt màu da, sắc tộc, tình trạng kinh tế
đã tạo ra sự phân hóa trong giáo dục, biểu hiện ở sự định hướng giáo dục, hình thức tổ
chức giảng dạy cho học sinh cũng như đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra sự khác biệt về cơ hội trải nghiệm học tập còn xuất
phát từ sự khác biệt về giới tính, biểu hiện ở một số khía cạnh như:
- Về chương trình giáo dục: Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, chương trình giáo
dục (curricula) có sự hoạch định mơn học riêng cho nam và nữ bởi có quan điểm cho
rằng một số mơn sẽ chỉ có thể phù hợp hoặc với nam hoặc nữ.Nữ sinh thường được
khuyến khích chọn học các mơn ít mang tính học thuật hơn vì cho rằng các mơn đó
(chẳng hạn Toán và Khoa học) là lợi thế của nam sinh. Do vậy, nam sinh có xu hướng
chọn học các mơn tự nhiên như Tốn, Vật lý, Khoa học máy tính, trong khi đó, nữ sinh
chọn mơn xã hội như: Văn học, Kinh tế gia đình (home economics).
- Về hình ảnh học sinh: Một điều khá phổ biến thường thấy trong sách kể chuyện
ở bậc tiểu học là học sinh nam được khắc hình ảnh với những đặc tính như nhiều sáng
kiến (initiative) và độc lập (indepence), trong khi đó hình ảnh về học sinh nữ thường là
thụ động.
- Về năng lực học tập: Nữ sinh được cho là học giỏi hơn nam sinh ở các bậc học
thấp hơn. Nhưng kể từ cấp 2, nam sinh lại học vượt trội hơn và đạt điểm cao hơn nữ trong
các kỳ thi vào đại học. Tuy nhiên, điều đã thay đổi khi thực tế cho thấy rằng đầu những
năm 1990, tại Anh, nữ sinh học tốt hơn nam sinh trong mọi lĩnh vực và ở mọi bậc
học.Việc học sa sút của nam giới được cho là có liên quan đến các vấn đề xã hội như: tội
phạm, thất nghiệp, ma túy và tình trạng làm cha mẹ đơn thân.



1.2. Sự bất bình đẳng về cơ hội đến trường (School accessibility), trình độ học
vấn (Education attainment) đến từ thái độ phân biệt giới tính của cha mẹ trong gia
đình:
Tại Châu Á, sự khác biệt về trình độ học vấn (education attainment) giữa trẻ em
trai và trẻ em gái là biểu hiện phổ biến nhất về sự bất bình đẳng này vì trẻ em trai thường
được ưu tiên tiếp tục đi học từ cấp này sang cấp khác hơn là trẻ em gái (Appleton &
Collier, 1995; Fuller & Liang, 1999; King, 1991; King Hill, 1993; Kurz & Prather, 1995;
Richter & Pong, 1995; Stash & Hannum, 2001; Subbarao & Raney, 1995; Tsai et al.,
1994; United Nations Development Program, 1994).
Sự phân biệt giới tính trong giáo dục được cho vì lý do hồn cảnh kinh tế gia đình;
quy mơ gia đình, số lượng anh chị trong gia đình; trình độ học vấn và thái độ của cha mẹ.
Ở Thái Lan, nhất là trong các gia đình ở nơng thơn, cha mẹ thường ưu tiên đầu tư tài
chính cho việc học tập của con trai hơn là con gái vì họ quan niệm rằng con gái sau này
sẽ lập gia đình, sẽ khơng ở gần để chăm sóc, phụng dưỡng họ khi về già (Knobel, 1997).
Tại Châu Á, trong một gia đình, anh-em trai được ưu tiên cho việc đi học, còn các chị-em
gái đi học thì cũng chỉ ở chừng mực nào đó với hy vọng có cơ hội kết hơn, cơ hội việc
làm để sau này phụ giúp kinh tế gia đình, phụ giúp cha mẹ về tài chính để lo cho việc học
của các anh em trai trong nhà (Ashby, 1985, in Nepal; Greenhalgh, 1985, in Taiwan;
Lillard & Willis, 1994, in Malaysia).
1.3. Sự bất bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập do sự phân biệt giới tính:
Sự phân biệt giới tính trong giáo dục làm cho cơ hội học tập và phát triển bản thân
của phụ nữ hạn chế hơn nam giới, qua đó hạn chế cơ hội việc làm cho phụ nữ và tạo ra sự
cách biệt về thu nhập giữa nam và nữ. Công việc dành cho phụ nữ có trình độ học vấn
thấp là các cơng việc đơn giản, khơng địi hỏi kỹ năng tay nghề cao và do vậy mà được
trả thù lao thấp. Các ngành như gia công dệt may và điện tử phát triển mạnh ở các nước
đang phát triển ở Đơng Nam Á là một ví dụ về về cơng nghệ sản xuất khơng cần cơng
nhân có kỹ năng tay nghề cao. Các ngành gia công này thu hút số lượng lớn lao động nữ
làm việc ở các khâu sản xuất đơn giản.



1.4. Sự khác biệt về văn hóa tạo ra khác biệt về cách học sinh tham gia trong
quá trình học (participation/engagement); thành tích học tập (Academic achievement)
và kết quả giáo dục (Educational Outcomes):
Theo một số nghiên cứu của Tổ chức Thành Tựu Giáo Dục Quốc Tế (International
Education Achievements), trong các cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế, học sinh của các
nước Châu Á như Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Đài Loan thường đạt kết quả cao
hơn các quốc gia phương Tây. Điều này trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm
của cộng đồng học thuật thế giới thực hiện so sánh các đặc điểm về hệ thống giáo dục,
quy trình nhà trường và các yếu tố văn hóa để tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh Châu
Á đạt kết quả cao trong các kỳ thi như vậy. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng
và trong các cuộc thảo luận học thuật, người ta cho rằng yếu tố văn hóa đã tạo nên sự
khác biệt về quá trình giáo dục và kết quả đầu ra giữa các quốc gia, chẳng hạn: văn hóa
nhà trường, sự đầu tư.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa được cộng đồng học thuật thế giới đánh giá
cao do vẫn có một số hạn chế về phương pháp luận và khái niệm như: các định nghĩa,
thuật ngữ về văn hóa cịn mơ hồ, chưa thật sắc bén, rõ ràng (như định nghĩa về văn hóa
phương tây, văn hóa phương đơng, văn hóa Châu Á..) (Cheng&Wong, 1996; Walker,
Bridges, andChan, 1996; Dimmock, 2003); cũng như đã bỏ qua việc phân tích văn hóa ở
các cấp độ khác nhau (lớp học, nhà trường, cộng đồng, quốc gia) (Hallinger&Leithwood,
1996).Dù vậy, các nghiên cứu đó cũng đã phần nào cho chúng ta cái nhìn khái quát về sự
khác biệt văn hóa tạo ra sự khác biệt nhất định về kết quả giáo dục giữa các quốc gia
khác nhau.
Bên cạnh đó, cịn có một số bằng chứng cho thấy rằng kết quả học tập của học
sinh có nền tảng đa văn hóa và ngơn ngữ (CLD students) thường có kết quả học tập kém
hơn bạn cùng trang lứa (Bennett et al., 2004; Conchas & Noguera, 2004; Sanders, 2000).
Điều này thể hiện ở kết quả kiểm tra, tỉ lệ tiến bộ, tỉ lệ tốt nghiệp và một số chỉ số khác về
trường học thành cơng (school success). Ví dụ: Số liệu của Tổ chức Đánh Giá Quốc Gia
Về Tiến Bộ Giáo Dục (NAEP-the National Assessment of Education Progress) của Hoa
Kỳ cho thấy ở lớp 4 và lớp 8, học sinh da trắng và học sinh Châu Á/Châu Á Thái Bình



Dương thường đạt điểm trung bình mơn đọc và mơn toán cao hơn học sinh da đen, học
sinh Tây Ban Nha (Hispanic) và học sinh Mỹ da đỏ (American Indian). Nhìn chung, học
sinh có nền tảng đa văn hóa và ngơn ngữ gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện các kỹ
năng học tập (academic skills).
Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa trong giáo dục cịn phản ánh cách học sinh tham
gia vào quá trình học tập (participation styles) cũng khác nhau. Học sinh Châu Á thường
giữ yên lặng trong giờ học và khơng được phép nhìn vào mắt giáo viên trong khi giao
tiếp (eye contact) vì cho rằng điều đó khơng phù hợp. Trái lại, học sinh Âu Mỹ lại được
dạy và được khuyến khích tham gia các hoạt động thảo luận tích cực trong giờ học và
phải nhìn thẳng vào mắt giáo viên để thể hiện sự tôn trọng. Điều này cũng là cơ sở để
giáo viên đánh giá sự tham gia và khả năng của học sinh trong học tập (M.S Rosenberg,
D.L Wrestling and J. McLeskey in “Specical Education fo Today’s Teachers: An
Introduction).
2. Xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là vận động tồn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục,
nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng
nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.
Xã hội hóa giáo dục gồm 2 thành phần chính:
+ Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập
suốt đời.
+ Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục.
2.1.

Xã hội hố cá nhân




Một số quan điểm của các nhà xã hội học về con người – xã hội:

-

Quan điểm xã hội học Mácxit: Nhìn nhận con người như một chỉnh thể

thống nhất giữa các yếu tố sinh học và xã hội, trong đó:
Yếu tố sinh học là điều kiện cần để cá nhân tồn tại
Yếu tố xã hội là điều kiện đủ để một con người sinh vật trở thành con người xã hội
nhờ vào quá trình hoạt động thực tiễn, đặc biệt là nhờ lao động có mục đích.


-

Triết lý Hồ Chí Minh về con người:

“Khi ngủ ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ đâu phải do tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.” 
-

Nhà xã hội học người Mỹ, E.R.Park: “Người ta sinh ra không phải đã là

con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”.


Khái niệm về xã hội hoá cá nhân

Theo quan niệm của J.Fischer:

-

Quan niệm khách quan: Xã hội ảnh hưởng tới việc học hỏi của cá nhân, cá

nhân lưu truyền các hệ thống giá trị văn hóa, chuẩn mực, khn mẫu cho thế hệ sau đồng
thời với thực hiện nhiệm vụ duy trì sự ổn định của xã hội.
-

Quan niệm chủ quan: là quá trình cá nhân học hỏi và lĩnh hội hệ thống giá

trị văn hóa nhằm giúp cá nhân thích ứng với nền văn hóa xã hội.
Xã hội hóa cá nhân diễn ra dưới sự tác động của 3 nhân tố cơ bản:
-

Sự mong đợi (2 chiều).

-

Sự thay đổi hành vi: khi thực hiện hành vi, cá nhân vừa học hỏi xã hội vừa

thay đổi hành vi.
-

Thói khn phép: việc học hỏi ở mức độ nào phụ thuộc khả năng từng cá

nhân và điều kiện văn hóa – xã hội.
Q trình xã hội hóa cá nhân bắt đầu từ khi con người được sinh ra đến khi con
người mất đi. Một số nhà xã hội học chia quá trình này thành 2 giai đoạn: xã hội hóa sơ
cấp và xã hội hóa thứ cấp, cịn số khác chia thành các giai đoạn: sơ sinh, thơ ấu, thanh
niên, trưởng thành, người già.

Mặc dù có những cách chia giai đoạn xã hội hóa khác nhau, nhưng đều chú ý vào
2 dạng thức chính yếu: xã hội hóa trẻ em và xã hội hóa người lớn.


Xã hội hoá trẻ em: gồm 3 giai đoạn


-

Giai đoạn bắt chước: Ở giai đoạn này đứa trẻ sẽ sao chụp những gì nó thấy,

nó nghe được từ những người xung quanh và nó sẽ làm hoặc nói lại tương tự như vậy.
Tuy nhiên chúng chưa thể hiện được ý nghĩa của những lời nói và việc làm đó;
-

Giai đoạn đóng vai: Giai đoạn này đứa trẻ đã hình dùng và hiểu được phần

nào những hành vi và sự tương ứng của nó với vai trị xã hội nhất định, chủ yếu là những
vai trò nằm trong phạm vi quan sát của trẻ như ở nhà, trường học, nhóm trẻ…
-

Giai đoạn trị chơi: Đây là giai đoạn mà tầm hiểu biết của trẻ đã rộng hơn vì

vậy trẻ cũng hình dùng được sự địi hỏi của xã hội ở mình là khác trước, trẻ khơng chỉ
biết cho riêng mình hoặc một cá nhân nào đó mà phải hướng tới phạm vi rộng lớn hơn
hay nói cách khác là cả xã hội


Xã hội hố người lớn


Xã hội hóa người lớn diễn ra theo 2 khuynh hướng: thích nghi và phát triển.
-

Khuynh hướng thích nghi: bao gồm hàng loạt các cuộc khủng hoảng chờ

đợi và bất ngờ con người phải vượt qua thử thách để hoàn thiện nhân cách của mình.
-

Trong khi cá nhân thích nghi với các vấn đề của cuộc sống, cá nhân vẫn

góp phần duy trì và phát triển các kinh nghiệm, các giá trị và chuẩn mực xã hội, đồng
thời tạo cơ sở cho sự phát triển và hồn thiện nhân cách.
Xã hội hóa liên tục diễn ra trong suốt đời sống của một con người, ở những xã hội
khác nhau và giữa các cá nhân khác nhau trong một xã hội, khoảng thời gian của từng
giai đoạn cũng khác nhau thậm chí có thể khơng có. Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống
là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người đã
tiếp thu được trong q trình xã hội hóa khơng ngừng.
2.2.


Các yếu tố cơ bản tác động đến q trình xã hội hố cá nhân
Gia đình

Mỗi người đều sinh ra trong một gia đình. Q trình xã hội hố của một người từ
những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định đến thái độ và hành vi
khi đã lớn, cho nên gia đình là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong xã hội thường


phải phụ thuộc vào, rõ ràng là một môi trường xã hội hố đầu tiên và có tầm qua trọng
chính yếu;

Để trưởng thành, mỗi người cần phải trải qua một thời gian dài ở gia đình trước
khi có thể tự sinh sống. Q trình xã hội hố rất cần thiết để mỗi cá nhân trở thành những
thành viên xã hội một cách đầy đủ, chính vì vậy, gia đình, như một môi trường xã hội đầu
tiên là nơi cá nhân tiếp xúc và trải qua q trình xã hội hố của mình, ở đó mỗi người
được học để biết mình là ai, mình cần trở thành người như thế nào và phải biết đối xử với
người khác ra sao;
Gia đình là một nhóm nhỏ của xã hội, chính vì vậy, xã hội hoá được thực hiện chủ
yếu qua giao tiếp trực tiếp. Q trình xã hội hố của đứa trẻ được theo dõi chặt chẽ và
được điều chỉnh một các trực tiếp và nhanh nhất;
Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai của quá trình xã hội hố
được thực hiện một cách khơng chính thức, khơng có chủ định và là sản phẩm của tương
tác xã hội giữa những người gần gũi nhất về tinh thần và thể chất. Trong bước khởi đầu
đó, chúng ta cũng học được nhiều thông qua quan sát và kinh nghiệm như được hướng
dẫn dạy dỗ một cách có chủ đích;
Như vậy, những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình khác nhau có thể xảy ra các q
trình xã hội hố khác nhau, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như khả
năng phát triển của đứa trẻ sau này. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của các tổ chức
xã hội ngồi gia đình và truyền thơng đại chúng, q trình xã hội hố trong gia đình mất
dần ảnh hưởng của nó. Cha mẹ có thể khơng hoặc ít hiểu biết về q trình xã hội hố
cũng như mục đích của nó, họ cũng khơng được tập huấn nhiều các kỹ năng này mà chủ
yếu xã hội hố con cái thơng qua những kinh nghiệm mà họ trải qua và có được từ người
khác. Chính vì lý do đó, nhà trường và các tổ chức đồn thể xã hội khác cùng với truyền
thông đại chúng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc xã hội hố cá nhân.


Nhà trường

Dù có tầm ảnh hưởng quyết định trong những năm đầu cuộc đời, q trình xã hội
hố khơng chỉ giới hạn trong gia đình. Các tổ chức xã hội đặc biệt là nhà trường có tầm
quan trọng ngày càng tăng trong q trình xã hội hố của mỗi các nhân do phần lớn thời



gian ngồi gia đình, các cá nhân phụ thuộc vào tổ chức đó. Chính vì lẽ đó, nhiều người
cho rằng tồn bộ q trình giáo dục phổ thơng cũng là một mơi trường xã hội hố chính
yếu. Trong các xã hội phát triển và phân hố cao, có rất nhiều kỹ năng và kiến thức địi
hỏi phải được thơng qua các phương tiện xã hội hố chính thức. Xã hội càng phức tạp,
càng có nhiều kỹ năng bao nhiêu thì càng cần thiết có những thiết chế được lập ra một
các có chủ đích - các cơ sở giáo dục như trường học, trường cao đẳng và trường dạy nghề
- để phổ biến các kỹ năng và kiến thức cần thiết;
Trường học có ý nghĩa lớn hơn so với cách nhìn nhận thơng thường của mọi người
là nơi các cá nhân đến để tiếp thu kiến thức. Khi một đứa trẻ tới trường, nó sẽ tiếp thu
khơng phải chỉ các môn học của nhà trường mà cả những quy tắc và cách thức quy định
hành vi. Học sinh phải học không chỉ lịch sử và địa lý cũng như các mơn học khác mà
cịn cả cách thức quan hệ với giáo viên và các bạn học như khi được phép phát biểu, cách
thức tuân thủ giờ giấc của lớp học… cũng như những cách thức nhìn nhận về thế giới
khác. Ở trường, cá nhân ngồi việc học những mơn học chính, chúng cịn được tiếp thu
những tư tưởng khn mẫu và giá trị mà xã hội coi trọng. Người ta thường đánh giá học
sinh không chỉ bằng điểm số mà chúng đạt được qua những môn học, mà cả việc chúng
chấp hành các quy định trong nhà trường, hay đối xử với bạn bè, thầy cơ, thậm chí với
gia đình như thế nào. Như vậy, q trình xã hội hố mà học sinh tiếp nhận ở trường học
không chỉ liên quan tới việc tiếp thu những kỹ năng quy định mà còn cả những kỹ năng
xã hội khác;
Khi trưởng thành, các cá nhân lại tham gia vào các tổ chức xã hội cụ thể hay
những nghề nghiệp nào đó. Các tổ chức xã hội thường được thiết lập vì những mục đích
cụ thể và có những u cầu cụ thể cho các cá nhân tham gia tổ chức đó. Khi cá nhân tham
gia vào một tổ chức, cơ qua, họ thường chịu ảnh hưởng một các vô thức những quy ước,
quy định có sẵn của tổ chức này. Chúng ta thường nói nhiều đến thói quen nghề nghiệp
đây chính là một trong những hậu quả của quá trình xã hội hoá.



Xã hội


Bên cạnh gia đình, nhà trường thì các nhóm xã hội (đặc biệt là nhóm bạn) cũng là
mơi trường xã hội hố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá
nhân;
Khi đứa trẻ lớn lên, các mơi trường khác bên ngồi cũng bắt đầu có ảnh hưởng,
những đứa trẻ khác mà nó tiếp xúc, bạn bè cùng lứa, bạn cùng chơi… có ảnh hưởng xã
hội hố quan trọng. Mơi trường này được gọi là nhóm tương đương và có lẽ là mơi
trường xã hội hố đầu tiên mà bọn trẻ tiếp xúc được những suy nghĩ và hành vi khác với
những điều mà chúng học được ở nhà. Cá nhân đặc biệt chịu ảnh hưởng của nhóm tương
đương trong giai đoạn vị thành niên, vì trong giai đoạn này, các nhóm vị thành niên tạo
điều kiện cho cá nhân chấm dứt sự phụ thuộc vào người lớn và thiết lập một vị thế xã hội
bình đẳng mà từ trước tới giờ mỗi các nhân chưa có được;
Trong suốt cuộc đời của mình, mỗi người trong chúng ta sống trong rất nhiều
nhóm xã hội khác nhau và có rất nhiều bạn, cả thân thiết lẫn khơng thân thiết, nhưng ít
nhiều có ảnh hưởng đến suy nghĩ của mỗi người về xã hội. Mối dây quan hệ xã hội chằng
chịt với bạn bè cũng tạo cho cá nhân tham gia vào các nhóm khác nhau. Các nhóm đó có
mục tiêu rất đa dạng, tuy nhiên, theo quan điểm xã hội học thì mỗi nhóm xã hội bất kể
với mục đích gì đều phát triển một cách khơng chủ đích các khn mẫu hành vi khác
nhau;
Các nhóm bạn cũng được hình thành theo nhiều kiểu cách khác nhau nhưng nhìn
chung, bạn bè thường ngang tuổi với nhau. Khi cịn nhỏ, các nhóm bạn bè thường được
hình thành một cách ngẫu nhiên như lớp học, cùng nơi ở. khi chúng ta lớn lên, chúng ta
có thêm nhiều người bạn dựa trên sở thích, cơng việc hay vị trí xã hội.
Nhóm bạn là nơi mỗi cá nhân có thể học hỏi những hành vi mà học có thể khơng
thể, khơng có điều kiện hay một lý do nào đó khơng thực hiện ở các mơi trường xã hội
hố khác nhau như gia đình, nhà trường hay qua các phương tiện truyền thơng đại chúng.
Sự thật cho thấy, cá nhân có thể học hỏi nhiều từ những người bạn của mình đối với
những vấn đề cụ thể như những vấn đề trong hôn nhân, quan hệ khác giới.



Truyền thông đại chúng


Truyền thông đại chúng ngày càng phát triển đã trở thành một phần quan trọng
trong đời sống xã hội. Sự phát triển của truyền thơng đã đưa nó trở thành nguồn cung cấp
“kinh nghiệm” và chủ yếu cho cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng;
Truyền thơng cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm gián tiếp về các sự kiện và quá
trình xảy ra vượt qua kinh nghiệm xã hội của chúng ta. Chúng ta ngày càng biết nhiều
hơn và được khuyến khích để làm như vậy thơng qua các kinh nghiệm trung gian như
tivi, phim ảnh, radio, báo chí, sách”. Bên cạnh đó một cách chủ dịch, truyền thông đại
chúng trở thành một cái chung, một cái để mọi người so sánh có thể dựa vào, qua đó tạo
nên sự hiểu biết chung cho mọi người, làm cho mối quan hệ giữa con người - con người
và con người - sự vật trở nên gần gũi với nhau hơn. Thực tế này chỉ cho chúng ta thấy
rằng truyền thông đại chúng “không đơn giản cung cấp thông tin phản ánh thế giới xã hội
con người, mà đúng ra chúng cấu trúc thế giới đó cho chúng ta, không chỉ bằng cách gia
tăng tri thức của chúng ta về thế giới mà cịn giúp chúng ta “có ý thức về nó”
Truyền thơng đại chúng, xét về mặt hình thức là nguồn cung cấp kinh nghiệm, tri
thức cũng như giải trí đơn thuần. Song về nội dung, truyền thơng đại chúng dù ở dạng
này hay dạng khác luôn được định hướng. Những thơng tin có thể biểu hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp, nói rõ ra hoặc nói dưới dạng ẩn ý đều có một mục tiêu là bảo vệ những giá
trị mà xã hội coi trọng, giải thích sự hợp lý của tồn tại xã hội với cá nhân và cộng đồng.
Và đó là cái mà xã hội thơng qua phương tiện truyền thông đại chúng thực hiện xã hội
hoá xã hội. Những mục tiêu chung, giá trị chung được phổ biến cho xã hội dần trở thành
mục tiêu và giá trị của mỗi cá nhân bằng cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, rộng rãi nhất
và kinh tế nhất.
Nếu như gia đình và nhà trường ln được coi là hai mơi trường quan trọng của
q trình xã hội hố - tạo cho cá nhân tiếp nhận nền văn hoá của xã hội mà cá nhân đang
sống - thì truyền thông đại chúng ngày càng chiếm lĩnh dần trong việc đóng vai trị quan

trọng để xã hội hố cá nhân nhờ sự phát triển mạnh của phương tiện này và sự hạn chế
của hai thiết chế gia đình và nhà trường.
Nhờ sự phát triển của truyền thông, các ưu thế khác trong đó có cả sự hấp dẫn đi
kèm với điều kiện kinh tế - xã hội cũng phát triển tạo điều kiện cho truyền thông xâm


nhập nhanh vào từng gia đình, từng bộ phận xã hội, đã làm truyền thơng đại chúng có ý
nghĩa lớn trong việc xã hội hoá cá nhân. Từ tầm quan trọng này đã buộc các nhà quản lý
xã hội, các nhà xã hội học phải để tâm tới.
Việc tiếp thu tri thức, thông tin qua truyền thông đại chúng ngày càng trở nên quan
trọng đối với cá nhân trong quá trình xã hội hố của họ vì sự phát triển của thông tin
hướng đến một xã hội thông tin. Trong xã hội thơng tin, con người có xu hướng tiếp xúc
cới nhau theo cách gián tiếp. Khoảng cách về thời gian được thu hẹp nhưng người ta lại
đặt nhiều vấn đề sự tiếp xúc mặt đối mặt. Rõ ràng là kiểu tiếp xúc này có những tác tác
dụng nhất định trong q trình xã hội hố nói riêng và trong các sinh hoạt xã hội khác nói
chung, nhưng đây dường như lại là một xu hướng tất yếu như gánh nặng xã hội hố của
phương tiện truyền thơng.
Truyền thơng có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Chúng ta vẫn ln nhìn thấy mặt tích
cực của q trình truyền thơng nhiều hơn những tiêu cực. Tuy nhiên, trên thực tế những
mặt tiêu cực ln đồng hành với các mặt tích cực và dương như những cái mà chúng
cũng không kém ảnh hưởng gì đối với cơng chúng so với những cái đã làm được. Truyền
thơng đại chúng có thể làm cho những điều xấu trở nên quyến rũ hơn dù mục đích ban
đầu của chúng là phê phán những điều xấu đó. Truyền thơng đại chúng cũng có thể
hướng dẫn người ta - một cách vơ tình hay cố ý - tham gia vào những điều xấu.
3. Mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội ảnh hưởng đến sự khác biệt
trong giáo dục.
Ngoài các yếu tố cơ bản như: chủng tộc, ngơn ngữ, văn hóa,... thì các yếu tốt như nhà
trường, gia đình, xã hội ảnh hưởng trực tiếp và dễ nhận thấy nhất đối với giáo dục một cá
nhân. Lấy một ví dụ về giáo dục hịa nhập cho trẻ đặc biệt, có những đánh giá chung
rằng, những trẻ em khuyết tật thường là do ảnh hưởng từ phía gia đình: người mẹ chịu

tổn thương về thể chất hoặc tinh thần trong lúc mang thai, hoặc do đứa trẻ chịu những
ảnh hưởng tiêu cực trong cách giáo dục, hoặc môi trường sống vào những năm đầu đời. Một
đứa trẻ có xu hướng hung hăng, gây chiến thường sống trong môi trường thiếu sự quan tâm
của phụ huynh, hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bạo lực do chứng kiến được thời gian dài. Đồng thời,


những đứa trẻ chậm nói, tự kỷ một phần là do di truyền, cịn lại là do ít nhận được sự giao tiếp,
gần gũi từ chính cha mẹ, dẫn đến sự hạn chế về khả năng tiếp thu của các em.
Nếu được giáo dục đặc biệt hay giáo dục hòa nhập ở những mơi trường đặc thù, song
vẫn khơng có, hoặc có rất ít sự phối hợp từ gia đình, mơi trường sống thì rất khó đạt đến hiệu
quả hịa nhập tốt cho trẻ em. Từ những trường học thực tế về việc trẻ ra học hòa nhập nhưng
chưa đạt hiệu quả và yêu cầu cơ bản nên bắt buộc phải quay trở về học giáo dục đặc biệt. Có
thể thấy ngun nhân chính của vấn đề gia đình. Thơng thường, phụ huynh có tâm lý sốt ruột,
nóng lịng cho con ra học hịa nhập vì nhiều lý do như:
- Mong con được học cùng các bạn bình thường để có thể học hỏi các bạn: học nói,
chơi…
- Sợ con học những hành vi xấu của các bạn cùng lớp đặc biệt.
- Áp lực tâm lý từ phía những người trong gia đình: Ơng, bà nội ngoại, bố hoặc mẹ
chưa thực sự chấp nhận thực trạng của cháu/ con mình.
- Con sắp đến độ tuổi học tiểu học. Một thực tế là nhiều trường hợp gia đình cho
con ra học hịa nhập chỉ vì con họ sắp, đã đến tuổi học tiểu học chứ chưa căn cứ vào khả
năng của con mình đạt mức độ nào.
- Điều kiện kinh tế, thời gian khơng cho phép: Rất nhiều gia đình khi tham gia can
thiệp cho con tại các trường đặc biệt đã tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức nên
sau một khoảng thời gian khi khơng cịn điều kiện nữa thì họ quyết định đưa con ra học
trường cơng, gần nhà, để giảm chi phí, thời gian, thuận tiện việc đưa đón,… dù biết khả
năng của con mình là chưa thể theo hòa nhập được.
Nguyên nhân thứ hai là do chưa có cách thức giáo dục phù hợp cho các trường
hợp học sinh hòa nhập tại các trường phổ thơng. Các em phải chạy theo chương trình
giáo dục chung, thậm chí giáo viên cũng chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng

phù hợp về giáo dục hòa nhập. Dẫn đến sự đến lớp của các em chỉ là một sự hiện diện
chứ khơng phải hiện hữu. Điều đó càng làm cản trở, làm chậm quá trình nhận thức, quá
trình học tập của các em hơn so với khả năng vốn có.
Trong các yếu tố hình thành sự khác biệt trong giáo dục thì văn hóa là một yếu tố
rất quan trọng, trong văn hóa sẽ tồn tại những khía cạnh của tiểu văn hóa: văn hóa gia


đình, văn hóa làng xã (nơi sinh sống) là yếu tố tác động trực tiếp đến nhân cách đứa trẻ.
Đúng vậy, trước khi đứa trẻ được giáo dục bài bản trong nhà trường, nơi đầu tiên chúng
học chính là gia đình, là hàng xóm xung quanh. Từ cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tính
cách sơ khai có thể nói lên chúng đã bị ảnh hưởng bởi những gì. Do vậy, để giáo dục có
hiệu quả thật sự thì sự kết hợp Nhà trường – Gia đình – Xã hội là một vấn đề cấp thiết,
một đứa trẻ ngoan khi và chỉ khi sống trong một ngơi nhà có tình u thương, làng xóm
văn hóa, gia đình có phương pháp giáo dục tốt, biết cách hợp tác cùng nhà trường.
Giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập càng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 lực
lượng đó. Bởi ni dưỡng một đứa trẻ bình thường đã khó, giúp một đứa trẻ đặc biệt
được hịa nhập càng khó hơn gấp trăm lần. Giáo dục hịa nhập khơng đơn giản chỉ là việc
xếp lớp cho các học sinh khuyết tật vào các lớp học giáo dục tổng quát. Quá trình này
phải là sự kết hợp giữa những thay đổi cơ bản trong cộng đồng trường học và việc giải
quyết các nhu cầu cá nhân của mỗi đứa trẻ. Do đó, mơ hình giáo dục hịa nhập hiệu quả
khơng chỉ mang lại lợi ích cho học sinh khuyết tật mà cịn tạo ra mơi trường trong đó mọi
học sinh đều có cơ hội phát triển bình đẳng. Giáo dục hịa nhập cho trẻ em khuyết tật chỉ có
thể thành cơng khi trẻ cảm nhận được rằng mình thực sự là một phần của cộng đồng trường
học. Điều này đòi hỏi sự thảo luận cởi mở và trung thực về sự khác biệt và sự tôn trọng về mặt
thể chất đối với mọi trẻ em.
Muốn đạt được những hiệu quả như trên, cần có sự hiểu biết chung về các yếu tố làm
nên sự khác biệt trong giáo dục, từ đó có sự tơn trọng, cũng như có những định hướng, phương
pháp giáo dục cụ thể, vừa đáp ứng cái chung, vừa phục vụ được những cái riêng đặc thù. Giữa
nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự gắn kết trong giáo dục. Nhờ vào các phương tiện khác
nhau để nâng cao nhận thức, thay đổi cách nhìn nhận của cộng đồng về giáo dục hòa nhập và

trẻ hòa nhập để nhận được sự đồng thuận, thấu hiểu và chấp nhận từ nhiều phía. Chỉ khi có sự
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành tố của giáo dục, của xã hội. Xã hội hóa giáo dục,
đem giáo dục hịa nhập trở thành trách nhiệm chung của cộng đồng, đó là góp phần tạo điều
kiện, bù đắp cho những trẻ em không mau gặp phải những khiếm khuyết về thể chất và tinh
thần. Quá trình này thực hiện trên một tinh thần trách nhiệm cao của cộng đồng, cùng tình yêu


thương và chia sẻ sẽ giúp cho xã hội hóa cá nhân trẻ em khuyết tật diễn ra theo một hướng tích
cực và thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN
Giáo dục từ cổ chí kim đều có mục tiêu chung là phát triển nhân cách cho con
người. Giáo dục không phân biệt đối tượng, phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội cho
mọi đối tượng. Tuy nhiên, xét đến cùng dù mọi người đem tham gia học tập như nhau thì
kết quả đều khơng thể như nhau đó là do các yếu tố tạo nên sự khác biệt. Và sự tác động
của gia đình – nhà trường – xã hội là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt đó.
Cũng là yếu tố quyết định quan trọng kết quả của quá trình giáo dục. Do vậy, với xu thế
xã hội hóa giáo dục thì trách nhiệm giáo dục được chia sẻ cộng đồng. Ngày nay, để giáo
dục một đứa trẻ phát triển đầy đủ cả về phẩm chất, năng lực thì cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các bên có liên quan chứ khơng chỉ cịn là của riêng nhà giáo dục. Sự hiểu biết
về các yếu tố hình thành sự khác biệt trong giáo dục, cũng như mỗi quan hệ giữa các yếu
tố đó giúp nhà giáo dục, gia đình hiểu rõ hơn về bản chất của giáo dục. Điều đó giúp cho
giáo dục có hiệu quả, đạt được mục tiêu và giá trị nhân văn đích thực.



×