Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hậu Giang năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.58 KB, 7 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học
HIỆU QUẢ MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2017
Phạm Ngọc Nhàn*, Phạm Văn Hoàng
Trường Đại học Cần Thơ
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã được thực
hiện trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả của các mơ hình
được chuyển đổi trên đất lúa. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của đề tài tập trung vào đối
tượng nông dân đang canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang qua cách tiếp cận điều tra xã hội
học. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất sản xuất của nhóm nơng hộ chuyển đổi mơ hình
canh tác thấp hơn so với diện tích đất của nhóm nơng hộ trồng 3 vụ lúa. Kết quả phân tích về
hiệu quả của các mơ hình canh tác được chuyển đổi cho thấy lợi nhuận của các mơ hình chuyển
đổi cao hơn so với nhóm nơng hộ trồng 3 vụ lúa. Kiểm định sự khác biệt về chi phí đầu tư và
lợi nhuận giữa các nhóm hoa màu được trồng trên đất lúa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa α=5%. Đối với nhóm hoa màu gồm dưa hấu, dưa gang có chi phí đầu
tư cao nhất, đồng thời cũng là nhóm hoa màu mang lại lợi nhuận cao nhất trong 4 nhóm hoa
màu được phân tích trong nghiên cứu. Tuy nhiên, giá cả không ổn định của các sản phẩm từ
các mô hình chuyển đổi ln là yếu tố được quan tâm của nông hộ. Sự liên kết trong sản xuất
được xem như là một giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả
chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa của nơng hộ.
Từ khóa: Chuyển đổi, đất lúa, hiệu quả, tác động
OUTCOMES OF CROP COMPOSITION CONVERSION ON RICE-LAND IN HAU
GIANG PROVINCE 2017
Pham Ngoc Nhan*, Pham Van Hoang
Can Tho University
*Corresponding Author:
ABSTRACT
The study which focuses on assessing the outcome of the model of plant structure
transformation on rice field, has carried in Hau Giang Province 2017. In this study, the study


focuses on the group of farmers in Hau Giang Province with the main purposes are assessing
the reality, analysing the outcomes of the transformation model as well as the difficulties that
farmers have to face through the social survey. The results show that the farmer group who
applied the transformation model has smaller size of rice fields compare to the group who does
three crops per year. However, the first group will have the higher profit than the second group
of farmers. Comparing the costs and profits, there is a meaningful statistical difference at a =
5%. The group of plants including watermelon, cassaba melon with highest cost will have the
highest profits among the four studied groups of plants. However, the biggest concern is the
unstable price of plants using in the transformation model. The connection in production is
considered a solution for this which can be useful in increasing the effectiveness of the
transformation model.
Keywords: Transformation, rice field, outcomes, affect.
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản
xuất trồng trọt, chuyển sang sản xuất chăn
nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Trong
trồng trọt sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo
hướng giảm tỷ lệ sản xuất cây lương thực
chuyển dần sang sản xuất cây thực phẩm, công

TỔNG QUAN
Chuyển đổi hệ thống canh tác
Chuyển đổi hệ thống canh tác là một trong
những nội dung chủ yếu của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nơng thơn nói
chung. Trong nơng nghiệp cơ cấu kinh tế
21


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
Anh Tuấn (2012) đã giới thiệu một số mơ hình

canh tác tổng hợp trên đất lúa được khuyến
cáo sản xuất ở ĐBSCL bao gồm lúa mùa sớm
– màu Đông Xuân, Màu Hè Thu – lúa mùa
hoặc lúa Đơng Xn. Mơ hình này cải thiện
được chất lượng đất và đảm bảo năng suất lúa
vụ sau, nhất là trên đất giàu hữu cơ. Hoặc nông
dân trồng mè, đậu nành hoặc bắp Hè Thu và
sạ lúa Đông Xuân (Phú Tân, Phú Châu – An
Giang). Mơ hình này được cho rằng sử dụng
đất hiệu quả và lợi dụng thiên nhiên khá tốt
tuy nhiên diện tích trồng vẫn cịn ít. Bên cạnh
đó, mơ hình lúa – cá trên các vùng đất trũng,
nước ngập sâu một năm chỉ trồng được một vụ
lúa mùa muộn cao cây, không sử dụng thuốc
trừ sâu và phân bón để bảo vệ nguồn lợi cá
đồng tự nhiên. Một số mơ hình kết hợp lúa –
màu – thủy sản nằm rãi rác ở các vùng nước
ngọt có thể tận dụng được đất đai và lao động
gia đình rất tốt, mang lại thu nhập cao cho
nông hộ.
Đối với mơ hình lúa Hè Thu – lúa mùa được
canh tác khá phổ biến ở vùng trũng có hệ
thống thủy lợi kém hoặc chỉ canh tác được nhờ
vào nước trời. Năm 1984, có khoảng 150.000
ha sử dụng mơ hình này ở ĐBSCL đặc biệt
phổ biến ở các huyện phía nam của tỉnh Long
An, Gị Cơng Đơng – Tiền Giang. Ở Hậu
Giang, mơ hình này chủ yếu xuất hiện ở huyện
Châu Thành, Phụng Hiệp. Mơ hình lúa Hè
Thu – lúa mùa – màu Đông Xuân khá phổ biến

đối với nông dân làm một vụ lúa Hè Thu bằng
giống ngắn ngày, cấy lấp lại vụ hai bằng lúa
mùa sớm cao sản hoặc giống ngắn ngày. Thu
hoạch xong rồi tiếp tục một vụ đậu phộng, mơ
hình này cho thu nhập cao nhưng địi hỏi phải
có nhiều lao động và phương tiện canh tác.
Trên các vùng đất ven sông Hậu thuộc tỉnh
Hậu Giang nông dân cũng trồng thêm một vụ
màu sau khi thu hoạch lúa mùa trên nền đất
lúa Hè Thu. Mơ hình này được cho là đỡ cập
rập thời gian và chi phí đầu tư ít hơn lúa Hè
Thu – lúa Đơng Xn – màu Xn Hè. Cây
màu được trồng trong mơ hình này chủ yếu là
đậu xanh, đậu nành và rau cải.
Theo Trương Thị Ngọc Chi (2013) luân canh
lúa – đậu nành là một trong những cây trồng
cạn tối ưu có khả năng đưa vào cơ cấu đa dạng
hóa cây trồng trên nền đất lúa ở vùng ĐBSCL
nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hơn nửa,
cây đậu nành có thời gian sinh trưởng ngắn,
mang lại thu nhập cao cho hộ canh tác. Đối

nghiệp ngắn, dài ngày và cây ăn quả.
Chuyển đổi hệ thống canh tác là thực hiện một
bước chuyển từ trạng thái hiện trạng của hệ
thống sang một trạng thái hệ thống mới mà
mình mong muốn đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thực chất của
chuyển đổi hệ thống canh tác là một biện pháp
nhằm thúc đẩy hệ thống canh tác phát triển. Vì

vậy, có thể nói chuyển đổi hệ thống canh tác
hiện nay là phát triển hệ thống canh tác trong
điều kiện môi trường kinh tế - xã hội mới mà
nền kinh tế thị trường đã và đang tác động
đến nông nghiệp.
Từ những khái niệm nêu trên, chuyển đổi hệ
thống canh tác trong phạm vi nghiên cứu này
là phát triển hệ thống canh tác mới trên cơ sở
cải tiến hệ thống canh tác hiện tại hoặc phát
triển hệ thống canh tác tiến bộ trên nền đất lúa
để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai,
lao động và vốn, nâng cao tỷ suất hàng hoá với
một hệ sinh thái bền vững và thích ứng với
biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long.
Các mơ hình chuyển đổi mang lại hiệu quả
trên đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long
Trong thời gian qua, một số mặt hàng nơng
sản xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường
thế giới. Theo Nguyễn Công Thành (2013)
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 sản
lượng lương thực có hạt tăng 12,7 triệu tấn,
bình quân tăng 1,27 triệu tấn/năm, kim ngạch
xuất khẩu nơng sản tăng bình qn 22%/năm.
Năm 2012 sản lượng lúa đạt 43,7 triệu tấn,
xuất khẩu gần 8,1 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch
xuất khẩu 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, trong giai
đoạn hiện nay, ngành sản xuất lúa gạo đang
gặp những khó khăn như thị trường tiêu thụ

ngày càng bị thu hẹp do cạnh tranh với các
nước cũng đang có thế mạnh về sản xuất lúa
gạo như Thái Lan, Myanma, Ấn Độ. Bên cạnh
đó, giá gạo xuất khẩu liên tục bị giảm trong
những năm gần đây. Điều này đã ảnh hưởng
lớn đến lợi nhuận của người trồng lúa, từ đó
họ phải có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất trên chính đồng ruộng của họ góp phần
tăng thu nhập cho nơng hộ. Một số mơ hình
canh tác trên đất lúa thích ứng với BĐKH
mang lại hiệu quả cao cho nơng hộ đã được
nhiều địa phương khuyến cáo, ứng dụng, tư
vấn cho nông dân. Nguyễn Ngọc Đệ và Lê
22


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
chuyển đổi của nông hộ. Cách tiếp cận của
nghiên cứu này bao gồm tiếp cận nghiên cứu
chuẩn đoán bằng điều tra xã hội học để thu
thập cả thơng tin định lượng và định tính có sự
tham gia của nông dân. Nông dân trong điều
tra xã hội học được chọn phi ngẫu nhiên. Cách
tiếp cận thông tin thống kê cũng được áp dụng
để thu thập số liệu thứ cấp của địa phương.
Tiếp cận phương pháp đánh giá nơng thơn có
sự tham gia (Participatory Rural Appraisal PRA) thơng qua phỏng vấn nhóm và thảo luận
với người am tường (Key Informant Panel KIP) để đánh giá hiệu quả của các mơ hình
được chuyển đổi trên đất lúa một cách khách

quan.
Nghiên cứu tiếp cận nông dân thông qua
phương pháp phỏng vấn bằng câu hỏi được
soạn sẵn. Phân tích phương sai để xem xét
khác biệt về hiệu quả của mô hình chuyển đổi
với sản xuất độc canh cây lúa, so sánh sự khác
biệt giữa các mơ hình được chuyển đổi trên đất
lúa.
Trong phạm vi nghiên cứu này, 90 nông dân
sản xuất mơ hình chuyển đổi 2 lúa – màu và
90 nơng dân sản xuất mơ hình 3 vụ lúa được
lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận
tiện trên 3 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang gồm
huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành
phố Vị Thanh. Cỡ mẫu được phân bố đều ở cả
3 huyện.
Số liệu thu thập được xử lý bằng Excel và
phần mềm SPSS 13.0. Sau khi được mã hóa
và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích:
thống kê mơ tả về độ tuổi, trình độ học vấn, số
năm kinh nghiệm sản xuất,... Phân tích
phương sai một chiều (One-way ANOVA) với
mức ý nghĩa 5%.

với tỉnh Hậu Giang mơ hình trồng bắp lai
trong vụ Xuân Hè có áp dụng các biện pháp
kỹ thuật tiên tiến cho thu nhập gia tăng trung
bình cao hơn so với hộ trồng lúa. Tuy nhiên,
tùy vào từng điều kiện sinh thái khác nhau mà
hiệu quả của mơ hình lúa – màu so với mơ

hình độc canh cây lúa khác nhau. Tại một số
vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, sản xuất theo
mơ hình 2 vụ lúa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn mơ hình lúa – màu với chi phí thấp
hơn và ngày cơng lao động gia đình cũng ít
hơn.
Một số mơ hình lúa – tôm càng xanh ở vùng
nước ngọt cũng đã được áp dụng mang lại hiệu
quả kinh tế cho nông hộ. Đối với mơ hình này
lúa Hè Thu được bỏ hẳn hồn tồn và thay vào
đó là ruộng trở thành một hồ nước trong mùa
mưa để ni tơm (Dương Văn Chín, 2004).
Nông dân đã biết áp dụng các kỹ thuật nuôi
tiến bộ, tạo thêm việc làm cho lao động gia
đình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động nhàn rỗi. Song song đó, chất hữu cơ,
đạm, lân, kali đều gia tăng ở ruộng lúa – tôm
so với ruộng chỉ trồng 2 vụ lúa. Do vậy, sau
khi thu hoạch tôm, lượng phân bón áp dụng
cho vụ lúa có thể giảm đáng kể góp phần giảm
chi phí sản xuất.
Tóm lại, điều kiện sinh thái, khí hậu, đất, nước
và hệ thống thủy lợi ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long thuận lợi cho việc chuyển đổi các
mơ hình canh tác trên đất lúa đã được chứng
minh qua các mơ hình thử nghiệm thực tế
mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng
thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.
Trên cơ sở đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ
cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

đất, hiệu quả sản xuất và thế mạnh của các loại
cây trồng, nhu cầu thị trường của sản phẩm là
một trong những mục tiêu chuyển đổi cơ cấu
cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước
bối cảnh đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
đất lúa kém hiệu quả nhằm sử dụng tài nguyên
thiên nhiên hiệu quả nhất (đất, nước, khí hậu)
với chi phí đầu tư thấp nhất (vốn, lao động, vật
tư) để đạt được năng suất, chất lượng sản
phẩm cao góp phần tăng vị thế và thu nhập của
người nông dân.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân theo nhóm tuổi của mẫu điều tra
Trong phạm vi nghiên cứu này, độ tuổi nông
dân được chia ra thành 4 nhóm tuổi khác nhau:
nhóm 1 gồm những nơng dân có độ tuổi nhỏ
hơn 30 chiếm tỉ lệ 4,4%, nhóm 2 gồm những
nơng dân có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỉ
lệ 32,8%, kế tiếp là nhóm tuổi thứ 3 bao gồm
những nơng dân có độ tuổi từ 46 đến 60 chiếm
tỉ lệ 38,9%, đây là nhóm tuổi nơng dân được
phỏng vấn có tỉ lệ cao nhất và nhóm tuổi thứ
4 bao gồm những nơng dân có tuổi lớn hơn 60
tuổi chiếm tỉ lệ 23,9% (Hình 4). Thực tế ở
nơng hộ cho thấy, nhóm tuổi nơng dân trên 45

PHƯƠNG PHÁP
Đề tài phân tích hiệu quả của các mơ hình
chuyển đổi canh tác trên đất lúa của nơng hộ

đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động đế sự
23


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
nhập trung bình trên hộ là 60,3 triệu
đồng/năm, chênh lệch 6,2 triệu đồng/năm
(Hình 2), hộ có thu nhập cao nhất là 128,4
triệu đồng/năm, thấp nhất là 7 triệu đồng/năm.
Để đánh giá kết quả thu nhập của hộ nơng dân
cần xem xét trên khía cạnh tổng thu từ hoạt
động sản nông nghiệp và các hoạt động phi
nông nghiệp. Thu nhập của hộ nông dân trên
địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ việc trồng lúa,
sản xuất hoa màu, cây ăn trái, các hoạt động
sản xuất này chỉ mang lại thu nhập tương đối
cho nơng hộ.

là nhóm tuổi tham gia sản xuất chính trong
nơng hộ, có những quyết định mạnh dạn hơn
trong việc đầu tư, thay đổi sản xuất trong việc
phát triển kinh tế hộ (Trương Thị Ngọc Chi và
ctv, 2012).
Hình 1 cho thấy, độ tuổi nhỏ hơn 30 chiếm tỉ
lệ thấp nhất (chiếm 4,4%). Đều này cho thấy,
trong sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được
lực lượng trẻ tham gia.
N
40
30

20
10
0

32.8

38.9

23.9

4.4

62Triệu
60
58
56
54,1
54
52
50
Hộ chuyên lúa

Dưới Từ 30 Từ 46 Trên
30 đến đến 60
45
60
Hình 1. Nhóm tuổi của nơng dân
(Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tại
tỉnh Hậu Giang, năm 2017)
Phân theo trình độ học vấn của mẫu điều

tra
Khi xét về trình độ học vấn của nơng dân thì
số người có trình độ cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất
(45,6%), kế đến là cấp 2 (33,3%). Số nơng dân
có trình độ cấp 3 chiếm 17,2%. Bên cạnh đó
vẫn có nơng dân khơng đi học (chiếm 3,9%)
(Hình 5). Qua kết quả phân tích cho thấy, trình
độ học vấn của nơng dân tham gia sản xuất
nông nghiệp ở địa phương chưa cao, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến khả tiếp thu và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
Thực tế cho thấy, trình độ học vấn thấp là một
rào cản lớn nhất cho việc học tập, ứng dụng
khoa học và tham gia phát triển sản xuất trong
nơng hộ, vì khơng có trình độ học vấn họ sẽ
khơng biết tính toán để làm gia tăng hiệu quả
đồng vốn. Bên cạnh đó, trình độ thấp ít nhiều
cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khoa
học công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, theo kết
quả nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Chi và
ctv (2012) lao động trong nhóm nơng nghiệp
có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2 sẽ thuận lợi
cho các chương trình tập huấn chuyển giao
khoa học kỹ thuật nơng nghiệp.
Thu nhập của hộ gia đình
Kết quả khảo sát cho thấy, tổng thu nhập trung
bình/hộ của nơng hộ trồng 3 vụ lúa là 54,1
triệu đồng/năm, nhỏ nhất là 7,1 triệu
đồng/năm và lớn nhất là 203,9 triệu

đồng/năm. Đối với hộ trồng 2 lúa - màu có thu

60,3

Hộ luân canh
hoa màu trên đất
lúa

Hình 2. Thu nhập bình qn/năm của hộ nơng
dân chuyên lúa (3 vụ lúa/năm) và luân canh
màu trên đất lúa
(Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông hộ tỉnh
Hậu Giang, năm 2017)
Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập
trung bình/năm của nơng hộ sản xuất 3 vụ
lúa so với nơng hộ có trồng hoa màu trên
đất lúa cho thấy khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Phân tích cho thấy chỉ số Sig. = 0,287>0,05.
Diện tích đất canh tác của nơng hộ
Qua khảo sát trên Hình 3 cho thấy, số hộ sở
hữu diện tích đất canh tác lúa dưới 0,5 ha
chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 44,8%), kế tiếp là
nhóm hộ có diện tích đất canh tác lúa từ 0,5-1
ha, chiếm 31,9% và số hộ có diện tích đất canh
tác trên 1 ha chiếm tỉ lệ thấp nhất, 23,3%.
Tương tự như vậy, đối với hộ có diện tích đất
lúa trồng hoa màu dưới 0,5 ha chiếm tỉ lệ cao
nhất (chiếm 69,3%), thấp nhất là nhóm hộ có
diện tích đất trên 1 ha chiếm 5%. Ở nông hộ,

đất đai là tài sản quan trọng và là nguồn tư liệu
chính trong hoạt động sản xuất của nông dân.
Tuy nhiên, số hộ sỡ hữu diện tích đất canh tác
dưới 0,5 ha rất lớn và phần lớn nhóm hộ này
thuộc loại hộ nghèo hoặc trung bình. Khi họ
khơng có tư liệu sản xuất, nguồn lực lao động
24


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
trong nơng hộ khơng có việc làm ổn định.
Điều này sẽ tạo nên sự nghèo đói trong khu
vực nơng thơn.

Hậu Giang, năm 2017)
Đối với hoạt động trồng hoa màu trên đất lúa,
trong phạm vi nghiên cứu này chia ra thành 4
nhóm hộ trồng hoa màu: nhóm 1 trồng các loại
hoa màu gồm rau ăn lá như cải, xà lách, mồng
tơi, nhóm 2 bao gồm các nơng hộ trồng bắp,
nhóm 3 gồm các nơng hộ trồng dưa gang, dưa
hấu và nhóm 4 gồm các hộ trồng các loại dây
leo lấy trái như bầu, bí, khổ qua. Kết quả phân
tích chi phí và lợi nhuận của 4 nhóm hoa màu
được canh tác trên đất lúa thể hiện trên Bảng
15. Đối với nhóm hộ 3 trồng dưa hấu, dưa
gang có chi phí đầu tư cao nhất (41,6 triệu
đồng/ha/vụ), đồng thời cũng là nhóm hộ có lợi
nhuận tương đối cao (46,8 triệu đồng/ha/vụ).
Nhóm hoa màu có chi phí đầu tư thấp hơn là

nhóm 1 trồng rau ăn lá, 39,9 triệu đồng/ha/vụ
nhưng là nhóm hoa màu có lợi nhuận cao nhất
(49,7 triệu đồng/năm/vụ). Nhóm có chi phí
đầu tư và lợi nhuận thấp nhất trong 4 nhóm
hoa màu là nhóm 2 (nhóm nơng hộ trồng bắp),
lần lượt là 21,2 triệu đồng/ha/vụ và 21,0 triệu
đồng/ha/vụ. Nhóm trồng dây leo lấy trái có chi
phí đầu tư là 25,2 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận
là 37,4 triệu đồng/ha/vụ.
Mặc dù chi phí đầu tư cho trồng hoa màu trên
đất lúa có xu hướng cao hơn so với trồng 3 vụ
lúa nhưng lợi nhuận mang lại cho nông hộ rất
cao so với canh tác 3 vụ lúa trong năm.
Bảng 2. Phân tích chi phí và lợi nhuận của 4
nhóm hoa màu được trồng trên đất lúa
Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ
Loại
Tỷ suất
Số
Chi
Lợi
rau
lợi
hộ
phí
nhuận
màu
nhuận
Nhóm 1 31
39,9

49,7
1,25
Nhóm 2 19
21,2
21,0
0,99
Nhóm 3 26
41,6
46,8
1,13
Nhóm 4 14
25,2
37,4
1,48
Tổng
90 127,9
154,9
1,21

Hình 3. Diện tích đất canh tác của nơng hộ
trồng lúa và hoa màu
(Nguồn: Kết quả điều tra 180 nơng dân tỉnh
Hậu Giang, năm 2017)
Chi phí đầu tư và lợi nhuận trong sản xuất
Đối với nhóm nơng hộ sản xuất 3 vụ lúa, kết
quả khảo sát trên Bảng 1 cho thấy chi phí của
hộ trồng luân canh màu trên đất lúa đầu tư vào
sản xuất trên đồng ruộng có xu hướng thấp
hơn so với nhóm nơng dân sản xuất 3 vụ lúa.
Cụ thể, đối với Vụ Đông Xuân hộ sản xuất 3

vụ lúa có chi phí đầu tư là 17,0 triệu đồng, đối
với hộ trồng luân canh màu trên đất lúa có chi
phí đầu tư là 16,6 triệu đồng/năm. Tương tự,
vụ Hè Thu và Thu Đơng, chi phí sản xuất của
hộ trồng 3 vụ lúa lần lượt là 18,1 và 17,9 triệu
đồng. Trong khi hộ trồng luân canh màu có chi
phí lần lượt là 17,6 và 17,8 triệu đồng. Việc
đầu tư chi phí tương đối cao trên đồng ruộng
đối với nhóm nơng dân trồng 3 vụ lúa cũng đã
mang lại lợi nhuận tối ưu cho họ so với nhóm
hộ có trồng hoa màu trên đất lúa. Kết quả trên
Bảng 1 cho thấy lợi nhuận trong sản xuất lúa
của nhóm nông dân trồng 3 vụ lúa/năm cao
hơn so với lợi nhuận của nhóm nơng dân sản
xuất 2 lúa – màu (chênh lệch 0,9 triệu
đồng/ha).
Bảng 1. Chi phí và lợi nhuận trong sản xuất
lúa của nhóm hộ sản xuất 3 vụ lúa và nhóm
hộ ln canh lúa màu
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Mùa
Hộ sản xuất
Hộ sản xuất 2
vụ
chuyên lúa
lúa - màu
Chi
Lợi
Chi
Lợi

phí
nhuận
phí
nhuận
Vụ ĐX 17,0
18,9
16,6
16,1
Vụ HT 18,1
8,9
17,6
11,3
Vụ TĐ 17,9
8,3
17,8
7,8
Tổng
53,0
36,1
52,0
35,2
(Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tỉnh

(Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tỉnh
Hậu Giang, năm 2017)
Từ kết quả nghiên cứu trên, phân tích phương
sai ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức 5% đối với chi phí đầu
tư và lợi nhuận của 4 nhóm nơng dân trồng
hoa màu trên đất lúa. Hệ số Sig. của chi phí

đầu tư là 0,021<0,05 và hệ số Sig. của lợi
nhuận trồng hoa màu là 0,000<0,05.
Nguồn thông tin tiếp cận về giá cả sản phẩm
Kết quả khảo sát của nghiên cứu cho thấy
25


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
17,4%). Kết quả khảo sát cho thấy sự ảnh
hưởng của dịch bệnh do canh tác 3 vụ lúa
trong năm cũng là yếu tố làm cho nơng dân
phải đổi mơ hình canh tác, tuy nhiên yếu tố
này chỉ chiếm tỉ lệ 14% trong sự chuyển đổi.
Bên cạnh đó, yếu tố về thời tiết cũng có tác
động đến sự chuyển đổi của nông hộ nhưng
chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 10%). Riêng về chính
sách của Nhà nước, nơng dân cho rằng chưa
ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển đổi mơ hình
của họ trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy rằng vai trị của ngành khuyến
nơng trong việc chuyển đổi mơ hình canh tác
của nơng hộ, sự hỗ trợ của ban ngành địa
phương chưa thật sự ảnh hưởng đến sự chuyển
đổi mơ hình canh tác ở nơng hộ.
Những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả canh tác của
các mơ hình chuyển đổi trên đất lúa
Kết quả phân tích cho thấy nơng dân cho rằng
chọn giống có chất lượng trong canh tác các
mơ hình chuyển đổi là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả

chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
(chiếm tỉ lệ cao nhất, 27,7%). Kế đến là ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh
tác, chiếm tỉ lệ 24,3%. Bên cạnh đó, để nâng
cao hiệu quả của mơ hình chuyển đổi canh tác,
nơng dân cịn cho rằng các mơ hình hoa màu
được canh tác trên đất lúa phải phù hợp với
mùa vụ sản xuất, thích nghi với điều kiện tưới
tiêu của từng vùng (chiếm 19,9%). Sự liên kết
trong sản xuất của các mơ hình canh tác nơng
dân chưa có sự nhận thức về vai trò quan
trọng, họ cho rằng sự liên kết với thị trường
trong sản xuất là điều cần thiết đối với nông
hộ (chiếm tỉ lệ thấp nhất, 13%). Từ kết quả
nhận thức của nông dân cho thấy rằng, sự bấp
bênh của giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng
ảnh hưởng một phần từ nhận thức của người
nông dân, họ chưa chủ động tạo ra sự liên kết
với công ty, doanh nghiệp để đưa thương hiệu
của sản phẩm ra thị trường. Chính vì sự lõng
lẽo trong liên kết sản xuất này đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, tình trạng
được mùa mất giá thường xuyên diễn ra trong
sản xuất nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn
nông hộ cho thấy, trong nhận thức của nông
dân cho rằng việc liên kết với thị trường đầu
ra là thuộc về vai trò của Nhà nước, còn đối
với họ là sản xuất ra các sản phẩm có chất
lượng.
Những khó khăn của nơng hộ khi chuyển đổi


nguồn thông tin về giá cả hoa màu chủ yếu
được nông dân tiếp cận từ thương lái thu mua,
chiếm tỉ lệ cao nhất 45,7%. Kế đến là nguồn
thơng tin từ hàng xóm (chiếm tỉ lệ 40,6%),
nguồn thơng tin giá cả được tiếp cận tiếp theo
là trên các phương tiện truyền thông như tivi,
radio chiếm 13,7%. Trong phạm vi nghiên cứu
này cho thấy nguồn thông tin hỗ trợ giá cả sản
phẩm từ ngành khuyến nông địa phương, câu
lạc bộ, hợp tác xã chưa phát huy được vai trò.
Tất cả nông dân được phỏng vấn đều cho rằng
không nhận được thông tin hỗ trợ giá cả từ
ngành khuyến nông địa phương. Điều này cho
thấy trong sản xuất hoa màu, nơng dân vẫn
cịn bị động đối với giá cả của sản phẩm đầu
ra, chủ yếu họ được cung cấp từ chính người
mua.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc liên kết
với công ty để đảm bảo sản phẩm đầu ra được
thu mua ổn định vẫn còn sự bấp bênh đối với
nông hộ. Hầu hết hoa màu được nông hộ sản
xuất chủ yếu bán cho thương lái (chiếm
97,1%). Một tỉ lệ rất nhỏ nông hộ bán sản
phẩm sau khi thu hoạch cho hàng xón hoặc ở
chợ, lần lượt chiếm tỉ lệ là 1,9% và 1% (Hình
9). Việc cung cấp sản phẩm hoa màu cho công
ty chưa từng xảy ra đối với các hộ sản xuất hoa
màu được phỏng vấn trong phạm vi nghiên
cứu này. Trong sản xuất nơng nghiệp, hình

thành mối liên kết giữa nhà nông với nhà
doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết nhằm
giảm chi phí đầu tư cho nông dân do được
nông nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật. Đồng thời
đảm bảo đầu ra ổn định, tránh giá cả bấp bênh
khi bán sản phẩm. Sự hình thành mối liên kết
trong vùng sản xuất hoa màu của nông dân là
điều cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
thu nhập cho nông hộ.
Lý do của sự chuyển đổi mơ hình trên đất lúa
Kết quả khảo sát lý do của sự chuyển đổi mơ
hình canh tác trên đất lúa cho thấy lợi nhuận
của mơ hình trồng màu trên đất lúa là yếu tố
quan trọng tác động đến sự chuyển đổi của
nông hộ. Trong phạm vi nghiên cứu này, yếu
tố lợi nhuận được nông dân đánh giá rất cao
và xem đó là tiêu chí hàng đầu của sự chuyển
đổi mơ hình, chiếm tỉ lệ 57,3%. Kế tiếp là
những nơng hộ làm theo hàng xóm, họ cho
rằng hàng xóm canh tác các mơ hình hoa màu
có hiệu quả nên học hỏi làm theo (chiếm tỉ lệ
26


Kỷ yếu Hội nghị khoa học
các mơ hình canh tác
Kết quả khảo sát về những khó khăn của nơng
hộ khi chuyển đổi các mơ hình canh tác cho

thấy giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định
luôn là yếu tố được quan tâm của nông hộ
(chiếm tỉ lệ cao nhất, 31,3%). Chính vì thiếu
sự liên kết trong sản xuất nên giá cả sản phẩm
hoa màu chưa ổn định đối với nông hộ. Mặc
dù vậy, yếu tố thiếu sự liên kết trong sản xuất
nơng dân chỉ nhận thức khó khăn chiếm tỉ lệ
10,3%. Yếu tố khó khăn tiếp theo sau giá cả là
thiếu hụt nguồn lực lao động cho các mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,
chiếm tỉ lệ 20,6%. Kết quả thảo luận nhóm với
nơng dân cho thấy, canh tác các mơ hình trồng
màu trên ruộng lúa địi hỏi cần nhiều lao động
do phải chăm sóc, tưới tiêu hằng ngày. Do
vậy, đối với các nông hộ thiếu hụt nguồn lực
lao động thì đây là một trong những khó khăn
lớn để chuyển đổi mơ hình. Song đó, khơng
nắm vững kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến sản xuất, chiếm tỉ lệ 19,1%.
Chi phí đầu tư vào các mơ hình canh tác
chuyển đổi trên ruộng lúa đòi hỏi khá cao, đây
cũng là một trong những áp lực về tài chính
đối với nơng hộ khi chuyển đổi sang các mơ
hình canh tác này. Trong nghiên cứu này,
thiếu vốn sản xuất được nông dân cho rằng là
một trong những khó khăn của nơng hộ
(chiếm tỉ lệ 18,7%).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có

chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa có
thu nhập cao hơn so với nơng hộ trồng 3 vụ
lúa/năm. Mặc dù chi phí đầu tư và lợi nhuận
vào sản xuất lúa của nhóm nơng hộ 2 lúa - màu
thấp hơn so với nhóm nơng hộ trồng 3 vụ
lúa/năm nhưng lợi nhuận từ mơ hình hoa
màu trên đất lúa mang lại thu nhập cao hơn.
Diện tích đất sản xuất của nhóm nơng hộ
chuyển đổi mơ hình canh tác thấp hơn so với
diện tích đất của nhóm nơng hộ trồng 3 vụ lúa.
Kiểm định sự khác biệt về chi phí đầu tư và
lợi nhuận giữa các nhóm hoa màu được trồng
trên đất lúa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa α=5%. Đối với nhóm
hoa màu gồm dưa hấu, dưa gang có chi phí
đầu tư cao nhất, đồng thời cũng là nhóm hoa
màu mang lại lợi nhuận cao nhất trong 4 nhóm
hoa màu được phân tích trong nghiên cứu.
Phân tích nguồn thơng tin tiếp cận giá cả hoa
màu của nông hộ cho thấy nông dân chủ yếu
tiếp cận thông tin giá cả từ thương lái. Bên
cạnh đó, thương lái cũng chính là người chủ
yếu thu mua sản phẩm của nông hộ. Sự liên
kết của nơng hộ với cơng ty, doanh nghiệp tìm
đầu ra cho sản phẩm cịn hạn chế. Kết quả
phân tích cho thấy giá cả sản phẩm đầu ra
khơng ổn định cịn là yếu tố khó khăn hàng
đầu của nơng hộ khi chuyển đổi mơ hình canh
tác trên đất lúa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
DƯƠNG VĂN CHÍN, (2004), Nghiên cứu đánh giá kinh tế, kỹ thuật và môi trường của hệ
thống lúa – thủy sản và hệ thống lúa – cây trồng cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2001-2003, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
NGUYỄN CÔNG THÀNH, (2013), Những cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng một số vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long”, 25/10/2013, Đồng Tháp, trang 23-27.
NGUYỄN NGỌC ĐỆ, LÊ ANH TUẤN, (2012), Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu
ở Đồng bằng sơng Cửu Long, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh, 141 trang.
TRƯƠNG THỊ NGỌC CHI, DƯƠNG NGỌC THÀNH, (2012), Đánh giá lực lượng lao động
nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ,
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh.
TRƯƠNG THỊ NGỌC CHI, (2013), Nghiên cứu mơ hình canh tác tại một số địa điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long”, 25/10/2013, Đồng Tháp, trang 71-75.

27



×