Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận Triết học mối quan hệ giữa vật chất ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.15 KB, 36 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: 5
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN


2
Đề mục
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu đề tài
Đóng góp của đề tài

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT – Ý THỨC


1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

Phạm trù vật chất
1.1.1. Phạm trù
1.1.2. Vật chất
1.1.3. Định nghĩa Vật chất của Lênin
1.1.4. Đặc tính
1.1.5. Ý nghĩa
1.1.6. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
1.1.7. Tính thống nhất vật chất của thế giới
Phạm trù ý thức
1.2.1. Nguồn gốc của ý thức
1.2.2. Bản chất của ý thức
1.2.3. Kết cấu của ý thức
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.3.1. Vật chất tác động ý thức
1.3.2. Ý thức tác động vật chất
1.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Ý nghĩa mối quan hệ vật chất – ý thức đối với sự phát triển xã hội

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG Ý NGHĨA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT – Ý THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1Thực trạng vận dụng ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức vào công cuộc đổi mới việt nam từ năm 1986 đến nay
2.1.1 Tình hình thế giới và xu hướng đổi mới hiện nay
2.2 Nguyên nhân
2.3Biện pháp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
KẾT LUẬN


3
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Từ hàng nghìn năm trước. chủ nghĩa duy tâm lên ngôi cũng là lúc các khái
niệm duy vật bị bác bỏ và coi như là tà đạo. một sự đấu tranh không ngừng nghỉ
giữa hai trường phái duy vật và duy tâm chỉ bớt nóng khi V.I.Lênin tổng hợp và
phát huy trường phái triết học của C.Mác để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh và
bao quát như sau: ”Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 1. Hiểu
theo nghĩa đơn giản, vật chất là những thực tại khách quan, tồn tại xung quanh
ta. Những gì ta có thể và thậm chí khơng thể cảm nhận được, là thứ cấu thành
nên thế giới và tồn tại vĩnh viễn. Đó là vật chất.
Bộ não con người là một phép màu của tạo hóa. Với một hệ thống mạng lưới
cực kì phức tạp, nó cho phép ta khả năng tư duy, từ đó phát triển xã hội lên một
tầm cao mà khơng lồi sinh vật nào đạt được và ý thức là một dạng thuộc tính
của bộ não ấy. Ý thức được hình thành từ khi quan hệ giữa con người và thế giới

dần trở lên phức tạp và xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng phản ánh sự năng
động, sáng tạo. Khi đó, ý thức được hình thành.
Vật chất và ý thức là một trong những mặt đối lập của triết học, nó tồn tại
trái ngược nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Là tiền đề để mặt cịn lại tồn tại, nó
khơng thể tách rời và đôi khi đồng nhất với nhau. Việc hiểu được các mối tương
quan giữa vật chất và ý thức giúp ta nhìn nhận thế giới theo nhiều thái cực, phát
triển tư duy, thế giới quan và phương pháp luận của bản thân. Cũng như áp dụng
được nó vào trong các hoạt động thực tiễn của xã hội. Vận dụng các mối quan
hệ ấy vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay.
1

V . I . Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr. 151.


5
Hiện nay, kinh tế toàn thế giới đang phải chống đỡ cú sốc rất lớn với khả
năng cao rằng GDP của tất cả các quốc gia sẽ thấp kỉ lục. Và Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi guồng xoay ấy. Việc hiểu rõ và vận dụng được mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức giúp chúng ta hiểu biết hơn về bản thân và về thế giới.
Để ta có thể “tơn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan
của mình”, chấp nhận sự khó khăn như một sự tất yếu khách quan và nỗ lực góp
phần xây dựng đất nước sau suy thoái. Hơn nữa, việc nhìn nhận các đổi mới của
Đảng và Nhà nước theo góc nhìn của vật chất – ý thức giúp ta hiểu được sự
đúng đắn của các đường lối, chính sách mà Quốc hội đã đề ra. Xây dựng thêm
lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, đề cao tinh thần dân tộc và các
mối quan hệ giữa người với người, giữa Nhà nước và nhân dân.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới vật chất, ý thức và mối liên hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Cũng như cách mà mối liên hệ ấy được vận
dụng trong công cuộc đổi mới đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu tài liệu. Bằng cách tham
khảo các giáo trình mơn học, các tạp chí chính trị, luận văn hay các văn kiện đại
hội Đảng để có một cơ sở đúng đắn và xác thực.
4. Mục tiêu đề tài
Đề tài mong muốn có thể hình thành một cơ sở lý luận về vật chất, ý thức từ
mặt phạm trù, định nghĩa cho đến hình thái, phương thức hoạt động. Xây dựng
một góc nhìn mới và đánh giá các góc nhìn cũ trong sự tương quan của vật chất
và ý thức và cách sự tương quan ấy được sử dụng trong cơng cuộc đổi mới đất
nước.
5. Đóng góp của đề tài


6
Hiện nay, trong tình hình thế giới nhiều biến động, ta có thể dễ dàng nhìn
thấy đất nước và thế giới trong trạng thái mỏng manh và yếu đuối nhất, thể hiện
được những góc độ đặc biệt mang tính lịch sử mà khó được thể hiện trong các
thời kì bình thường. để từ đó xây dựng nên một góc nhìn sâu sắc hơn, đúng đắn
và toàn vẹn hơn về các quan hệ cũng như cách mà Nhà nước ta áp dụng các
quan hệ ấy.
Đưa ra được một cơ sở lý luận đúng đắn và rõ ràng, một tiền đề vững chắc để
các nghiên cứu sau này tham khảo, kế thừa và phát huy.
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT – Ý THỨC
1.1 Phạm trù vật chất
1.1.1 Phạm trù
Phạm trù là khái niệm phản ánh những đặc trưng chung nhất của một nhóm,
một lớp... các đối tượng; mà những "khái niệm" này là không thể thiếu đối với
các ngành khoa học. "Phạm trù" là "khái niệm" nhưng không phải mọi "khái
niệm" đều là "phạm trù". Nói cách khác, chỉ những "khái niệm" nào được xem là
những khái niệm cơ bản của ngành khoa học nào đó và khơng thể thiếu đối với

ngành khoa học đó thì các "khái niệm" đó mới được gọi là "phạm trù". Ví dụ
như trong ngành Sinh học có các phạm trù: đồng hóa, dị hóa. Trong Vật lý có
các phạm trù: khối lượng, vận tốc, chất điểm, gia tốc. Trong Triết học có các
phạm trù: vật chất, chuyển động, biện chứng, siêu hình, chiết trung...
1.1.2 Vật chất
a. Quan niệm về vật chất của C.Mác và Ph.Ăngghen
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những giá trị tích cực đồng thời vạch ra
những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước đó, đã
tổng kết những thành tựu của khoa học tự nhiên, khái quát và hình thành nên
một quan niệm khoa học về phạm trù vật chất. Các ông nêu lên sự đối lập giữa
vật chất với ý thức, về tính thống nhất vật chất của thế giới, về tính khái quát của
phạm trù vật chất và sự tồn tại của vật chất dưới các dạng cụ thể...


7
Mác và Ăngghen phê phán quan điểm đem quy vật chất và nguyên tử về
những hạt nhỏ đồng nhất hoàn toàn giống nhau về "chất" và chỉ khác nhau về
"lượng", đó là những quan niệm mang tính siêu hình và cơ giới. Qua đó các ơng
nêu lên tính vơ hạn và vơ tận, tính khơng thể sáng tạo và khơng thể tiêu diệt
được của vật chất cũng như các hình thức tồn tại của nó tức là vận động, khơng
gian và thời gian...
Ăngghen nhấn mạnh rằng cần phân biệt các dạng tồn tại khách quan của vật
chất và khái niệm về vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học
khơng có tồn tại cảm tính.
Ở đây cần phân biệt quan niệm vật chất với tư cách là một phạm trù triết học
với quan niệm của vật lý học và các khoa học khác về vật chất. Điều này giúp
chúng ta nhận thức và hiểu đúng vật chất dưới dạng xã hội, ví dụ trong lịch sử
xã hội lồi người thì quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là có tính vật chất
mặc dù nó không được cấu tạo nên từ bất kỳ một nguyên tử hay phân tử vật chất
nào.

Song sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
đặc biệt là những phát minh của Rơnghen, Béccơren,Tômxơn, v.v… đã bác bỏ
quan điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là "giới hạn tột cùng",
điều đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật
lý học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng
định bản chất "phi vật chất" của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng
siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới.
1.1.3 Định nghĩa Vật chất của Lênin
Trong bối cảnh lịch sử đó, để chống sự xuyên tạc của các nhà triết học duy
tâm, bảo vệ và phát triển thế giới quan duy vật, V.I.Lênin đã tổng kết những
thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, đồng thời kế thừa
tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:


8
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
1.1.4 Đặc tính
Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết
học (phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật
chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái
niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm
dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính).
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là
thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngồi ý thức, độc lập, không phụ thuộc
vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay khơng nhận
thức được nó.
Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm

giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được
ý thức phản ánh.
1.1.5 Ý nghĩa
Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là
thuộc tính tồn tại khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa
khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư
cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế
trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận


9
thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho
việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy
tâm trong quan niệm về xã hội.
Hai là, khi khắng định vật chất là “thực tại khách quan", "được đem lại cho
con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh", V.I.Lênin khơng những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính
thứ hai của ý thức theo quan điếm duy vật mà còn khẳng định khả năng con
người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp
lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan.
1.1.6 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của
vật chất; khơng gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được
hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể

từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, vận động khơng chỉ thuần túy là sự thay
đổi vị trí mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ"; vật chất
luôn gắn liền với vận động và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể vật
chất mới biểu hiện được sự tồn tại của mình. Vận động của trở thành phương
thức tổn tại của vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại
khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động.
Dựa trên thành tựu khoa học ở thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận
động thành 5 hình thức cơ bản: vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật
thể trong không gian); vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các
hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, v.v...); vận động hóa học (sự biến đổi các


10
chất vơ cơ, hữu cơ trong những q trình hóa hợp và phân giải); vận động sinh
học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, v.v…); vận động xã
hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v… của đời sống
xã hội).
Các hình thức vận động cơ bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ
thấp đến trình độ cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất. Các hình thức
vận động khác nhau về chất, song chúng khơng tồn tại biệt lập mà có mối quan
hệ mật thiết với nhau, trong đó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các
hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp
hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động
khác nhau, song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận
động cao nhất mà nó có.
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph.Ăngghen đã đặt cơ
sở cho việc phân loại, phân ngành, hợp loại, hợp ngành khoa học. Tư tưởng về
sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn
là cơ sở để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động, hoặc

quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhận
thức.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính
cố hữu của vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động
là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Điều này khơng có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện
chứng phủ nhận đứng im; theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng
và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời.
Vận động trong thế cân bằng là vận động chưa làm thay đổi cơ bản về vị trí,
hình dáng, kết cấu của sự vật, chưa làm thay đổi cơ bản chất của sự vật.


11
Đứng im là hiện tượng tương đối vì đứng im chỉ xảy ra đối với một số hình
thức vận động và trong một số quan nhất định chứ không xảy ra với tất cả các
hình thức vận động và với tất cả các quan hệ. Đứng im là hiện tượng tạm thời vì
đứng im chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định chứ không tồn tại vĩnh viễn.
- Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng
tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tổn tại trong các mối tương
quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v...) với
những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không
gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi
nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa, v.v... Những hình thức tồn tại như vậy
được gọi là thời gian.
Ph.Ăngghen viết: “… các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và
thời gian, tồn tại ngồi thời gian thì cũng hết sức vơ lý như tồn tại ở ngồi khơng
gian”. Vật chất, khơng gian, thời gian khơng tách rời nhau, khơng có vật chất tồn
tại ngồi khơng gian và thời gian, cũng khơng có khơng gian, thời gian tồn tại ở
ngoài vật chất vận động.

Là những hình thức tồn tại của vật chất, khơng tách khỏi vật chất nên khơng
gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là
tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vơ tận và vơ hạn.
Ngồi ra, khơng gian có thuộc tính ba chiều (chiều cao, chiều rộng, chiều
dài) cịn thời gian chỉ có một chiều (chiều từ quá khứ đến tương lai). Tính ba
chiều của khơng gian và tính một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại
về quảng tính và q trình diễn biến của vật chất vận động.
1.1.7 Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất,
thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.


12
Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất - thế giới vật chất là
cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra
và không bị mất đi.
Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống
nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là
những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cũng
chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phố biến của thế giới vật chất.
Trong thế giới vật chất khơng có gì khác những q trình vật chất đang biến đổi
và chuyến hóa lẫn nhau; là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận được rút
ra từ việc khái quát những thành tựu của khoa học, được khoa học và cuộc sống
hiện thực của con người kiểm nghiệm. Nó khơng chỉ định hướng cho con người
giải thích về tính đa dạng của thế giới mà cịn định hướng cho con người tiếp tục
nhận thức về tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo phù hợp với quy luật.
1.2. Phạm trù ý thức:

1.2.1. Nguồn gốc của ý thức
a) Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học
thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức khơng phải có nguồn
gốc siêu tự nhiên, không phải ý thức sản sinh ra vật chất như các nhà thần học
và duy tâm khách quan đã khẳng định mà ý thức là một thuộc tính của vật chất,
là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc
người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc con người,
ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì


13
hoạt động của ý thức sẽ khơng bình thường. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra
khỏi hoạt động của bộ óc, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.
Khoa học đã xác định, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời
đã xác định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi
và phức tạp bao gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên
hệ với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận,
điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngồi qua các
phản xạ khơng điều kiện và có điều kiện. Q trình ý thức và q trình sinh lý
trong bộ óc khơng đồng nhất, không tách rời, không song song mà là hai mặt
của một quá trình sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức. Chính mối liên hệ vật
chất ấy hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất, phản ánh là sự
tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại lẫn nhau của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc
vào cả hai vật. Vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động.
Phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức, trình độ:
+ Phản ánh vật lý, hóa học: đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vơ

sinh về những biến đổi cơ lý hóa, mang tính thụ động chưa có định hướng.
+ Phản ánh sinh học: đặc trưng cho giới tự nhiên sống, thể hiện qua tính
kích thích, cảm ứng, phản xạ…
+ Phản ứng tâm lý: phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương
thơng qua cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh.
+ Phản ánh năng động, sáng tạo: là hình thức cao nhất, thực hiện ở dạng
vật chất phát triển cao nhất là bộ óc con người, thực hiện qua quá trình hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ não, có tính chủ động lựa chọn thơng tin, xử lý


14
thông tin tạo ra thông tin mới. Sự phản ánh năng động, sáng tạo này gọi là ý
thức.
Nội dung của ý thức là thơng tin về thế giới bên ngồi, về vật được phản
ánh. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngồi vào đầu óc con người. Bộ óc
người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thơi thì chưa thể có ý thức. Khơng
có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì
hoạt động ý thức khơng thể xảy ra. Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về
thế giới vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó
là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
b) Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu
được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra
đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là thực
tiễn xã hội và ngôn ngữ. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
bộ óc người thơng qua lao động, ngơn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo
Ph.Ăngghen, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động
vật thành bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

 Lao động

Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, cơn
trùng hoặc lồi vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác, con người
có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần
áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao
động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình. Chính thơng qua lao
động, hay cịn gọi là hoạt động thực tiễn, nhằm cải tạo thế giới khách quan mà
con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới
có ý thức về thế giới này.


15
Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ
óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con
người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm
tạo ra những sản phẩm mới. Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan,
con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt,
đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ
này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

 Ngơn ngữ
Trong q trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu
cầu này địi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.
Ngơn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống
tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Khơng có hệ thống tín hiệu này, thì ý
thức không thể tồn tại và thể hiện được. Theo C.Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật
chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, khơng có ngơn ngữ, con
người khơng thể có ý thức.
Ngơn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy.
Nhờ có ngơn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là

diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm
tính. Cũng nhờ ngơn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2.2. Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.


16
1.2.2.1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái
được phản ánh
Cái được phản ánh, tức vật chất, tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập
với cái phản ánh, tức ý thức. Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan.
Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật chất.
Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ
quan, khơng có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật
chất có tồn tại cảm tính.
1.2.2.2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng
tạo
Tuy thuộc phạm vi chủ quan, nhưng ý thức không phải là bản sao thụ
động, giản đơn, máy móc của sự vật. Tức là, khơng phải cứ sự vật tác động
như thế nào thì ý thức sẽ chép lại, chụp lại y nguyên như thế. Con người là
một thực thể xã hội năng động, sáng tạo. Trong quá trình lao động để cải
tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật một cách có định
hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình (xây nhà, cày ruộng, đào
mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh
năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.
Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có
thể tưởng tượng ra cái khơng có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đốn, dự
báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo

tưởng, huyền thoại. Thậm chí, một số người cịn có khả năng tiên tri, ngoại
cảm, thấu thị…Tính sáng tạo của ý thức khơng có nghĩa là ý thức đẻ ra vật
chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và
trong khuôn khổ của sự phản ánh.


17
1.2.2.3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt
Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh
(núi, sơng, mưa…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn
lọc các thơng tin cần thiết.
Hai là, con người mơ hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng
trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức
sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng
tinh thần phi vật chất.
Ba là, chủ thể chuyển mơ hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây
là quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn để biến quan
niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con người sẽ xây
cầu qua sơng, làm đường xun núi… theo mơ hình thiết kế đã có ở bước 2 ở
trên.
1.2.2.4. Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội
Chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế
giới khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện. Như thế, ý thức
khơng phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mà bắt nguồn từ thực tiễn lịch
sử – xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.
Ý thức bị chi phối không chỉ bởi các quy luật tự nhiên, mà chủ yếu bởi các
quy luật xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một thời đại, ý
thức về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau.
1.2.3. Kết cấu của ý thức

 Theo chiều dọc thì ý thức là lát cắt nội tâm của con người, nó bao gồm
các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.


18
 Theo chiều ngang: ý thức bao gồm các yếu tố tri thức, tình cảm, niềm
tim, lý trí.
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các
loại ngoại ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý
thức phát triển.
Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri
thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển
của nhận thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa
học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,
v.v…
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các
quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được
hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác
động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời
sống con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt
động nhận thức và thực tiễn. Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của
con người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tơn giáo, v.v...
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua
những cản trở trong q trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự
ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh
để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của
con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng

đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ
bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
Giá trị chân chính của ý chí khơng chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu


19
mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách
mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải
phóng mình, giải phóng nhân loại.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, song
tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là
nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các
yếu tố khác.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.3.1. Vật chất tác động ý thức
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau,
ý thức quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên
quan điểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức.
Theo Lênin định nghĩa vật chất là “một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”, nghĩa là vật chất là thực tại khách quan phản ánh vào bộ óc con người
thơng qua tri giác, cảm giác; nói cách khác vật chất là nguồn gốc của ý thức và
quyết định nội dung ý thức.
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người
nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với

thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới
vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh


20
bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng
chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ
óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản
ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới
khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng
phản ảnh, lao động, ngơn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới
vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và
phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các
quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố
này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà cịn
quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
1.3.2. Ý thức tác động vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng ý thức lại có tính độc lập
tương đối của nó. Sự phản ánh của ý thức với vật chất là phản ánh tinh thần,
phản ánh chủ động và sáng tạo chứ khơng máy móc, thụ động với thế giới vật
chất; vì vậy ý thức có tác động trở lại đối với vật chất thơng qua các hoạt đơng
thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trị của ý thức là nói
đến vai trị của con người. Bản thân ý thức tự nó khơng trực tiếp thay đổi được
gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những
hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo,
nên vai trị của ý thức khơng phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất
mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con

người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện… để thực hiện mục tiêu của


21
mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thơng qua
hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích
cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình
cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với
các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức
trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác
động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng
hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng
hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy
sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách
quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có
thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người
đúng hay sai, thành cơng hay thất bại, hiệu quả hay khơng hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật
chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội
dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý
thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân
mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức
mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý
thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ
chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó
con người hành động theo định hướng của ý thức.


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT – Ý THỨC VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY


22
2.4 Tình hình Việt Nam
2.4.1 Kinh tế
Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội
nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Tổng quan về kinh tế Việt Nam: năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện
đường lối Đổi mới với ba trụ cột: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trị ngày càng quan trọng; (iii)
chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với
điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra
khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam (Luật đã
được sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992, 1996 và 2000). Năm 1990 Luật doanh
nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 nêu rõ đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngồi. Tiếp theo đó là hàng loạt
các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường như Luật đất đai, Luật thuế,
Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp
lệnh, nghị định của Chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện
luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ đổi mới vừa qua đã
mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo
được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động. Nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo tính hiệu
quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
Mơi trường đầu tư trở nên thơng thống hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn


23
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và
phát triển thêm một số ngành nghề tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn. Việc
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã góp phần thúc
đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới, là cơ hội
tranh thủ các nguồn lực bên ngồi để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước.
Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày
càng được mở rộng. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185
nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả
các châu lục. Việt Nam hiện tham gia nhiều liên kết kinh tế ở cả ba cấp độ song
phương, khu vực và toàn cầu, là thành viên của Liên hiệp quốc, của Tổ chức
Thương mại Thế giới, ASEAN, ASEM, APEC, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ
thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á và nhiều tổ chức quốc tế khác. Hợp tác
kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ… ngày càng được củng cố và mở rộng.
Với đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XII, Việt Nam tiếp tục triển khai
mạnh mẽ chiến lược hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm,
hội nhập trong các lĩnh vực khác tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh khơng nghiêm trọng
như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp
trung ương và địa phương. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch
bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt
Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách

mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường
kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, đây là các nội
dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.


24
2.1.2. Xã hội
Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới (từ cuối những năm 70 - giữa những năm
80 của thế kỷ trước), do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang
nặng tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mơ
hình cũ đã lỗi thời, cho nên chỉ mấy năm sau khi hoàn thành thắng lợi sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thì
đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Sản xuất
cơng - nơng nghiệp đình đốn; lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát ở mức ba
con số; đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị,
lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ sống 10 - 15 ngày. Ở nơng thơn,
vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nơng dân thiếu ăn. Tiêu cực xã hội lan
rộng. Lịng dân khơng n. Tình hình diễn biến đến mức vào khoảng từ cuối
năm 1985 đến cuối năm 1986, nghĩa là sau thất bại của cuộc tổng điều chỉnh giá
- lương - tiền (tháng 9/1985), đại đa số quần chúng nhân dân cảm thấy không thể
tiếp tục sống như cũ được nữa; đồng thời các cơ quan lãnh đạo, quản lý của
Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ không thể tiếp tục duy trì những chủ trương,
chính sách đã lỗi thời, hoặc chỉ thay đổi có tính chất chắp vá, nửa vời một số
chính sách riêng lẻ nào đó thôi.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã nghiêm khắc
tự phê bình về những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm
đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Nhưng khi
công cuộc đổi mới vừa thực hiện được mấy năm, và chỉ mới thu được một số kết
quả bước đầu, khó khăn cịn nhiều, thì trên thế giới đã liên tiếp xảy ra những

biến động lớn, với sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, sự tan rã
của Liên Xô, gây tác động tiêu cực về nhiều mặt đến tình hình nước ta. Thêm
vào đó, Mỹ vẫn kéo dài cấm vận về kinh tế chống Việt Nam (cho đến đầu năm
1994), gây khó khăn khơng nhỏ cho sự phát triển bình thường của đất nước.


25
Nhưng chính trong khó khăn, nhiều sáng tạo của nhân dân đã xuất hiện từ
cơ sở. Chính trong thử thách, sự liên minh trí tuệ giữa những nhà hoạch định
chính sách quốc gia và các nhà khoa học đã được phát huy. Trên cơ sở tổng kết
những sáng kiến của quần chúng nhân dân trong nước, đồng thời đẩy mạnh công
tác nghiên cứu lý luận, tham khảo rộng rãi kinh nghiệm của thế giới, các Đại hội
VII, VIII, IX, X, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1991 đến 2016) đã khơng
ngừng bổ sung, hồn thiện đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng. Với
chức năng của mình, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã lần lượt thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo trong đường
lối của Đảng thành hệ thống pháp luật, chính sách, chương trình, dự án để đưa
vào cuộc sống. Nhìn một cách tổng thể, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước Việt Nam từ 1986 đến nay đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đất
nước, giúp chúng ta hồn tồn có cơ sở để tin rằng tương lai phát triển xã hội và
hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm sắp tới là sáng sủa, sánh vai với
các nước bè bạn khắp năm châu, phấn đấu cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội của cả nhân loại.
2.1.3. Chính trị
Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống quan điểm về chính trị bao gồm: các
quan điểm về giai cấp và quan hệ giai cấp (đấu tranh giai cấp và liên minh giai
cấp), về dân tộc và quan hệ dân tộc, về quốc gia và quan hệ quốc gia, về hệ
thống chính trị và quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống đó; về các hoạt động
chính trị, v.v... Hệ tư tưởng chính trị đóng vai trị chỉ đạo các hoạt động chính trị
và các quan hệ chính trị của cá nhân và cả cộng đồng. Trong thời kỳ đổi mới,

Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới hệ tư tưởng chính trị. Lý do trước hết
cần phải đổi mới hệ tư tưởng chính trị là sự thay đổi của tình hình trong nước và
trên thế giới. Hệ tư tưởng được hình thành trước đây cần phải thay đổi cho phù
hợp với xu thế chính trị quốc tế hiện nay. Lý do thứ hai là quan điểm chính trị
hình thành trước đây có những hạn chế nhất định (như chủ quan duy ý chí, nóng


×