Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Khai thác tài nguyên du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.64 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
----------

BÀI THẢO LUẬN
TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Đề tài:
Khai thác tài nguyên du lịch vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ


MỤC LỤC
A.

Lời mở đầu ......................................................................................................... 3

B.

Nội dung chính ................................................................................................... 4
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

I.

1.1.

Tài nguyên du lịch .................................................................................. 4

1.2.

Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................... 5



1.3.

Tài nguyên du lịch nhân văn : ................................................................ 6

1.4.

Vùng du lịch ........................................................................................... 7

1.5.

Khai thác tài nguyên du lịch ................................................................... 7

II.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng duyên hải nam trung bộ và liên hệ

khánh hòa ................................................................................................................ 9
1.1.

Giới thiệu khái quát về du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ. ........... 9

1.2.

Giới thiệu về du lịch tỉnh Khánh Hòa .................................................. 12

1.3.

Khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa .......................................... 14


1.4.

Đánh giá việc khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa .................... 24

III.

C.

Giải pháp................................................................................................... 29

1.1.

Dự báo quan điểm ................................................................................ 29

1.2.

Giải pháp .............................................................................................. 29

1.3.

Kiến nghị đề xuất.................................................................................. 31

Lời kết ............................................................................................................... 33

Tài liệu tham khảo: ................................................................................................... 34

2


A. LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là ngành công nhiệp không khói, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế
xã hội. Lúc đầu du lịch chỉ là hoạt động bên lề của các hoạt động khác như: buôn bán, tơn
giáo, tín ngưỡng, khám phá, thể thao…của con người. Trong thời kì hiện đại, con người đi
du lịch với mục đích chính là thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí. Cùng với q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động du lịch sẽ được tiến hành nhanh hơn, thuận tiện hơn giúp
con người rút ngắn thời gian và chi phí khi tham gia du lịch. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế
cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miền lãnh thổ. Đặc biệt với các quốc gia đang trong
quá trình hội nhập và phát triển như Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là một
vấn đề cần được quan tâm sâu sắc. Hơn nữa, một trong những mục tiêu phấn đấu của nước
ta là “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để đạt được mục tiêu này,
việc đẩy mạnh phát triển du lịch là hoạt động không thể thiếu. Để phát triển du lịch địi hỏi
phải có sự hợp thành của nhiều yếu tố. Trong đó tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo
thành các sản phẩm du lịch. Chính sự phong phú đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch
tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Du khách có quyết định thực
hiện các chuyến đi hay không phụ thuộc rất lớn vào giá trị tài nguyên du lịch nơi đến. Do
vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền muốn phát triển du lịch đạt hiệu quả cao cần quan tâm
đầu tư khai thác, sử dụng tài ngun du lịch một cách hợp lí. Tỉnh Khánh Hịa có nguồn tài
nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du
lịch nhân văn của địa phương cũng chứa đựng nhiều giá trị.Tuy vậy, việc khai thác tài
nguyên du lịch còn nhiều vấn đề cịn tồn đọng.
Chính vì vậy nhóm 10 chúng em chọn đề tài: “Khai thác tài nguyên du lịch vùng
duyên hải Nam Trung Bộ ” ( tỉnh Khánh Hòa ) mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn, tìm hiểu về vấn đề khai thác tài nguyên du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Khánh Hịa,góp phần vào phát triển và xây dựng du lịch, thu hút khách du lịch đến với
Khánh Hòa ngày một nhiều hơn, tỉnh Khánh Hịa phát triển tồn diện hơn.

3


B. NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1.

Cơ sở lý luận

1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch ( Luật du lịch Việt Nam 2017 ): là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Phân loại tài nguyên du lịch :
 Theo đặc trưng của tài nguyên
-

Tài nguyên du lịch tài nguyên

-

Tài nguyên du lịch nhân văn

 Theo thực trạng sử dụng
Tài nguyên du lịch đã được khai thác
Tài nguyên du lịch chưa được khai thác
 Theo vị trí khai thác cảu tài nguyên
-

Tài nguyên du lịch trên trái đất

-

Tài nguyên du lịch trong vũ trụ


Đặc điểm tài nguyên du lịch:
-

Phong phú,đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo, có sức hấp
dẫn lớn đối với du khách

-

Khơng chỉ có giá trị hữu hình mà cịn có giá trị vơ hình

-

Có thời gian khai thác khác nhau do ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố khí
hậu

-

Được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch

-

Có thể được khai thác nhiều lần

Vai trị của tài nguyên du lịch:
 Đối với khách du lịch
-

Thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu


4


-

Cung cấp thơng tin hiểu biết, nâng cao trình độ kiến thức, ý thức về hoạt
động gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch

-

Giúp du khách có cơ hội trải nghiệm
 Đối với điểm đến và loại hình du lịch

-

Khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch mới, độc đáo, đa dạng

-

Tuyên truyền quảng bá, hoạt động marketing địa phương được phát triển

-

Các tài nguyên du lịch tại điểm đến được công nhận, xếp loại di tích

-

Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch
 Đối với sự phát triển của kinh tế,xã hội


-

Đóng góp cho lợi ích xã hội, phát triển kinh tế, thu ngoại tệ

-

Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương

-

Du lịch làm giả tốc độ đơ thị hóa ở các nước phát triển và hạn chế sự tập
trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư

-

Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về
thành tự kinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam
thắng cảnh, các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống,..

-

Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa
phương thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và từ nước
ngoài

-

Du lịch làm tăng thêm tình đồn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của
nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa quốc gia với nhau.


1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khái niệm :
-

Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quan chúng ta

-

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa đạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được dử
dụng phục vụ mục đích du lịch

Đặc điểm:
-

Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức
5


-

Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư

-

Có tính mùa vụ rõ nét, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

-


Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài

-

Những người quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở
thích

-

Tiêu chuẩn đánh giá tài ngun du lịch tự nhiên có tính chất định lượng
nhiều hơn

-

Tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào tài ngun vơ tận, có khả năng
tái tạo và q trình suy thối chậm

1.3. Tài ngun du lịch nhân văn :
Khái niệm:
-

Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con
người sáng tạo ra ( tài nguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân văn
phi vật thể )

-

Tài nguyên du lịch nhân văn : các di sản văn hóa thế giới và các di tích
lịch sử - văn hóa; các lễ hội; cơng trình kiến trúc, nghệ thuật; danh lam
thắng cảnh; các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác


Đặc điểm:
-

Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí

-

Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn

-

Khơng có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

-

Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn

-

Những người quan tâm thường có phơng văn hóa, thu nhập cao hơn và
yêu cầu cũng cao hơn

-

Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực
cảm

-


Tài nguyên du lịch nhân văn tác động đến du khách theo một q trình

Đối với phần đơng du khách thì quá trình nhận thức chỉ dừng lại ở hai giai
đoạn đầu. Hai giai đoạn còn lại đòi hỏi khách có trình độ văn hóa và chun mơn
tương đối cao
6


1.4. Vùng du lịch
Khái niệm:
-

Thể thống nhất các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội…

-

Bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế, xã hội xung
quanh với sự chun mơn hóa nhất định trong hoạt động du lịch

-

Các mối liên hệ nội – ngoại vùng đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên, cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có

Các vùng du lịch Việt Nam là tiêu chí phân vùng trên cơ sở tuyến hay điểm
du lịch và dựa trên sự liên kết những điểm tương đồng hay các điểm du lịch.Theo
chiến lược du lịch đến năm 2020 chia ra 7 vùng du lịch:
1. Trung du miền núi phía Bắc
2. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
3. Vùng Bắc Trung Bộ

4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
5. Vùng Tây Nguyên
6. Vùng Đông Nam Bộ
7. Vùng Tây Nam Bộ
1.5. Khai thác tài nguyên du lịch
 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ khai thác tài nguyên du lịch
-

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương liên kết với các đơn vị liên quan của địa phương
trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá đúng mức tài nguyên
du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc biệt là định hướng phát triển SPDL
của địa phương.
-

Đơn vị cung ứng dịch vụ

Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này để phát triển sản phẩm du lịch tất
yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường du
lịch đảm bảo yếu tố bền vững và nghĩa vụ phải mang lại lợi ích thiết thực qua nhiều
hình thức đến cho cộng đồng dân cư tại địa bàn
-

Cộng đồng dân cư địa phương
7


Sự phát triển du lịch góp phần tạo cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh
tế cảu người dân và góp phần xây dựng ngân sách địa phương, một phần nguồn lợi

thu được từ du lịch sẽ được sử dụng hỗ trợ công tác tu bổ, tôn tạo di sản. Dân cư địa
phương và việc khai thác có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau
- Khách du lịch
Khách du lịch là những người trực tiếp có những trải nghiệm và lựa chọn
điểm đến, là người trực tiếp chi trả cho những hoạt động du lịch, tạo nguồn doanh
thu cho địa phương, và cũng là người trực tiếp quyết định điểm đến đó có phát triển
hay khơng, hay nói cách khác, việc khai thác tài nguyên du lịch đã hiệu quả để hấp
dẫn du khách hay chưa.
 Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên
-

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh
du lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các cơ sở lưu trú, các điểm
du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh ngiệp áp dụng các công
nghệ thân thiện môi trường.

-

Tuyên truyền pháp luật và các vấn đề mơi trường. Phát triển các chương
trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường

-

Nghiên cứu áp dụng mới và hồn thiện các cơng cụ kinh tế đã có để quản
lý và bảo vệ mơi trường và bảo tồn đa dạng sinh học như thuế và phí mơi
trường, thuế tài ngun, ký quỹ mơi trường, chi trả dịch vụ mơi trường,..

-


Khuyến khích sự tham gia, quan tâm đến lợi ích cộng đồng nhằm mục
đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

-

Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng theo hướng kết hợp giữa hoạt
động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện
chất lượng cuộc sống người dân

-

Hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo có quy định rõ, triển khai áp dụng và
kiểm soát đối với các đối tượng tham gia du lịch đến các đối tượng tham
gia kinh doanh và hành nghề du lịch, và liên quan

 Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
8


-

Nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển
tài nguyên du lịch văn hóa thơng qua các chương trình giáo dục mơi
trường, tìm hiểu về cội nguồn và các tuyên truyền mang tính xã hội sâu
rộng

-

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương để đưa vào danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhà nước và địa phương cùng

tham gia vào công tác phát triển và đổi mới hoạt động bảo tàng, bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

-

Phát triển các làng nghề thủ công – mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần phải liên kết với nhau
để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương

CHƯƠNG 2.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng duyên hải nam trung

bộ và liên hệ Khánh Hòa
2.1. Giới thiệu khái quát về du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ trải dài khoảng 800km, bao gồm 8 tỉnh,
thành phố : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa,
Ninh Thuận và Bình Thuận. Thuộc về vùng cịn có các đảo xa bờ là Hồng Sa (Đà
Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hịa).
Là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có tiềm năng kinh tế và sinh thái môi
trường to lớn bao gồm bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn, giàu tài nguyên và nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp. Các tỉnh trong vùng đều có biển tạo nên tiềm năng to lớn
để phát triển du lịch biển đảo. Vùng có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn đa dạng, đặc sắc như tài nguyên du lịch biển đảo, hệ động thực vật, các di sản
văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa.
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Sự kết hợp hài hòa giữa biển và núi do thiên nhiên ban tặng đã tạo cho vùng
nhiều kì quan, thắng cảnh hùng vĩ. Những núi đá xen những cồn cát trắng chạy dọc
ven biển xanh biếc từ đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến Mũi Né (Bình Thuận). Những bờ
biển đẹp như Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng

Ngãi) và nhiều suối nước nóng, suối bùn khống. Nổi bật nhất trong các bãi biển đó
9


là bãi biển Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng) được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong
6 bãi tắm đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh, vịnh Nha Trang (Khánh Hịa) là 1 trong 29
vịnh đẹp nhất thế giới

Ngồi ra, vùng có nhiều đảo đá lớn ,nhỏ như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
được xếp vào danh sách rừng cấm với cảnh đẹp và thảm động thực vật phong phú,
cụm đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) – khu vực dự trữ tự nhiên có diện tích 1.535
ha. Nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như Ngũ Hành Sơn được ví là Nam thiên danh
thắng, Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng) với độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển.
Núi Ấn – Sông Trà (Quảng Ngãi) là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi.
Bên cạnh những vẻ đẹp của tự nhiên thì hệ sinh thái với những lồi động
thực vật đa dạng cũng tạo nên sức hút du lịch cho vùng. Trước tiên phải kể đến là
nguồn hải sản phong phú. Vùng chiếm gần 20% sản lượng đáng bắt cá của cả nước
với những loài hải sản đặc sản như tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai,... Bên cạnh đó
cịn có nhiều lồi động vật với chủng loại đa dạng như thú có 7 bộ, 19 bộ và trên 50
loài với các loài đại diện như hổ, báo ,gấu, bị rừng, sơn dương, sóc chân vàng,...
Chim có 13 bộ và trên 500 lồi ,các lồi đại diện gồm có cơng, đại bàng đất, gà lơi,
bìm bịp, đặc biệt là chim yến cho sản phẩm có giá trị cao nổi tiếng trong nước và
quốc tế.
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
 Tài ngun văn hóa vật thể
Ngồi biển, đảo thì những danh thắng, di tích cũng là điểm nổi bật của vùng
với những giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh và nghỉ dưỡng. Hiện nay, duyên
hải Nam Trung Bộ có khoảng 326 di tích lịch sử được xếp hạng, chiếm 14,4% số di
tích được xếp hạng trong cả nước.
Đây là vùng đất lịch sử và con người để lại nhiều di tích, nhất là nền văn hóa

Chăm rực rỡ. Đó là Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, nơi lưu giữ và trưng bày
gần 2.000 cổ vật; khu thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên-Quảng Nam) nơi đã được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hố thế giới; vùng đất Bình Định - kinh đơ xưa
10


của Vương quốc Chăm Pa suốt 5 thế kỷ (từ thế kỷ IX-XV) với nhiều di sản còn lưu
giữ đến ngày nay; Tháp Bà (Nha Trang), tháp Pokrong Grai (Ninh Thuận), tháp
Poshanu (Bình Thuận) và nhiều tháp khác với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn
hoá Chăm Pa độc đáo.
Tại vùng này cịn nhiều di tích nổi bật như phố cổ Hội An là 1 quần thể kiến
trúc gồm nhiều cơng trình được xem như 1 bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống
đô thị cổ với hơn 400 năm đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn, được UNESCO
cơng nhận di sản văn hố thế giới năm 1999; khu di tích Vua Quang Trung ở Tây
Sơn (Bình Định), nơi lưu giữ nhiều hiện vật của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa
quân Sơn Tây; các di tích bảo tàng Ba Tơ, Trà Bồng, khu chứng tích Sơn Mỹ, mộ
Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi),
di tích Núi Thành (Quảng Nam)…
 Tài nguyên văn hóa phi vật thể
Tại vùng , có tổ chức rất nhiều các lễ hội văn hóa dân gian như lễ hội Cầu
Ngư, Cầu Bông, lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được, lễ Nguyên Tiêu ở
Quảng Nam,...và rất nhiều các lễ hội khác được tổ chức hàng năm cũng thu được sự
quan tâm rất lớn của khách du lịch trong và ngoài nước.
Ẩm thực vùng duyên hải Nam Trung Bộ vừa mang tính chất đặc sắc của ẩm
thực miền Trung vừa có hương vị riêng biệt, tạo được dấu ấn riêng cho du khách.
Những đặc sản biển đảo nổi tiếng của vùng như mì Quảng, cơm gà Tam Kỳ, bún
mắm nêm Đà Nẵng, bún chả cá Bình Định , cá ngừ đại dương, yến sào ( Khánh
Hòa), cá tắc kè nướng (Ninh Thuận),...
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch của vùng.
Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch biển ,đảo vùng duyên hải

Nam Trung Bộ được hầu hết các tỉnh thành phố khai thác, nắm bắt lợi thế về tài
nguyên du lịch, ngày càng có nhiều hiệu quả. Trong đó, sức hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch biển, đảo luôn đi liền với các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như Đà
Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm,
Hòn Tre ,Hòn Tằm, Phú Quý bước đầu đã được du khách chú ý.
11


Giai đoạn 2010-2018, tổng số lượt khách du lịch đến vùng DHMT tăng khá
(hơn 35 triệu lượt vào năm 2018), với tốc độ tăng bình quân 13,5%/năm và chiếm
39% tổng lượt khách du lịch của cả nước, trong đó khách quốc tế chiếm 42%, tỷ lệ
đóng góp của du lịch vào tổng giá trị kinh tế toàn vùng đạt gần 9,1% vào năm 2018
(tương ứng cả nước 7,5%), tổng thu nhập từ du lịch vùng DHMT tăng trưởng bình
quân 25,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng về lao động bình quân 8,4%/năm, trong đó
đối với lao động trực tiếp là 22,4%/năm; giải quyết việc làm cho gần 105 nghìn lao
động (năm 2018). Những con số này cho thấy, du lịch đang từng bước trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều điểm đến ở khu vực DHMT.
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch. Tuy nhiên,
sự phát triển du lịch của các địa phương trong vùng chưa đồng đều, thiếu sự liên kết
và phối hợp để thúc đẩy du lịch phát triển. Vì vậy, cần đánh giá tiềm năng du lịch
của cả vùng để xác định rõ những điểm mạnh quan trọng, từ đó đưa ra những định
hướng trong việc khai thác tài nguyên.
2.2. Giới thiệu về du lịch tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là 1 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Có diện tích
khoảng 5.197km2. Bờ biển dài 385km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và
vùng biển rộng lớn. Đặc biệt Khánh Hịa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí
kinh tế, an ninh quốc phịng rộng trọng yếu.
Khánh Hòa hiện nay gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam
Ranh), 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh,Khánh
Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa.

Thời gian qua, du lịch Khánh Hòa đã chú trọng khai thác tài nguyên du lịch
của vùng, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển - đảo. Thị trường du lịch ngày càng mở
rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hịn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển,
đảo đẹp và nổi tiếng. Khí hậu ơn hịa đã đem đến cho Khánh Hịa 1 tiềm năng lớn
để phát triển dịch vụ, du lịch tự nhiên đặc biệt là du lịch biển đảo.

12


Một số thắng cảnh, khu du lịch chúng ta không thể bỏ lỡ khi tới đây bán đảo
Đầm Môn,bãi biển Đại Lãnh, bãi biển Xn Đừng, Hịn Ơng, Hịn Bà, Hòn Tằm,
Khu bảo tồn biển Hòn Mun,.... Cùng hệ thống suối nước khoáng như Suối Tiên,
Thác Yang Bay, Trung tâm Du lịch Suối khống nóng Tháp Bà,... Đặc biệt tại
Khánh Hịa có Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong được xem như
các vịnh lớn và nổi tiếng nhất tại Khánh Hòa hiện nay. Núi và biển nơi đây kết hợp
với nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt tác.
Bên cạnh đó , Khánh Hịa cịn nổi tiếng với hệ sinh thái tự nhiên phong phú,
đa dạng. Nha Trang là 1 trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng,
vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình , quý hiếm của vùng
biển nhiệt đới.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Khánh Hịa là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cư trú . Hiện nay có khoảng 32
dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng là nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị lớn.
Khánh Hịa hiện có 122 di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) và danh thắng đã
được đưa vào danh mục di tích, mật độ: 2,3/100km2”. Trong đó có 13 di tích đã
được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận và cấp bằng xếp hạng. Đây chính là vốn
quý để phát triển du lịch trên địa bàn. Giá trị các di tích tập trung trong lĩnh vực văn

hóa như lịch sử, cách mạng; kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật tiêu biểu cho sự hội tụ
các nền văn minh Việt, Chăm, Pháp. Những phát hiện mới về khảo cổ như đàn đá
Khánh Sơn, Bia Võ Cạnh ,Văn hóa Xóm Cồn,. . . đã góp phần tăng sức hấp dẫn văn
hóa của Khánh Hịa.
Lễ hội là một phần quan trọng của văn hóa quần chúng địa phương, tiêu biểu
có các lễ hội sau: lễ hội Cầu Ngư (hay cịn gọi là lễ hội cúng Ơng, lễ hội nghình cá
Voi, lễ hội tháp Bà - Ponagar ( đây là lễ hội mang tính tơn giáo lớn nhất trong khu
vực ),…
Đặc biệt , Khánh Hòa là địa phương đầu tiên ở Việt Nam tổ chức Festival
Biển. Có thể nói, nỗ lực này Khánh Hịa sẽ đóng dấu bản quyền đối với một thương
hiệu mới: Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa . Hai năm một lần, trong suốt một
13


tuần, hàng chục hoạt động vui chơi giải trí thể thao gắn với biển được tổ chức liên
tục một cảnh quy mơ, hồnh tráng thu hút hàng chục ngàn người tham gia.
Sự phong phú trong tâm hồn người dân địa phương cịn thể hiện qua các loại
hình nghệ thuật , sinh hoạt văn hóa dân gian mộc mạc, giản dị như: hát xà, hát mộc
tuồng, bài chịi, múa bóng.
Các đặc sản vùng miền, văn hóa ẩm thực gắn liền với làng nghề truyền thống
như nem Ninh Hòa , bánh trật Diên Khánh , sị huyết Thủy Triều , tơm hùm Bình
Ba , hàu Trà Long , ốc tai tượng , xồi Thanh Ca (Cam Ranh)… Ngồi ra , ở Khánh
Hịa có một số làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giản dị
mà không kém phần độc đáo với chất liệu từ cói, dừa, ốc, trai, gỗ mun.
2.2.3. Tình hình phát triển du lịch của Khánh Hòa
Với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo là chủ đạo, du lịch Nha Trang Khánh Hoà ngày càng thể hiện rõ vai trò là trọng điểm du lịch quốc gia và trở thành
một trong những điểm phát triển du lịch sôi động nhất tại Việt Nam trong thời gian
qua. Trong 02 năm 2017 và 2018, lượng du khách đến Khánh Hòa đạt gần 12 triệu
lượt khách, bằng 80% tổng lượt khách đến trong 05 năm từ 2010 - 2015, đặc biệt
khách quốc tế đạt 4,9 triệu lượt khách, cao hơn 01 triệu lượt khách so với tổng trong

05 năm từ 2010 - 2015.
Doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh với đối tượng khách đa dạng, từ những
khách du lịch nghỉ dưỡng sang trọng cho tới đối tượng khách du lịch có mức chi
tiêu trung bình, từ khách nội địa đến du khách quốc tế. Riêng năm 2018, đóng góp
của ngành dịch vụ, du lịch vào GRDP tỉnh Khánh Hồ đạt khoảng 7,6%, góp phần
tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương.
2.3. Khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hịa
2.3.1. Các tiêu chí khai thác
-

Phù hợp với nhu cầu của thị trường và xu thế phát triển du lịch

-

Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch, phát huy được các lợi
thế của du lịch Khánh Hoà.

-

Khai thác gắn với tập trung đầu tư, củng cố, trùng tu, tơn tạo, phục hồi
những di tích – danh thắng cảnh đã và đang được khai thác có hiệu quả;
14


khắc phục những tồn tại về cơ sở vật chất giao thông, an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường…để đảm bảo chất lượng phục vụ.
-

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trường, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương;


-

Tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, hay cụ thể hơn là doanh thu
của ngành du lịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định hàng nă

2.3.2. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hịa
DU LỊCH BIỂN ĐẢO
Khánh Hịa là tỉnh có tài ngun du lịch biển đảo phong phú, ưu thế hơn hẳn
các tỉnh thành có biển ở nước ta. Với bờ biển dài, khúc khủy với hàng trăm hòn đảo
lớn nhỏ và các bãi cát trắng mênh mông, từ Bắc vào Nam có các vịnh đẹp và nổi
tiếng như: vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh có những
đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và điểm tham quan du lịch nghỉ
dưỡng , tắm biển đa dạng và hấp dẫn.
Vịnh Vân Phong: Thuộc huyện Vạn Ninh, cách TP. Nha Trang 60km. Đây
là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hịa với tổng diện tích 503km2. Vùng vịnh Vân
Phong cùng với bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết
là nơi có tiềm năng du lịch tổng hợp biển - rừng - núi lớn nhất tỉnh Khánh Hịa nói
riêng và cả nước nói chung. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mơi
trường lí tưởng với khí hậu ơn hòa, bãi biển đẹp, núi đồi hùng vĩ bao quanh. Ngày
nay, vịnh Vân Phong đã được quy hoạch phát triển thành khu kinh tế tổng hợp,
trong đó có một số khu du lịch cao cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của khu vực.

15


( Vịnh Vân Phong – Nguồn Internet)
Vịnh Nha Trang: Nằm ngay trung tâm TP Nha Trang, là vịnh biển lớn thứ
hai sau vịnh Vân Phong với diện tích khoảng 400km2. Tháng 5-2003, Đại hội lần

thứ hai câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac (Québec, Canada)
đã cơng nhận vịnh Nha Trang là thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một
cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang -Khánh Hịa trên trường quốc tế.Vịnh
Nha Trang gắn với các đảo Hòn Tre, Hòn Mun… là tài nguyên du lịch biển - đảo có
giá trị của Khánh Hịa và cả nước. Ở đây đang tập trung phát triển nhiều loại hình
hoạt động du lịch như nghỉ mát, tắm biển,vui chơi giải trí cao cấp, thể thao, lặn
biển… để trở thành một trung tâm du lịch biển - đảo lớn của khu vực. Ngoài ra vịnh
Nha Trang còn được đưa vào hoạt động du lịch khám phá hải dương học.

(Vịnh Nha Trang – nguồn Internet)
Vịnh Cam Ranh: Nằm về phía Nam TP Nha trang, có diện tích khoảng
185km2. Vịnh Cam Ranh được xếp vào một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên
tốt nhất thế giới. Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (so với
Hải Phòng cách 18 giờ). Vịnh Cam Ranh với những bãi tắm vẫn còn hoang sơ, tuyệt

16


đẹp là nơi tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế, như: bơi thuyền, câu cá, lặn
biển ngắm san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao trên cát…

(Vịnh Cam Ranh- Nguồn Internet)
Ngồi ra Khánh Hịa cịn có nhiều đảo, đầm, bãi lớn nhỏ có giá trị về mặt du
lịch như Đầm Nha Phu, Đảo Hòn Tre, Đảo Hòn Tằm, Hòn Chồng,… đã và đang
được đưa vào khai thác với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao
cấp, sinh thái, tham quan,… Bên cạnh đó các loại hình du lịch mạo hiểm như lặn
biển, nhảy dù, lướt sóng, các hoạt động thể thao bãi biển cũng được đưa vào hoạt
động và được đông đảo khách du lịch sử dụng. Khánh Hòa còn nổi tiếng với hệ sinh
vật biển phong phú, đa dạng là nơi quan sát, nghiên cứu rất lí thú và bổ ích cho các
nhà nghiên cứu hải dương học và du khách muốn tìm hiểu khám phá về biển. Du

lịch chữa bệnh ở đây cũng được phát triển với nhiều loài cây thuốc quý mọc tự
nhiên có ý nghĩa lớn trong việc chiết suất các loại thuốc chữa bệnh trong lĩnh vực y
tế. Hiện nay ngành du lịch đang lập dự án đầu tư phát triển điểm du lịch đầy tiềm
năng này.
Về cơ sở lưu trú, theo thống kê của Sở Du lịch, đến hết tháng 3-2019, tồn
tỉnh Khánh Hịa có 770 cơ sở lưu trú với 41.344 phịng. Khánh Hồ là địa phương
đi đầu trong cả nước về công suất sử dụng buồng, trung bình đạt gần 70% và vào
nhiều thời điểm trong mùa cao điểm du lịch đạt tới 100% công suất. Đây là dấu hiệu
đáng ghi nhận về hiệu quả kinh doanh lưu trú của du lịch Khánh Hoà.
Các khu vui chơi giải trí lớn khơng ngừng đầu tư nâng cấp các sản phẩm mới
phục vụ du khách, như Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã đưa biểu diễn cá heo
vào phục vụ du khách; Khu Du lịch Hòn Tằm đã đưa vào phục vụ dịch vụ đi bộ
dưới đáy biển, tour trọn gói và thưởng thức dịch vụ, buffet trên đảo; Khu nghỉ
17


dưỡng suối khống nóng I-resort Nha Trang đã đưa Cơng viên nước khoáng I-resort
vào hoạt động từ ngày 01/01/2016;….Và hiện đang thử nghiệm trò chơi Bay nhào
trên mặt nước bằng thiết bị áp suất nước, Đi bộ dưới đáy biển. Các du thuyền 5 sao
được đưa vào phục vụ dịch vụ vận chuyển không ngừng đầu tư và cải tiến.

(Vinpearl Land, SimonHotel – nguồn Internet)
Số lượng khách tham quan du lịch ngày càng tăng trong đó đến 80% du
khách lựa chọn loại hình du lịch biển đảo. Đặc biệt với việc tổ chức thành công năm
du lịch quốc gia, Khánh Hòa càng khẳng định rõ ràng hơn là một trong những tỉnh
dẫn đầu về du lịch biển đảo trên cả nước.
Tuy nhiên du lịch biển đảo ở Khánh Hòa đang bị khai thác quá mức dẫn đến
quá tải. Vào các ngày lễ, Tết hoặc cuối tuần, các cảng, bến tàu đều đông nghịt du
khách. Khách phải chen lấn từng bước để xuống tàu thuyền. Việc khai thác tài
nguyên biển đảo đang được Khánh Hòa chú trọng phát triển theo hướng bền vững

với các hoạt động cho du khách tham gia như thả các loại cá, trồng cây nhằm tái tạo
môi trường cho các loài sinh vật. Đồng thời thực hiện quy hoạch hợp lí các dự án
tránh tình trạng q tải các cơ sở lưu trú và việc xây dựng diễn ra tràn lan ảnh
hưởng đến bờ biển cũng như môi trường.

18


( Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Khánh hòa- nguồn sở du lịch
Khánh Hòa)
DU LỊCH DI SẢN, THAM QUAN DI TÍCH
Nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch di chỉ khảo cổ, Khánh Hòa đã xây
dựng đề án quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh và dự kiến được thông qua
trong năm 2011. Việc Khánh Hòa đi tiên phong trong cả nước về lập quy hoạch
khảo cổ chứng tỏ lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa, hướng đến sự phát triển hài hòa, bền vững. Thế nhưng, do vướng mắc
nên quy hoạch này hiện vẫn chưa hoàn thành được. Đây là điều rất đáng tiếc, gây
trở ngại trong hoạt động bảo tồn các di chỉ khảo cổ ở địa phương.

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều
kế hoạch nhằm tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh
Khánh Hịa. Bên cạnh đó, hàng năm, các lễ hội lớn gắn với di tích như lễ hội tháp
Bà, lễ hội Am Chúa, giỗ Tổ Hùng Vương… được tổ chức chu đáo, trang trọng, trật
tự, an toàn… đã thu hút được hàng ngàn lượt người dân và du khách.
Bảo tồn và phát huy những giá vị văn hóa tộc người, tạo điểm thu hút du
khách, tỉnh Khánh Hòa còn có chủ trương phục dựng lại nhiều lễ hội của các tộc
người trên tỉnh. Tiêu biểu như việc phục dựng lễ hội ăn mừng lúa mới của dân tộc
Raglai. Lễ hội lúa mới là một hoạt động diễn ra hàng năm sau khi thu hoạch vụ mùa.

19



Tưng bừng lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai

DU LỊCH MICE

Khánh Hịa với thế mạnh về địa lí, giao thơng thuận lợi, khí hậu ơn hịa cùng
với các địa danh du lịch hấp dẫn, mơi trường chính trị ổn định,.. là điều kiện phát
triển loại hình du lịch tiềm năng này. Những năm qua nhờ được đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng và triển khai đồng bộ các dự án du lịch sinh thái,
Khánh Hòa đã trở thành điểm đến hấp dẫn. Đây cũng là nơi tổ chức thành công các
sự kiện văn hóa, chính trị và là địa điểm lựa chọn hàng đầu của các du khách MICE
trong và ngoài nước để tổ chức các hội nghị, hội thảo.
Du lịch MICE có yêu cầu cao về sản phẩm và chất lượng dịch vụ của du
khách như chỗ ăn, nghỉ phải từ đẳng cấp 4 sao trở lên; đối tượng khách MICE
thường có mức chi tiêu cao. Xét về điều kiện cơ sở vật chất dịch vụ DL cũng như
điều kiện tự nhiên vốn có, Nha Trang đang có những lợi thế cơ bản để phát triển DL
MICE. Hiện tại, Nha Trang có 6 khách sạn 5 sao với 1.111 phòng, 5 khách sạn 4
20


sao với 1.026 phịng; có hơn 90 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó
có 22 doanh nghiệp và 4 chi nhánh của các doanh nghiệp DL kinh doanh lữ hành
quốc tế; các loại hình vận chuyển đường bộ, đường thủy phục vụ cho DL ngày càng
được tăng cường về số lượng, chủng loại; có nhiều khu vui chơi giải trí đẳng cấp
như: Vinpearl Land, khu vui chơi giải trí Diamond Bay, khu nghỉ dưỡng suối
khống nóng I-Resort Nha Trang... Cùng với đó, Nha Trang cịn có những bãi biển
đẹp, điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa,
các trung tâm thương mại có thể khai thác trở thành những điểm tham quan, mua
sắm. Chính vì vậy, trong phương hướng phát triển thời gian tới, Nha Trang sẽ ưu

tiên tập trung vào phát triển các sản phẩm dịch vụ cao cấp nhằm thu hút nhiều
khách du lịch MICE có nhu cầu đa dạng và khả năng chi tiêu cao.

Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2017 được tổ chức tại Khu du lịch Diamon Bay,
thành phố Nha Trang.
Thêm vào đó Nha Trang lại được chọn là nơi tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn
Vũ – cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới vào năm 2017 đã góp phần quảng bá
hình ảnh Việt Nam và Nha Trang – Khánh Hòa đến bạn bè trên khắp thế giới và
khẳng định tên tuổi của mình trong việc tổ chức được các sự kiện lớn trên thế giới.
Trung tâm Hội nghị Hồng Kơng, nơi mà trước đây được chính quyền Hồng
Kơng xây dựng để tổ chức lễ chuyển giao cho Trung Quốc, trở thành cơ hội khai
thác thị trường MICE của ngành du lịch Hồng Kơng thì đối với Nha Trang,
Diamond Bay Resort & Golf – nơi tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ 2017 sẽ là một cơ hội
lớn cho việc khai thác thị trường MICE. Nhìn chung Nha Trang – Khánh Hòa hội

21


đủ tiềm năng cũng như cơ hội để phát triển loại hình du lịch MICE nhưng hiện nay
việc phát triển loại hình này cũng cịn nhiều hạn chế và chưa xứng tầm.
Thế nhưng, kể từ đó đến nay, lượng khách du lịch MICE đến Khánh Hịa lại
có xu hướng giảm. Theo các đơn vị lữ hành, nguyên nhân lớn nhất khiến khách
MICE đến Khánh Hòa giảm là do khan hiếm phịng khách sạn và tình trạng ùn tắc
giao thơng khiến khách e ngại.
Theo chia sẻ của một lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và DL, để phát triển
loại hình DL MICE ở Nha Trang, chúng ta cần bắt tay vào thực hiện các giải pháp
vừa mang tính tình thế, vừa mang tính bền vững như: Đầu tư xây dựng Nha Trang
trở thành đô thị DL biển hiện đại của Việt Nam, một trong những trung tâm hội
nghị, hội thảo, giải trí của cả nước; nâng cao số lượng các cơ sở lưu trú đến năm
2020 phấn đấu có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao; kết hợp việc đẩy mạnh

phát triển DL MICE với các loại hình DL khác để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng
của đối tượng khách MICE; tăng cường công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ
sinh môi trường, tài nguyên DL, chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực như: Nạn ăn xin,
cò mồi, bán hàng rong chèo kéo, đeo bám khách DL; nâng cao năng lực đội ngũ
nhân viên phục vụ DL MICE không chỉ về chuyên môn mà cịn đảm bảo tính
chun nghiệp trong các khâu phục vụ khách.
2.3.3. Các đơn vị tham gia vào quá trình khai thác du lịch ở Khánh Hịa
 Chính quyền địa phương
Trong những năm qua, du lịch Khánh Hòa đã từng bước đa dạng hóa các loại
hình, sản phẩm du lịch; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút
khách du lịch; nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai
thác
Ngồi ra, cịn tổ chức liên kết các cụm, trung tâm và điểm du lịch. Đa dạng
hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ như: kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch
nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch

22


Khai thác các nét văn hóa và lối sống bản địa phát triển các trải nghiệm du
lịch ở vùng núi phía tây, chú trọng vào việc quy hoạch và phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
 Đơn vị cung ứng
Thực hiện các chương trình liên kết, phát triển du lịch ví dụ như Khánh Hồ
– Hà Nội, Diễn đàn Xúc tiến Du lịch Nha Trang (NTP) và Câu lạc bộ Lữ hành Thủ
đô (CapTour) vừa tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác trong khn khổ Chương trình
khảo sát, hợp tác phát triển du lịch Khánh Hòa – Hà Nội năm 2016 tại Nha Trang.
Chương trình liên kết nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ trao đổi
hợp tác cùng nhau xây dựng sản phẩm mới lạ, cạnh tranh; tăng cường quảng bá, tiếp
thị điểm đến du lịch Khánh Hòa và Hà Nội. Hai bên cũng đưa ra những giải pháp

hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách
du lịch và khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả.
 Đối với dân cư địa phương
Dân cư tham gia tích cực vào các hoạt động khai thác, phát triển du lịch, tuân
thủ các luật lệ, quy định của chính quyền địa phương trong việc khai thác phát triển
bền vững du lịch vùng. Vào các mùa du lịch, dân cư địa phương là một thành phần
không thể thiếu, họ vừa là người bán sản phẩm địa phương, nhưng cũng là nét đặc
trưng dân tộc, văn hóa của địa phương ấy.
 Khách du lịch
Liên tục nhiều năm, Du lịch Khánh Hòa đạt kết quả phát triển ổn định và có
nhiều chuyển biến tích cực.Tổng lượt khách lưu trú du lịch đến Khánh Hòa từ năm
2010 đến hết năm tháng 6 năm 2019 đạt trên 40,3 triệu lượt, trong đó có trên 11,5
triệu lượt khách quốc tế. Đặc biệt năm 2018 tốc độ tăng trưởng về số lượng khách
du lịch tại tỉnh Khánh Hòa đạt con số ấn tượng với 6,299,930 lượt khách với gần
một nửa là khách quốc tế. Hiện khách Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc vẫn chiếm tỉ
trọng rất lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hịa. Có được sự tăng trưởng
này là bởi cơ sở hạ tầng du lịch tại địa phương đang phát triển tốt và các chương

23


trình xúc tiến du lịch đến các thị trường mới được diễn ra đều đặng đã thu hút một
lượng khách quốc tế lớn đến Khánh Hòa.

2.4. Đánh giá việc khai thác tài ngun du lịch ở Khánh Hịa
2.4.1. Thành cơng
 Kinh tế
Với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo là chủ đạo, du lịch Khánh Hoà
ngày càng thể hiện rõ vai trò là trọng điểm du lịch quốc gia và trở thành một trong
những điểm phát triển du lịch sôi động nhất tại Việt Nam trong thời gian qua:

-

Trong 2 năm 2017 và 2018, lượng du khách đến Khánh Hòa đạt gần 12
triệu lượt khách, bằng 80% tổng lượt khách đến trong 05 năm từ 2010 2015, đặc biệt khách quốc tế đạt 4,9 triệu lượt khách, cao hơn 01 triệu
lượt khách so với tổng trong 05 năm từ 2010 - 2015. Doanh thu du lịch
tăng trưởng mạnh với đối tượng khách đa dạng, từ những khách du lịch
nghỉ dưỡng sang trọng cho tới đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu
trung bình, từ khách nội địa đến du khách quốc tế.

-

Riêng năm 2018, đóng góp của ngành dịch vụ, du lịch vào GRDP tỉnh
Khánh Hoà đạt khoảng 7,6% góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh
tế địa phương.

24


Nguồn: Thống kê Sở Du lịch Khánh Hòa
-

Năm 2019 – Năm Du lịch Quốc gia, Khánh Hịa có tổng thu từ khách du
lịch ước đạt hơn 27.000 tỷ đồng, tăng 24,2 % so với cùng kỳ năm trước.

-

Sau Năm du lịch Quốc gia 2019, trong tháng 1 năm 2020 ước tính tồn
tỉnh Khánh Hịa đã đón khoảng 520.000 lượt khách du lịch, tăng 5,2% so
với cùng kỳ 2019. Ước tính, tổng doanh thu từ khách du lịch trên địa bàn
tỉnh khoảng 3.173 tỷ đồng, tăng hơn 20,4%.


Bên cạnh đó, du lịch Khánh Hịa cũng có nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch
mới được đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ
vận chuyển phục vụ du lịch được đầu tư với những phương tiện hiện đại, đáp ứng
nhu cầu đi lại của du khách.
Trong năm 2019, nhiều hãng hàng không trong nước và quốc tế đã mở thêm
nhiều đường bay mới kết nối Khánh Hòa; các hãng lữ hành đặt văn phòng tại
Khánh Hòa. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch, cùng sự đổi mới trong
công tác quản lý đã đem lại sự thành công cho du lịch Khánh Hịa nói riêng và cả
nước nói chung.
 Văn hóa - xã hội:
-

Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Ngành Du lịch đang tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 27.800 lao động.
Ngoài ra, ngành Du lịch cũng đã tạo việc làm ổn định với mức thu nhập khá cho
một bộ phận lớn cộng đồng dân cư địa phương từ các hoạt động liên quan đến việc
phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi, mua sắm… của du khách.
25


×