Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.4 KB, 22 trang )

TiÓu luËn triÕt häc

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trên con đường tiến lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố trước
hết phải vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Vấn đề xố
đói giảm nghèo đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam giải quyết bằng một
chương trình quốc gia hàng đầu nhằm xố đói giảm nghèo một cách cơ bản ở
vùng trọng tâm và khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình
độ chậm phát triển ở những mức chênh lệch khác nhau.
Vấn đề đặt ra cho nước ta hiện nay phải phát huy vai trị tích cực của
xố đói giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ làm việc
cho lao động để phát triển nền kinh tế nước ta theo kịp các quốc gia trên thế
giới. Đặc biệt với nền khoa học kĩ thuật hiện đại, trình độ người lao động phải
được nâng cao để theo kịp công nghệ mới ngày nay. Ngoài ra việc tiếp cận
với y tế, giáo dục, đời sống văn hoá tinh thần ngày một cải thiện...đó là những
thành cơng khơng nhỏ mà chính sách xố đói giảm nghèo đã và đang làm
được.
Khi chọn đề tài này, chúng ta phải đi sâu vào nghiên cứu bản chất của
đói nghèo, nó xuất phát từ đâu? Và hình thành từ những nguyên nhân cơ bản
nào? Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, nó đã gặp phải
những khó khăn, thách thức như thế nào? Những phát sinh của vấn đề đói
nghèo. Từ đó đề ra phương hướng giải quyết “vấn đề xố đói giảm nghèo
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta” một cách tối ưu
nhất.
Do những lí do khách quan cũng như chủ quan nên bài viết khó tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và các bạn để
bài viết được hồn chỉnh và phong phú hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS,
TS Đoàn Quang Thọ đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Sinh viên: Trần Thị Bình.



TiÓu luËn triÕt häc

I-NHỮNG QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ VAI TRỊ CỦA VẤN ĐỀ XỐ ĐĨI
GIẢM NGHÈO TRONG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
NƯỚC TA.

1.1.Quan niệm chung.
1.1.1.Khái niệm nghèo khổ.
Nghèo khổ không phải là vấn đề mới phát sinh của kinh tế thị trườngmà
nó ln ln tồn tại trong mọi xã hội từ trước tới nay. Cho nên, một ước mơ
ngàn đời của con người là được sống trong một xã hội khơng có người nghèo,
một xã hội mà của cải tuôn ra nhiều như nước, một xã hội mà mỗi người làm
theo năng lực hưởng theo nhu cầu, một xã hội cộng sản chủ nghĩa trong đó
như Mác và Angghen đã chỉ ra, sự tự do phát triển của mỗi người là điều kiện
cho sự tự do phát triển của tất cả mọi người. Việc kinh tế thị trường làm tăng
rủi do nghèo khổ hoặc làm tăng cơ hội làm giàu hay không là tuỳ thuộc vào
sự nhận thức và hành động của mỗi con người đối với sự nghèo khổ và mối
quan hệ của nó với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội .
Nghèo khổ là vấn đề kinh tế xã hội được quan tâm nghiên cứu từ nhiều
góc độ khoa học. Ngồi khía cạnh kinh tế, ơng tổ của khoa học kinh tế là
Adam Smith đã từng nói đén một văn hố xã hội của nghèo khổ. Theo ơng,
ngươi nghèo khơng chỉ là người thiếu ăn mà cịn thiếu cả năng lực phương
tiện thực hiện chuẩn mực xã hội.
Từ đó đến nay ln có ít nhất hai hướng quan niệm vè sự nghèo khổ như sau:
- Một quan niệm cho rằng người nghèo khổ là sự thiếu thốn vật chất,
nhất là thiếu lương thực thực phẩm,thiếu mặc, thiếu chỗ ở. Với nội dung như
vậy nghèo khổ đồng nghĩa với nghèo đói theo đúng nghĩa đen của từ này.
Khơng ít các nhà nghiên cứu tập trung vào đo lường sự nghèo khổ bằng các
chỉ báo số lượng lương thực , thực phẩm qui ra trọng lượng kg, tiền hay calor.
- Quan niệm thứ hai cho rằng, nghèo khổ là sự khổ ải mà con người

phải chịu do sự thiếu thốn vật chất và tinh thần. Quan niệm về sự nghèo khổ


TiĨu ln triÕt häc
như trên có điều gì đó rất giống rất giống quan niệm về sức khoẻ, cả về
phương tiện nhận thức và nội dung. Mãi đến gần cuối thế kỷ XX quan niệm
về sức khoẻ là trạng thái lành mạnh cả về thể xác và tinh thần mới dần thay
thế quan niệm sức khoẻ là trạng thái không có bệnh tật.
1.1.2 Nghèo đói và những biểu hiện.
Các hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu á- Thái bình
dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9/1993 đã dưa ra khái niệm và
định nghĩa về đói nghèo như sau: nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được
xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của các địa phương.
Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản
ấy con ngươi không được hưởng và thoả mãn. Nhu cầu cơ bản nói ở đây
chính là cái tất yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn mặc ở.
Theo đó sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình
trạng con người khơng có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưõng tối thiểu cần
thiết, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn.
Biểu hiện của sự thiếu đói dưới mức tối thiểu:
- Thất thường về lượng: bữa đói bữa no.
- Đứt bữa: ngày chỉ ăn một bữa hoạc bữa cơm bữa cháo, hoặc cả hai
bưã đều khơng đủ lượng tối thiểu chứ chưa nói tới chất dinh dưỡng
cần thiết.
- Đứt bữa kéo dài tới hai ba tháng trong năm nhất là thời kỳ giáp hạt. Về
mặt năng lượng nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức
1500calo/ngày thì đó là thiếu đói( thiêú ăn), dưới mức đó là đói ngay
gắt.

Cần phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo
tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn các
nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận dân cư nghèo


TiĨu ln triÕt häc
tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng của
một bộ phận dân cư có mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Quan niệm này phù hợp với sự xác đinh khái niệm nghèo khổ, hiểu theo hai
nghĩa: tuyệt đối và tương đối do uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương (ESCAP) đưa ra gần đây.
Khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú ý mấy
điểm sau đây:
Một là xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực
kinh tế, do đó phải dặc biệt chú ý tới những biểu hiện về mức sống, thông qua
các nhu cầu cơ bản tối thiểu về đời sống vạt chất.
Hai là xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa trên thu nhập bình qn
tính theo đầu người trong tháng hoặc trong năm theo hai khu vực điển hình là
nơng thơn và thành thị
Ba là quy ra hiện vật vật phẩm tiêu dùng được thính bằng gạo theo đơn vị
đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị tính thành tiền dùng làm thước
đo.
Bốn là xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phán ánh mức độ thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu để xem đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi cho
ăn như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong tổng cơ cấu tiêu dùng của họ.
Năm là ngoài việc nhận diện người nghèo, hộ nghèo về hiện trạng đói
nghèo của nơng dân ở nơng thơn, cịn có thể nhận dạng nước nghèo, các khu
vực khác nhau hoặc trong cùng một khu vực thông qua chỉ số giá trị( USD) và
thu nhập quốc dân bình qn tính theo đầu người trong năm.
Mặc dù vậy số đo về thu nhập quốc dân bình quân đầu người cho đến

nay vẫn được thừa nhận là một tiêu chí phổ biến để đánh giá trình độ phát
triển của một quốc gia. Việc xố đói giảm nghèo là để mở đường cho sự phát
triển và sự phát triển tốt nhất là làm tăng lên không ngừng mức sống và chất
lượng sống của dân cư theo mục tiêu cơng bằng xã hội. Chúng ta đang tiến
theo hướng đó, vì thế cũng cần biết đến những thơng tin về nước giàu, nghèo


TiĨu ln triÕt häc
để từ đó có ý thức đầy đủ hơn về chương trình có tầm chiến lược “ xố đói
giảm nghèo” ở Việt Nam nhất là ở nơng thơn từ nay đến hết thế kỷ XXI.

1.2. Vai trị của vấn đề xố đói giảm nghèo trong q trình phát triển
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh,
đời sống của đại bộ phận dân cư đựoc cải thiện rõ rệt.tuy nhiên, trong giai
đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá ttrình phát triển
kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy
một bộ phân dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay
đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất và trở thành người nghèo,
xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và khẳng định
nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế chính trị, xã hội và mơi trường.
Đảng và Nhà nước ta coi xố đói giảm nghèo là một chủ trương lớn là nhiệm
vu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xố đói giảm nghèo. Vai trị của
xố đói giảm nghèo trong phát triển kinh tế thể hiện ở những đặc điểm sau:
Thứ nhất thực hiện việc xố đói giảm nghèo tứclà cải thiện được nguồn
lao động, thoả mãn cho con người những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn
diện đây là nguồn lực thíêt yếu cung cấp cho xã hội
Thứ hai trong nền kinh tế hiện nay với trình độ khoa học kĩ thuật ngày

một phát triển, bản thân mỗi lao động cũng phải đạt tiêu chuẩn cả về trình độ
và sức khoẻ. Chính vì vậy sự tác độnh qua lại giữa ngưịi lao động – chính
sách xố đói giảm nghèo- phát triển kinh tế được thể hiện qua những biện
pháp xuất khẩu lao động vừa để nâng cao trình độ của ngưịi lao động, vừa là
một giải pháp để xố đói giảm nghèo lại tạo điều kiện cho phát triển kinh tế…


TiĨu ln triÕt häc
Thứ ba xố đói giảm nghèo trực tiếp tác động đến đời sống của người
dân cả về vật chất lẫn tinh thần, vấn đề an ninh trật tự xã hội cũngđược đảm
bảo hơn. đời sống được cải thiện tác động đến chất lượng giáo dục đào tạo,
nâng cao mức độ tiếp cận của người dân với việc chăm sóc sức khoẻ và các
dịch vụ xã hội…
Thứ tư, để đảm bảo phát triển kinh tế thị trường chúng ta phải đảm bảo
các điều kiện môi trường kinh tế nói chung và các điều kiện về lao động, khoa
học-kĩ thuật... nói riêng. Thành cơng của chương trình xố đói giảm nghèo
cũng là một tác động to lớn tới nền kinh tế. Nó có ảnh hưởng tồn diện tới
kinh tế-chính trị-xã hội. Đảng và Nhà nước ta phải nhận thấy tầm quan trọng
của chương trình xố đói giảm nghèo để phát huy vai trị tích cực của nó trong
nền kinh tế thị trường.
Xố đói giảm nghèo khơng chỉ làm nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân mà còn đưa nước ta ngày càng tiến xa hơn trong phát triển kinh tế
xã hội cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.

2.1 Thực trạng.
2.1.1 Những vấn đề tồn tại trong xố đói giảm nghèo.
Một là, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thi
giảm nhan hơn nông thôn. đây được coi là một trong những thành tựu phát

triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian qua.
Bộ lao động thương binh và xã hội nước ta ban hành, điều chỉnh tiêu
chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn và chuẩn nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2001-2005 là người có thu nhập bình qn dưới 100nghìn đồng /
tháng ở vùng nơng thơn đồng bằng, dưới 150nghìn đồng / tháng đối với vùng
thành thị và 80 nghìn đồng đối với vùng núi hải đảo. đây là cơ sở để xác định


TiÓu luËn triÕt häc
đối tượnh mục tiêu tác động (hưởng lợi) tư các chính sách của chương trình
quốc gia xố đói giảm nghèo.
Theo chuẩn nghèo hiện tại tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 ở nước ta là8,3%
tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo so với năm 2001 tỷ lệ nghèo là
7,4% với khoảng 2,8 triệu hộ nghèo. điều này cho thấy thực trạng nghèo đói
đã đựoc cải thiện nhanh chóng.
Hai là, số hộ nghèo vẫn cịn nhiều, và phần lớn ở vùng nông thôn số hộ
ở cận kề chuẩn nghèo cịn đơng, nếu nâng chuẩn nghèo lên gấp đơi thì tỷ lệ hộ
nghèo đã tăng lên gấp hơn ba lần. Mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng. Căn
cứ vào chuẩn nghèo hiện nay ở nước ta có thể thấy được mức độ nghèo của
một bộ phận không nhỏ dân cư. Theo các nhà hoạch định chính sách, nếu
nâng chuẩn nghèo lên dự kiến180-200 nghìn VNĐ/người/ tháng đối với nơng
thơn, và khoảng 250-260 nghìn VNĐ/người/ tháng đối với vùng thành thị thì
Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo chiếm 26% tổng số hộ cả nước.
Trong đó hộ nghèo ở nông thôn miền núi sẽ là 45,9% ở vùng nông thôn đồng
bằng lầ 23,2% và ở khu vực thành thị là 12,2% khi đó tỷ lệ hộ nghèo ở các
vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc là 72,3%, Đông Bắc là
36,1%, đồng bằng sông Hồng 19,8%, Bắc Trung Bộ là 39,7%, Duyên hải
miền Trung 23,3% , Tây Nguyên là 52,2%, Đông Nam Bộ là 10,2% và đồng
bằng sơng Cửu Long 20,8%.
Ba là, sự phân hố giàu nghèo giữa các khu vực nông thôn và thành

thị, giữa các vùng kinh tế và các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng
cách tương đối lớn, có xu hướng tăng. Thể hiện năm 2002 vùng có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất là Tây Bắc với 68%, sau đó đến Tây Nguyên 51,8%, Bắc
Trung Bộ là 43,9% và thấp nhất là Đông Nam Bộ 10,6%. Tỷ lệ hộ nghèo ở
Tây Bắc nhiều gấp gần 7 lần ở Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần
và Bắc Trung Bộ là gần 4 lần… cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung
của cả nước, các vùng cũng có xu hướng giảm trong đó Đơng Bắc và Đồng
Bằng sơng Cửu Long có mức giảm nhanh nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương


TiÓu luËn triÕt häc
thực thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc là Lai Châu
(35,68%), Bắc Cạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở Tây
Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%).
Bốn là, sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ
nghèo ít có cơ hội tíêp cận với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn
hoá, tinh thần… so với các hộ giàu.
Sự phân hố giàu nghèo cịn thể hiện rõ khi điều ttra dựa trên phân
tổtheo nhóm thu nhập. Năm 2002, nhóm giàu nhất có thu nhập là 873nghin
VNĐ/người /tháng gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất( 108 nghìn). có thể thấy sự
bất bình đẳng này phản ánh trong bảng sau:
Các chỉ tiêu chủ yếu

Nhóm nghèo

Nhóm giàu

1. Tỉ lệ biết chữ (%)
2. Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân năm


nhất
83.9
236

nhất
97
1418

(nghìn đồng).
3. Tỉ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở

16.5

22

y tế (%).
4. Chỉ tiêu cho y tế bình quân năm (Nghìn

395.03

1181.43

đồng).
5. Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ).
6. Thu nhập bình quân đầu người/tháng

25
108

42.4

873

123.3

547.53

(nghìn đồng)
7. Chỉ tiêu

cho

đời

sống

bình

quân/người/tháng (nghìn đồng).
8. Diện tích ở bình qn nhân khẩu (M2)
9.5
17.5
9. Tỉ lệ hộ sử dụng nước máy (%)
1.28
34.93
(Tổng cục thống kê-2004. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002).
2.1.2. Kết quả đạt được trong cơng tác xố đói giảm nghèo.
Về cơ bản mức thu nhập của dân cư trong xã hội có xu hướng tăng lên.
theo số liệu của cuộc tổng điều tra thu nhập cuối năm 2002, thời kỳ 20002002 mức thu nhập trung bình theo giá hiện hành tính trên đầu người/tháng là



TiĨu ln triÕt häc
331 nghìn đồng, tăng 12,2% so với năm 1999, tăng bình quân 6% trên năm.
Mức tăng này thể hiện ở các vùng như: khu vực Bắc Trung Bộ mức tăng 6,1%
trên năm, vùng núi phía bắc 5,7%, đồng bằng sơng Cửu Long 4,2%.
Tỷ lệ nghèo đói giảm rõ rệt, kể cả ở những địa phương có tỷ lệ nghèo
đói cao. Tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm giảm khoảng 1,5%, luôn đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch. Mỗi năm trong thời kỳ 2000-2002 số hộ được xoá khỏi
danh sách nghèo khoảng 30 vạn hộ, năm 2002 là 31,5 vạn hộ đưa số hộ
nghèo từ 2,8 triệu năm 2000 xuống còn 2.32 triệu người và đến năm 2002 tỷ
lệ ngh đói của cả nước chỉ cịn 14,3 %. Xét theo tiêu chuẩn của tổng cục
thống kê( GSO) đến năm 2002 Việt Nam còn 32% số hộ thuộc diện nghèo
chung và 13,2% số hộ thuộc diện đói nghèo lương thực thực phẩm. Con số
này ở thời điểm năm 1999 tương ứng là 37% và 15%. Tỷ lệ nghèo đói giảm đi
ở cả khu vưc thành thị và nông thôn.
Mức sống của người nghèo về cơ bản được cải thiện. Điều này một mặt
thể hiện ở sự gia tăng thu nhập của người nghèo. Theo số liệu điều tra năm
2002 thu nhập bình qn/người/tháng của nhóm 20% các hộ có thu nhập thấp
nhất tăng 8,2% so với năm 1999. Chỉ tiêu này đạt được khá cao ở một số khu
vực nghèo như: vùng Bắc Trung Bộ 20%, duyên hải miền Trung 24,5%, Tây
Nguyên 37%, Đồng Bằng sông Cửu Long 14,2%. Mặt khác còn thể hiện ở sự
cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Việc tiếp cận y tế, giáo dục,
kết cấu hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt, nhất là thời kỳ năm 2000. Các vùng
miền núi và dân tộc thiểu số cũng có được những kết quả khả quan. Về giáo
dục, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học tính chung cho đồng bào
dân tộc thiểu số là 80%, trong đó Tây Ngun 89%, vùng núi phía Bắc
83,5%. Về dịch vụ y tế, 75,6% số thơn bản có nhân viên y tế, 100% xã đặc
biệt được đầu tư xây dựng trạm y tế.
Mức độ phân hoá xã hội (nghèo đói tương đối) vẫn nằm ở “vùng thấp”
so với mức chuẩn và một số nước trong khu vực. Kết quả điều tra mức sống
năm 2002 cho thấy, thời kì 2001-2002 hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân



TiÓu luËn triÕt häc
giữa 10% hộ giàu nhất và 10% hộ nghèo nhất là 12.5 lần. Tiêu chuẩn “40” do
WB đưa ra xét tỉ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong
tổng thu nhập dân cư, nếu con số này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao
về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng vừa, lớn
hơn 17% là có sự tường đối bình đẳng. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 19% năm
2001, và 20.9% năm 2002, được gọi là nước có phân bố thu nhập ở mức
tương đối bình đẳng. Chênh lệch mức sống cịn được thể hiện qua hệ số GINI.
Năm 2002, hệ số GINI tính trung cả nước là 0.391 thấp hơn một số nước
trong khu vực như: Thái Lan là 0,479, ở Inđônêxia là 0.42.
Đạt được những kết quả trên là do sự tác động của các nhân tố sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kì 2000-2002 có xu hướng
tăng liên tục với tốc độ khá cao, trong khi tỉ lệ tăng dân số lại có xu hướng
giảm dần. Đây là điều kiện cơ bản để gia tăng quĩ vật chất cần thiết cho
trương trình xố đói giảm nghèo.
Thứ hai, sự khởi động thành cơng những trương trình có liên quan trực
tiếp đến xố đói giảm nghèo thời kì 2001-2005. Trong thời kì này phải kể đến
việc thực hiện trương trình hành động phát triển cơng nghiệp các tỉnh Tây
Ngun thời kì 2001-2005 của bộ cơng nghiệp; trồng mới năm triệu ha rừng,
phát triển thương mại nông thôn, miền núi hải đảo. Kết quả này góp phần tăng
cường khả năng giải quyết việc làm nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện mức thu nhập cho khu vực nông thôn và
miền núi, đưa tỉ lệ nghèo đói ở nơng thơn cịn 15.2% vào năm 2002, bình
qn mỗi năm giảm 1.5%.
Thứ ba, hiệu ứng tích cực của các chính sách hỗ trợ người nghèo, cụ
thể là:
- Chính sách tín dụng cho người nghèo.
- Hoạt động của dự án tài chính nơng thôn do hiệp hôi phát triển quốc

tế hỗ trợ.


TiĨu ln triÕt häc
- Tác động của chính sách phát triển thương mại miền núi do Chính
phủ Việt Nam ban hành theo Nghị định số 20/1998/NĐCP và sửa đổi vào năm
2002 theo Nghị định số 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Một số chính sách
khác như: chính sách đất đai thể hiện bằng việc cấp đất nông nghiệp và lâm
nghiệp cho nông dân, chính sách cung cấp dịch vụ nơng nghiệp hỗ trợ sản
xuất, khuyến nông, cung cấp nguyên liệu đầu vào và chuyển giao cơng nghệ;
chính sách xúc tiến việc làm và đào tạo kĩ năng mới, đều là các chính sách
quan trọng có tác động tốt cho chương trình xố đói giảm nghèo.
Thứ tư, kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ cải thiện khả năng
tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội công cộng, cụ thể:
- chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo.
- các hoạt động hỗ trợ tăng cường kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo
dưới dạng các dự án đầu tư trong khn khổ chương trình 135 và 143.
2.1.3. Hạn chế và ngun nhân của tình trạng đói nghèo hiện nay.
Nhìn chung kết quả đạt được trong xố đói giảm nghèo thời kì 20012002 thấp hơn trước. Tỉ lệ nghèo đói ở nơng thơn và các khu vực trọng điểm
trong xố đói giảm nghèo vẫn cịn cao. Điều này thể hiện:
- tốc độ tăng thu nhập bình quân/người/tháng thời kì 2000-2002 có xu
hướng giảm chỉ là 6% trong khi đó giai đoạn 1996-1999 là 8.8%. Một số khu
vực đặc biệt khó khăn chỉ tiêu này rất thấp, thậm chí cịn giảm đi như khu vực
miền núi phía Bắc 2.3%, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 4.2%...
- tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với thời kì 1993-1999. Nếu bình qn
thời kì này mỗi năm tỉ lệ nghèo đói giảm 4.2% thì con số này thời kì 20002002 chỉ là 1.5-1.7%.
- tỉ lệ nghèo đói cịn khá cao tại các khu vực trọng điểm xố đói giảm
nghèo. Nếu tỉ lệ nghèo đói bình qn cả nước năm 2002 là 14.3% thì khu vực
nơng thơn là 15.2%.
Khả năng tiếp cận của dịch vụ xã hội của người nghèo có tăng lên

nhưng còn thấp so với mức chung và còn nhiều thiếu thốn. Về y tế, mức giảm


TiĨu ln triÕt häc
tỉ lệ suy dinh dưỡng khơng tồn tại; Về giáo dục, tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ
tuổi ở các khu vực nghèo vẫn thấp hơn nhiều so với mức chung. Nhìn chung
điều kiện học tập ở các khu vực này dưới mức chuẩn quốc gia về mặt chất
lượng. Kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn cịn rất nhiều thiếu thốn, theo số liệu
của trương trình 135, số hộ nông dân được dùng điện mới chiếm tỉ lệ 73.5%,
trong đó có 63,4% tổng số các xã nghèo chưa có điện.
Khoảng cách chênh lệch về mức sống đang có xu hướng gia tăng rõ rệt.
Mức độ bất bình đẳng cịn thể hiện rõ nét ở sự chênh lệch giữa mức sống
nông thôn với thành thị và giữa các vùng kinh tế trong nước. Các nghiên cứu
về nguyên nhân nghèo đói tương đối đã kết luận: Hơn 90% mức gia tăng của
tình trạng bất bình đẳng là do chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, khoảng
dưới 10% là do tình trạng phát triển khơng đều trong nội bộ từng khu vực.
Hiện tượng tái nghèo vẫn tồn tại, cuộc sống của những người mới thốt
nghèo cịn chưa bền vững và dễ bị tổn thương. Mặt khác cuộc sống người
nghèo hiện tại còn rất bấp bênh, độ rủi ro trong cuộc sống trước tác động của
tự nhiên như bão lụt, hạn hán rất cao, khả năng tái nghèo luôn đe doạ. Năm
2002, số hộ tái nghèo là 1,5 vạn hộ.
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đói nghèo của Việt Nam:
- tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kì 2000-2002 chậm hơn thời kì 19901999 là lí do chung nhất làm giảm các kết quả xố đói giảm nghèo. Một tốc
độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn đi đôi vơi một tỉ lệ tăng dân số cao hơn mức
bình quân của cả nước là một nguyên nhân quan trọng duy trì mức đói nghèo
hiện nay ở các khu vực này.
- kinh tế thuần nơng là lí do cơ bản duy trì tình trạng nghèo đói của khu
vực nơng thơn và các tỉnh miền núi. Người nghèo là những người lao động
mang tính thuần nơng với kĩ thuật thơ sơ, năng suất thấp luôn gặp rủi ro trong
cuộc sống.

- Người nghèo vẫn thiếu những điều kiện cần thiết để tự vươn lên thốt
khỏi đói nghèo. Cụ thể:


TiÓu luËn triÕt häc
 Thiếu đất đai cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
 Thiếu vốn là lí do quan trọng làm hạn chế sự vươn lên của người nghèo
trong việc tìm ra những hướng làm ăn mới.
 Thiếu điều kiện kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế và mở
rộng thị trường.
 Thiếu kiến thức, thông tin và những hướng dẫn tối thiểu cho sự tiếp cận
khoa học- công nghệ mới.
- sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế còn hạn chế, nhiều bất cập:
 Các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình: xố đói giảm nghèo, 135,
143, nước sạch nơng thơn,..v.v.v.
 Việc cung cấp tín dụng với định lượng tiền cho vay còn nhỏ so với nhu
cầu muốn mở rộng sản xuất, nhất là phát triển ngành nghề phi nông
nghiệp.
 Một số quĩ hỗ trợ của nhà nước giúp ngưòi nghèo tiếp cận đến các dịch
vụ công như: Quĩ cứu đói, trợ cấp xã hội, quĩ cấp thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí...cịn hạn hẹp và mức độ tác dụng không cao.
Những nguyên nhân nêu trên đã tạo nên diện mạo hộ đói nghèo của Việt
Nam hiện nay là: Chủ hộ là nơng dân, nhất là nhóm dân tộc thiểu số có trình
độ học vấn rất hạn chế, hầu hết sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, kết cấu
hạ tầng-vật chất chưa phát triển, hay bị thiên tai đe doạ, có ít hoặc khơng có
đất và khơng có cơ hội tiếp xúc với các khoản vay tín dụng.
2.1.4. Kết quả đạt được khi thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo.
Với chủ trương, chính sách xố đói giảm nghèo đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, việc thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo mang lại những
kết quả to lớn, mang tính xã hội cao.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong cơng tác xố đói
giảm nghèo, điều đó được cả thế giới cơng nhận. Trước hết là các chính sách
đúng đắn của Đảng và Nhà nước thơng qua việc thực hiện chương trình mục


TiĨu ln triÕt häc
tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo. Thứ hai là huy động vốn, ngân sách trung
ương đã phân bổ 1900 tỉ VNĐ cho chương trình và tổng vốn huy động trong
nước từ các nguồn năm 2001 đến nay đạt khoảng 15 nghìn tỉ. Ngồi ra hoạt
đọng hợp tác quốc tế hướng vào mục tiêu xố đói giảm nghèo thông qua
nhiều dự án với WB, ADB, IFAD, CIDA huy động số vốn đến năm 2004
khoảng 250 triệu USD, tương đương với khoảng 4000 tỉ đồng. Quỹ “Ngày vì
người nghèo” ở bốn cấp cũng huy động được trên 570 tỉ VNĐ. Thứ ba là sự
tham gia hiệu quả của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và
của từng người dân. Thứ tư là xây dựng và thực hiện thành cơng nhiều mơ
hình xố đói giảm nghèo, như chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất
cho người nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi gắn với tập huấn kĩ thuật cho hội
viên nghèo, hoạt động trợ giúp hộ nghèo về nhà ở, khám chữa bệnh miễn phí
và trợ giúp con em người nghèo trong giáo dục, học nghề, xây dựng cơng
trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn giải quyết đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hỗ trợ cho hộ nghèo vay chuộc
lại đất sản xuất bị cầm cố, nhượng bán, liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ
nghèo thông qua hỗ trợ vốn, giống, kĩ thuật, mua và chế biến sản phẩm, liên
thông xuất khẩu lao động từ đào tạo nghề đến cung cấp lao động, tuyển lao
động và cho vay vốn tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài và nhiều mơ hình,
các hoạt động hiệu quả khác.
2.2. Giải pháp.
Hoạt động giảm nghèo ở nước ta đang và sẽ còn phải đương đầu với
những khó khăn và thách thức lớn. Như đã nêu, tỉ lệ nghèo cao ở nhiều vùng,
chất lượng giảm hộ nghèo chưa vững chắc, còn tái nghèo, còn tư tưởng trông

chờ ỷ lại vào Nhà nước, chưa chú trọng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho
phát triển sản xuất, nhiều mơ hình kinh nghiệm tốt chưa được áp dụng, phổ
biến kịp thời. Cơ chế huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực đầu tư cho xố
đói giảm nghèo cịn tình trạng dàn trải, chồng chéo, chưa có chế tài đối với
những địa chỉ sử dụng vốn sai mục đích, thiếu hiệu quả, thất thốt do giám sát


TiÓu luËn triÕt häc
lỏng lẻo, sự phối hợp giữa các ban nghành, tổ chức đoàn thể một số nơi chưa
nhịp nhàng, lồng ghép nguồn lực khác với mục tiêu xoá đói giảm nghèo cịn
hạn chế...Bởi vậy một số chỉ tiêu cụ thể có thể khơng đạt so với kế hoạch đề
ra trong năm năm như: các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu mới đạt
khoảng 40%, giải quyết cho số hộ nghèo bức xúc nhất về nhà ở được khoảng
15%...Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
2.2.1. Thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh coi đây là bài toán
xoá đói giảm nghèo.
Cần phải đảm bảo cho các khu vực nghèo một tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn mức trung bình để người nghèo có cơ hội nâng cao mức thu nhập
và chi tiêu của họ. Trong thời gian tới, hướng quan trọng để vừa đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa tác động tích cực đến xố đói giảm nghèo là
tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Sự tăng trưởng do sử dụng nhiều lao động
được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân là đóng góp quan trọng cho mục tiêu
tạo 13.5 triệu việc làm mới cần thiết trong kế hoạch đến năm 2010 và là một
điều kiện quan trọng để giúp người nghèo thoát nghèo. Để phát triển kinh tế
tư nhân trong thời gian tới cần phải: loịa bỏ hàng rào thị trường đối với các
doanh nghiệp bằng cách đơn giản hoá các loại giấy phép kinh doanh, thiết lập
cơ chế bảo lãnh và tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc thành lập các hiệp hội kinh doanh cho các công ty tư
nhân; cải thiện khả năng tiếp cận của các công ty tư nhân đối với đất đai và
tín dụng.

2.2.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tự vươn lên xố đói giảm nghèo.
Hỗ trợ về vốn: trong thời gian qua mới có 33% người nghèo được vay
vốn từ các cơ quan tài chính, nhà nước. Nếu khơng tiếp cận được với các
nguồn vốn thì nơng dân khơng thể đầu tư vào việc mua trang thiết bị, giống
cây trồng chất lượng cao cần thiết cho tăng năng suất. Người kinh doanh cũng


TiĨu ln triÕt häc
khơng thể thành lập các cơ sở kinh doanh nông sản qui mô nhỏ và mở rộng cơ
sở kinh doanh hiện có. Vậy đề ra hướng giải quyết cho vấn đề này như sau:
- Mở rộng diện vay, kéo dài thời gian cho vay có tính đến tính thời vụ
và giảm bớt mức lãi suất cho vay.
- Cải tiến phương thức tiếp cận vốn vay. Ngồi hình thức cho vay bằng
tiền như hiện nay có thể áp dụng cho vay hiện vật.
- Đa dạng hoá các kênh thu hút vốn tín dụng. Ngồi nguồn vốn từ khu
vực nhà nứơc thông qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng
thơn, Ngân hàng người nghèo, cần mở rộng hình thức ngân hàng cổ
phần tư nhân nông thôn.
- Hướng dẫn người nghèo làm kinh tế theo mơ hình “bốn nhà” và thực
hiện có hiệu quả cơng tác khuyến nơng.
Đi đơi với hỗ trợ và xác định hướng sản xuất kinh doanh cho nông dân
nghèo cần tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông và tổ chức tốt mạng
lưới khuyến nông tuỳ theo hoàn cảnh của từng địa phương, khả năng kinh phí
và sáng kiến của họ. Cần nhấn mạnh vai trị của bộ phận khuyến nơng tại các
thơn, xã. Bộ phận này sẽ đóng vai trị tích cực trong việc hướng dẫn nơng dân
sử dụng tín dụng đúng mục tiêu và áp dụng kĩ thuật đúng phương pháp để bảo
đảm sự thành cơng của nơng hộ nói riêng, của chương trình xố đói giảm
nghèo nói chung, tạo thêm cơng ăn việc làm cho người lao động. Như vậy,
mỗi địa phương cần tổ chức chương trình khuyến nơng của mình gắn với

chương trình xố đói giảm nghèo, coi đây là hai bộ phận cho chương trình
phát triển nơng thơn.
2.2.3. Hướng trung tâm chiến lược xố đói giảm nghèo vào phát triển nông
nghiệp và nông thôn.
Trong những năm tới cần bảo đảm cho nông nghiệp và nông thôn phát triển
theo xu thế bền vững, hiệu quả cao, đa dạng và có tính cạnh tranh quốc tế,
phát triển mạnh khu vực phi nông thôn. Cụ thể:


TiĨu ln triÕt häc
-Thực hiện đa dạng hố sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tối đa rủi ro
cho nông dân. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến bộ khoa học trong nông
nghiệp và áp dụng rộng rãi công nghệ mới đối với các lĩnh vực như giống cây
trồng, công nghệ sinh học, kĩ thuật thâm canh sau thu hoạch. Để thực hiện
được các hướng này cần triển khai rộng rãi mơ hình trang trại trong nơng
nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi
nong nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Đây là hướng
đi quyết định đến phát triển và nâng cao tính hiệu quả của kinh tế nơng thơn,
giải quyết việc làm và hướng tới sự giàu có cho nhân dân.
2.2.4. Tăng cường hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho các
xã đặc biệt khó khăn với các nội dung cụ thể:
Thứ nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng trong đó thiết yếu nhất là xây dựng
đường giao thông đi lại đến các xã và đến các thôn, bản; phát triển hệ thống
đài truyền thanh xã để phổ biến kinh nghiệm và công khai các hoạt động của
chương trình xố đói giảm nghèo đến từng người dân. Trong việc đầu tư cần
phân biệt rõ xã nào cần bao nhiêu, khơng nên dùng hình thức đầu tư bình
quân như hiện nay.
Hai là chăm lo về giáo dục và y tế: Trước hết cần thanh tốn hiện tượng
các xã khơng có trường tiểu học và tiếp tục mở các trường trung học cơ sở

cho các xã vùng cao. Đặc biệt phát triển hệ thống y tế tuyến xã, xoá bỏ xã
trắng về y tế, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng cho cán bộ y tế thơn, bản.
2.2.5. Thực hiện tốt việc xã hội hố cơng tác xố đói giảnm nghèo.
Đây là vấn đề thường xuyên phải hoàn thiện nhằm tạo ra tổng lực mạnh
mẽ, để xố đói giảm nghèo. Để làm tốt cơng tác này cần tập trung vào những
vấn đề sau:
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác xố đói
giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ.


TiÓu luËn triÕt häc
- Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đồn thể đặc biệt là
cán
bộ xã thôn bản. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở để có khả
năng tiếp thu và truyền đạt tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
- Thực hiện quy chế dân chủ, công khai hố tồn bộ quỹ vốn vay và các
nguồn hỗ trợ khác để nhân dân có thể tham gia vào cơng tác kế hoạch
hoá và sử dụng vốn. Xã hội hoá việc huy động và sử dụng nguồn vốn
cho xố đói giảm nghèo và trợ cấp xã hội đối với người nghèo. Đặc biệt
nhấn mạnh việc thu hút vốn từ các bộ phận dân cư, của khu vực kinh tế
tư nhân, hội từ thiện và các tổ chức xã hội khác, cả trong nước và ngồi
nước.
- Thể chế hố sự tham gia của các hộ (phụ nữ, thanh niên, nông dân,
cựu chiến binh) vào việc tham gia thực hiện chính sách xố đói giảm
nghèo
Các giải pháp giảm nghèo cần đồng bộ, kết hợp hài hồ lợi ích của
người nghèo, cộng đồng và đất nước. Các giải pháp cần hướng tới giảm
nghèo bền vững trên cơ sở sự vận động của chính các hộ nghèo với sự trợ
giúp và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội.



TiÓu luËn triÕt häc


TiÓu luËn triÕt häc

KẾT LUẬN
Đảng ta đặc biệt quan tâm tới xóa đói giảm nghèo khơng chỉ đối với
cộng đồng dân cư nông dân, nông thôn và trong khu vực kinh tế nơng nghiệp
mà cịn đối với cộng đồng dân cư đô thị và mọi vùng, mọi miền trên cả nứơc,
nhất là đối với các vùng sâu vùng xa, các cơ sở cách mạng, các đối tượng ưu
tiên xã hội. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh tự nó
đã nói lên tính tất yếu của xố đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng đồng dân
cư ở nứơc ta. Với đường lối đổi mới, chủ trường hoà nhập và mở cửa để phát
triển, theo đà phát triển của kinh tế thị trường cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh và liên tục thì hiện tượng đói nghèo, phân hố giàu nghèo và
phân tầng xã hội cũng đã và đang diễn ra có quan hệ trực tiếp và sâu xa tới
chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển con người.
Suy đến cùng thì chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước cũng là vì chiến lược phát triển con người,
vì hạnh phúc của con người. Nói một cách khác, cụ thể và xác định hơn đó là
chiến lược con người, nguồn lực của mọi nguồn lực, hướng tới sự tăng về
mức sống và chất lượng cuộc sống của người lao động. Chúng ta đã đạt được
những chỉ tiêu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như trong
phát triển kinh tế xã hội, thể hiện: số hộ nghèo ngày càng giảm, chất lượng
cuộc sống ngày một tăng....đưa nền kinh tế nước ta từng bước thốt khỏi nguy
cơ tụt hậu. Vì vậy thực hiện xố đói giảm nghèo là một vấn đề tất yếu mà Việt
Nam cần giải quyết ngay.



TiÓu luËn triÕt häc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ lao động – Thương binh và xã hội năm 2003.
2. NXB Lý luận Chính trị – xã hội học kinh tế – Lê Ngọc Hùng.
3. Vấn đề xố đói giảm nghèo – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Quế Lâm.
4. Thời báo kinh tế Việt Nam Số 61 – ngày 28 tháng 03 năm 2005.
Số 64 – ngày 31 tháng 03 năm 2005.
Số 69 – Ngày 07 tháng 04 năm 2005/


TiÓu luËn triÕt häc

MỤC LỤC



×