Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn nop 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHƯ PƯH
TRƯỜNG TH ANH HÙNG NÚP

Tổ: Bộ môn

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GÕ BÀN PHÍM
TỐT HƠN TRONG VIỆC HỌC TẬP MƠN TIN
HỌC TIỂU HỌC

Người thực hiện: Đồn Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Anh Hùng Núp
Năm học: 2017 - 2018

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất
của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Ngày nay,
kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết
yếu mà học sinh cần được trang bị cho học tập và cho cuộc sống.
Bộ môn Tin học đã được đưa vào dạy học ở các trường phổ thông từ những
năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng từ năm học 2003 môn học này mới được
đưa vào dạy học tự chọn ở tiểu học trên tồn quốc. Như vậy đối với học
sinh chiếc máy tính là cơng cụ học tập, giải trí và là người bạn gắn bó trong
suốt cuộc đời của các em.
Do vậy ngay từ khi các em làm quen với máy tính chúng ta phải rèn


luyện cho các em kỹ năng và tư thế làm việc với máy tính một cách đúng
đắn. Một trong những kỹ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kỹ năng
gõ bàn phím bằng mười ngón tay giúp các em gõ bàn phím tốt hơn.
Bên cạnh đó khi giảng dạy bộ mơn này cho học sinh tôi nhận thấy phần
lớn các em đều gõ văn bản chỉ bằng một hoặc hai ngón tay, mà khi gõ như
thế thì mắt các em phải nhìn xuống bàn phím dẫn đến nhiều lỗi sai chính tả
khơng được các em xử lý ngay, tốc độ gõ rất chậm chất lượng các giờ thực
hành trong phần soạn thảo văn bản thấp do các em mất rất nhiều thời gian
cho việc gõ văn bản.
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học, cũng như
góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn. Đòi hỏi
người giáo viên ngồi việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học
phù hợp để thu hút học sinh tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong q trình học tập chiếm lĩnh tri thức thì giáo viên cần có những biện
pháp rèn luyện cho các em có kỹ năng thao tác với bàn phím máy tính. Để
sau mỗi khóa học các em đạt được theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Từ đó,
2


nâng cao chất lượng học tin học nói riêng và chất lượng giáo dục nói
chung.
Qua q trình nghiên cứu tơi đã chọn đề tài “ Biện pháp giúp học sinh
gõ bàn phím tốt hơn” Nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng, thao tác giao
tiếp với máy tính.
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sáng kiến.
- Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong
đời sống.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng cơng cụ tin
học.

- Đưa ra biện pháp rèn luyện cho học sinh gõ bàn phím tốt hơn trong việc
học tập mơn tin học ở tiểu học, cũng như đạt những kĩ năng phục vụ cho
cấp học tiếp theo của các em.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Môn Tin học lớp 3, 4, 5.
- Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Anh Hùng Núp.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luyện tập: Là phương pháp dạy học trong đó giáo
viên dựa vào mục đích, yêu cầu, nội dung bài tập và các điều kiện về
phương tiện, thiết bị, …rồi bố trí, sắp xếp học sinh theo tổ, theo nhóm hay
theo từng cá nhân để luyện tập nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học
tập, lao động.
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái
độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành vi, cử chỉ của học sinh
trong học tập, sinh hoạt...để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
- Phương pháp đàm thoại:

3


Với học sinh tiểu học, phương pháp đàm thoại trò chuyện là một
hình thức tốt nhất để giáo viên có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi
trò chuyện với một số phụ huynh học sinh. Qua đó chúng ta có thể biết tâm
sự, tình cảm, nguyện vọng của các em về việc học ở lớp cũng như việc học
ở nhà của các em như thế nào? Để từ đó, giáo viên có phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm làm cho người dạy đạt kết quả tốt
nhất.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận

Chính vì xác định được tầm quan trọng của công nghệ thông tin nên
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn tin học vào trong nhà trường ngay từ
tiểu học. Ở tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen
dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học
những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo.
Với giáo dục tiểu học ở bộ môn tin học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở.
Hiện nay ngồi việc học các mơn bắt buộc, học sinh tiểu học cịn
được học các mơn tự chọn (như Tiếng anh, Tin học).
Ta thấy rằng, mục tiêu dạy môn tự chọn ở tiểu học là nhằm hoàn
thiện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân, tạo hứng thú
học tập cho học sinh. Học sinh được học theo sở thích, năng lực của mình
nên em nào cũng hồ hởi khi được học môn tin học.
Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học thì giáo dục, giảng dạy
cho trẻ đã là rất khó với bộ mơn tin học thì điều đó càng khó vì đặc trưng

4


bộ mơn có ngơn ngữ khái niệm trừu tượng nên ta không thể nào chỉ thuyết
giảng nhồi nhét nội dung bài học vào đầu mà cần phải sử dụng phương
pháp, biện pháp phù hợp để rèn luyện kĩ năng gõ bàn phím, cũng như củng
cố lí thuyết. Để học sinh gõ được 10 ngón khơng phải là dễ, nên các em cần
luyện tập nhiều khơng được nản chí.
II. Cơ sở thực tiễn
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến ở trường Tiểu học:
1. Thuận lợi:

Nhà trường
- Nhà trường tạo mọi điều kiện để học sinh được học môn tin học từ
lớp 3 đến lớp 5.
- Đã có phịng máy riêng phục vụ học tập.
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ - UBND - các ban ngành, phụ
huynh học sinh toàn trường.
* Giáo viên
- Giáo viên được đào tạo chính quy về sư phạm tin học đã đáp ứng
yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong nhà trường.
* Học sinh
- Môn tin học là môn học thực hành, môn học khám phá những kiến
thức khoa học hiện đại nên học sinh hứng thú, say mê học tập.
2. Khó khăn:
- Trình độ dân trí ở đây cịn chưa đồng đều, điều kiện kinh tế cịn gặp
nhiều khó khăn...Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn
của một số gia đình cịn nhiều hạn chế, một số HS dân tộc cịn rụt rè, thiếu
tự tin trước đám đơng...
- Việc thực hành ở nhà của còn hạn chế.
- Phòng máy cịn hư hỏng nhiều.
* Tính thuyết phục của đề tài:

5


Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó
địi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác, sáng
tạo trong học tập. Qúa trình dạy học phải giúp học sinh đạt được kiến thức,
kĩ năng môn học. Mà kĩ năng ở đây cụ thể tron môn tin học tiểu học đó là
thao tác với chuột và bàn phím. Thao tác với chuột đa số các em đều thực
hiện được, có em thực hiện rất tốt. Thao tác với bàn phím mà cụ thể đó là

kỹ năng gõ bàn phím của các em cịn hạn chế. Chính vì vậy giáo viên khi
dạy phần học gõ 10 ngón cần phải có biện pháp giúp các em gõ phím bằng
10 ngón tốt hơn.
Mặt khác, rất nhiều người khi đã đi làm việc nhưng với thói quen gõ văn
bản theo kiểu “mổ cị” đã được hình thành từ rất lâu thì việc họ muốn rèn
luyện để có thể gõ mười ngón tay trên bàn phím cũng rất khó khăn. Vì khi
thói quen đã hình thành thì thay đổi nó cũng là cả một quá trình rất dài.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: “Biện pháp giúp học
sinh gõ bàn phím tốt hơn” đó chính là rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học
sinh tiểu học. Nhằm mục đích hình thành cho các em kỹ năng rất quan
trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen khơng tốt khi làm việc với
máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó.
III. Thực trạng
Tin học là một môn học mới được đưa vào cấp tiểu học, các em lớp 3
vừa mới tiếp xúc với bộ mơn mới đầu tiên mặc dù các em rất thích máy
tính nhưng mục đích là để chơi các trị chơi trên máy chứ chưa ý thức được
tầm quan trọng của bộ mơn nên chất lượng học tập cịn hạn chế. Đây là bộ
môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao địi hỏi các em phải tiếp xúc với
máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em
chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ
chóng quên. Trong giờ thực hành các em phải ngồi theo nhóm: 5 – 10 em/1
máy. Việc luyện gõ 10 ngón cũng khơng dễ dàng các em cần phải luyện tập
nhiều và khơng được nản chí.

6


Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao,
không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, khơng tích cực tự giác, ý
thức tự học, tự rèn luyện yếu.

Bảng tổng hợp xếp loại đánh giá mức độ gõ của học sinh lớp 3A2.
Kĩ năng gõ bàn phím

Số học sinh

Tỳ lệ

Thao tác nhanh, đúng
0/35
%
Thao tác đúng
20/35
57.1%
Thao tác chậm
14/35
40.0%
Chưa biết thao tác
1/35
2,9%
IV. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Sau đây tơi xin trình bày một số biện pháp sử dụng trong dạy học tin
học nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng gõ bàn phím tốt hơn.
1. Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính
- Học sinh bắt đầu làm quen với bàn phím từ lớp 3 thơng qua bài: Bàn phím
máy tính. Các em được quan sát trực tiếp bàn phím và ghi nhớ tên các hàng
phím trong khu vực chính của bàn phím:

và một số phím được gọi là phím điều khiển, phím đặc biệt.

- Hướng dẫn các em phân biệt hàng phím cơ sở với các hàng phím khác ở

chỗ: hàng phím cơ sở nằm ở vị trí trung tâm của bàn phím chứa hai phím
7


có gai là phím F và phím J dùng để đặt hai ngón tay trỏ của tay trái và tay
phải. Khi soạn thảo văn bản các ngón tay ln ln đặt lên hàng phím cơ sở
(A, S, D, F, J, K, L, ;).
2. Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và
tư thế ngồi đúng
* Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón
- Đó là tốc độ gõ nhanh hơn và gõ chính xác hơn, hình thành tác phong làm
việc chun nghiệp với máy tính.
- Kỹ năng gõ mười ngón sẽ giúp con người khi làm việc với máy tính
“thốt ly” khỏi việc gõ, cho phép tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh
phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
* Tư thế ngồi đánh máy vi tính đúng
Để có thể gõ được 10 ngón nhanh nhất mà khơng cần phải nhìn bàn phím
máy tính, một yếu tố cũng khá quan trọng nhưng chưa nhiều người để ý
đến, đó là tư thế ngồi máy vi tính. Có nhiều người thường ngồi vẹo, ngồi
nghiêng, ngồi cao quá hoặc thấp quá,... Như thế không những không tốt đối
với sức khỏe của chúng ta mà nó cịn làm giảm tốc độ đánh máy của các
bạn. Các bạn cần ngồi với tư thế như sau:
- Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng.
- Luôn giữ cho khủy tay bẻ cong ở góc bên phải.
- Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính.
- Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình
máy tính.
- Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.
3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ mười ngón
- Trước hết hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo văn bản Word để

luyện tập gõ phím.
- Nêu nguyên tắc khi luyện tập để học sinh có thể tự rèn luyện ở nhà hoặc
tự giác kết hợp rèn luyện trong các bài thực hành khác:

8


+ Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
+ Nhìn thẳng vào màn hình và khơng nhìn xuống bàn phím.
+ Gõ phím nhẹ nhưng dứt khốt.
+ Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định
- Cho học sinh quan sát các hình ảnh để nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách
các phím sau đó gõ theo mẫu. Việc này vô cùng quan trọng và không bao
giờ được đặt tay khác với hướng dẫn.

(Cách đặt tay để đánh máy 10 ngón)

- Ở bàn phím có 2 phím đặc biệt là F và J, trên 2 phím này ở bất kỳ máy
tính nào cũng có 2 nút sần lên, bạn hãy đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F,
ngón trỏ tay phải lên phím J.
- Sau khi đặt 2 ngón trỏ xong rồi, bạn lần lượt hạ các ngón cịn lại theo thứ
tự: Tay trái: F, D, S, A – Tay phải: J, K, L, ;
Xác định ngón nào gõ phím nào và khơng bao giờ lấn sang vị trí của ngón
khác (Màu sắc của các phím và màu sắc ở móng tay trong hình để chỉ ngón
tay nào gõ phím nào)

9


- Việc xác định ngón tay nào gõ những phím nào rất đơn giản, sau khi đã

đặt ngón tay đúng vị trí như ở trên, bạn sẽ quy định, mỗi ngón tay sẽ gõ các
phím trên và dưới nó theo chiều dọc, được quy định màu như ở hình vẽ
trên. Riêng 2 ngón trỏ phải gõ tới 6 phím.
- Sau khi học sinh luyện tập đầy đủ các phím ở tất cả các hàng phím yêu
cầu học sinh thống kê theo mẫu sau để ghi nhớ các ngón tay sẽ phụ trách
các phím trên bàn phím.
Bàn tay trái

CÁCH GÕ MƯỜI NGĨN
Các phím cần
Bàn tay

Các phím cần gõ


phải
Số 4, R, F, V, số Ngón trỏ
5, T, G, B.
Số 3, E, D, C
Ngón giữa
Số 2, W, S, X
Ngón áp út
Số 1, Q, A, Z
Ngón út

Ngón trỏ

Số 6, Y, H, N, số 7,
U, J, M.
Ngón giữa

Số 8, I, K, dấu phẩy
Ngón áp út
Số 9, O, L, dấu chấm
Ngón út
Số 0, P, dấu chấm
phẩy, dấu gạch chéo
Ngón cái
Phím cách
Ngón cái
Phím cách
- Cho học sinh quan sát lại bàn phím và phát hiện ra điểm đặc biệt giữa các
phím cần gõ và các ngón tay từ đó học sinh dễ nhớ nhất. Điểm đó là: mỗi
ngón tay sẽ phụ trách một đường chéo trên bàn phím. Riêng ngón tay trỏ
thì phụ trách hai đường chéo của bàn phím.
- Lưu ý đối với các phím chứa hai ký hiệu ta sẽ giữ phím Shift để gõ ký
hiệu trên. Nếu phím đó thuộc về phía tay phải thì ngón út tay trái ta sẽ giữ
phím Shift và tay phải gõ phím đó và ngược lại để cả hai tay đều làm việc
tránh tình trạng khi gõ những phím này học sinh chỉ dùng một tay để gõ. Ví
dụ phím

muốn gõ dấu (<) ta dùng ngón út tay trái giữ phím Shift ngón
<
,

10


giữa tay phải gõ phím này hay phím

muốn gõ dấu (!) thì ngón út tay

!
1

phải giữ phím Shift và ngón út tay trái gõ phím.
4. Sử dụng phần mềm Kiran’s typing Tutor để luyện gõ phím
a. Khởi động: Nháy đúp lên biểu tượng của phần mềm
- Phần mềm Kiran’s typing Tutor được sử dụng cho học sinh lớp 3, giao
diện của chương trình này như sau:

- Nháy chuột vào nút lệnh

hoặc

để thốt khỏi chương trình.

b. Đăng kí:
- Trước khi bắt đầu ta luyện gõ tập bàn phím phải ghi tên đăng kí. Em di

chuyển chuột vào ơ

rồi nhập tên của mình.

- Nếu đã đăng kí rồi thì chỉ cần nháy chuột vào nút lệnh

mình trong danh sách

.

c. Luyện tập:


11

rồi chọn tên


Bước 1:
Nháy chuột vào biểu
tượng Typing practice
để chuyển sang cửa sổ
tập luyện

Bước 2:
Màn hình Typing Practice
hiện ra trong ơ Course chọn
một trong các hàng phím từ
danh sách để rèn luyện gõ
bàn phím

Các hàng phím để luyện tập
Tên bài luyện tập
Homekeys – Qwerty
UpperKeys - Qwerty
LowerKey - Qwerty
NumbericKey - Qwerty

Tên hàng phím
Hàng phím cơ sở
Hàng phím trên
Hàng phím dưới
Hàng phím số


12


Bước 3:
Gõ bằng 10 ngón theo
đúng kí tự hiện ra trong
ơ màu trắng.
- Trong chương trình cịn cung cấp một số thơng tin giúp em như
Tên bài luyện tập
Độ chính xác khi gõ
Vị trí các ngón tay trên bàn phím
- Ngồi ra phần mềm cịn có các chức năng, cho học sinh tự chọn và thực
hành
Game luyện gõ phím

Luyện gõ phím số

Gõ phím cho trẻ em

Bài kiểm tra gõ phím

Bài luyện gõ

13


- Một thực tế là học sinh tự hướng dẫn cho nhau rất nhanh nên tận dụng đặc
điểm này, sau khi thao tác mẫu cho cả lớp cùng quan sát tơi đã phân nhóm
học sinh sao cho trong nhóm các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau.

- Hướng dẫn học sinh cách theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả lẫn nhau
giữa các nhóm hoặc giữa các học sinh trong nhóm tạo khơng khí thi đua
học tập, lớp học sơi nổi, có hiệu quả. Khuyến khích các em về nhà tự giác
luyện tập các bài tập từ dễ đến khó trong phần mềm để chuẩn bị tốt cho
việc học soạn thảo văn bản ở học kỳ II.
5. Củng cố việc gõ mười ngón thơng qua soạn thảo văn bản
- Trong chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - tất cả các bài thực hành đều phải gõ
văn bản đây là điều kiện tốt nhất để học sinh ôn luyện lại các thao tác gõ
mười ngón, thấy được tác dụng thiết thực của việc gõ mười ngón. Chỉ khi
nào gõ được mười ngón thì mới hồn thành bài thực hành một cách nhanh
chóng, chính xác, có nhiều thời gian cho việc khám phá các công cụ, các
cách làm khác nhau trong Word.
- Cũng với phương pháp thi đua thực hành theo nhóm (hoặc cá nhân) và
thơng báo ai hồn thành trước sẽ có thưởng (có thể là hình thức thưởng
điểm hoặc thay thế cho điểm đã có bằng điểm mới cao hơn) tôi chia nội
dung thực hành ở các bài ra thành hai phần: phần thứ nhất – gõ văn bản và
phần thứ hai – định dạng văn bản, chèn hình ảnh hay nội dung cụ thể trong
bài. Qua đó thấy rằng học sinh rất hào hứng và thi đua nhau học tập.
6. Ngoài ra giới thiệu phần mềm gõ 10 ngón Tyer Shark, Mario, hoặc
các phần mềm gõ online trên mạng Internet…
TYER SHARK là phần mềm Games vừa có tính giải trí vừa rèn gõ 10 ngón
rất hiệu quả.
- Giao diện phần mềm như sau:

14


- Nháy vào dòng chữ Click here to continue để tiếp tục giao diện có 3
mức cho học sinh lựa chọn


ADVENTURE: Giết cá mập theo từng đàn và sưu tập kim cương.
ABYSS: Như trên nhưng ở mức cao hơn.
TYPING TUTOR: Luyện gõ bàn phím theo từng bài.
- Ở lựa chọn ADVENTURE và ABYSS: thì nhiệm vụ của người chơi là
đối mặt với lũ cá mập, cá ăn thịt người và những lồi sinh vật biển khác.
Trên mình của con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của
chú cá gần mình nhất, nếu đúng chú cá sẽ biến mất cứ như vậy khi bắt hết
cá các em sẽ nhặt được kim cương dưới đáy biển. (Có bảy vùng biển cho
học sinh khám phá). Phần mềm này u cầu học sinh gõ nhanh, chính xác
nếu khơng muốn bị những chú cá ăn thịt người nuốt chững.

15


ABYSS: Như trên nhưng ở mức cao hơn.

Việc đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh được thể hiện ở việc học sinh
có chinh phục được lũ cá mập hung dữ để đi đến vùng biển khác hay
không.
TYPING TUTOR: học sinh sẽ lựa chọn luyện gõ bàn phím theo từng kí tự,
từng nhóm từ hoặc từng bài.

16


Ngồi ra cịn có rất nhiêu phần mềm luyện gõ 10 ngón như: 10 Finger
BreakOut, Rapid Typing Tutor, Typing Trainer…
7. Sự chăm chỉ luyện tập của các em
Điều quan trọng nhất góp phần vào sự thành cơng hay khơng đó là sự ý
thức học tập rèn luyện và không nản chí của các em. Người xưa từng nói

“Trăm hay khơng bằng tay quen” hay “Cần cù bù thông minh”.
V. Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích của việc thực nghiệm.
- Việc sử dụng các biện pháp thông qua cách dạy từng tiết học giúp các
em phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc sâu kiến thức và tiết thực hành
hiệu quả hơn.
- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác,
trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và
thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
2. Giáo án minh hoạ.

BÀI 5: EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
I. Mục tiêu
* Kiến thức:
+ Biết cách gõ phím bằng 10 ngón tay
+ Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón.
* Kỹ năng:
- Đặt đúng tay khi gõ phím.
- Thực hiện thành thạo thao tác di chuyển các ngón tay khi gõ phím,
Sử dụng được mười ngón tay để gõ kết hợp các hàng phím.
* Thái độ:
- Rèn tính chăm chỉ, phát huy tính độc lập, thái độ học tập nhóm.
- Thái độ nghiêm túc khi gõ phím, tư thế ngồi và cách gõ phím khoa
học đúng theo quy định.
II. Phương pháp, phương tiện
17


1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, minh họa.
2. Phương tiện:

* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (HD học tin học quyển 2), phịng máy
tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (2’)
2. Bài cũ (5’)
- Lên chỉ vị trí của các hàng phím? Và đặt tay lên bàn phím theo đúng quy
định? - Hs thực hiện, hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Gv giới thiệu bài mới (1’)

- Hs lắng nghe

Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen
với bàn phím máy tính, hơm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu việc gõ bàn phím như thế nào
cho nhanh cho đúng nhé
- Gv ghi tựa đề

- Hs ghi chép

A. HĐ cơ bản (30’)
1. Cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay
+ Chúng ta đặt tay lên bàn phím như thế  Đặt tay lên hàng cơ sở, mỗi
nào?


ngón 1 phím.

- Gọi 1 hs trả lời, 1 hs khác nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe.

- Gv nhận xét và thống nhất:

- Hs lắng nghe, ghi chép

- Các ngón tay ln đặt lên các phím xuất
phát ở hàng phím cơ sở.
- Đặt ngón trỏ trái của tay trái lên phím F
, các ngón cịn lại đặt lên các phím A S

18


D
- Đặt ngón trỏ phải lên phím J , các ngón
cịn lại đặt lên các phím K L ;

 Gv làm mẫu đặt tay trên bàn phím

- Hs quan sát

- Gọi 2 học sinh lên thực hiện

- Hs thực hiện


- Cả lớp tự đặt tay lên bàn phím rời.

- Cả lớp thực hiện

 Gv quan sát và sửa sai cho học sinh.
* BT áp dụng:
- Cho HS đọc thông tin trong SGK trang
23
- Điền các chữ còn thiếu vào bảng dưới và
so sánh kết quả với bạn
Bàn tay trái
Phím
Ngón
Caps Lock, Shift
Út
1. Q, A, Z
2. W, S, X
Giữa
Trỏ
Phím cách

- HS đọc thơng tin trong SGK
trang 23
- HS điền các chữ cịn thiếu vào
bảng dướivà so sánh kết quả
với bạn

Bàn tay phải
Phím

Enter, Shift
O, P

Ngón
Áp út

7, U, J, M
8, I, K, <
6, Y, H, N
- HS hoạt động theo cặp.
- Hoạt động theo cặp.
- Một em đọc tên phím – một em gõ phím - Một em đọc tên phím – một
em gõ phím và ngược lại
và ngược lại
2.Tập gõ bàn phímvới phần mềm
Kiran’s typing Tutor
- Cả lớp quan sát
- GV thao tác mẫu
* Các thao tác để luyện tập với phần mềm

19


B1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng
trên màn hình nền để khởi độngKiran’s
typing Tutor.

B2: Gõ tên em hoặc chọn tên trong mục
User Name
B3: Nháy chọn mục Typing Practice

B4: Nháy chọn mục Course để chọn hàng
phím gõ
B5: Tập gõ phím bằng 10 ngón tay theo
các kí tự hiện trên khung trên
B. Thực hành (40’)
HĐ 1: Luyện gõ với PM Word.
- Chia lớp thành 7 nhóm nhỏ để thi đua
luyện tập.
* Y/c hs mở phần mềm word rồi phát

- Hs chia nhóm

phiếu bài tập cho 7 nhóm thực hành

- Hs khởi động PM và nhận

T1. Tập gõ hàng phím cơ sở

phiếu thi đua

T2. Tập gõ hàng phím cơ sở và phím trên
T3. Tập gõ hàng phím cơ sở và phím trên
và hàng phím dưới.
T4. Tập gõ hàng phím cơ sở và phím
trên, phím dước, phím số.
T5. Luyện gõ các từ đơn giản.
T6. Sử dụng phím shift.
T7. Ơn tập gõ theo mẫu
- Gv hướng dẫn
- Hs chú ý quan sát, theo dõi


- Gv quan sát, sửa sai (nếu có)
- Gv nhận xét tiết học rút ra những lỗi hay

- Hs lắng nghe

mắc phải
- Gv tuyên dương, khen gợi các nhóm

- Cả lớp lắng nghe

hoàn thành xong trước.
HĐ 2: Luyện gõ với PM Kiran’s typing

20


Tutor
- Yêu cầu hs khởi động phần mềm
Kiran’s typing Tutor

- Hs khởi động.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn bài
tập gõ với phần mềm Kiran’s typing Tutor - Hs lắng nghe.

- Giáo viên làm mẫu.
- Quan sát hs thực hành, kịp thời uốn
nắn những lỗi sai mà học sinh thường gặp - Hs quan sát.
phải.

- Học sinh thực hành
- Hd hs thực hành pm Tyer Shark (nếu
còn thời gian)
 Gv nhận xét giờ thực hành.

- Hs thực hành nếu còn thời
gian
- Hs lắng nghe

IV. Củng cố, dặn dò (2’)
1. Củng cố:
- Xem toàn bộ lại nội dung đã học.
2. Dặn dò:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài sau.

21


C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
- Tìm tịi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài cho học
sinh.
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao tay nghề nghiệp vụ.
- Thăm lớp, dự giờ, học tập phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
- Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
II. Hiệu quả của đề tài:
- Việc ứng dụng các biện pháp này một cách nghiêm túc giúp cho
học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn,
kỹ năng thực hành và thao thác với bàn phím từng bước được cải thiện.
- Đối với học sinh tôi nhận thấy việc thực hành với các phần mềm có

tính giải trí giúp các em rất thích thú, học sinh học tập tích cực, hào hứng
hơn trong mỗi giờ thực hành.
Bảng tổng hợp chất lượng môn tin học sau khi thực hiện đề tài
Kĩ năng gõ bàn phím
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Số học sinh
3/35
24/35
8/35
0/35

Tỳ lệ
8.6%
68.6%
22.8%
0%

Nhận xét
Tăng 8.6%
Tăng 11.5%
Giảm 17,2%
Giảm 2,9%

III. Các đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
1. Những đề xuất
- Tăng cường trang thiết bị dạy học: Đủ số lượng trong đó có cả dự

phịng để thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá. Sửa chữa, bổ sung kịp
thời những thiết bị hư hỏng.
- Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng cơng
nghệ thơng tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy.
- Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ.

22


2. Khuyến nghị áp dụng
- Nếu giáo viên sử dụng thường xuyên những biện pháp này sẽ giúp
học sinh ghi nhớ lý thuyết tốt hơn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn thực
hành, nâng cao kĩ năng gõ bàn phím, cải thiện tình trạng gõ bàn phím bằng
một ngón.
- Nên áp dụng trong các giờ thực hành ở lớp cũng như ở nhà.
- Tạo khơng khí sơi động, phấn khởi, có hứng thú hơn học tập, nâng
cao tinh thần đồn kết…
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Thu Hà

MỤC LỤC

23


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang


I. Lý do chọn đề tài…………………………………………...………….….1
II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..….2
II III. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………...2
IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….…...……...2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận………………………………………….…………………....3
II. Cơ sở thực tiễn……………………………………….….………….....….3
III. Thực trạng……………………………………………………………..…5
IV. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài………………....6
1. Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính……………...6
2. Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và
tư thế ngồi đúng……………………………………………………….…...6
3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ mười ngón……………………….…...7
4. Sử dụng phần mềm Kiran’s typing Tutor để luyện gõ phím……………...9
5. Củng cố việc gõ mười ngón thơng qua soạn thảo văn bản…………13
6. Ngồi ra giới thiệu phần mềm gõ 10 ngón TYER SHARK, Mario hoặc các
phần mềm gõ online trênmạng Internet………………………………….13
7. Sự chăm chỉ luyện tập của các em…………………………………….16
V. Thực nghiệm sư phạm…………………………………………………..16
1. Mục đích của việc thực nghiệm………………………………............16
2. Giáo án minh hoạ……………………………………………………..16
C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………..21
II. Hiệu quả của đề tài………………………………………………...........21
III. Các đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng…………………………...21
1. Những đề xuất……………………………………………………....21
2. Khuyến nghị áp dụng………………………………………………22

24




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×