Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương dt84 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.97 KB, 59 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NƠNG LÂM NGƢ
------------

HỒNG THỊ HẰNG

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG KALI
ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DT84 VỤ XUÂN 2008
TẠI NGHI PHONG - NGHI LỘC - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

VINH - 1.2009


2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt
q trình thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy,
cô giáo tổ bộ môn Nông học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi hồn thành Khố
luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GV. KS. Phan Thị Thu Hiền
thuộc tổ bộ mơn Nơng học dã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tơi có thể hồn thành q trình thực tập của mình.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến gia đình, tập thể lớp
45K2 - KS. Nơng học và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thời gian thực tập vừa qua.



Vinh, ngày tháng năm 2009
Sinh viên
Hoàng Thị Hằng


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2008 tại Nghi
Phong - Nghi Lộc - Nghệ An” là do chính tơi thực hiện, khơng có sự gian lận hay
sao chép trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thu được được thực hiện theo đúng
phương pháp nghiên cứu khoa học.

Vinh, ngày tháng năm 2009
Sinh viên
Hoàng Thị Hằng


4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CT:

Công thức

đ/c:


Đối chứng

LAI:

Chỉ số diện tích lá

TN:

Thí nghiêm

NSCT:

Năng suất cá thể

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực tế


5

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các công thức nghiên cứu .................. 25
Bảng 3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức(cm)................. 26

Bảng 3.1.3. Tốc độ ra lá ( lá/tuần) của các công thức ................................................ 30
Bảng 3.1.4. Diện tích lá(S) và chỉ số diện tích lá(LAI) của các công thức................ 33
Bảng 3.1.5. Số lượng nốt sần của các cơng thức (nốt sần) ........................................ 35
Bảng 3.1.6. Động thái tích luỹ chất khô của các công thức (g/cây) ........................... 37
Bảng 3.2. Tình hình sâu bệnh hại, khả năng chống đổ, tách quả của các công thức 40
Bảng 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức ................................. 42
Bảng 3.3.2. Năng suất của các công thức .................................................................... 45


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Biểu đồ 1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức .......................... 27
Biểu đồ 2. Tốc độ ra lá của các cơng thức ................................................................... 30
Biểu đồ 3: Diện tích lá của các công thức qua 3 thời kỳ ............................................ 33
Biểu đồ 4: Nốt sần của các công thức qua 3 thời kỳ .................................................. 35
Biểu đồ 5: Khối lượng chất khô của các công thức qua 3 thời kỳ ............................. 38
Biểu đồ 6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ................................................ 46
.


7
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
2.1. Mục đích.......................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu............................................................................................................ 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ................................. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ........................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới....................................... 7
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ................................. 9
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam............................................. 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ..................................... 10
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An ..................................................... 12
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 13
1.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................ 13
1.2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................... 13
1.2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.3. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời giam nghiên cứu ................................ 15
2.3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................ 15
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 15
2.4. Cơng thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................ 16
2.4.1. Cơng thức thí nghiệm .......................................................................... 16
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 16
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng............................................................................ 17
2.5.1. Thời vụ gieo ........................................................................................ 17
2.5.2. Mật độ gieo.......................................................................................... 17
2.5.3. Bón phân ............................................................................................. 17
2.5.4. Chăm sóc ............................................................................................. 17


8
2.5.5. Thu hoạch ............................................................................................ 17
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................... 18
2.6.1. Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ........................................................ 18

2.6.2. Chỉ tiêu về tính chống chịu ................................................................... 19
2.6.3. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................... 20
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 22
2.8. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 22
2.8.1.Đặc điểm tự nhiên của Nghệ An .......................................................... 22
2.8.2.Đặc điểm tự nhiên của Nghi Lộc ......................................................... 22
2.8.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nghệ An ..................................................... 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát
triển của đậu tương........................................................................................ 24
3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm .............................................................. 24
3.1.2. Chiều cao cây ..................................................................................... 25
3.1.3. Tốc độ ra lá ....................................................................................... 29
3.1.4. Diện tích lá (S) và chỉ số diện tích lá (LAI) ...................................... 32
3.1.5. Khả năng hình thành nốt sần.............................................................. 34
3.1.6. Khả năng tích lũy chất khô ................................................................ 36
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến khả năng chống chịu............................ 39
3.2.1.Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ................................................................ 40
3.2.2. Khả năng chống đổ và tính tách quả .................................................. 41
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất đậu tương ...................................................................................... 41
3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất .......................................................... 41
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến năng suất đậu tương ................. 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 48
1. Kết luận ............................................................................................................ 48
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 48


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương (Glycine max (L) Merill), thuộc họ Đậu (Fabaceae) còn gọi là cây
đậu nành, là một loại cây trồng có từ lâu đời được xem là loại “cây kỳ lạ”, “vàng
mọc từ đất”, “cây thay thịt”, “cây đỗ thần”… Sở dĩ đậu tương được người ta đánh
giá cao như vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó.
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình
khoảng từ 38 - 40%, lipit từ 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng. Đậu
tương là hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protit và lipit,
được xem là thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người. Protein của đậu tương
có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật - Hàm lượng protein từ 38 40% là cao hơn cả ở cá, thịt và cao gấp hai lần hàm lượng protein có trong các loại
đậu đỗ khác. Hàm lượng của các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin,
sistein, sixtin... của đậu tương rất gần với hàm lượng của các chất này của trứng.
Hàm lượng của cazein, đặc biệt là của lizin rất cao, gần gấp rưỡi trứng.
Trong hạt đậu tương cịn có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng
của vitamin B1 và B2, ngồi ra cịn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C... và các
loại muối khoáng khác rất cần cho dinh dưỡng của người và động vật.
Do đó mà từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm
khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng các phương pháp cổ truyền, thủ
công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men... như làm giá, bột, tương, đậu
phụ, chao, tào phở, sữa đậu nành, xì dầu... đến các sản phẩm cao cấp khác như cà
phê đậu tương, sôcôla - đậu tương, bánh kẹo, patê, thịt nhân tạo...
Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen, có tác
dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột, làm thức ăn tốt cho người bị bệnh đái
tháo đường, thấp khớp, mới ốm dậy hoặc do lao động quá sức.
Ở nhiều nước phát triển người ta còn sử dụng đậu tương vào các ngành công
nghiệp khác như chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phịng, chất dẻo, tơ nhân
tạo, chất đốt lỏng, dầu bơi trơn trong ngành hàng không …



10
Cây đậu tương cịn được đánh giá cao trong cơng nghiệp thức ăn gia súc,
chiếm 60% giá trị toàn bộ thức ăn có đạm. Bột đậu tương sau khi đã ép lấy dầu, bã
dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu đạm để nuôi gia súc, gia
cầm theo hướng công nghiệp. Thân, lá cây đậu tương có thể dùng làm thức ăn gia
súc, gia cầm rất tốt.
Đặc biệt đậu tương là cây trồng thuộc họ đậu nên có khả năng cải tạo đất, cố
định đạm khí trời làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần
(Rhizobium) và bộ rễ. Trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn nốt sần này có thể
tích luỹ được một lượng đạm tương đương từ 20 - 25kg ure/ha. Do vậy có thể nói
mỗi nốt sần như một “nhà máy phân đạm tí hon”
Nước ta đã và đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, việc
đưa cây đậu tương vào sản xuất với vai trò là cây trồng chủ lực, là yếu tố đảm bảo
sự phát triển bền vững sinh thái nông nghiệp và phát triển kinh tế. Văn kiện Đại hội
V của Đảng Cộng sản Việt Nam tập 2, trang 37 đã ghi: “Đậu tương cần được phát
triển mạnh mẽ để tăng nguồn đam cho người và gia súc, đất đai và trở thành một
loại hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng [3].
Do ý nghĩa nhiều mặt của cây đậu tương nên trong những năm gần đây nó
càng được chú trọng và phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các cơng trình
nghiên cứu chủ yếu nhằm tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu của con người.
Để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của đậu tương thơng
qua tác động, hiệu quả của việc bón phân kali chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống
đậu tương DT84 vụ Xuân 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống đậu tương DT84.
- Thơng qua kết quả nghiên cứu được có thể tìm ra được liều lượng Kali

thích hợp đối với giống đậu tương DT84.


11
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của giống đậu tương DT84.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến khả năng chống chịu của
giống đậu tương DT84.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu tương DT84.


12
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới
Do khả năng thích ứng rộng, hiện nay cây đậu tương đã được trồng ở nhiều
nước trên khắp các châu lục. Tính đến năm 2001, diện tích trồng đậu tương của thế
giới là 76,8 triệu ha, tập trung nhiều nhất ở Châu Mỹ (chiếm 73,3%), tiếp đến là
Châu Á (chiếm 23,15%). Các nước có diện tích trồng đậu tương lớn nhất là: Mỹ,
Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản và Liên Xô cũ [13].
Thời kỳ năm 1990 -1992 so với thời kỳ năm 1970 -1981 sản lượng đậu tương
trên thế giới bình quân trong những năm 1990 - 1992 là 1.974 kg/ha, tăng so với
thời kỳ từ 1970 - 1981 là 15%
Năm 1992 (theo FAO) các nước trồng diện tích là:
Mỹ: 23,6 triệu ha
Braxin: 10 triệu ha

Trung Quốc: 7,5 triệu ha
Achentina: 4,7 triệu ha
Những nước có năng suất trung bình cao là:
Italia: 3.585 kg
Mỹ: 2.503 kg
Achentina: 2.322 kg
Braxin: 2.034 kg
Trong những năm 1995 - 1997 cây đậu tương khơng ngừng tăng về diện tích,
năng suất và sản lượng.


13
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm 1995
Nước

Năm 1997

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng

Thế giới

62405

2035

126387

67160


2107

146700

Mỹ

24938

2367

59248

28253

2622

74240

Achentina

5934

2045

12133

6366

1730


21500

Braxin

11658

2200

25651

11299

2315

26536

Trung Quốc

8131

1667

13511

8385

3188

13108


Ấn Độ

4887

910

4479

5100

863

5350

Thái Lan

275

1641

451

280

1418

379

Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2001 diện tích trồng đậu tương của
thế giới tăng 27,61 triệu ha và sản lượng tăng 81,52 triệu tấn. Trong 5 năm gần

đây diện tích trồng đậu tương tăng bình qn 3,54%. Từ những năm 90, một số
nước đã có năng suất cao như: Braxin năng suất bình quân đạt 1,73 tấn/ha, ở Mỹ
đạt 2,28 tấn/ha [7].
Năm 2003, năng suất đậu tương của Trung Quốc trung bình đạt được là 1,74
tấn/ha, các nước cịn lại trong khu vực có năng suất thấp là: Ấn Độ (1,05 tấn/ha),
Thái Lan (1,22 tấn/ha) và Indonexia (0,8 tấn/ha) [12].
Theo nguồn thống kê từ FAOSTAT Statistics Division 2006. Sản lượng đậu
tương của thế giới đạt 228,4 triệu tấn, tăng 4,82% so với 217,89 triệu tấn của năm
2005. Trong đó Mỹ là nước dẫn đầu về sản xuất đậu tương. Diện tích trồng đậu
tương của Mỹ năm 2006 là 23,3 triệu ha, sản lượng 86 triệu tấn và năng suất đạt
2,87 tấn/ha. Tiếp đó là Braxin, có diện tích trồng đậu tương là 21,0 triệu ha, giảm so
với 22 triệu ha của năm 2005, sản lượng đạt 56,0 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với
năm trước và năng suất là 2,67 tấn/ha. Một nước khác ở Nam Mĩ có diện tích trồng
đậu tương lớn nữa là Achentina, năm 2006 diện tích trồng đậu tương của nước này
là 12,4 triệu ha, tăng 20 ngàn ha so với năm trước, sản lượng đạt 41,3 triệu tấn, tăng
800 ngàn tấn và năng suất là 2,68 tấn/ha. Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện


14
tích trồng đậu tương lớn nhất. Năm 2006 nước này trồng 8,8 triệu ha, sản lượng đạt
15,6 triệu tấn. Những nước có sản lượng đậu tương cao là Ấn Độ 7,3 triệu tấn,
Paragoay 4,7 triệu tấn Canada 3,5 triệu tấn.
Dự báo tổng sản lượng đậu tương thế giới năm 2008/09 sẽ đạt 237,80 triệu
tấn, tăng 19,00 triệu tấn (8,68%) so với sản lượng năm 2007/08. Trong đó, sản
lượng của các nước dự báo đạt (đơn vị: triệu tấn): Mỹ 81,65; Braxin 64,00;
Achentina 48,00; Trung Quốc 16,00; Ấn Độ 8,70; Paragoay 7,20; Canađa 3,06 và
các nước khác 9,19. (Oilseeds: WM&T, July 2008).
Dự báo sản lượng đậu tương của Braxin sẽ đạt kỷ lục mới 64,0 triệu tấn
trong năm 2008/09, tăng 3,0 triệu tấn (4,92%) so với kỷ lục cũ 61,0 triệu tấn của
năm 2007/08 nhờ tăng diện tích. Diện tích đậu tương dự báo đạt 22,5 triệu ha,

tăng 1,2 triệu ha so với năm 2007/08; năng suất đậu tương dự báo đạt 2,84
tấn/ha, giảm nhẹ so với 2,86 tấn/ha của năm 2007/08 (WAP, July 2008).
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu tương của nước này
năm 2008/09 sẽ đạt 81,65 triệu tấn, tăng 11,29 triệu tấn (16,05%) so với sản
lượng năm 2007/08, tuy nhiên vẫn còn thấp so với sản lượng 86,77 triệu tấn của
năm 2006/07. Diện tích đậu tương dự báo đạt 29,19 triệu ha, tăng so với 25,42
triệu ha của năm 2007/08; năng suất sẽ đạt 2,80 tấn/ha so với 2,77 tấn/ha của
năm 2007/08.(WAP, July 2008).
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu tương năm 2008/09
của Trung Quốc sẽ đạt 16,0 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn (19%) so với sản lượng
năm 2007/08. Diện tích gieo trồng đậu tương dự báo đạt 9,4 triệu ha, tăng 0,7
triệu ha (8%) so với năm 2007/08; năng suất sẽ đạt 1,70 tấn/ha, tăng so với
1,55 tấn/ha của năm 2007/08. (WAP, July 2008).
Sản lượng đậu tương của Ấn Độ năm 2008/09 dự báo đạt 8,7 triệu tấn,
giảm 0,6 triệu tấn (6%) so với sản lượng kỷ lục 9,3 triệu tấn của năm 2007/08,
tuy nhiên sẽ vẫn là mức sản lượng cao thứ hai trong lịch sử. Diện tích đậu
tương dự báo đạt kỷ lục 9,1 triệu ha, tăng 0,3 triệu ha (3%) so với năm


15
2007/08; năng suất đậu tương sẽ đạt 0,96 tấn/ha, giảm so với 1,06 tấn/ha của
năm 2007/08 (WAP, July 2008) [23].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới
Sau dinh dưỡng (N), kali (K) là nguyên tố được hấp thu đứng hàng thứ 2 về
số lượng ở cây đậu tương. Một tỷ lệ lớn kali được cây đậu hấp thu năm trong hạt
đậu, vì vậy hàng năm lượng kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng là rất lớn. Trung bình có
khoảng 20 kg K2O trong 1 tấn hạt đậu, như vậy nếu năng suất chỉ 2 tấn, thì mỗi năm
lượng kali mất đi theo hạt đậu sẽ là 40 kg K2O. Chính vì đặc điểm này mà trong các
năm 86/87 hầu hết các nông trại trồng đậu ở bang Sao Paulo, Braxin bị ảnh hưởng
bởi tình trạng thiếu kali.

Do việc sử dụng lâu dài các loại phân nghèo kali cho đậu tương như việc bón
300 kg/ha loại 0 - 20 - 10 hay 4 - 30 - 10 nên chỉ cung cấp được khoảng 30 kg K2O,
trong khi với năng suất khi đó khoảng 1,8 tấn/ha, thì việc thiếu kali đã ngày càng trở
nên phổ biến. Ngày nay năng suất đậu tương ở đây trung bình khoảng 2,6 tấn/ha thì
nhu cầu kali của mỗi vụ càng cần được nâng lên hơn nữa.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đồng ruộng hiện nay ở đây đang khuyến
cáo bón cho thời kỳ lót 30 kg K2O/ha, sau đó bón thúc tiếp 30 - 40 kg/ha ở thời
kỳ 35 ngày sau trồng. Cách bón này đặc biệt thích hợp cho các vùng đất cát nhẹ
dễ bị rửa trôi.[27].
Nếu xét về tổng lượng dinh dưỡng mà cây đậu tương lấy đi để cho năng
suất 1 tấn hạt thì lượng đạm sẽ là 81 kg N, kali là 14 kg P2O5, 33 kg K2O, 18 kg
MgO, 24 kg CaO, 3 kg S, 366 g Fe, 90 g Mn, 61 g Zn, 25 g Cu, 39 g B, 7 g Mo.
Như vậy, nếu năng suất đậu tương đạt 3 tấn/ha thì riêng lượng phân đạm cây cần
đã là 240 kg N/ ha.
Ở Mỹ, người trồng đậu tương đang thực hành những kỹ thuật để có năng
suất trên 3 tấn/ha (tương đương 60 Bushel/acre, 1 Bushel bằng 20 kg). Với năng suất
3,5 tấn/ha cây đậu tương cần khoảng 280 kgN/ha để vận chuyển về hạt đậu đang lớn
trong suốt thời kỳ tích luỹ vào hạt. Bón đạm muộn trong thời kỳ tích luỹ hạt sẽ giúp
cung cấp bổ sung cho nhu cầu này.


16
Để kiểm chứng lại lý lẽ trên, tiến sĩ R.E. Lamond và T.L. Wesley đã tiến
hành thí nghiệm bón bổ sung N trong thời kỳ lớn trái trên cây đậu tương trong các
năm 1994-1995 tại 4 địa điểm có tưới:
- Các địa điểm thí nghiệm bao gồm: Jhonson County; Shawnee County;
Reno County; Stafford County.
- Liều lượng N bao gồm: 0 - 22,7 - 45,4 kgN/ha, bón vào thời kỳ sinh trưởng
R3 (tức lúc những quả đầu dài 0,64 - 1,27 cm).
- Loại phân N bao gồm: Urea ammonium nitrate (UAN); Urea; Urea +

NBPT; Ammonium Nitrate (NH4NO3).
Cả 4 vùng trên đều nằm trong hệ luân canh đậu nành - bắp và được quản lý
sản xuất tối thích. Giống trồng trong các vùng có khác nhau, gồm các giống Asgrow
A4138, Asgrow A3935, Asgrow A3834, Resnick, KS3494. Khoảng cách hàng gồm
76,2 cm; 91,44cm; 19,05cm. Đất thí nghiệm có pH từ 6,7 đến 7,7; có hàm lượng lân
từ 31 - 67 ppm, kali từ 130 - 305 ppm v.v.. Đất thí nghiệm được nhận định là có hàm
lượng P và K và các nguyên tố khác đủ đáp ứng cho bất cứ hệ thống canh tác năng
suất cao nào. Các xã viên hợp tác xã ở đây đã xây dựng được các mức dinh dưỡng P
và K từ cao đến rất cao cho đất trồng trong suốt thời kỳ thực hành bón phân cân đối.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bón phân N muộn vào thời kỳ quả lớn đã
làm tăng năng suất đậu tương có tưới có ý nghĩa thống kê ở 6 trong 8 điểm kể trên.
Các loại phân đạm đã thể hiện hiệu lực gần như nhau, trừ liều 45,4 kgN/ha của loại
phân UAN, vì đã gây ra cháy lá và giảm năng suất. Cách bón chung của thí nghiệm
này là bón qua lá với vịi phun quạt phẳng (flat fan nozzles) trên máy phun đeo vai.
Lượng nước sử dụng là khoảng 400 lít/ha.
Trong hầu hết các trường hợp, liều lượng sử dụng 22,7 kgN/ha là đủ để cho
năng suất tăng có ý nghĩa. Hai điểm thí nghiệm khơng có hiệu quả là những điểm có
năng suất thấp hơn 2,5 tấn/ha.
Từ kết quả này cho thấy với năng suất cao hơn 2750 kg/ha, cây đậu tương
không tự cung cấp đủ lượng N trong suốt thời kỳ quả lớn và việc áp dụng bón bổ
sung khoảng 22,7 kgN/ha như đã nói trên là cần thiết.


17
Với giá 4000 đ/kg đậu (5 đola/bushel) và giá 10.572 đ/kgN, mức lãi mang lại
là 1.400.000 đ/ha. Mức chi phí cho việc bón bổ sung là 240.000 đ/ha, đầu tư cho
22,7 kg N/ha chỉ với 1 lần phun.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương đã được phát triển từ rất sớm, ngay từ khi nó cịn

là một cây hoang dại sau được thuần hố và trồng như một lồi cây thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao. Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương ở nước
ta liên tục tăng, cùng với đó là năng suất và sản lượng cũng tăng đáng kể.
Về mặt diện tích: Cây đậu tương chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong diện tích gieo
trồng (1,5 - 1,6%). Xét về tốc độ thì tăng rất nhanh, nếu lấy năm 1976 làm mốc để
so sánh thì năm đó cả nước chỉ có 39,4 ngàn ha mà năm 1995 đã lên 133 ngàn ha,
tăng lên 337,56%. Phân tích tốc độ tăng diện tích của từng thời kỳ kế hoạch thì thấy
rằng thời kỳ 1976 đến 1980 tăng 123,8%, và năm 1985 tăng so với năm 1980 là
209%, năm 1990 tăng so với năm 1985 là 180,7% và năm 1995 tăng so với năm
1990 là 120,9%. Như vậy thời kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 1981 - 1985
với diện tích tăng lên 28,7 ngàn ha/năm [13].
Hiện nay ở nước ta, cây đậu tương được trồng ở khắp các vùng khác nhau.
Những vùng trồng đậu tương với diện tích lớn là Đồng bằng Sơng Cửu long, vùng
Đông Bắc (Cao Bằng), và Tây Bắc (Sơn La), vùng Trung du Bắc Bộ và vùng Đồng
bằng Sông Hồng [3].
Các tỉnh có diện tích trồng đậu tương tương đối nhiều là Đồng Nai (23.6000
ha), Đồng Tháp (60.000 ha), Hà Bắc (6.900 ha), Cao Bằng (5.900 ha), Đắc Lắc
(5.600 ha), Sơn La (4.600 ha) [14].
Ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất đậu tương sau các nước: Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tên và Thái Lan [1].
Năm 2000, sản lượng đậu tương của cả nước đạt được 149,3 nghìn tấn, gấp
4,7 lần so với năm 1980 và gấp 1,7 lần so với năm 1990, đạt tốc độ tăng trưởng


18
bình quân trong 20 năm qua là 7,7%/năm. Về năng suất đậu tương bình quân đã đạt
12,3 tạ/ha.
Năm 2001, diện tích đậu tương của nước ta là 130.300 ha, năng suất là 1.197
kg/ha, sản lượng 0.156 triệu tấn.
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lưọng đậu tương của cả nước năm 2003 - 2004

Năm 2003
Vùng

Năm 2004

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng

Miền Bắc

118,411

13,3

142,482

129,037

13,3

166,103

Miền Trung

7,726

12,2

9,458

7,376


13,1

9,649

Tây Nguyên

23,048

16,3

37,595

25,018

9,8

24,524

Miền Nam

47,229

16,3

77,194

53,531

14,1


97,327

( Theo Niên giám thống kê của Bộ NN và PTNT năm 2006)
Tuy nhiên, tổng sản lượng và năng suất đậu tương ở nước ta còn quá thấp,
chỉ bằng 52% năng suất bình quân của thế giới. Phương hướng phát triển đậu tương
của nước ta: “Đến năm 2005 phấn đấu đạt sản lượng 1 triệu tấn/năm, đến năm 2010
tổng sản lượng đạt được phải là 1,5 triệu tấn/năm” [1].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành chăn nuôi, công
nghiệp thực phẩm là rất lớn nên cây đậu tương ngày càng khẳng định được vai
trị, vị trí của mình trong nền Nơng nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất và
sản lượng đậu tương của nước ta còn rất thấp (chỉ bằng 52% năng suất bình qn
trên tồn thế giới).
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất đậu tương ở nước ta
rất được chú trọng. Tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích
ứng rộng, màu sắc thương phẩm đẹp và hàm lượng protein cao như: DT92, DT84,
DT93, AK03, AK06 VX 9 - 2… Ngoài những nghiên cứu về chọn tao giống, cịn có


19
những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác như: Chế độ bón phân, làm đất, chế độ luân
canh, xen canh … Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nhiều.
Trung tâm tư vấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Viện Di truyền Nơng
nghiệp đã có 10 giống đậu tương mới được Bộ NN - PTNT cơng nhận, trong đó có
4 giống quốc gia và 6 giống khu vực hố. Hiện nay các giống đậu tương do Trung
tâm chọn tạo đưa ra sản xuất chiếm trên 50% diện tích đậu tương cả nước (95
ngàn/180 ngàn ha). Giống đậu tương DT84 của Trung tâm hiện được đánh giá là
giống có nhiều ưu thế tiềm năng về năng suất, chất lượng và tính thích nghi rộng,
trụ được trên đồng ruộng gần 15 năm qua, với diện tích lớn nhất so với các giống

khác mà hiện chưa có giống đậu tương nào có được những đặc tính trội tổng thể
như DT84.
Một số giống đậu tương mới do Trung tâm chọn tạo có loại giống chịu lạnh,
thích hợp cho vụ đơng và vụ xn ở miền Bắc, giống chịu nóng thích hợp cho vụ hè
và vụ hè thu ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thậm chí Trung tâm đã chọn tạo
được giống đậu tương thích hợp 3 vụ: xn, hè và đơng, có tính thích ứng rộng,
năng suất cao từ 15 - 35 tạ/ha/vụ, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, dễ để
giống [25].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hải Nam và Ngơ Thế Dân (1987): Xử lý cho
đậu tương có tác dụng nâng cao năng suất cho đậu tương với mức bón phân đạm
lượng 20N. Năng suất đậu tương càng cao khi bón một lượng bổ sung khoảng 20N.
Nhưng việc bón đạm bổ sung cịn phụ thuộc vào đặc tính khác nhau của các giống.
Giống ngắn ngày nên bón thúc, giống dài ngày nên bón lót [8].
Trường Đại học Nơng nghiệp I đã nghiên cứu ảnh hưởng của S đến năng suất
và chất lượng cây đậu tương trên đất phù sa không được bồi hàng năm trong 3 vụ
liên tục (vụ đông, vụ xuân và hè thu).
Từ kết quả thu được, các tác giả đã đi đến kết luận: Bón S (34kg/ha) ở dạng
nguyên tố có tác dụng tốt đối với cây đậu tương. Năng suất tăng từ 1,2 tạ đến 4,52
tạ/ha (trong 3 vụ) tương ứng tăng từ 12 - 27,6% so với đối chứng (bón NPK). Hàm
lượng protein, dầu đều tăng, đặc biệt axit amin tăng tới 62% [11].


20
1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Nghệ An
Trước đây, Nghệ An là một tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất
nghèo nàn, thiên tai lũ lụt thường xuyên, đất đai chưa được khai thác, sử dụng còn
nhiều, chưa thật mạnh đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, diện
tích cũng như năng suất đậu tương ở đây còn thấp. Ngày nay, để nhằm mục tiêu
phấn đấu đa dạng hoá sản phẩm cây trồng trên toàn tỉnh, tỉnh Nghệ An đã mở rộng
diện tích sản xuất và đưa nhiều loại cây trồng vào hệ thống trồng trọt, cây đậu tương

cũng là một loại cây được chú trọng.
Trong 5 năm qua (2001 - 2005), diện tích trồng đậu tương ở Nghệ An tăng
đáng kể, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Nghệ An từ
năm 2001 - 2005.
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Diện tích (ha)

1.100

800

985

1.188

1.188

Năng suất (tạ/ha)


6,4

7,5

8,2

8,6

6,3

Sản lượng (tấn)

700

600

804

1.016

591

Chỉ tiêu

(Theo Niên giám thống kê của Bộ NN và PTNT năm 2006)
Bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) diện tích trồng đậu tương cao nhất ở
Nam Đàn (204 ha), Nghĩa Đàn (105 ha), Diễn Châu (70 ha), Hưng Nguyên (25 ha).



21
Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Năng suất của cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bón phân là một
trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lượng
cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu
sản xuất công nghiệp. Các nhà khoa học đã tổng kết rằng phân bón đóng góp trên
50% việc tăng năng suất cây trồng ( FAO - Rome, 1984 ) [9].
Phân Kali giúp cho cây trồng hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc
tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu và tăng cường sức chống bệnh, chống
rét và chịu hạn cho cây. Phân Kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới
dạng ion K+.
Kali là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Cây trồng cần một
lượng lớn để tăng trưởng và phát triển. Là một dưỡng chất lưu động trong đất.
Kali tham gia hầu hết vào những q trình sinh lý, sinh hố của cây nhưng nó
khơng trở thành một hợp phần của bất kỳ chất hữu cơ nào. Để hiểu đúng về nó và
áp dụng tốt trong các quá trình trồng các loại cây nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm chúng ta cần nắm được vai trò và chức năng của Kali trong đời
sống cây trồng.
- Tham gia vào quá trình quang hợp, ổn định năng suất. Kali có vai trị then
chốt trong q trình hoạt hố hơn 60 Enzim trong cây nhằm tăng cường thúc đẩy
q trình quang hợp. Ngồi nhiệm vụ hoạt hố Enzim, Kali cịn có một nhiệm vụ
quan trọng khác là điều tiết đóng mở khí khổng của lá.
- Kali tham gia vào quá trình hình thành năng suất, và các yếu tố cấu thành
năng suất. Khi cung cấp đủ dinh dưỡng Kali thì các yếu tố cấu thành năng suất như:
số quả chắc, số hạt/quả, trọng lượng của hạt... được nâng lên rõ rệt. Không những
năng suất được nâng lên mà chất lượng cũng được cải thiện đáng kể. Có thể nói Kali



22
không phải là chất dinh dưỡng làm tăng năng suất, nhưng nó là một dưỡng chất ổn
định năng suất.
- Tham gia làm tăng sức chịu đựng các điều kiện bất lợi:
Kali làm tăng hiệu quả sử dụng nước nhờ bộ rễ phát triển khoẻ gia tăng kích
thước, lan rộng trong đất tăng cường khả năng hấp thu độ ẩm của đất và tăng áp lực
hút nước trong đất khi ẩm độ đất thấp.
Ngồi ra kali cịn là chất giúp cây trồng nâng cao chất lượng sản phẩm thông
qua các tác động như:
+ Giúp cây trồng sử dụng N tốt và gia tăng sự tạo thành các hợp chất protein
thông qua các tác động của các enzim.
+ Gia tăng các chất rắn hoà tan (độ Brix) trong dịch quả.
+ Gia tăng kích thước của hạt, củ, trái...
+ Tăng hàm lượng dầu trong hạt.
+ Tăng hàm lượng Vitamin C trong trái.
+ Làm màu sắc hoa, quả đẹp hơn.
+ Tăng độ đồng đều, gia tăng độ chín của trái, rau...
+ Chống vết thâm trên trái, chống dập, gia tăng thời gian vận chuyển, tồn trữ.
Như vậy kali có vai trị rất quan trọng trong đời sống của cây. Do đó chúng ta
phải cung cấp kali cho cây trồng hợp lý. Việc cung cấp kali cho cây trồng cần dựa
vào các yếu tố như: khả năng cung cấp kali dễ tiêu trong đất, nhu cầu của cây và các
điều kiện môi trường nơi cây sinh trưởng phát triển.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất nông
nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, lương thực là một vấn đề cơ bản của
người dân Việt Nam đã dược giải quyết, từ đó người nơng dân có nhiều điều kiện
chủ động sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao mà trong đó cây
đậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất

và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.
Tuy nhiên sản lượng và năng suất đậu tương ở nước ta hiện nay còn thấp,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.


23
Một trong những ngun nhân chính là do việc bón phân tùy tiện, không cân đối về
tỷ lệ N - P - K. Do đó, để tăng năng suất cây trồng, đồng thời bổ sung các chất dinh
dưỡng thiết yếu nhằm nâng cao độ phì cho đất, tăng hiệu quả kinh tế chúng ta cần
xác định mức phân bón hợp lý.
Qua nghiên cứu có thể tìm ra được mức bón phân Kali thích hợp đối với đậu
tương được trồng trên nền đất cát pha tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An. Từ đó
giúp người nơng dân có chế độ bón phân hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào nhưng
vẫn cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Đối với nhà sản xuất đây có thể là căn cứ để triển khai thêm những nghiên
cứu về nhu cầu phân bón của từng vùng, từng địa phương để sản xuất ra các loại
phân bón thích hợp cho cây trồng trong những điều kiện khác nhau.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống đậu tương DT84 trong điều kiện vụ Xuân 2008 tại Nghi Phong Nghi Lộc - Nghệ An.
2.3. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu
- Giống: đậu tương DT84. Giống đậu tương DT84 do PTS. Mai Tiến Vinh Viện Di truyền Nông nghiệp, đã xử lý đột biến dòng 33-3 (Tổ hợp lai DT80 x DH4)
bằng tia gamma đến M9 thì thu được DT84 [6], [13].
- Phân bón:

Urê
Kaliclorua
Supe lân
Vôi bột

Phân chuồng hoai mục

2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được bố trí trên nền đất cát pha tại trại thực nghiệm Nông
học, cơ sở II Đại học Vinh ở Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An.
Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất được tiến hành
trong phòng thí nghiệm bộ mơn Nơng học, khoa Nơng - Lâm - Ngư, Đại học Vinh.


24
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành vào vụ Xuân năm 2008, bắt
đầu gieo ngày 2/3/2008 đến tháng 6/2008.
2.4. Cơng thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.4.1. Cơng thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 cơng thức
Cơng thức 1:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 35kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
Công thức 2:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 45kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
Công thức 3:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
Công thức 4:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 75kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
Công thức 5:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 90kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
Công thức 6:
10 tấn phân chuồng + 46kg N + 54kg P2O5 + 120kg K2O + 500kg vơi bột/ha.
Trong đó, cơng thức 3 được dùng làm công thức đối chứng.
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB, với 3 lần

nhắc lại.
- Diện tích mỗi ơ:

5m x 2m = 10m2

- Tổng diện tích:

10 x 6 x 3 =180m2

- Khoảng cách giữa các ơ thí nghiệm là 40cm, xung quanh được bố trí đai
bảo vệ 50cm bằng cây đậu tương.


25
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Dải bảo vệ

I

6

5

1

4

2

3


II

4

1

2

5

3

6

III

5

6

3

1

4

2

Dải bảo vệ


2.5. Quy trình kỹ thật áp dụng
2.5.1. Thời vụ gieo
Vụ Xuân, gieo ngày 2 tháng 3 năm 2008
2.5.2. Mật độ gieo
Mật độ cây: 40 cây/m2 (25cm x 20cm/2 hạt/hốc).
2.5.3. Bón phân
- Lượng phân bón: Bón theo các cơng thức thí nghiệm.
- Cách bón:
Bón lót tồn bộ phân chuồng, kali clorua, supe lân, vơi bột và 1/2 urê.
Bón thúc: 1/2 urê vào thời kỳ cây có 2 - 3 lá thật.
2.5.4. Chăm sóc
- Xới lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá kép, kết hợp bón thúc đạm và diệt cỏ dại.
- Xới lần 2: Trước khi cây ra hoa, kết hợp vun cao chống đổ và diệt cỏ dại.
2.5.5. Thu hoạch
Khi lá khơ, vàng rụng 50% thì thu hoạch.


×