Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.86 KB, 65 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
--------------

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG
LÚA NGẮN NGÀY TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2007 – 2008 TẠI TRẠM GIỐNG CÂYTRỒNG
BẮC HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

Ngƣời thực hiện: Lê Thị Mai Anh
Lớp: 45 K – Nông Học
Ngƣời hƣớng dẫn: K.s. Nguyễn Hữu Hiền

VINH – 1.2009


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lúa trồng (Oryza sativa L.) là cây đóng vai trị quan trọng trong nền nơng
nghiệp của thế giới và có lịch sử phát triển lâu đời nhất, có mặt từ 3000 - 2000
năm trước cơng ngun.
Trên thế giới, có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính


(tập trung chủ yếu ở Châu Á), 25% dân số đang sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu
phần lương thực hàng ngày [3, tr.7], lúa gạo cũng là nguồn lương thực quan
trọng cho khoảng 3 tỷ người (khoảng 2/3 dân số trên thế giới). Trong đó, Châu
Á là một trung tâm sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Theo thống kê của cơ
quan thực phẩm liên hợp quốc trên thế giới có khoảng 147,5 triệu ha đất dùng
cho trồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước châu Á, các nước châu Á
đã sản xuất được khoảng 92 % tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới, trong đó
Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới [21].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lúa gạo cung cấp các chất cần thiết
cho con người như: Prôtêin, tinh bột và một số chất béo,... Do đó, lúa gạo được
coi là nguồn thực phẩm và dược phẩm có giá trị, đồng thời lúa gạo cũng là một
mặt hàng để trao đổi buôn bán của các quốc gia làm nguồn lương thực, cũng
như làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm rượu, bia, bánh kẹo,...
và các phụ phẩm như rơm rạ, tấm cám, vỏ trấu được sử dụng làm thức ăn gia
súc, làm phân bón, chất đốt chính vì thế mà tổ chức dinh duỡng quốc tế đã gọi
“Hạt gạo là hạt của sự sống” [3, tr.7-8].
Ngày nay khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dành cho
nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hố ngày càng cao. Do đó,
lúa gạo là vấn đề sống cịn của mỗi quốc gia, theo dự đốn của các chuyên gia
dân số nếu dân số tiếp tục tăng trong vịng 20 năm tới thì sản lượng lúa gạo phải
tăng 80% mới đáp ứng được nhu cầu của dân cư mới [21]. Do đó, địi hỏi tập
trung trí tuệ của các nhà khoa học trên thế giới tìm tịi, nghiên cứu để khơng


3

ngừng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, trên cơ sở những thành tựu mới
nhất của nông nghiệp, sinh học, công nghệ sinh học nhằm tạo ra giống cây trồng
năng suất cao, phẩm chất tốt chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi
trường, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng quốc gia, từng vùng,...

Đối với Việt Nam, sản xuất lúa gạo đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong
phát triển kinh tế nông nghiệp và nơng thơn. Trong 3 thập kỷ qua nhờ có cơ chế
quản lý mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng nhu cầu lương
thực, thực phẩm mà còn là nước có lượng gạo xuất khẩu đứng vị trí hàng đầu
của thế giới. Tuy nhiên ngành lúa gạo nước ta còn gạo nhiều thách thức, đặc biệt
là dưới sức ép cạnh tranh ngày càng cao khi nước ta gia nhập vào WTO. Hiện
nay, năng suất lúa đã tăng, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự
chênh lệch đáng kể về năng suất. Năng suất thường cao ở các vùng đồng bằng
và giảm dần ở vùng trung du miền núi, ở vùng đồng bằng một số hộ nông dân
trồng lúa đạt năng suất rất cao 10 - 12 tấn/ha, trong khi đó năng suất ở vùng
miền núi và đất cát duyên hải thường lại thường rất thấp chỉ đạt bình quân khoảng
2 tấn/ha [5].
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình nhỏ hẹp, nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngồi ra cịn chịu khí hậu chuyển tiếp của
Miền Bắc và Miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền
Nam và có một mùa đơng giá lạnh của miền Bắc [9, tr.5], [12]. Với điều kiện
khí hậu như vậy nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên với sự nỗ lực
không ngừng của lãnh đạo và người dân nên sản xuất đã đạt được một số thành
tựu như: Năm 2004 năng suất lúa bình qn tồn tỉnh đạt 47,46 tạ/ha, sản lượng
485215 tấn. Năm 2005 năng suất đạt 46,12 tạ/ha, sản lượng là 454126 tấn. Năm
2006 năng suất đạt 46,73 tạ/ha, sản lượng là 475938 tấn. Năm 2007 năng suất
đạt 37 tạ/ha, sản lượng là 373331 tấn [15]. Với sản lượng lúa như thế này đã
đảm bảo được an ninh lương thực của tỉnh nên vấn đề đặt ra bay giờ là phải ổn
định năng suất, nâng cao chất lượng lúa gạo. Trong đó có Đức Thọ là huyện có


4

diện tích và sản lượng lớn của tỉnh, những năm gần đây vụ Đông Xuân ở Đức

Thọ trà xuân sớm với cơ cấu chủ yếu là giống IR1820 bị thu hẹp do dịch rầy
nâu bùng phát mà khả năng nhiễm rầy của giống cao và tính chống chịu rầy của
giống này thấp, vì vậy trong cơ cấu sản xuất chủ yếu là giống xuân trung và
xuân muộn. Riêng các giống xuân muộn với ưu điểm là những giống ngắn ngày,
tiết kiệm nước tưới, rải vụ, điều hoà được lao động nhất là giai đoạn gieo cấy,
thu hoạch. Do đó, để xác định lại bộ giống lúa cho trà xuân muộn tìm ra giống
có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi (rét, sâu
bệnh, đỗ ngã,...) đồng thời tìm hiểu những đặc trưng, đặc tính của từng giống
làm cơ sở cho việc phục tráng và duy trì giống. Xuất phát từ những yêu cầu thực
tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ Đông Xuân
2007 - 2008 tại trạm giống cây trồng Bắc Hà Tĩnh”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định được bộ giống trà xuân muộn có năng suất cao, phẩm chất tốt,
phù hợp với thời tiết và sinh thái ở Đức Thọ.
- Nắm được các đặc trưng, đặc tính, khả năng sinh trưởng và phát triển của
từng giống để làm dữ liệu khoa học cho việc phục tráng và duy trì giống.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và các đặc trưng, đặc tính của
từng giống.
- Đánh giá về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của từng giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh của các giống thí nghiệm với điều kiện địa phương.
- Đánh giá về một số tính trạng chất lượng của từng giống.


5

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.1 Cơ sở lý luận
Trồng lúa là nghề truyền thống có từ rất lâu và qua sản xuất mà người nông
dân đã đúc rút những kinh nghiệm như “Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”
là những yếu tố cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Trước đây, sản xuất chủ yếu
dựa vào điều kiện tự nhiên, hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư xây dựng nên
nước được coi trọng hàng đầu. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, hệ
thống tưới tiêu được đầu tư xây dựng, nơng dân có điều kiện đầu tư chăm sóc,
sản xuất đã được cơ giới hố nên giống được đặt lên hàng đầu, là yếu tố có vai
trò quyết định năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp. Tuy
nhiên, giống cây trồng có tính khu vực hố cao, nó thích ứng với điều kiện tự
nhiên từng vùng. Mỗi một giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng, phát triển
khác nhau do đó nó có khả năng thích hợp với điều kiện ngoại cảnh và chế độ
canh tác nhất định. Một giống có thể thích nghi tốt ở vùng này, điều kiện chăm
sóc này nhưng lại khó phát triển ở vùng khác, điều kiện chăm sóc khác. Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một giống cây trồng nào đó giúp ta có
những biện pháp kỹ thuật tác động hiệu quả cũng như bố trí mùa vụ và cơ cấu
giống thích hợp nhằm phát huy cao nhất tiềm năng năng suất của giống cũng như tiềm
năng đất đai, khí hậu của vùng.
Do đó, chọn giống là để giải quyết mối quan hệ giữa các tính trạng trong cơ thể và
giữa cơ thể với môi trường, để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển năng suất
cao và ổn định, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Mặt khác ta biết mỗi giống có một giới hạn nhất định về năng suất nên chỉ
lên tới một mức giới hạn nào đó chứ khơng thể tăng thêm nếu muốn tăng thêm
năng suất thì phải thay giống khác có năng suất tối đa cao hơn. Do đó, việc tìm


6

tịi nghiên cứu để tìm ra các giống lúa mới là nhiệm vụ thường xuyên của các

nhà chọn tạo giống để nâng cao năng suất chất lượng lúa.
Ngày nay khi đời sống vật chất ngày một nâng cao thì chất lượng lúa gạo ngày
càng được coi trọng, người tiêu dùng họ ln muốn gạo trắng thơm, dẻo,
ngon,... mà điều đó phải tuỳ thuộc vào giống lúa được đưa vào sản xuất, các
giống lúa chất lượng cao đã đang được đưa vào sử dụng nhiều. Ngồi ra, giống
cũng có xu hướng bị thối hóa sau một thời gian dài sản xuất. Vì thế, cơng tác
chọn tạo, so sánh, đánh giá để tìm ra những giống mới thích hợp cho từng vùng
sinh thái thực sự rất đáng quan tâm và tạo ra nhiều giống mới hàng năm đưa vào
sản xuất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đức Thọ là có 80% dân số tham gia sản xuất nơng nghiệp, đóng vai trị
quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của tỉnh. Những năm qua nhờ tích cực
chuyển đổi cơ cơ cấu giống, chủ động xây dựng các chương trình, đề án, chú
trọng cơng tác chọn giống, đẩy mạnh thâm canh nên năng suất, sản lượng lúa
của huyện hàng năm đều cao. Năm 2006, sản lượng lúa đạt 56630 tấn, năm 2007
là 45222 tấn, qua đó nhận thấy sản lượng lúa giảm do điều kiện khí hậu năm
2007 rất phức tạp lúa trỗ gặp rét, mưa bão rồi các loại sâu bệnh, các loại giống
cũ dần dần khơng cịn phù hợp với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt
[16].
Mặt khác, Đức Thọ sản xuất lúa vừa để làm lương thực, vừa để chăn nuôi lại
vừa mang tính sản xuất hàng hố. Các nơng hộ ngồi sản xuất những giống lúa năng
suất cao cũng có nhu cầu lớn về những giống lúa chất lượng trước hết là để cải thiện
bữa ăn gia đình, đồng thời sau đó là làm hàng hoá với giá trị cao hơn lúa thường. Do
đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật mới, giống mới cũng như duy trì những giống cũ
có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới


7


Hiện nay có trên 100 quốc gia trồng lúa và khoảng 60% dân số thế giới
sống bằng sản lượng từ lúa và phạm vi trồng lúa phân bố tương đối rộng từ 350
Bắc đến 350 Nam, vùng phân bố chủ yếu ở châu Á từ 300B đến 100N. Song do
mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên trồng các giống lúa
khác nhau và có năng suất, sản lượng lúa gạo khác nhau.
Sản xuất lúa gạo trong vài ba thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng
đáng kể. Tuy tổng sản lượng tăng 70% trong vòng 32 năm nhưng do dân số tăng
nhanh nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách trong những năm trước
mắt và lâu dài [3, tr.8].
Tình hình sản xuất của thế giới trong những năm qua đã có nhiều đổi mới
và được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2001

151,65


39,4

598,03

2002

147,57

38,7

571,07

2003

152,24

38,5

586,24

2004

153,25

39,7

608,49

2005


153,50

39.90

614.16

Năm

Nguồn: ( FAO.Statistics)
Số liệu trong bảng 1.1 cho thấy diện tích năng suất, sản lượng lúa của thế
giới tăng không đều qua các năm, năm 2005 là năm có năng suất cao nhất (39,9
tạ/ha) và sản là 614,16 tấn và năm 2002 lại có sản lượng thấp nhất trong các
năm, diện tích giảm đột ngột từ 151,65 triệu ha năm 2001 xuống còn 147,57
triệu ha năm 2002. Nói chung trừ năm 2002 có sự biến động lớn còn lại các năm


8

khác năng suất tăng chậm nên sản lượng cũng tăng chậm. Trong đó, Châu Á là
trung tâm sản xuất lúa lớn nhất thế giới, đây là nơi sản xuất và tiêu thụ 90% sản
lượng lúa của thế giới.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa của một số nước châu Á
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Trung Quốc

46,70

38,99

182,04

Inđơnêsia

11,80

45,74

53,98

Việt Nam

7,32

48,85

35,79


Thái Lan

9,97

29,26

29,20

Nhật Bản

1,70

66,48

11,34

Hàn Quốc

0,98

65,56

0,17

Tên nước

(Nguồn: FAO.StatisticsDivision 2007)
Số liệu bảng cho thấy các nước có diện tích trồng lúa lớn là: Trung Quốc
(46,68 triệu ha), tiếp đến là Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam và nước có diện tích

sản xuất lúa gạo nhỏ nhất là Hàn Quốc 0,98 triệu ha.
- Về năng suất đứng đầu châu Á là Hàn Quốc (65,56 tạ/ha).
- Về sản lượng: Trung Quốc là nước có sản lượng nhiều nhất ở Châu Á với
182,04 triệu tấn và Hàn Quốc là nước có sản lượng thấp nhất 0,17 triệu tấn.
Theo số liệu thống kê của FAO 1998 thì tổng diện tích trồng lúa trên thế
giới khoảng 150 triệu ha và năng suất bình qn 35 tạ/ha nhưng đến năm 2005
với diện tích 153,5 triệu ha và năng suất đã tăng lên 39,9 tạ/ha, điều đó cho ta
thấy năng suất lúa thế giới đã tăng đáng kể, tuy nhiên sản lượng lúa tăng 70%


9

trong vòng 32 năm nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển
nên vấn đề lương thực luôn là yêu cầu cấp bách trong những năm tới và lâu dài.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Để sản xuất giống đạt năng suất cao thì việc nghiên cứu chọn tạo ra các
giống lúa mới rất quan trọng là tiền đề để tăng năng suất lúa. Trong những thập
kỷ trước đây nghề trồng lúa thế giới vẫn sử dụng các giống truyền thống năng
suất thấp, bị lẫn tạp tạp nên sản lượng lúa của thế giới chưa cao, tuy nhiên các
giống lúa truyền thống lại là nguồn cung cấp các gen quý hiếm là tiền đề cho
cuộc cách mạng cải tạo giống lúa ngày nay và mai sau.
Năm 1924, Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên Xô cũ (VIR) đã được
thành lập mà nhiệm vụ chính là thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen cây
trồng, theo số liệu đã cơng bố thì ngân hàng gen của viện bảo tồn tới 150000
mẫu giống cây trồng và cây dại thân thuộc được thu thập và cung cấp miễn phí
cho các chương trình hợp tác, các chương trình chọn tạo giống cây trồng các
quốc gia đó cần nhưng chưa có điều kiện thu thập bảo tồn trong chương trình
hợp tác Việt Xơ giai đoạn 1983 - 1987, VIR đã đưa vào Việt Nam 2259 mẫu
giống và nhiều loại cây khác nhau như đậu, đỗ, cà chua, ớt, đay bông (Nguyễn
Hữu Nghĩa và cộng sự 1986) [7, tr.231].

Đến thập kỷ 60 nhiều viện nghiên cứu cây trồng hoặc trung tâm nghiên cứu
quốc tế được thành lập như trung tâm ngơ và lúa mì quốc tế Cimmyt, trung tâm
khoai tây và cây có củ quốc tế IRRI. Bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo giống
kỷ thuật canh tác, hệ thống trồng trọt,... tại các cơ sở này có 1 trung tâm bảo tồn
nguồn gen rất lớn [7, tr.231].
Viện lúa quốc tế IRRI được thành lập năm 1960 tại Losbnos - Philipin năm
1962 đã tiến hành thu thập nguồn gen cây lúa phục vụ cho công tác cải tiến giống lúa
và đến năm 1977 chính thức khai trương ngân hàng gen cây lúa quốc tế. Tại đây một
tập đoàn lúa từ 110 quốc gia trên thế giới được thu thập đánh giá, mô tả, bảo tồn.


10

IRRI đã hợp tác chính thức với Việt Nam từ năm 1975 trong chương trình
thử nghiệm giống quốc tế (TRIP) trước đây và nay là chương trình đánh giá
nguồn gen cây lúa (INGER). Trong quá trình hợp tác, Việt Nam đã nhập 279 tập
đoàn lúa gồm hàng ngàn mẫu giống mang nhiều đặc điểm nông sinh học tốt,
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoaị cảnh bất
thuận như hạn, úng chua phèn.
- Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới thành lập năm 1967 tại
Parima (Colombia) làm nhiệm vụ thu thập bảo tồn và nghiên cứu các giống đậu
đỗ sắn ngô và lúa thế giới.
- Viện quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nửa khô hạn nhiệt đới
(ICRISAT) thành lập năm 1972 tại Hyderabat (Ấn Độ).
Ngồi ra mỗi quốc gia đều có các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu,
trạm trại làm nhiệm vụ lai tạo, phục tráng các giống bị thoái hoá để tạo cho
nguồn giống của quốc gia mình phong phú và đa dạng.
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở nƣớc ta
1.3.1.Tình hình sản xuất lúa ở nƣớc ta
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là cái nơi hình thành cây lúa nước,

đã từ lâu cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh
tế và xã hội nước ta. Với lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam
đã hình thành những đồng bằng châu thổ lúa phì nhiêu như đồng bằng sơng Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long,... cung cấp lượng lương thực rất lớn [3, tr.10].
Ngành lúa gạo nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển
tích cực, nó thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Hàng năm
ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 - 13% trong tổng GDP, là mặt hàng có giá trị
xuất khẩu đứng thứ năm, lúa gạo đã đưa về cho đất nước mỗi năm từ 600 - 800
USD, đồng thời có vai trị quan trọng việc đảm bảo an ninh lương thực trong


11

nước cũng như trên thế giới. Đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo nước ta mỗi năm
đóng góp từ 13 - 17% lượng gạo xuất khẩu trên thế giới [22].
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và có những chính sách khuyến
khích của nhà nước, nên ngành sản xuất lúa Việt Nam đã có nhiều bước tiến về
năng suất và chất lượng.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam 2000 - 2005
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


2001

7,49

42,80

32,10

2002

7,50

45,90

34,44

2003

7,45

46,30

34,51

2004

7,44

48,50


36,14

2005

7,32

48,80

35,79

Năm

Nguồn : FAO.Statistics Division 2007
Qua bảng 1.4 cho thấy theo thời gian diện tích sản xuất nơng nghiệp có xu
hướng giảm nhưng năng suất tăng đáng kể nên sản lượng cũng tăng dần qua các
năm, năm 2005 tuy diện tích có giảm nhưng năng suất tăng (48,8 tạ/ha) nên sản
lượng lúa vẫn được duy trì 35,79 triệu tấn, cao hơn năng suất lúa thế giới.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở nƣớc ta
Trong những năm trở lại đây, việc nghiên cứu và chọn tạo giống lúa mới,
năng suất chất lượng cao luôn được các nhà khoa học rất quan tâm.
Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cùng các cộng sự thuộc Viện cây lương
thực và cây thực phẩm đã nhiều năm nghiên cứu chọn tạo giống lúa có hàm
lượng prôtêin cao. Từ năm 1998, các nhà chọn tạo giống lúa theo hướng này đã


12

đưa vào mạng lưới khảo nghiệm quốc gia các giống P1, P4, P6, P8 có hàm
lượng protêin khoảng 10 - 11% [4].

Đến nay, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tạo ra được nhiều
giống lúa chất lượng mới như: AC5, AC10, PC 286, PC 5,... Năm 2004 Trung
tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW đã khảo nghiệm 34 giống lúa mới tại 13
điểm đại diện cho 3 vùng sinh thái: Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung bộ. Các giống được đánh giá có triển vọng là: DT36,
CH207, CH208, DT37, ĐB6, PC5, AC5, T10, HT2, Nếp ĐN20 [12].
Theo kết quả khảo nghiệm một số giống lúa mới năm 2003 tại trại khảo
nghiệm giống nơng nghiệp Văn Điển các giống có triển vọng là:
- Trà Xuân muộn - mùa sớm: Giống 25, VK1, VĐ1, VĐ7, là những giống
ngắn ngày tiềm năng, năng suất cao, chất lượng cơm ngon, tính thích ứng rộng,
chống chịu sâu bệnh khá, cấy được cả 2 vụ xuân muộn, xuân sớm.
- Trà Xuân chính vụ - mùa trung: Nổi bật là giống SX23 tiềm năng năng
suất cao, có chất lượng gạo tốt, có năng suất cao và chống chịu sâu bệnh khá
như: D14, D17, D31, D32.
- Nhóm lúa thơm: HT1, LT2,T5 có năng suất chất lượng tốt và tính chống
chịu cao [19, tr.65].
Năm 2005, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW đó tiến hành khảo
nghiệm 44 giống lúa thuần mới ở phía Bắc. Trong đó, có 3 giống dài ngày, 16 giống
trung ngày, 11 giống ngắn ngày, 12 giống chất lượng và 2 giống lúa nếp [14].
Vụ Xuân 2006, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW tiến hành
khảo nghiệm 37 giống lúa mới được chọn tạo trong nước. Bao gồm: 16 giống
Xuân chính vụ, 21 giống Xuân muộn và giống chất lượng ngắn ngày.
1.4. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Đức Thọ
Đức Thọ là huyện có truyền thống sản xuất lúa lâu đời, đạt khá toàn diện
và đồng đều trên các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, năng


13

suất sản lượng năm sau cao hơn năm trước đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật nuôi mùa vụ đưa giống vào sản xuất. Vụ Đông Xuân 2007 - 2008 tồn huyện có
9300 ha diện tích đất nơng nghiệp trong đó diện tích đất trồng lúa chính vụ là 5800
ha chiếm 62,3 %, từ đó cho thấy lúa là cây lương thực chủ đạo của huyện [16]. Tình
hình sản xuất lúa của huyện Đức Thọ được thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của huyện Đức Thọ 2003 - 2007
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(Tạ/ha)

(1000 tấn)

2003

11116

53,83

59843

2004


10759

55,85

60090

2005

10483

53,25

59927

2006

10349

53,50

56630

2007

10316

39,55

45222


(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ
)
Số liệu bảng cho thấy diện tích nơng nghiệp giảm dần theo thời gian, cịn
năng suất và sản lượng biến đổi khơng theo quy luật, từ năm 2003 đến 2006
năng suất, sản lượng tăng dần nhưng đến 2007 thì năng suất và sản lượng đều
giảm.


14

CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và các đặc trưng, đặc tính của từng giống.
- Đánh giá về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của từng giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh của các giống thí nghiệm với điều kiện địa phương.
- Đánh giá về một số tính trạng chất lượng của từng giống.
2.2. Đối tƣợng vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cây lúa (Oryza sativa L.)
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 6 giống lúa: Đột Biến 6, Xuân Mai 12, IR352,
IR50404, Hương Thơm số 1(HT1), Tám Thơm Đột Biến (Đ/C).
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc các giống
STT

Tên giống

Nguồn gốc


1

Đột Biến 6

Viện cây lương thực - thực phẩm chọn tạo

2

Xuân Mai 12

Lúa thuần Trung Quốc


15

3

IR 352

Viện lúa quốc tế Philipin

4

IR 50404

Viện lúa quốc tế Philipin

5

HT1


Lúa thuần Trung Quốc

6

Tám Thơm Đột Biến

Viện di truyền nông nghiệp

Ngoài ra sử dụng các vật liệu khác để phục vụ thí nghiệm như: Các loại phân
bón, thước đo, các loại máy cày, máy tuốt, giấy bút để theo dõi,...
2.2.3. Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại trạm giống cây trồng Bắc Hà Tĩnh thuộc công ty
cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên đất thịt trung bình, chun lúa,
gieo trồng 2 vụ lúa/năm và chủ động tưới tiêu, có độ phì đồng đều.
2.2.4. Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hồn tồn RCB,
gồm 6 cơng thức, 3 lần nhắc lại.
- Tổng diện tích tồn ruộng thí nghiệm: 300 (m2) kể cả diện tích dải bảo vệ
- Số ơ thí nghiệm: 6 x 3 = 18 ơ
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5 x 2 = 10 (m2)
- Diện tích thí nghiệm: 18 x 10 = 180 (m2)
- Khoảng cách giữa các lần nhắc lại và giữa các công thức là 30 cm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ



16

Dải
bảo vệ

Ia

IVa

IIa

IIIa

VIa

Va

IVb

VIb

Ib

Vb

IIIb

IIb

Vb


Ic

IIc

IIIc

IVc

VIc

Dải
bảo vệ

Dải bảo vệ

Trong đó: I; II; III;...VI là cơng thức ứng với các ơ thí nghiệm.
a,b,c là các lần nhắc lại.
Công thức I: Đột Biến 6.
Công thức II: Xuân Mai 12.
Công thức III: IR 352.
Công thức IV: IR 50404.
Công thức V: Hương Thơm Số 1 (HT1).
Công thức VI: Tám Thơm Đột Biến (đối chứng).
2.3.2. Quy trình kỹ thuật
 Kỹ thuật làm mạ
* Làm đất mạ: Đất mạ được cày bừa kỷ, nhuần nhuyễn làm sạch cỏ chia
làm 6 luống, sau đó san phẳng mặt luống và chia kích thước luống, mỗi luống
dài 12m, rộng 1,1m, cao 15cm, rãnh rộng 20 cm.
* Chuẩn bị giống gieo

Lượng giống : 200g/giống
Ngâm ủ hạt giống: mỗi giống đựng vào một túi vải riêng, ngâm trong nước
khoảng 24 giờ sau đó rửa sạch và ủ cho tới khi nảy mầm.


17

* Lượng phân cho mạ [1]: 6 tấn/ha phân chuồng + 60 kg/ha đạm urê + 400
kg/ha Supe Lân + 100 kg Kali (KCL).
* Cách bón:
+ Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân + 100% kali + 50% đạm.
+ Bón thúc: Khi mạ được 3 lá bón số đạm cịn lại.
Sau khi bón lót xong tiến hành nhào trộn đất với phân nhưng không trang
phẳng mặt luống không lấp phân quá sâu, để hơi se mặt luống rồi tiến hành gieo.
* Chế độ nước
Mạ sau khi gieo phải đảm bảo luôn đủ nước cho mạ để mạ sinh trưởng và
phát triển tốt, tuyệt đối không để se mặt luống và nứt nẻ, cũng như không để
nước ngập luống có thể gây úng.
* Phịng chống rét
Khi trời rét bón thêm tro bếp cho mạ, dẫn nước vào ruộng, bón thêm kali
để tăng khả năng giữ ấm cho mạ nhất là vào ban đêm, đồng thời ngừng bón
đạm.
 Kỷ thuật làm ruộng cấy
* Làm đất
Đất được cày bừa kỹ, nhuần nhuyễn làm sạch cỏ, san phẳng đảm bảo độ
đồng đều theo u cầu của thí nghiệm.
Chia ruộng thành từng ơ thí nghiệm.
* Thời vụ, mật độ và kỹ thuật cấy.
Thời vụ: Vụ Đơng Xn.
Cấy 1 dảnh/khóm. Cấy nơng tay, thẳng hàng (cấy theo dây) theo ơ thí

ngiệm đã được chia sẵn, đảm bảo khoảng cách và mật độ .
* Lượng phân và phương pháp bón [1]


18

Lượng phân tính cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 200 kg đạm urê + 400 kg.
Supe Lân (p2o5) + 160 kg kali clorua (KCL) + 400 kg vôi bột.
* Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 100% vôi bột+ 50% đạm
urê + 30% kali.
+ Bón thúc:
Đợt 1 - Thúc đẻ nhánh: 30% đạm + 30% kali. Bón sau cấy 10-15 ngày, kết
hợp với làm cỏ sục bùn lần 1.
Đợt 2 - Bón thúc địng: 20% đạm + 40% kaliclorua
* Chăm sóc
- Tiến hành dặm tỉa khi lúa đã bén rễ hồi xanh, bảo đảm 1dảnh/khóm
- Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ 2 đợt bằng tay, đợt 1 sau cấy 15 ngày, đợt 2
sau đợt 1 từ 15 - 20 ngày.
- Chế độ nước: Tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa mà
chế độ nước được điều chỉnh như sau:
+ Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trong ruộng 3 - 5 cm, sau đó
rút cạn bớt nước khoảng 1 tuần để ngăn đẻ nhánh vô hiệu, rồi giữ mực nước 5 7 cm cho đến khi trước thu hoạch 1 tuần thì rút cạn bớt nước.
- Phòng trừ sâu bệnh: Tiến hành theo dõi, điều tra dự tính dự báo sâu bệnh
trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu dưới mức gây hại kinh
tế thì khơng phun thuốc mà chỉ theo dõi khả năng chống chịu của giống, còn nếu
vượt quá ngưỡng gây hại ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thì tiến hành
phun thuốc.
- Thu hoạch: Thu hoạch khi có khoảng 85%-90% số hạt trên bơng chín,
trước khi thu hoạch, nhổ 10 khóm giống lúa theo dõi và theo dõi các chỉ tiêu



19

trong phịng, thu riêng từng ơ và phơi đến khi ẩm độ đạt 13 - 14% cuối cùng cân
khối lượng khô.
2.3.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
* Các chỉ tiêu về mạ
- Chiều cao của mạ trước khi nhổ cấy (cm): Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất.
- Bề rộng gan lá lá mạ (mm): Đo nơi rộng nhất của thân chính.
- Số lá mạ (lá): Tính từ lá thứ nhất trở đi, trừ lá bao và lá khơng hồn tồn.
Tất cả các chỉ tiêu trên đều theo dỏi trên 10 cây/ơ thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của mạ [17, tr.7].
+ Điểm 1: Mạnh - cây sinh trưởng tốt.
+ Điểm 5 : Trung bình - Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có một dảnh.
+ Điểm 9 : Cây mảnh yếu còi cọc, lá vàng .
* Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các
giống [19, tr.93 - 94].
+ Từ gieo đến cấy.
+ Từ cấy đến bén rễ hồi xanh.
+ Từ bén rễ hồi xanh đén bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây đẻ nhánh).
+ Từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc để nhánh ( 80 - 85% cây đẻ nhánh).
+ Từ kết thúc để nhánh đến bắt đầu trổ (5-10% số cây trổ).
+ Từ bắt đầu trổ đến kết thúc trổ (80% số cây trổ).
+ Từ kết thúc trổ đến chín hồn tồn (có 85 - 90% số hạt trên bơng chín).
+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian tất cả các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của giống.
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng



20

* Theo dõi chiều cao cây [20, tr.95]
+ Cố định theo dõi 10 cây/ơ thí nghiệm, theo dõi theo một đường thẳng,
định kỳ 7 ngày 1 lần, đo từ mặt đến mút lá cao nhất
* Theo dõi động thái ra lá: Tiến hành đếm số lá trên cây cùng lúc đo chiều
cao và đếm số nhánh.
+ Theo dõi số lá trên cây định kỳ 7 ngày 1 lần, cho đến khi xuất hiện lá
đòng, dùng sơn đánh dấu để theo dõi, lần đánh sơn sau phải thay đổi màu sơn để
tránh nhầm lẫn, dùng sơn màu đỏ hoặc trắng để đánh dấu cho dễ nhận biết.
* Theo dõi khả năng đẻ nhánh
+ Động thái đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi từ khi bắt đầu đẻ nhánh cho tới
khi kết thúc đẻ nhánh (tới khi lúa trổ), định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần.
+ Khả năng đẻ nhánh: Đếm số nhánh hiện có/khóm, một nhánh được tính
khi đỉnh của nó nhô ra khỏi lá 1 cm, 7 ngày theo dõi 1 lần, theo dõi 10 khóm/ơ
thí nghiệm.
+ Số nhánh hữu hiệu: đếm số nhánh hữu hiệu (nhánh có số hạt/bơng >10
hạt) và tổng số nhánh sau đó tính theo cơng thức [20, tr.95]
+ Xác định số nhánh tối đa : Là số lá đếm được khi lúa kết thúc thời kỳ đẻ
nhánh
Số nhánh hữu hiệu
+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu % =

x 100
Số nhánh tối đa

Theo dõi 10 khóm/1 lần nhắc lại
Số nhánh tối đa
Hệ số đẻ nhánh (lần) =
Số nhánh ban đầu


.


21

* Một số chỉ tiêu về hình thái
- Độ thốt cổ bông (Quan sát độ dài đoạn trổ và đánh giá cho điểm) [17, tr.5-7].
Điểm 1: Thoát tốt.
Điểm 3 : Thốt trung bình.
Điểm 5: Thốt vừa đúng cổ bơng.
Điểm 7: Thốt một phần.
Điểm 9: Khơng thốt được.
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc cây lúa tới mút bông lúa.
- Chiều dài bông: Đo từ cổ bông cho tới đỉnh bông.
- Tổng số lá: Tiến hành đếm.
- Màu sắc hạt: Quan sát bằng mắt.
- Dạng cây: Dựa vào quan sát và đo góc độ lá địng.
- Diện tích lá đòng (cm2) = chiều dài (D) x chiều rộng (R) x 0,8.
+ Đo chiều dài lá đòng : D (cm) đo từ cổ lá đến mút lá.
+ Đo chiều rộng lá địng : R (cm) đo tại vị trí rộng nhất của lá.
- Góc độ lá địng : Đo góc giữa trục bơng chính với lá địng.
 Khả năng chống chịu của các giống
* Chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Khả năng chống đổ (theo dõi từ giai đoạn trổ đến chín).
Điểm 1: Chống đổ tốt (khơng đổ).
Điểm 3: Chống đổ khá (các cây bị nghiêng nhẹ - trên 50% cây bị nghiêng).
Điểm 5: Chống đổ trung bình (Các cây bị nghiêng 450 góc tạo bởi cây và
măt ruộng).
Điểm 7: Chống đổ yếu (hầu hết các cây bị nghiêng 300).



22

Điểm 9: Chống đổ rất yếu (tất cả các cây nằm rạp trên mặt đất)
* Chống chịu sâu bệnh [19, tr.79]
- Đối với sâu: đếm số con/m2, mỗi ơ thí nghiệm điều tra 5 điểm ngẫu nhiên,
mỗi điểm 10 khóm, điều tra trên cả ba lần nhắc lại, tính ra số con/m2.
Tổng số sâu thu được
x số cây/m2

Mật độ sâu =
Tổng số khóm điều tra
- Đối với bệnh:

+ Bệnh trên lá: Điều tra toàn bộ số lá của 10 dãnh ngẫu nhiên.
+ Bệnh trên thân: Lấy 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm lấy 10 dãnh
ngẫu nhiên.
Tỷ lệ bệnh: T (%) =

M
N

Trong đó:
T: tỷ lệ bệnh.
M: số lá (số dảnh) bị bệnh.
N: tổng số lá (số dảnh) theo dõi
Chỉ số bệnh: C (%) =

 n.a   100

A.N

Trong đó:
C: chỉ số bệnh.
n: số lá (dảnh) bị hại ở một cấp.
a: cấp hại tương ứng.
A: tổng số lá (dảnh) điều tra.
N: cấp bệnh cao nhất.
Riêng bệnh khơ vằn có các cấp bệnh sau:
- Cấp 0: Khơng có triệu chứng.
- Cấp 1: Vết bệnh < 20% chiều cao cây.
- Cấp 3: 20 – 30%.

x  100


23

- Cấp 5: 31 – 45%.
- Cấp 7: 46 – 65%.
- Cấp 9: >65%.
2.3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số bơng/ m2= Số bơng/ khóm x số khóm/ m2 [20, tr.97].
- Số bơng/ khóm: Đếm số bơng ở 10 khóm đã định tính và tính trung bình
trên tất cả các lần nhắc lại.
- Tổng số hạt/bông: Đếm 20 bông trên một ô và đếm cả 3 lần nhắc lại sau
đó tính trung bình.
- Số hạt chắc/bơng: Đếm số hạt chắc 20 bơng/ ơ thí nghiệm và đếm cả 3 lần
nhắc lại sau đó tính trung bình.
- Tỷ lệ hạt lép(%): Tính tỷ lệ phần trăm hạt lép trên 20 bơng của 1 ơ, tính

trên cả 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình.
- Khối lượng 1000 hạt(g): Cân 2 mẫu 500 hạt ở độ ẩm 13%, cân nhắc lại 3
lần, sau đó tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) [20, tr.97]
số bơng/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) =
104
- Năng suất thực thu: Thu riêng từng ô, sau đó phơi khơ tới độ ẩm 13 - 14
%, quạt sạch, rồi cân trọng lượng khơ rồi tính trung bình trên cả 3 lần nhắc lại.
2.3.5.Các chỉ tiêu về phẩm chất
- Hình dạng hạt gạo
Lấy 20 hạt bóc ngun viện, dùng thước Palme đo chiều dài, chiều rộng
rồi đưa vào bảng tiêu chuẩn của Viện lúa quốc tế IRRI


24

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn xếp loại hình dạng, kích thước gạo
Chiều dài hạt gạo

Xếp hạng
chiều dài
hạt gạo

Tỷ lệ dài/rộng

Xếp loại
Kích
thước


Thang

hạt gạo

điểm

Tỷ lệ
dài/rộng

Điểm

>3

1

2,1 - 3

3

(mm)
Rất dài

>7,5

1

Dài

6,6 - 7,5


3

5,5 - 6,6

5

Mập, bầu

1,1 - 2

5

Ngắn

5,5

7

Trịn

<1,1

9

Rất ngắn

<5,5

9


Trung
bình

Thon
Trung
bình

(Nguồn:Viện

lúa

quốc

tế

IRRI)
- Tỷ lệ gạo xay, gạo giã, tỷ lệ tấm:
+ Tỷ lệ gạo xay: Bóc 50g thóc nguyên vẹn, lấy gạo cân lên rồi tính theo
cơng thức:
Khối lượng gạo xay
Tỷ lệ gạo xay (%) =

x 100%


25

Khối lượng thóc
+ Tỷ lệ gạo bạc giã: Lấy 50g thóc cho vào cối giã nhẹ rồi tính theo cơng thức:


Khối lượng gạo giã
Tỷ lệ gạo giã (%) =

x 100
Khối lượng thóc

+ Tỷ lệ tấm: Lấy 50g gạo giã sàng qua rây 2mm để tách tấm rồi tính theo
cơng thức:
Khối lượng tấm
Tỷ lệ tấm (%) =

x 100%
Khối lượng gạo phân tích

- Độ bạc bụng: Hạt bạc bụng là hạt có phần tinh bột màu trắng chiếm >1/4
thể tích hạt, đếm ngẫu nhiên 50 hạt gạo nguyên, xác định số hạt bạc bụng
Số hạt bạc bụng
Tỷ lệ bạc bụng (%) =

x 100%
Tổng số hạt phân tích

- Độ trong hạt gạo: Dựa vào mức độ trong của hạt gạo chia ra:
+ Hạt đục: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm > 1/2 hạt.
+ Hạt nửa trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm <1/2 hạt.
+ Hạt trong: Cắt ngang hạt gạo, phần bạc bụng chiếm rất ít ở giữa hạt.
Cách làm: Lấy 100 hạt gao xay dùng dao cắt ngang rồi quan sát tiết diện
cắt ngang, xác định từng loại và để riêng.
Độ trong (%) = A + 0,5 B
Trong đó:A: Số hạt trong

B: Số hạt nửa đục
Số % cịn lại sau khi xác định độ trong của hạt chính là độ bạc bụng
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu


×