Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng pierisrapael hại rau thập tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 68 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
----------------------------------

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ THỬ
NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
SÂU XANH BƢỚM TRẮNG PIERIS RAPAE L.
HẠI RAU THẬP TỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KĨ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện: Thái Thị Ngọc Lam
Lớp:
45K2 KS Nông học
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh

VINH- 1.2009


2

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp là sản phẩm của q trình lao động khoa học khơng mệt
mỏi của chúng tơi. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thanh. Những kết quả đạt được đảm báo tính
chính xác và trung thực về khoa học.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước Tổ bộ môn, Khoa và Nhà trường.


Vinh, tháng 12 năm 2008
SINH VIÊN

Thái Thị Ngọc Lam


3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo khoa Nông Lâm Ngư, các nhà khoa học, chính quyền địa
phương nơi nghiên cứu, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cơ
giáo kính quý Th.s Nguyễn Thị Thanh. Người đã mang lại cho tơi sự tự tin, lịng
quyết tâm và niềm đam mê khoa học. Đồng thời đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo
tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông - Lâm - Ngư, tổ bộ
môn Nông học, trại thí nghiệm Nơng học đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian
cũng như cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm cho tơi hồn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn chính quyền địa phương và bà con nơng dân xã Đông Vĩnh,
thành phố Vinh, Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong việc
điều tra và thu thập mẫu vật.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi hồn
thành khoá luận này.

Vinh, tháng 12 năm 2008
SINH VIÊN

Thái Thị Ngọc Lam



4

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài

2

Mục đích nghiên cứu

3

Nội dung nghiên cứu

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1


Tình hình nghiên cứu sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự

1.1.1 Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa thập tự trên thế giới và
ở Việt Nam
1.1.2 Tình hình nghiên cứu thành phần thiên địch trên rau họ HTT ở
thế giới và Việt Nam
1.2

Nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae L.và các biện pháp phòng trừ

1.3

Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết

1.3.1 Những vấn đề tồn tại
1.3.2 Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu
1.4

Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên Nghệ An
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1

Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Giả thuyết khoa học

2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.3

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.4

Phương pháp nghiên cứu


5

2.4.1 Thí nghiệm ngồi đồng ruộng
2.4.2 Thí nghiệm trong phịng
2.4.3 Xử lý bảo quản mẫu vật
2.4.4 Chỉ tiêu theo dõi sâu xanh bướm trắng
2.5

Phương pháp xử lý số liệu
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1

Đặc điểm sinh học của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L.

3.2


Đặc điểm sinh thái của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L.

3.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến thời gian phát dục và vòng
đời của sâu xanh bướm trắng
3.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến sức sống của sâu xanh
bướm trắng
3.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng sinh sản của sâu
xanh bướm trắng
3.3

Kết quả thử nghiệm phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae L.

3.3.1 Biện pháp hóa học
3.3.2 Biện pháp sinh học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1

Kết luận

2

Kiến nghị
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HTT

Hoa thập tự

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

SXBT
P. rapae
WTO

Sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae
Tổ chức thương mại thế giới

BT

Bacilus thuringiensis Berl

NPV

Nuclear polyhidrosis virus

BVTV
CT
BXNVT


Bảo vệ thực vật
Cơng thức
Bọ xít nâu viền trắng

TGPD

Thời gian phát dục

LSD0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở 5%

Bb

Beauveria bassiana

TT

Tuổi thọ

TB

Trung bình


7

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

3.1

Kích thước các pha phát dục của sâu xanh bướm trắng

3.2

Thời gian phát dục và vòng đời của sâu xanh bướm trắng
(ngày)

3.3

Nhiệt độ thềm và tổng nhiệt hữu hiệu các pha phát dục
của sâu xanh bướm trắng

3.4

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến sức sống các pha phát
dục của sâu xanh bướm trắng

3.5

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến khả năng sinh sản của
sâu xanh bướm trắng

3.6

Kết quả thử nghiệm phòng trừ SXBT bằng thuốc
Thianmectin

3.7


Kết quả thử nghiệm phòng trừ SXBT ở mật độ 10con/m2
bằng BXNVT

3.8

Kết quả thử nghiệm phòng trừ SXBT ở mật độ 20con/m2
bằng BXNVT


8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
BIỂU ĐỒ
3.1

Sức sống của SXBT ở 200C, 65%RH và 250C, 60%RH

3.2

Hiệu quả phòng trừ khi phun Thianmectin 0,5ME ở các tuổi
sâu khác nhau

3.3

Hiệu quả phòng trừ SXBT ở mật độ 10 con/m2 bằng BXNVT

3.4


Hiệu quả phòng trừ SXBT ở mật độ 20 con/m2 bằng BXNVT
HÌNH ẢNH

3.1

Pha trứng của P. rapae

3.2

Pha sâu noncủa P. rapae

3.3

Pha nhộng của P. rapae

3.4

Pha trưởng thành của P. rapae

3.5

Thử nghiệm phịng trừ tại trại thực nghiệm Nơng Học


9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của con

người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và thức ăn giàu đạm đã được
đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp
cho cơ thể chúng ta những chất dinh dưỡng cần thiết như protein, axit hữu cơ,
vitamin và các chất khống. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước
đến năm 2000 là 445 nghìn ha, tăng 70% so với năm 1990 (261.090 ha). Bình
quân mỗi năm tăng 18,4 nghìn ha (mức tăng 7%/năm). Trong đó các tỉnh phía
bắc có 249.200 ha chiếm 56% diện tích. Các tỉnh phía nam có 196 nghìn ha,
chiếm 44% diện tích canh tác (Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2005) [27].
Ở Nghệ An, rau là cây trồng chính cho nhiều vùng như: Diễn Châu, Quỳnh
Lưu, thành phố Vinh,...với tổng diện tích rau của cả tỉnh là 7557,5 ha (Lê Xuân
Bảo, 2008) [15]. Trong đó, vùng sản xuất rau chuyên canh lớn trong tỉnh là xã
Hưng Đông, Tp. Vinh. Đây là vùng cung cấp rau chủ yếu cho thành phố, tuy
nhiên các sản phẩm rau vẫn khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Trong số các loại rau trồng ở Việt Nam thì hơn 50% sản lượng là các loại
rau họ hoa thập tự (HTT). Đây là nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá
trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà các loại rau này được rất nhiều người ưa thích và
được trồng rộng rãi trong cả nước. Mặt khác, chúng có thời gian sinh trưởng
ngắn, được trồng gối vụ liên tục và thu hoạch rải rác từng đợt khơng tập trung,
cùng với đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất
dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, rau họ hoa thập
tự bị nhiều loại sâu phá hại như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy… gây ảnh


10

hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau (Lê Văn Trịnh, 1995;
Nguyễn Quý Hùng, 1995; Phạm Thị Nhất, 1993) [14], [19], [24]. Trong tập đoàn
sâu hại họ thập tự thì sâu xanh bướm trắng là loại dịch hại nguy hiểm ở nhiều
vùng trồng rau trong cả nước.

Để phòng trừ sâu hại họ HTT nói chung và sâu xanh bướm trắng nói riêng
cho đến nay người nơng dân chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học. Tại các vùng
chuyên canh rau thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều và liên tục đã gây tác
hại nghiêm trọng như phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, tạo nên tính chống thuốc của
một số dịch hại ngày càng tăng ở hầu hết các vùng trồng rau. Theo báo cáo của tổ
chức y tế thế giới, thì hàng năm trên thế giới có khoảng 500 ngàn người bị nhiễm
độc do thuốc bảo vệ thực vật trong đó có khoảng 14 ngàn người chết (Dẫn theo
Đào Trọng Ánh, 1998) [4].
Mục tiêu của chúng ta hiện nay là xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững, đảm bảo cho hệ sinh thái ổn định lâu dài. Do đó, sự phát triển và thực hiện
hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đang là mối quan tâm ở
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (FAO, 1993) [35]. Đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm đặc biệt đối với rau xanh đang là vấn đề gây bức xức xã
hội hiện nay đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO.
Một trong những nguyên lý cơ bản nhất của biện pháp quản lý dịch hại
tổng hợp là “Sử dụng tối đa các nhân tố gây chết tự nhiên của dịch hại” do vậy
việc sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu xanh bướm trắng đang là giải pháp có
hiệu quả cao đảm bảo kinh tế và môi trường.
Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sâu hại rau họ
HTT song tập trung chủ yếu nghiên cứu về sâu tơ, bọ nhảy như: Lê Kim Oanh và
Vũ Quang Côn (1999), Tào Minh Tuấn và Đặng Hữu Lanh (2001), Hồ Thị Thu
Giang (2002), Hồ Thị Xuân Hương (2004),… Các nghiên cứu này đều thực hiện
ở các vùng trồng rau lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Việc
nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.


11

Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở điều tra thành phần loài mà chưa chú trọng
đến nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên và được sự nhất trí của khoa Nơng Lâm
Ngư, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm sinh học, sinh thái và
thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L.
hại rau thập tự".
2. Mục đích nghiên cứu
- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) là dịch hại nguy hiểm cho họ hoa
thập tự, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản. Bởi vậy,
trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện
pháp phòng trừ chúng, sẽ góp phần xây dựng thành cơng biện pháp quản lý tổng
hợp (IPM) sâu hại rau họ HTT.
- Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao hiểu biết về một số
nội dung tri thức, kiến thức đã học trong các giáo trình như: Sinh thái học, Bảo
vệ thực vật, Côn trùng học, IPM,… và thực tiễn sản xuất nơng nghiệp, biện pháp
phịng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae L. hại rau họ hoa thập tự.
2. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng bao gồm:
- Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc trừ sâu Thianmectin 0,5ME.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens F.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) (Lepidoptera: Pieridae) hại rau họ
hoa thập tự.
- Thiên địch của sâu xanh bướm trắng: Bọ xít nâu viền trắng Andrallus
spinidens F. (Hemiptera: Pentatomidae).


12


* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng hại rau
họ HTT được tiến hành tại phịng thí nghiệm Bảo vệ thực vật, khoa Nông Lâm
Ngư, trường Đại học Vinh.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ được tiến hành trên sinh quần ruộng
rau tại trại thực nghiệm Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái sâu xanh bướm trắng
đồng thời thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sẽ đóng góp thêm những dữ
liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Góp
phần bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng
ngoài ra cịn giảm chi phí và nâng cao năng suất cây trồng.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng sẽ là cơ
sở quan trọng để áp dụng và tiến hành phịng trừ các lồi sâu hại rau thập tự
khác.


13

CHƢƠNG I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ HTT trên thế giới và ở Việt Nam
Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng quan trọng và được trồng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Số lượng các loài cơn trùng phát hiện trên rau họ HTT
có rất nhiều nhưng chỉ có một số lồi gây hại phổ biến và nghiêm trọng tùy theo
mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 1993 – 1994 ở Canada, có hai loài
sâu hại cánh vảy quan trọng nhất là Plutella xylostella và Pieris rapae (Godin et

al, 1998) [34].
Ở vùng giao Thái Bình Dương, theo Waterhouse, 1992 sâu tơ gây hại phổ
biến nhất. Các loài Crocidolomia binotalis, Hellula rogatalis, Hundalis cũng khá
phổ biến ở vùng này nhưng không bằng sâu tơ. Ở Jiamaica có 14 lồi sâu hại,
trong đó có 7 lồi sâu hại chính, riêng sâu tơ và sâu khoang gây thiệt hại từ 74 –
100% năng suất cải bắp (Alam, 1992) (Dẫn theo Hồ Thị Thu Giang, 2002) [8].
Ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 – 1990 đã ghi nhận có 6 lồi gây hại chủ yếu
trên bắp cải (Avci, 1994). Tại Canada có 3 lồi sâu hại chính (Hacourt, 1985). Ở
Mỹ có 4 lồi (Sheiton et al, 1982, 1990), Nhật Bản có 5 lồi (Koshihara, 1985),
Trung Quốc có 7 loài (Chang et al, 1983; Liu et al, 1995). Ở Malaysia có 7 lồi
(Lim et al, 1984). Tuy số lồi gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu
khoang, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng đều được coi là những đối tượng gây hại
quan trọng ở hầu hết các nước (Bhala và Dubey, 1985; Salinas, 1985) (Dẫn theo
Lê Thị Kim Oanh, 2002) [11].
Indonesia có 2 lồi chính là Plutella xylostella, Crocidolomia binotalis
(Mohammad iman et al, 1986), song Sastrosiswojo (1990) cho rằng có 5 lồi sâu
gây hại chính. Nghiên cứu của Talekar et al (1986) cho biết ở Đài Loan có 8 lồi
sâu gây hại chính trên rau họ HTT riêng su hào, cải bắp, súp lơ thường bị sâu tơ


14

phá hại nặng nhất, Philipines có 8 lồi (Andreas poelking, 1990). Ở Mlaysia,
Plutella xylostella, Pieris rapae, Hllula undalis là những sâu hại quan trọng (Lim
et al, 1996). Theo Bahatia et al (1995) ở vùng phía tây Bengal (Ấn Độ) 6 lồi sâu
hại có mặt thường xun trên cây cải (Dẫn theo Hồ Thị Thu Giang, 2002) [8].
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về sâu hại trên rau họ HTT, kết quả điều tra ở
các tỉnh phía bắc năm 1967 – 1968 và điều tra 1977 – 1979 ở các tỉnh phía nam
đã phát hiện được 23 lồi sâu hại trong đó có 14 lồi gây hại rõ rệt (Mai Văn
Quyền và ctv, 1994) [16].

Kết quả điều tra 3 năm 1995 – 1997 ở vùng đồng bằng sông Hông của Lê
Văn Trịnh, 1999 [13] đã xác định được 31 lồi cơn trùng gây hại trên rau họ HTT
với mức độ khác nhau, trong đó có 12 lồi gây hại rõ rệt và quan trọng là các đối
tượng sâu trơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy.
Các tác giả Hồ Khắc Tín và ctv (1982); Hồ Thị Thu Giang (1996); Hồng
Anh Cung và ctv (1997); Lê Văn Trịnh (1999); Nguyễn Công Thuật (1996);
Phạm Thị Nhất (1993) [6], [7], [9], [13], [17], [24], đều cho rằng sâu tơ, rệp, sâu
khoang, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng là những loài sâu hại chủ yếu.
Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc trên một số cây trồng nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đã xác định có 5 đối tượng hại chủ yếu trên
rau họ HTT gồm: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội và bọ nhảy
(Viện BVTV, 1976) [31]. Trong đó 3 đối tượng gây hại quan trọng nhất trên rau
họ HTT ở vùng đồng bằng sông Hồng là sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu
khoang.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần thiên địch trên rau họ HTT ở
thế giới và Việt Nam
Thành phần thiên địch sâu hại rau khá phong phú và được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, bao gồm các loại ong kí sinh, bắt mồi ăn
thịt, nấm, vi khuẩn, vi rút. Việc xác định thành phần thiên địch và đánh giá vai
trị của các lồi làm cơ sở cho biện pháp sử dụng thiên địch trong quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM).


15

Theo Beibienko (1968) trong số gần 900 lồi cơn trùng đã biết thì sâu hại
chỉ chiếm khoảng hơn 10% cịn lại phần lớn là kẻ thù tự nhiên của sâu hại. Theo
Adachkienvis (1975) sâu hại rau có 500 lồi thiên địch trong đó có 75% là lồi
đa thực, 20% là loài đa thực hẹp (Dẫn theo Hồ Thị Thu Giang, 1996) [7].
Từ năm 1946 Thomson ghi nhận 48 loài ong kí sinh sâu tơ, trong khi đó

Goodwin, 1979 đã liệt kê có 90 lồi, đến năm 1986 đã thống kê có hơn 50 lồi kí
sinh trứng, sâu non và nhộng sâu tơ. Cũng theo Thomson (1946) sâu khoang
Spodoptera litura F. bị 20 lồi kí sinh trong đó Diptera có 5 lồi và Hymenoptera
có 15 lồi (Dẫn theo Đặng Thị Dung, 1999) [3].
Ooi (1986) đã phát hiện ở Malaysia 5 loài cơn trùng ký sinh, 1 lồi bắt mồi,
1 lồi vi sinh vật gây bệnh và 7 lồi kí sinh bậc 2; Philippines có 9 lồi ong kí
sinh (Benlen Moralo et al 1992). Ở Wuchang, Hubei (Trung Quốc) năm 1983 –
1984 đã thu thập được 50 loài thiên địch trên rau cải trong số đó 35 lồi bắt mồi
và 15 lồi kí sinh (Zong et al, 1986). Thiên địch của sâu xanh bướm trắng Wang
và Liu, 1995 đã thống kê có tới 19 lồi ong kí sinh, 34 lồi bắt mồi (Dẫn theo Hồ
Thị Thu Giang, 2002) [8].
Ở nước ta đã có một số dẫn liệu cơng bố về thành phần thiên địch sâu hại
rau họ HTT. Vũ Quang Côn và Hà Quang Hùng (1990) [5] đã ghi nhận được 3
loài ong kí sinh và 14 lồi cơn trùng bắt mồi thuộc bộ cánh cứng và bộ hai cánh
là thiên địch sâu hại rau vùng Hà Nội.
Theo báo cáo khoa học VNM 8910 – 030 gia đoạn 1990 – 1995 đã thu thập
được 16 loài thiên địch trên rau ở ngoại thành Hà Nội [2].
PTS Nguyễn Công Thuật, 1996 đã thống kê trên những thiên địch thường
thấy ở sâu hại bắp cải. Nhóm cơn trùng kí sinh có 6 lồi, nhóm cơn trùng và nhện
lớn ăn thịt có 21 lồi, nhóm vi sinh vật gây bệnh có 4 lồi [17].
Hồ Thị Thu Giang, 1996 [7] đã thu thập được 53 loài, trong đó 29 lồi cơn
trùng bắt mồi, 18 lồi nhện lớn bắt mồi và 6 lồi cơn trùng kí sinh.


16

Lê Thị Kim Oanh (1997) [10] đã thu thập ở Song Phượng, Hồi Đức, Hà
Tây có 37 lồi thiên địch của sâu hại rau họ HTT, trong đó có 18 lồi cơn trùng
bắt mồi, 5 lồi cơn trùng kí sinh và 14 loài nhện bắt mồi.
Theo Lê Văn Trịnh, 1999 có 20 lồi thiên địch sâu hại rau họ HTT ở vùng

đồng bằng sơng Hồng. Trong đó, có 13 lồi cơn trùng và nhện bắt mồi, 3 lồi ong
kí sinh và 14 tác nhân gây bệnh [13].
Kết quả điều tra về thành phần của các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại rau
hoa thập tự của Lê Thị Kim Oanh ở khu vực ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ
cận trong thời gian từ 1995 - 2002 thu được 45 loài gồm 25 họ thuộc 5 bộ và 1
nhóm bệnh hại cơn trùng. Trong đó, bộ cánh cứng có 17 lồi, bộ nhện lớn
Araneae và bộ cánh màng Hymenoptera có 11 lồi, bộ cánh nửa Hemiptera có 1
lồi (Dẫn theo Lê Xuân Bảo, 2008) [15].
Hồ Thị Thu Giang, 2002 [8] đã điều tra thành phần thiên địch trên rau họ
HTT tại Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm (Hà Nội) trong thời gian từ 1996 – 2000
thu được 77 lồi thiên địch thuộc 7 bộ cơn trùng là bộ cánh Cứng (Coleoptera),
bộ cánh Nửa cứng (Hemiptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ cánh Màng
(Hymenoptera), bộ Bọ ngựa (Mantodea), bộ cánh Da (Dermaptera), bộ Chuồn
Chuồn (Odonata) và một bộ nhện lớn bắt mồi (Araneae). Trong số các lồi thiên
địch này, nhóm bắt mồi chiếm tỷ lệ rất lớn tới 60 loài.
Những nghiên cứu cơ bản về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái học
của các lồi thiên địch chính, sử dụng các tác nhân sinh học được coi là biện
pháp quan trọng trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau họ HTT nói
chung và sâu xanh bướm trắng nói riêng. Ở nước ngồi đã được nghiên cứu
nhiều và tương đối đầy đủ, trong khi ở nước ta những nghiên cứu về các loài
thiên địch cũng như các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại rau họ HTT cịn
chưa nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại
trên rau rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp thiết đối với bảo vệ cây
rau họ HTT.


17

1.2. Nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sâu xanh bƣớm trắng Pieris
rapae L. và các biện pháp phòng trừ

Sâu xanh bướm trắng là đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên rau họ HTT ở
Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới. Sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae L. thuộc họ bướm phấn Pieridae, bộ cánh vảy Lepidoptera. Phân bố
rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cùng xuất hiện với P. rapae cũng thấy
P. canidia nhưng lồi sâu này ít phổ biến hơn. Ký chủ là các loại rau và cây dại
trong họ thập tự [26].
Ở Canada, kết quả nghiên cứu trong 2 năm đã ghi nhận 2 loài sâu hại cánh
vảy quan trọng nhất trên rau họ HTT là Pieris rapae và Plutella xylostell (Godin
et al, 1998)[34].
Sâu xanh bướm trắng cũng là một trong những loài sâu hại phổ biến trên
rau họ HTT ở Malaysia (Lim et al, 1996) [36].
Hiện nay việc phòng trừ sâu xanh bướm trắng chủ yếu dựa vào biện pháp
hóa học. Tuy nhiên nó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái và
sức khỏe con người. Để hạn chế việc sử dụng thuốc hố học thì nhiều biện pháp
kỹ thuật phòng trừ sâu xanh bướm trắng khác đã được nghiên cứu và tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới như: Việc kiềm chế số lượng SXBT bằng các lồi ký
sinh, lồi BMAT… với hy vọng tìm ra giải pháp tích cực. Các nghiên cứu cho
thấy thành phần thiên địch sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng khá phong phú.
Vùng phía đơng nam của Canada, Godin et al (1998) [34] qua 2 năm nghiên
cứu 1993 – 1994 trên cây trồng vụ sớm đã phát hiện có 6 lồi kí sinh sâu xanh
bướm trắng. Ở vụ muộn, sâu xanh bướm trắng có tỷ lệ bị kí sinh 43%.
Ở Trung Quốc, trong các lồi ong kí sinh sâu xanh bướm trắng lồi
Pteromalus puparium có cao điểm kí sinh trong tháng 5 và 6, tỷ lệ nhộng bị ký
sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, 35 – 60% ở Quỳ Châu và lên đến 70% ở An
Huy. Ong A. glometarut là ký sinh quan trọng ở thung lũng sông Trường Giang
gây tỷ lệ ký sinh lên tới 70% (Dẫn theo Lê Văn Trịnh, 1999) [13].


18


Ngồi ong ký sinh cịn có nhóm vi sinh vật gây bệnh cho SXBT có độc tính
cao đã được phân lập, nhân nuôi và sản xuất quy mô công nghiệp thành các chế
phẩm sinh học. Các chế phẩm đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất để trừ
SXBT và các loại sâu hại khác trên rau như BT (Bacilus thuringiensis Berl.),
NPV (Nuclear polyhidrosis virus).
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2001) [21] sâu hại rau họ
HTT chủ yếu có 6 lồi: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ
nhảy và rệp.
Hồ Thị Thu Giang, 2002 [8] đã điều tra thành phần sâu hại trên rau họ
HTT tại Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm (Hà Nội) cho thấy sâu hại xuất hiện phổ
biến với mật độ tương đối cao trên rau họ HTT là sâu tơ, rệp xám hại cải, sâu
khoang, bọ nhảy và sâu xanh bướm trắng. Trong đó sâu khoang, sâu xanh bướm
trắng xuất hiện rải rác trong suốt vụ rau, chúng gây hại nặng với mật độ cao trên
bắp cải vụ muộn từ tháng 2 đến tháng 5.
Cho đến nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về các biện pháp phịng trừ
SXBT hại rau họ hoa thập tự đã được công bố.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2003) ở hợp tác xã Văn Đức, Đông Dư
(Gia Lâm, Hà Nội) và hợp tác xã Ninh Sơn (Hoa Lư, Ninh Bình) về hiện trạng
dùng thuốc BVTV. Người dân đã sử dụng 27 loại thuốc hố học để trừ sâu (trong
đó có một số loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Wofatox và Niniton), thuốc định
kỳ được phun cho rau từ khi cây còn bé. Tại hợp tác xã Văn Đức năm 1999 trên
rau bắp cải có hộ phun từ 2 - 3 lần/tuần (tương ứng 15 - 17 lần cho một vụ rau).
Năm 2001 phun 10 - 14 lần trong một vụ rau. Bên cạnh đó nơng dân cịn sử dụng
tuỳ tiện thuốc BVTV nhập lậu từ Trung Quốc. Vì theo họ giá thuốc nhập lậu rẻ
và có thể diệt nhiều lồi sâu. Điều này đã làm tăng thêm nhiều tác hại do thuốc
hoá học gây ra (Dẫn theo Lê Xuân Bảo, 2008) [15].
Theo số liệu điều tra tại xã Hưng Đông, Tp. Vinh và Nghi Kim, Nghi Lộc,
Nghệ An để phòng trừ sâu bệnh hại rau người nông dân đã sử dụng 37 loại thuốc
hóa học trừ sâu, bệnh, cỏ dại và chất điều hịa sinh trưởng. Trong đó chỉ có 10



19

chất được phép sử dụng trên rau, 26 loại không được phép sử dụng, 1 loại cấm sử
dụng (Wofatox 50EC) và một số loại khơng có nguồn gốc. Trong mỗi vụ rau
người dân phun thuốc hóa học 3 – 20 lần, nồng độ phun cao hơn 1,2 – 3,0 lần và
liều lượng cao hơn 1,2 – 2,0 lần khuyến cáo (Trần Văn Quyền, Thái Thị Phương
Thảo, 2008) [30].
Biện pháp sinh học thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học BVTV.
Đây là biện pháp có hiệu quả, ý nghĩa về kinh tế và khoa học. Biện pháp này địi
hỏi cần có sự hiểu biết về sinh học, sinh thái của các lồi cơn trùng có ích, từ đó
mới có chiến lược bảo vệ khai thác và lợi dụng chúng trong BVTV.
Thiên địch của SXBT hại rau họ HTT rất quan trọng, chúng là những tác
nhân sinh vật kiềm chế sự phát triển của sâu xanh bướm trắng một cách có hiệu
quả. Bảo vệ duy trì và phát triển chúng là việc áp dụng nguyên lý sinh thái trong
phòng chống dịch hại, nhằm bảo vệ các mối quan hệ qua lại giữa các lồi có hại
và có ích trong hệ sinh thái nông nghiệp. Trong những năm gần đây đã có một số
cơng trình nghiên cứu khoa học quan tâm tới thiên địch của SXBT, tuy nhiên vai
trò của chúng trong việc kiểm sốt quần thể SXBT cịn hạn chế và chưa đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn.
Sử dụng vi sinh vật gây bệnh cho SXBT đã thu được những thành công
nhất định. Theo Nguyễn Thúy Hà (2007) [23] chế phẩm Bt ở nồng độ 6x109
bt/ml đến 9x109 bt/ml cho hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng đạt 100% sau 4 – 5
ngày và đạt 82,1 - 84,5% sau 10 ngày phun thuốc ngoài đồng ruộng. Nấm Bb thử
nghiệm ở nồng độ 8 x108 bt/ml hiệu lực trừ sâu đạt 70,3 - 71,6% đối với sâu xanh
bướm trắng sau 15 ngày thí nghiệm trong phịng và đạt 64,2 - 65,8% với sâu
xanh bướm trắng sau 20 ngày thí nghiệm ngoài đồng ruộng.
Năm 2006, Lê Thùy Quyên đã ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium
anisopliae sorok để tiêu diệt bọ hung đen ăn mía; mối đất ăn thơng trắng, bồ đề,
hại cây điều, cây ăn quả; sâu xanh bướm trắng ăn su hào, bắp cải; sâu khoang hại

cà chua… cho kết quả diệt trừ sâu bệnh hơn 70% [12].


20

Để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do thuốc hố học gây ra thì nhiều
cơng trình nghiên cứu và nơng dân nhiều vùng trồng rau đã tiến hành phịng trừ
SXBT bằng thuốc thảo mộc. Viện BVTV (2007) đã tiến hành nghiên cứu và sản
xuất thành công chế phẩm hạt củ đậu dưới 2 dạng (dạng nước và dạng bột) để
phịng trừ sâu hại rất có hiệu quả và hướng dẫn nông dân tự sản xuất, chế biến, áp
dụng trong sản xuất nơng nghiệp. Chế phẩm hạt củ đậu có thể dùng để trừ các
loại sâu hại như: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ xít đùi to, bọ nẹt…Chế phẩm
hạt củ đậu ít độc hại với các lồi cơn trùng có ích [33].
Tuy nhiên, cho đến nay việc tiếp cận IPM trên cây rau vẫn còn hạn chế do
thiếu nhiều thơng tin và những điểm trình diễn để thuyết phục nhân dân áp dụng
biện pháp này. Theo điều tra tại xã Hưng Đông, Tp. Vinh và Nghi Kim, Nghi
Lộc, Nghệ An số người nông dân trồng rau được tập huấn về IPM ở mức thấp 30
– 40%, được sử dụng thuốc BVTV rất thấp 3,3 – 13,3%, không biết về nguyên
tắc sử dụng thuốc BVTV “4 đúng” là 100%, biết rất ít về ngưỡng phịng trừ 0,0 –
3,3% và các loài thiên địch trên rau 6,7 – 10,0% (Trần Văn Quyền, Thái Thị
Phương Thảo, 2008) [30].
1.3. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết
1.3.1. Những vấn đề tồn tại
- Nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm sinh học, sinh thái của SXBT P. rapae.
- Điều tra thành phần thiên địch của P. rapae.
- Đánh giá tác hại thực của SXBT tới năng suất rau họ HTT.
- Sử dụng các biện pháp và đánh giá hiệu quả phịng trừ SXBT ngồi đồng
ruộng đặc biệt là biện pháp sinh học để khuyến cáo người dân phòng trừ P. rapae
đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.3.2. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của SXBT.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp hóa học và sinh học để phòng trừ
SXBT P. rapae.


21

1.4. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn Bắc, có toạ độ địa lý từ 18 035'
- 19030' vĩ độ Bắc và 103052' - 105042' kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên
1637068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam) [28].
Địa hình Nghệ An có thể chia ra 3 vùng cảnh quan, đây là đặc điểm chi
phối đến mọi hoạt động, nhất là trong sản xuất nông nghiệp của Nghệ An. Vùng
núi cao (chiếm 77,0% diện tích), vùng gị đồi (13,0%), vùng đồng bằng chiếm
10,0% diện tích. Đồng bằng hẹp bị chia cắt thành vùng đồng bằng phù sa và dải
cát ven biển. Đồng bằng phù sa gồm các dải đồng bằng Vinh, Quỳnh Lưu, Yên
Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Vùng cát ven
biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc, Hưng Nguyên.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, đặc điểm cơ bản là nóng
ẩm mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận trung bình 120 - 140
Kcal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, độ ẩm khơng khí là 85%,
lượng mưa trung bình của năm từ 1600 - 2000mm (Lê Văn Phương, 1982) (Dẫn
theo Phan Thị Thu Hiền, 2008) [25].
Nghi Lộc nằm ở vị trí 18054’ vĩ độ Bắc và 105045’ kinh độ Đông, cao hơn
so với mặt nước biển là 18,5m. Đây là vùng đồng bằng chủ yếu đất cát, đất thịt
nhẹ và trung bình. Là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đơng lạnh
và mùa hè nóng.


22


CHƢƠNG II.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm
- Sinh thái học côn trùng là lĩnh vực khoa học nghiên cứu một cách tổng
hợp mối quan hệ giữa cơ thể côn trùng và môi trường sống của chúng [22].
- Biện pháp sinh học: Tổ chức Đấu tranh sinh học thế giới đã định nghĩa
(1971): “Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản
phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do
các sinh vật gây ra” [20].
- Phòng trừ dịch hại bằng biện pháp hóa học là sử dụng hợp lý các chất hóa
học trong phịng chống sâu hại, vi sinh vật gây bệnh hại và cỏ dại nhằm kìm hãm
sự phát triển dịch hại ở dưới mức gây hại kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến
phát triển cây trồng (Trần Ngọc Lân, 2007) [29].
2.1.2. Giả thuyết khoa học
- Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng đến thời gian phát dục, vòng đời, khả
năng sinh sản, sức sống của SXBT.
- Tuổi sâu càng nhỏ thì càng mẫn cảm với thuốc hóa học.
- Bọ xít nâu viền trắng có khả năng khống chế SXBT dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Ở các vùng trồng rau trong cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng, hằng
năm người nơng dân phải đối phó với sự phá hoại của Pieris rapae, chúng gây
hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nơng sản.
Với đặc tính, phát sinh trong thời gian dài từ tháng 10 – 5 năm sau, khả
năng sinh sản cao, tính kháng thuốc của sâu xanh bướm trắng mạnh, cơng tác
phịng trừ đang gặp khơng ít khó khăn. Hiện nay biện pháp hóa học được sử dụng
chủ yếu. Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng bất lợi đến sức



23

khỏe con người và môi trường sinh thái. Hiện tượng ngộ độc do thuốc bảo vệ
thực vật trong những năm gần đây tăng cao. Theo số liệu thống kê, số vụ ngộ độc
do hóa chất trong 6 tháng đầu năm 2002 tăng 2,1 lần so với cùng kì năm 2001,
trong đó ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là 843 người, tử vong 28 người chiếm
56% số người chết do ngộ độc thực phẩm. Chỉ tính riêng Hà Nội đã có 14/20 vụ
ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật, nguyên nhân đều do lượng thuốc bảo vệ
thực vật đã vượt quá dư lượng tối đa cho phép, hầu hết là các thuốc cấm, thuốc
ngoài danh mục (Nguyễn Đức Hạnh, 2002) [18].
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao
thì rau an toàn thực phẩm đang là vấn đề quan tâm lớn của thế giới cũng như ở
Việt Nam. Trong tổng thể các khâu để sản xuất rau an toàn thực phẩm thì phịng
trừ sâu hại là một khâu quan trọng cho năng suất và chất lượng rau sạch. Phòng
trừ sâu hại bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong đó có việc sử
dụng thiên địch, giảm thuốc hố học rất có ý nghĩa và cần được quan tâm nghiên
cứu để bảo vệ, duy trì các lồi kẻ thù tự nhiên, đảm bảo an toàn chất lượng rau,
cho hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
2.3. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu:
- Hoá chất: Cồn 960, foocmol 7%, thuốc hoá học Thianmectin 0,5ME.
- Thiết bị: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi soi nổi, tủ định ôn, nhiệt kế, ẩm
kế, máy chụp ảnh kỹ thuật số.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, sổ tay, bút chì, bơng thấm nước, vải màn, hộp
nhựa, panh, băng dính vải, kéo, mật ong...
* Địa điểm nghiên cứu:
- Phịng thí nghiệm BVTV tổ bộ mơn Nơng học, Khoa Nông Lâm Ngư, Đại
học Vinh.
- Trại thực nghiệm Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh.

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2008 - 12/2008.


24

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm ngồi đồng ruộng
- Tiến hành thu thập các cá thể trưởng thành, trứng, sâu non sâu xanh bướm
trắng từ tuổi 1 đến tuổi 5 và nhộng trên ruộng rau. Các đối tượng thu thập được
đưa về ni và theo dõi ở phịng thí nghiệm BVTV, tổ bộ môn Nông học, khoa
Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng bao gồm các
thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thử nghiệm phòng trừ sâu xanh bướm trắng bằng thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên Thianmectin 0,5ME.
Tiến hành phun thuốc ở tất cả các tuổi sâu (tuổi 1, 2, 3, 4, 5) với mật độ 10
con/m2. Thí nghiệm bao gồm 10 công thức (CT), 3 lần lặp lại. Trồng rau cải xanh
với diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 1m2. Phun thuốc vào chiều mát và theo nồng độ
khuyến cáo. Ở các ô đối chứng phun bằng nước lã.
Sơ đồ bố trí cơng thức thí nghiệm như sau:
Hàng rào bảo vệ
CT6

CT7

CT5

CT1

CT4


CT2

CT3

CT10 CT8

CT9

CT10 CT3

CT7

CT8

CT9

CT6

CT1

CT2

CT5

CT4

CT8

CT4


CT10 CT5

CT3

CT7

CT2

CT9

CT1

CT6

Hàng rào bảo vệ
Trong đó:
CT1: Phun sâu tuổi 1

CT6: Đối chứng CT5

CT2: Đối chứng CT1

CT7: Phun sâu tuổi 4

CT3: Phun sâu tuổi 2

CT8: Đối chứng CT7

CT4: Đối chứng CT3


CT9: Phun sâu tuổi 5

CT5: Phun sâu tuổi 3

CT10: Đối chứng CT9

Theo dõi số lượng sâu chết do thuốc và chết tự nhiên ở các ơ thí nghiệm sau
khi phun 1, 3, 5, 7 ngày.


25

Thí nghiệm 2: Sử dụng bọ xít nâu viền trắng (BXNVT) phịng trừ sâu xanh
bướm trắng:
Các ơ thí nghiệm có diện tích 1m2 và dùng lưới mịn bao kín. Tiến hành thả
BXNVT pha trưởng thành 1; 2; 4 con/m2 ở mật độ sâu 10 con/m2 và 20 con/m2.
Sau đó theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của bọ xít và sâu xanh bướm trắng
đồng thời xác định số lượng sâu đã bị tiêu diệt ở các cơng thức thí nghiệm (3
ngày/lần).
+ Với mật độ 10 con/m2: Thả 1, 2, 4 bọ xít trưởng thành. Thí nghiệm gồm 4
CT với 2 lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghệm:
Hàng rào bảo vệ
CT3

CT1

CT4

CT2


CT3

CT4

CT1

CT2

Hàng rào bảo vệ
Trong đó:
CT1: Thả 1 bọ xít

CT3: Thả 4 bọ xít

CT2: Thả 2 bọ xít

CT4: Đối chứng (Không thả BXNVT)

+ Với mật độ 20 con/m2: Thả 1, 2, 4 Bọ xít trưởng thành. Thí nghiệm gồm
4 CT với 2 lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghệm:
Hàng rào bảo vệ
CT3

CT4

CT2

CT1


CT1

CT3

CT2

CT4

Hàng rào bảo vệ
Trong đó:
CT1: Thả 1 bọ xít

CT3: Thả 4 bọ xít

CT2: Thả 2 bọ xít

CT4: Đối chứng (Khơng thả BXNVT)


×