Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Pháp luật về hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.2 KB, 13 trang )

Mở đầu
I.

Lý do chọn đề tài.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, hộ kinh doanh ngày càng
phát triển và dần khẳng định một vị thế không thể thiếu của nền kinh tế. Tuy
nhiên, trên thực tế, hộ kinh doanh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của
mình trong nền kinh tế, cịn kinh doanh ở quy mơ nhỏ, tay nghề không cao, …
Một phần dẫn tới thực trạng đó là do pháp luật chưa quy định rõ ràng, những biện
pháp hiệu quả để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát huy tiềm năng của
mình. Theo đó, bản chất pháp lý của mơ hình kinh doanh này là gì? Nó được quy
định trong pháp luật Việt Nam như thế nào và những bất cập về mô hình này?
Xuất phát từ thực tiễn này, em chọn đề tài “Bản chất pháp lý hộ kinh doanh” để
thực hiện làm bài tiểu luận cuối kỳ.
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận làm rõ bản chất pháp lý mơ hình hộ
II.

kinh doanh và quy định liên qua về mơ hình này trong pháp luật hiện hành, những
bất cập của các quy định đó.
III.
Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp để có cái nhìn tổng quan, tồn diện
đề tài.

1


Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mô hình hộ kinh


doanh.
I.

Lịch sử hình thành, phát triển của hộ kinh doanh.
Năm 1864, Pháp xâm lược nước ta và đem Bộ luật thương mại Pháp vào

Nam Kỳ và bộ luật này được áp dụng ở Bắc kỳ vào năm 1888. Thời kỳ này xuất
hiện thương nhân đơn lẻ, chủ yếu được hình thành hoạt động theo quy định, chế
định của luật thương mại Pháp. Năm 1954, đất nước bị chia cắt, hai miền Nam
Bắc chịu sự quản lý của hai chế độ kinh tế, văn hóa, chính trị. Ở miền Nam, chính
quyền Sài Gịn tiếp tục kế thừa pháp luật thương mại Pháp và đỉnh cao là ban
hành Bộ luật thương mại 1972, tại khoản 39 điều 1 quy định: “Thương gia là
những người làm kinh tế thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề
nghiệp thường xun của mình”
Ở miền Bắc tiếp tục cơng quộc cải tạo, xây dựng xã hội chủ nghĩa hình
thành nền kinh tế quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa tập trung với chế độ cơng hữu
hóa tư liệu sản xuất. Tại thời kỳ này, có một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ liên quan
đến tiêu dùng hoặc những thành phần đang trong quá trình cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, nền kinh tế quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế nước nhà
suy yếu. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa ra những giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề tiêu cực do nền kinh tế quan liêu mang lại. Tại điều 1 của Bản quy
định ban hành kèm theo Nghi định 27 HĐBT đã manh nha nói đến mơ hình hộ
kinh doanh: “Nhà nước cơng nhận sự tồn tại và các tác dụng cực lâu dài của các
thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh”. Các đơn vị kinh tế này được tỏ chức
hoạt động theo nhiều hình thức như: hộ cá thể, hộ tiểu cơng nghiệp, xí nghiệp tư
doanh. Đến ngày 15/7/1988, Nghị quyết của Bộ chính trị số 16 – NQ/TW đã quy
định rõ ràng mơ hình hộ kinh doanh hay kinh tế gia đình: “Kinh tế gia đình là
kinh tế do cơng nhân viên chức nhà nước, thành viên xí nghiệp quốc doanh, xí
nghiệp tập thể và cơng nhân viên chức xí nghiệp tư nhân cũng như những người
2



ngồi tuổi lao động cùng với gia đình mình làm thêm bằng cách nhân gia cơng
cho các xí nghiệp hoặc làm các dịch vụ”. Và đến Nghị quyết số 109/2004/NĐ –
CP ngày 2/4/2004 đã đổi kinh tế gia đình thành tên gọi hộ kinh doanh cá thể: “Hộ
kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đinh làm chủ, chỉ được đăng
ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con
dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Ngày 29/8/2006 Chính
phủ ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ – CP về đăng ký kinh doanh trong đó có
quy định về hộ kinh doanh. Tiếp theo đó đến ngày 15/4/2010, Chính phủ ban
hành nghị định 43/2010/NĐ – CP để thay thế. Đến ngày 14/9/2015 Chính phủ
tiếp thục ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, hộ kinh doanh được điều chỉnh bởi nghị định 01/2021/NĐ – CP.
II.
Khái niệm hộ kinh doanh. Đặc điểm pháp lý hộ kinh doanh.
2.1. Khái niệm hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm cá nhân là công
dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia
đình làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười
lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tải sản của minh đối với hoạt động
kinh doanh.
Định nghĩa “Hộ kinh doanh” cho ta thấy có ba căn cứ chủ để thành lập hộ
kinh doanh: (1) hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ, (2) hộ kinh doanh do hộ gia
đình làm chủ.
(i) Hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ: là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự. Người đó phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi
thương mại của mình. Về bản chất, hộ kinh doanh do một cá thể hoặc nhóm cá
thể làm chủ là doanh nhân thể nhân.
(2) Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ: là một chủ thể đặc biệt của Việt Nam.
Có lẽ do nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển. Do khi nền kinh tế kém phát

triển, các chủ thể càng có mối liên kết ở cơ sở rất chặt chẽ. Theo đó, đối với
những nước có nền kinh tế chưa phát triển tiêu biểu như Việt Nam có mối liên kết
gia đình rất lớn. Mọi người trong gia đình cùng nhau, dựa vào nhau sinh sống,
3


kinh doanh. Vì vậy, nếu hộ gia đình khơng là chủ thể kinh doanh thì Việt Nam đã
bỏ mất một lực lượng kinh doanh lớn. Việt Nam có phần lớn của cải lao động từ
nền nơng nghiệp, khơng có nền công nghiệp nặng, nền công nghiệp nhẹ chưa phát
triển. Theo đó, thế mạnh duy nhất của nước ta là nơng sản. Do đó, hộ gia đình là
một lực lượng kinh tế đáng kể. Bộ luật dân sự 2005 khẳng định hộ gia đình là chủ
thể của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 khơng cịn cơng nhận chủ
thể kinh doanh này. Trong Luật doanh nghiệp 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020
cũng không quy định hộ gia đình là chủ thể kinh doanh. Nhưng tại Nghị định
01/2021/ NĐ- CP về đăng ký kinh doanh lại khẳng định hộ gia đình cũng là một
đơn vị đăng ký kinh doanh. Điều đó cho thấy, pháp luật kinh doanh Việt Nam về
hộ kinh doanh còn chưa rõ ràng, chồng chéo lên nhau.
2.2. Đặc điểm hộ kinh doanh.
Thứ nhất, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Điều đó ý chỉ mỗi
hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh một lần duy nhất trong suốt quãng đời
hoạt động. Chỉ được đăng ký kinh doanh một lần duy nhất là không được đi đăng
ký kinh doanh lần thứ hai ở bất kỳ một nơi nào. Vì một người chủ hộ chỉ được
đứng ra chỉ được đứng ra sở hữu duy nhất một hộ kinh doanh. Theo ý kiến chủ
quan, cụm từ “địa điểm” dễ gây nhầm lẫn. Vì “địa điểm” được định nghĩa là nơi
cụ thể để tiến hành một việc1. Do đó, nếu hộ gia đình A đăng ký kinh doanh tại
một địa điểm B nhưng sau đó vì một lý do nào đó phải chuyển sang một địa điểm
C lúc này hộ gia đình A lại phải đi đăng ký lại? Tuy nhiên, đến Nghị định
01/2021/NĐ – CP thay đổi cụm từ “một địa điểm” thành “nhiều địa điểm”. 2Điều
này cũng sẽ gây nhầm lẫn cho các chủ thể kinh doanh. Cụm từ “nhiều địa điểm” ở
đây có được gọi là mở nhiều chi nhánh khác nhau? Vậy thì điều này có cịn đảm

bảo cạnh tranh cơng bằng với các hình thức kinh doanh khác?
Thứ hai, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động. Lý do dẫn đến
quy định này là do hộ kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi, hơn nữa cơ cấu tổ
1 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên
2 Khoản 2 điều 86, Nghị định 01/2021 NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
4


chức sơ sài, lộn xộn. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không quy định về cơ cấu tổ
chức của hộ kinh doanh. Do đó, pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh có phần
lỏng lẻo. Pháp luật quy định 10 lao động ở đây là 10 lao động được hưởng lương
và có hợp đồng lao động theo như Luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, điều này
dẫn tới một bất cập là: Vậy thì nếu hộ kinh doanh thuê số lượng hơn 10 người
nhưng chỉ có 10 người trong số đó có hợp đồng lao động cịn những người cịn lại
lấy danh nghĩa là họ hàng thì sẽ được giải quyết như thế nào? Điều này vẫn là
một dấu hỏi lớn cho pháp luật kinh doanh Việt Nam về vấn đề hộ kinh doanh.
2.3. Đặc điểm pháp lý hộ kinh doanh.
Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, hộ gia đình làm chủ. Nếu là hộ
gia đình thì phải có một chủ hộ là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Hộ gia
đình là một thực thể phức tạp. Mặc dù nó khơng được coi là chủ thể trong Bộ luật
dân sự 2015. Tuy nhiên, trong hộ gia đình chứa nhiều mối quan hệ dân sự. Nó
khơng chỉ thuần túy là những người đủ 18 tuổi trở lên mà còn nhiều chủ thể dân
sự khác. Đối với hộ kinh doanh thuộc nhóm ngừi hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ
kinh doanh thuộc nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do một
người đại diện được của tham gia giao dịch với bên ngoài. 3 Điều này giúp tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng. Nếu như trước đây, muốn vay ngân
hàng thì trong thủ tục vay phải có chữ ký của tất cả thành viên trong hộ kinh
doanh. Vậy thì điều gì xảy ra nếu một trong những thành viên của hộ kinh doanh
cố né tránh tổ chức tín dụng khi đến kỳ đáo hạn? Điều 79 Nghị định 01/2021/ NĐ
– CP đã khắc phục được khó khăn về hộ kinh doanh mang lại.

Thứ hai, hộ kinh doanh có quy mơ nhỏ hẹp. Đặc điểm này không xuất phát
từ bản chất bên trong của hộ kinh doanh mà xuất phát từ các quy định pháp luật
Việt Nam về số lượng lao động được sử dụng trong hình thức kinh doanh này.
Khác với hộ kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi
3 Điều 79, Nghị định 01/2021/ NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
5


nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh và nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng số lượng nhiều lao động. Tuy nhiên, hộ kinh doanh không phải là
đối tượng có quy mơ kinh doanh nhỏ nhất. Đối với những người bán hàng rong,
kinh doanh lưu động, …. có thu nhập thấp, khơng ổn định. Hộ gia đình sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký,
trừ trường hợp các nghành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa
phương.4
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ
của chủ hộ kinh doanh. Theo Nghị định 01/2021/NĐ – CP, chủ hộ kinh doanh
được xác định là cá nhân, hộ gia đình. Chủ hộ kinh doanh và hộ kinh doanh
không phải hai thực thể độc lập, tách biệt về tài sản. Chủ hộ kinh doanh phải chịu
trách nhiệm đến cùng với các khoản nợ bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, khác
với Doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vơ hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán
rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân
hoặc hộ gia đình làm chủ. Các thành viên của nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình
phải chịu trách nhiệm liên đới với nhau về các khoản nợ của hộ kinh doanh.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hộ kinh
doanh.
I.


Quy định về thành lập hộ kinh doanh.

1.1. Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh.

4 Khoản 2 Điều 79, Nghị định 01/2021/ NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
6


So với các hình thức kinh doanh khác, việc thành lập hộ kinh doanh đơn
giản, dễ dàng hơn. Nghị định 01/2021/NĐ – CP quy định các điều kiện để đăng
ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh:
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh.
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh
doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng
ký một hộ kinh doanh trong phạm vi tồn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh khơng được đồng thời
là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ
trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh cịn lại.”
Về cơ bản điều kiện đăng ký kinh doanh gồm những điều kiện về chủ thể,

ngành nghề kinh doanh và một số điều kiện khác theo quy định pháp luật. Trước
hêt, cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam. Do đó, người
nước ngồi khơng thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh thay vào
đó họ có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi, … Tiếp theo, cá nhân đăng ký kinh doanh không thuộc diện pháp luật cấm
thành lập hộ kinh doanh.
1.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: 5
“a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
5 Khoản 2 điều 87, Nghị định 01/2021/ NĐ – CP.
7


b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình
đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ
kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm
chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh
doanh.”
Thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đề nghị đăng ký kinh doanh.
Cá nhân, đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh và lệ phí đăng ký hộ
kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh tại cấp huyện nơi đặt
địa điểm kinh doanh. Đối với nghị định 78/2015/ NĐ – CP thì quy định này gặp
phải bất cập khi có tranh chấp các bên có thể tự do chứng minh bằng các chứng
cứ khác với lời cam kết nêu trên. Người đề nghị đăng ký kinh doanh phải chịu
trách nhiệm cá nhân về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của các thơng tin về
các thành viên của nhóm kể cả các thơng tin như: (1) Các cá nhân tham gia góp

vốn có thuộc diện bị cấm kinh doanh hay không; và (2) các cá nhân tham gia góp
vốn có đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay đồng thời là thành viên hợp
danh của công ti hợp danh khác hay không. 6 Tuy nhiên, tại Nghị định
01/2021/NĐ – CP bỏ chủ thể của hộ kinh doanh là một nhóm người, do đó hạn
chế phần nào những bất cập trên. Chủ thể của hộ kinh doanh chỉ cịn là cá nhân,
hộ gia đình. Vì vậy, khi đăng ký kinh doanh, người đại diện của hộ gia đình là
thành viên trong gia đình ít ra sẽ có những thơng tin xác thực hơn là đại diện của
một nhóm người khơng trong gia đình.
Bước 2: Xác nhận và thẩm tra.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận hồ sơ phải cấp cho người nộp
hồ sơ một giấy biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ, rồi sau đó
kiểm tra tính hợp lên. Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký
6 PGS.TS. Ngơ Huy Cương, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học, tr.242
8


hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hôd sơ hợp lệ, hoặc phải thông báo nội
dung cần sửa đổi hay yêu cầu bổ sung văn bản, nếu hồ sơ không hợp lệ trong thời
hạn năm ngày làm việc.
II.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh.
Mặc dù hộ kinh doanh khồn được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014
sửa đổi bổ sung năm 2020 nhưng qua các văn bản pháp luật liên quan, quyền và
nghĩa vụ của hộ kinh doanh được khái quát một cách như sau:
Thứ nhất về quyền của hộ kinh doanh:
- Hộ kinh doanh tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không
cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và phù hợp với
quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng.

- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt
động kinh doanh.
Thứ hai về nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
- Không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Trường hợp hộ
kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng kí kinh doanh cấp
huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận
đăng kí hộ kinh doanh.
9


- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì điều kiện đầu tư kinh
doanh đó trong suốt q trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lí nhà nước đối
với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện
kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo
quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp cơ quan đăng kí kinh doanh
cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh
kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng khơng đáp ứng đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện ra thơng
báo u cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện, đồng thời thơng báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí theo
quy định của pháp luật.
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định
của pháp luật về lao động.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn

do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc công bố.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng kí hộ kinh doanh, đăng kí thay
đổi nội dung đăng kí hộ kinh doanh, cơng khai thông tin về thành lập và hoạt
động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản theo quy định của hộ kinh doanh, hộ kinh
doanh cịn có những quyền và nghĩa vụ khác do hình thức kinh doanh này tọa ra.
So với Nghị định 78/2015/ NĐ – CP thì Nghị định 01/2021/ NĐ – CP về quyền
và nghĩa vụ của hộ kinh doanh ít nhiều được mở rộng hơn như về quyền đăng ký
kinh doanh tại nhiều địa điểm, ….
10


III.

Quy định về chấm dứt hộ kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh có thể chấm dứt theo ý chỉ chủ quan của
chủ hộ hoặc bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy kinh doanh. Theo quy định tại
điều 93 Nghị định 02/2021/ NĐ – CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:
“a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
c) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
d) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh
thành lập;
đ) Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định
này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ
ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
e) Trường hợp khác theo quyết định của Tịa án, đề nghị của cơ quan có thẩm

quyền theo quy định của luật.”
Tuy nhiên tại điểm b khoản 1 điều 93 Nghị định 01/2021/ NĐ – CP vẫn chưa
được giải quyết và vấn đề pháp luật đã bỏ ngỏ. Vậy nếu trong trường hợp bất đắc
dĩ mà hộ kinh doanh dừng kinh doanh hơn 6 tháng thì bắt buộc phải dừng kinh
doanh. Nhưng ví dụ trong dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp, nhiều hộ kinh
doanh vì muốn bảo vệ sức khỏe mà tạm thời đóng của hàng. Vì vậy, nếu q 6
tháng khơng kinh doanh thì phải ngừng kinh doanh. Điều này dẫn tới bất cập cho
những hộ kinh doanh có ít chi phí vốn, trình độ kinh doanh thấp khiến họ chưa có
đủ chiến lược để phát triển công việc kinh doanh trong thời kỳ khó khăn.
11


Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt nền kinh tế Việt Nam, hộ kinh doanh chiếm
một vị trí khơng thể thiếu như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hộ
kinh doanh lại không đươc là đối tượng tượng áp dụng trong Luật doanh nghiệp
2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 và là chủ thể được bảo hộ bởi Bộ luật dân sự
2015. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần bổ sung hộ gia đình là một chủ thể kinh
doanh, đồ nhất giữa các văn bản pháp luật, tránh chồng chéo, cụ thể. Để đảm bảo
tính cạnh tranh cơng bằng trong thương trường thì hộ kinh doanh cần được quy
định trong các văn bản liên quan như Luật phá sản. Nếu như văn bản này không
quy định hộ kinh doanh là một chủ thể điều chỉnh thì trong trường hợp hộ kinh
doanh phá sản thì sẽ được giải quyết như thế nào về quyền lợi của các bên trong
hoạt động kinh doanh của hình thức kinh doanh này? Bên cạnh đó, pháp luật
khơng quy định về vấn đề tổ chức hộ kinh doanh khiến cho việc quản lý hộ kinh
doanh lỏng lẻo. Điều này dẫn tới các chủ hộ kinh doanh khơng muốn đổi loại
hình doanh nghiệp khi quy mô của họ lớn hơn 10 lao động. Thay vì việc họ thay
đổi loại hình kinh doanh họ sẽ “qua mặt” pháp luật bằng hạn chế số người đăng
ký hợp đồng lao động. Thực trạng này xảy ra hầu hết ở các quán hộ kinh doanh.
Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần phải hình thành khung pháp lý đồng bộ cho hình

thức hộ kinh doanh nhằm đảm bảo cạnh tranh cơng bằng với các loại hình doanh
nghiệp khác. Mặt khác, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay số lượng hộ kinh
doanh chiếm đa số nhưng chưa phát huy được tiềm năng của loại hình kinh doanh
này do hộ kinh doanh chưa mở rộng được thị trường. Hơn nữa, trong số lượng hộ
kinh doanh đăng ký có những hộ đăng ký sản xuất những mặt hàng mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc, có tiềm năng giới thiệu với các nước bạn. Vì vậy, nhà
nước nên hỗ trợ hộ kinh doanh tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng cách quảng cáo
trên các kênh truyền hình, dự báo xu hướng nền kinh tế, hỗ trợ trong công tác
xuất nhập khẩu.
12


Với việc phân tích bản chất hộ kinh doanh giúp em hiểu rõ hơn về hình thức kinh
doanh này đồng thời tiếp cận với những quy định pháp luật hiện hành. Từ đó thấy
được những bất cập trên thực tế hiện tại và đề ra một vài biện pháp cải thiện
nhằm nâng cao vị thế của hình thức hộ kinh doanh. Bên cạnh đó cịn đảm bảo
cạnh tranh cơng bằng với các loại hình doanh nghiệp khác. Bài tiểu luận của em
chỉ là những tìm hiểu của em về hình thức kinh doanh này chắc hẳn sẽ cịn nhiều
thiếu sót mong cơ bỏ qua và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn ở những bài tiểu
luận sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS Ngơ Huy Cương, Giáo trình Luật Thương mại phần chung và

2.

thương nhân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, Nxb Công


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

an Nhân dân.
Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên.
PGS.TS Ngơ Huy Cương, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (2009), tr. 242.
Nghị định 78/2015/ NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
Nghị định 01/2021/ NĐ – CP về đăng ký kinh doanh.
Luật Phá sản 2014.
Bộ Luật dân sự 2015.
Luật Doanh nghiệp 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Mục Lục

13



×