Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Bình luận , đánh giá thực trạn quy định pháp luật về điều kiện dinh doanh ở việt nam và các tổ chức tín dụng nói riêng từ đó đề xuất kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 34 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT KINH TẾ

BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
Ở VIỆT NAM VÀ CÁC TCTD NÓI RIÊNG
CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Nhóm 5 Cao học Đêm 4 K22


Thành viên
1. Trần Trí Đức
2. Đặng Thụy Thanh Lan
3. Trần Thị Hùynh Như
4. Vương Thị Thanh Quy
5. Phạm Thị Phương Thảo
6. Lê Thị Yến


Kết cấu bài
1. Quy định Pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam
Thực trạng
Nhận xét
Kiến nghị
2. Điều kiện kinh doanh của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
Thực trạng
Nhận xét
Kiến nghị


Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện


Đã tập hợp được khoảng gần 400 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Phân chia theo ngành:
Lao động thương binh xã hội
An ninh trật tự
Giáo dục đào tạo

6
8
11

Tư pháp

Phân chia theo lĩnh vực:
Kinh doanh-dịch vụ: 250
Sản xuất-chế biến:

33

13

Xuất nhập khẩu:

21

Bưu chính viễn thông

20

Xây dựng


32

Khai khoáng:

15

Giao thông vận tải

36

Khác:

66

Công thương

37

Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Văn hóa thông tin

37

Tài nguyên môi trường

45

Y tế


47

Ngân hàng, tài chính

53

42


Điều kiện kinh doanh - Định nghĩa
Theo qui định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày
01/10/2010
“Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
e) Xác nhận vốn pháp định;
f) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được
quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận
dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”


a. Giấy phép kinh doanh – Định nghĩa
Giấy phép kinh doanh là một loại văn bản mang tính chất
pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép hoặc
đồng ý để một chủ thể kinh doanh (cá nhân hoặc tổ chức) tiến
hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định.

Mục tiêu: tích cực
• vai trò chủ động quản lý của Nhà nước trong việc hạn chế
và điều tiết những ngành nghề SXKD không có lợi cho cộng
đồng, không cần khuyến khích.
• Công cụ can thiệp nhanh, mạnh theo kiểu các mệnh lệnh
hành chính.
=> công cụ dễ thực hiện => thường hay được kiến nghị để sử
dụng


a. Giấy phép kinh doanh – Thực trạng

Năm 2010
2009
2007

Năm 2000
Trước

Cả nước có 315 GPKD các loại tồn tại trong nền kinh tế
Bãi bỏ 316 giấy phép và chuyển 44 giấy phép khác
thành ĐKKD.
Rà soát 289 GPKD và kiến nghị bãi bỏ hàng chục giấy
phép.

Bãi bỏ 145 GPKD không phù hợp và chuyển một số
GPKD thành điều kiện kinh doanh
(QĐ số 19/2000/QĐ-TTg - NĐ 30/2000/NĐ-CP)

năm 2000


theo ước tính có khoảng 500 GPKD
Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2010


a. Giấy phép kinh doanh – Thực trạng
GPKD có vấn đề về căn cứ pháp lý:
• 50% giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý.
• 37% giấy phép có căn cứ pháp lý nhưng không đầy đủ
• 13% giấy phép hoàn toàn không có căn cứ pháp lý
Hệ thống cơ quan cấp GPKD đa dạng và phức tạp.
• Cấp Sở của các tỉnh: 50% giấy phép
• Cấp Bộ, cấp Cục hoặc Tổng cục: 30% giấy phép
• Cấp Ban hoặc Trung tâm: 12% giấy phép
• Còn lại là những cơ quan cấp thấp hơn như Quận, Huyện...

Báo cáo của Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


a. Giấy phép kinh doanh – Nhận xét
• Chưa cập nhật chính xác các loại giấy phép đang có hiệu lực ở nước ta.
• Mục tiêu của GPKD không rõ ràng, không thể hiện được việc bảo vệ và
phục vụ những lợi ích gì.
• Tiêu chí để cơ quan hành chính cấp phép hoặc từ chối cấp phép chưa rõ
ràng. Quy trình cấp phép và giám sát chưa có sự tham gia của người liên
quan.
• Thời hạn có hiệu lực của các giấy phép thường ngắn, các quy trình cấp bổ
sung và gia hạn còn phức tạp, đôi khi lặp lại các thủ tục như cấp phép lần
đầu.
• Hiệu quả quản lí nhà nước thông qua cấp phép chưa cao. Sau khi cấp phép

chưa có các biện pháp giám sát nhằm bảo đảm sự tuân thủ của doanh nghiệp

=> GPKD nếu không quy định hợp lý, thì sẽ gây phiền hà, tốn kém lớn
cho cả doanh nghiệp và nhà nước; hạn chế quyền tự do kinh doanh
hợp pháp, làm mất cơ hội kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh.


b. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
TT

Điều kiện

Mục đích

Nội dung

1

Điều kiện đối với
người trực tiếp
quản lý, điều
hành doanh
nghiệp

Nhằm bảo đảm năng lực tối thiểu của
người quản lý, người tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hoạt động của doanh
nghiệp

- Điều kiện về học vấn: có trình độ phù hợp với

ngành nghề kinh doanh
- Điều kiện về sức khoẻ: đủ sức khoẻ để làm việc
- Điều kiện về nhân thân: tư cách công dân

2

Điều kiện về an
ninh, trật tự .

Bảo đảm sự trong lành về môi trường
văn hoá xã hội và an ninh trật tự

- Điều kiện về vị trí của doanh nghiệp

3

Điều kiện về về
môi trường

Bảo đảm và tránh sự ô nhiễm về môi
trường

- Sự phù hợp với quy hoạch xây dựng
- Điều kiện về các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường: độ ồn, các chất thải, nhiệt độ, bức xạ, phóng
xạ...
- Điều kiện về khả năng kiểm soát và xử lý chất thải

4


Điều kiện về kỹ
thuật

Bảo đảm sự an toàn của sản xuất, chất
lượng sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm môi
trường

- Điều kiện an toàn về cơ học
- Điều kiện an toàn lao động
- Điều kiện an toàn về hoá học…

5

Điều kiện về sở
hữu

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho
mọi người

- Hạn chế và giảm dần danh mục các ngành nghề
chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được làm

6

Điều kiện về tài
chính

Bảo vệ lợi ích của công đồng, chủ yếu
đối với các ngành nhạy cảm, sự biến
động tài chính gây tác động lớn đối với

xã hội

- Xem xét lại mức vốn pháp định khi thành lập
doanh nghiệp


c. Chứng chỉ hành nghề - Định nghĩa
Theo nghị định Số: 102/2010/NĐ-CP:

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy
quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực
thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Mục đích: Nhằm bảo đảm năng lực tối thiểu của người quản lý,
người tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh
nghiệp, và để quản lý, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
của những người hành nghề.


Danh mục một số ngành nghề cần có chứng chỉ hành
nghề trước khi đăng ký kinh doanh
1/ Kinh doanh dịch vụ pháp lý
2/ Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
3/ Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y
4/ Kinh doanh dịch vụ thiết kế thi công xây dựng
5/ Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

6/ Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật
7/ Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng.
8/ Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải
9/ Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
10/ Kinh doanh dịch vụ kế toán
11/ Dịch vụ bất động sản
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy
định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ
hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp
danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.


c. Chứng chỉ hành nghề
Thực trạng – Nhận xét
Có sự bất cân xứng giữa thực tế đăng ký kinh doanh và quy định của Văn
bản Pháp luật.





Điều 5 Khoản 2 NĐ44/2003/NĐ-CP quy định: một người có thể giao kết hợp đồng
lao động với nhiều người sử dụng lao động, miễn là đảm bảo thực hiện đúng công
việc trong hợp đồng.=>thực tế một cá nhân khó có thể sử dụng chứng chỉ của mình
để tham gia đăng ký ngành nghề theo chứng chỉ cho nhiều doanh nghiệp.
Chứng chỉ hành nghề có thể được đi “mượn” để hợp pháp hóa về mặt thủ tục,
không quản lý được việc nhân nghỉ làm tại DN đã ĐKHĐ bằng chứng chỉ hành
nghề của nhân viên đó.
Quy địnhgiám đốc phải có chứng chỉ hành nghề không phù hợp, bởi Giám đốc là

người quản lý chung hoạt động kinh doanh của DN. Mặt khác, trong trường hợp
công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ
hành nghề.

=> Chứng chỉ hành nghề đang trở thành một rào cản lớn đối môi
trường kinh doanh. Cần có sự điều chỉnh nhất định đối với thực tiễn đăng
ký kinh doanh cho doanh nghiệp họat động trong ngành nghề có điều kiện.


d. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp


Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của
ngưòi được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp.
DNBH cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công
ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành
nghề chuyên môn.



Một số ngành yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư, kỹ sư trong xây dựng;
môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán, tư vấn
tài chính, công nghệ bức xạ (Thông tư 13 (13/2012/TT-BTC)

Vai trò:
Giảm bớt thiệt hại cho xã hội khi xảy ra những sai phạm, thiếu sót đối với
một số nhóm ngành nhạy cảm và có tác động lớn đến xã hội.
Nhận xét:
Các luật quy định rất hạn chế trong các lĩnh vực có yêu cầu bảo hiểm
nghề nghiệp. chưa cụ thể, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Cách giải quyết các sai phạm chưa được cụ thể mà đa phần chỉ mang tính
khái quát, định hướng.


e. Vốn pháp định - Định nghĩa
• VPĐ là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập
doanh nghiệp.
• Mục đích: Bảo vệ lợi ích của công đồng, chủ yếu đối với các ngành nhạy
cảm, sự biến động tài chính gây tác động lớn đối với xã hội
• Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành,
nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có
thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp
định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận


Danh mục một số doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề phải có vốn pháp định
STT

Ngành nghề

Vốn
pháp định

STT

Ngành nghề

Vốn

pháp định

01

Kinh doanh bất động sản

6 tỷ

11

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

0,1 tỷ

02

Dịch vụ đòi nợ

2 tỷ

12

Công ty tài chính

500 tỷ

03

Dịch vụ bảo vệ


2 tỷ

13

Công ty cho thuê tài chính

150 tỷ

04

Dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài

5 tỷ

14

Kinh doanh tại cảng hàng
không quốc tế

100 tỷ

05

Sản xuất phim

1 tỷ

15


Kinh doanh tại cảng hàng
không nội địa

30 tỷ

06

Dịch vụ lữ hành quốc tế

250 triệu

Kinh doanh tại cảng hàng
không quốc tế

30 tỷ

07

Dịch vụ Giới thiệu việc làm

300 triệu

Kinh doanh tại cảng hàng
không nội địa

10 tỷ

08

Ngân hàng thương mại cổ phần 3000 tỷ


Vận chuyển hàng không quốc
tế: từ 1 đến 10 tàu bay

500 tỷ

09

Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài

15 triệu
USD

Vận chuyển hàng không quốc
tế: từ 11 đến 30 tàu bay

800 tỷ

10

Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương

3000 tỷ

Vận chuyển hàng không quốc
tế: trên 30 tàu bay

1000 tỷ


16

17


e. Vốn pháp định: Thực trạng – Nhận xét


Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể,
không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp như hầu hết các nước trên thế giới



Danh mục ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định được liệt kê trong các Nghị
định do Chính phủ ban hành, còn luật và pháp lệnh chỉ mang tính định hướng.



Việc quy định vốn pháp định và thay đổi mức vốn nhiều lần trong thời gian ngắn đã
gây khó khăn cho doanh nghiệp => chính sách thiếu nhất quán mang tính lâu dài
trong công tác quản lí nhà nước cho vấn đề vốn pháp định.



Vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam đang
có chiều hướng gia tăng trong nhiều ngành nghề => tạo lực cản cho nhà đầu tư gia
nhập thị trường.

Tóm lại quy định về vốn pháp định vẫn còn nhiều bất cập, đã và đang trở thành

rào cản cho hoạt động kinh doanh => cần sớm có biện pháp hoàn thiện pháp luật quy
định vốn pháp định để vốn pháp định tồn tại có thực chất, là công cụ bảo vệ lợi ích
của bạn hàng và chủ nợ của công ty.


LOGO

Một số nhận xét &
kiến nghị

www.themegallery.com


Tính hợp pháp


Căn cứ khoản 2 và 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005.
– “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được

quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.”



Khoản 1 và 3 Điều 5 – NĐ 139
– Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy
định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan
của Thủ tướng Chính phủ …
– Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối
với ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy
phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều này đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9

năm 2008.

Như vậy, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được coi là “hợp pháp” chỉ khi
cả Tên ngành nghề và các điều kiện kinh doanh tương ứng của ngành, nghề đó được
quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng. Các ngành
nghề & điều kiện kinh doanh khác là không hợp pháp.


Tính hợp pháp
=>Căn cứ vào các quy định Luật Doanh Nghiệp 2005 , trong khoảng 400
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì có khoảng 50 ngành nghề kinh doanh
có điều kiện không đủ tính hợp pháp. Do:
1. Đây là những ngành nghề mà cả tên ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh doanh
được quy định tại Thông tư của Bộ và/hoặc Quyết định của Bộ trưởng.
2. Luật, Pháp lệnh không quy định thành điều kiện kinh doanh, nhưng Nghị định và
Quyết định của Bộ trưởng hoặc Thông tư của Bộ lại hướng dẫn thành ngành nghề kinh
doanh có điều kiện theo hướng bó hẹp lại
3. Quy định của Luật, pháp lệnh hoặc nghị định rất chung chung, sau đó các Bộ quy
định cho các hoạt động kinh doanh có liên quan
4. Luật không quy định bất kỳ về điều kiện kinh doanh mà đơn thuần uỷ quyền cho
Chính phủ, Bộ quy định các điều kiện kinh doanh. Tương tự, Chính phủ uỷ quyền cho Bộ.


Tính cần thiết


Điều kiện kinh doanh được xem là cần thiết, nếu:






Có mục tiêu rõ ràng: bảo vệ cái gì, lợi ích của ai,..
Điều kiện kinh doanh là công cụ duy nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất
để đạt được mục tiêu nói trên.

Thực tế cho thấy:




Hầu hết các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều
không nêu mục tiêu một cách rõ ràng, chung chung; chưa lý giải
được điều kiện đó đã phải là công cụ tốt nhất để đạt được mục
đích.
Thường lấy đối tượng quản lý làm mục đích - quản lý cái gì? Thay
cho mục đích - phải quản lý để làm gì?


Tính rõ ràng và cụ thể


Về cơ bản thể hiện sự không rõ ràng, hợp lý của các quy định về điều kiện
kinh doanh, cụ thể:
1. Điều kiện cụ thể:

Điều kiện kinh doanh được quy định trong các văn bản hướng dẫn có
xu hướng bổ sung thêm điều kiện, theo hướng khắt khe hơn, khó thực
hiện hơn



Nhiều điều kiện còn quy định chung chung, thiếu rõ ràng và cụ thể,
thậm chí khó thực hiện được
Ví dụ: các điều kiện về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ
chuyên môn, phương án, kế hoạch kinh doanh.



Nhiều trường hợp, việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh cụ thể phải
thực hiện các thủ tục hành chính khác để xin giấy phép hoặc ý kiến
phê duyệt khác.
Ví dụ, các trường hợp kinh doanh có điều kiện thể hiện bằng giấy phép hoặc giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (kinh doanh xăng dầu, ..)


Tính rõ ràng và cụ thể
2. Cách thức thực hiện


Trình tự, thủ tục thực hiện các điều kiện kinh doanh hầu hết được quy
định trong các QĐ, Thông tư => xảy ra tình trạng, mặc dù có Luật, NĐ
có hiệu lực nhưng chưa ban hành Tt, QĐ thì không thực hiện được



Nhiều trường hợp không có quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện
điều kiện kinh doanh, không thể hiện khi nào DN được quyền kinh
doanh




Hồ sơ có liên quan để thực hiện các điều kiện kinh doanh thể hiện rất
nhiều hạn chế:





Không cụ thể về số lượng hồ sơ, các loại giấy tờ
Nhiều giấy tờ không cần thiết, không phù hợp với thực tế hoặc không thể thực
hiện được.
Nhiều loại “hồ sơ” về thực chất là “giấy phép” nhưng thiếu quy phạm pháp
luật để điều chỉnh
Không quy định thống nhất về hình thức, nội dung


Nhận xét
– Không quy định rõ ràng về ngành nghề kinh có điều kiện
và các điều kiện kinh doanh tương ứng.
– Không tương thích giữa các quy định có liên quan.
– Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện/điều kiện
kinh doanh rất phân tán.
=> Không thống kê được bao nhiêu ngành nghề kinh doanh
có điều kiện; khó xác định một ngành nghề có điều kiện hay
không và điều kiện là gì?


Nhận xét
• Quy định về điều kiện kinh doanh có đặc trưng:
– Tản mạn

– Không ổn định
– Thiếu rõ ràng
– Thiếu tính khả thi
– Thiếu tính đồng bộ, nhất quán


×