Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bình Luận án DS_Bồi thường thiệt hại ngoài HĐ_Về tài sản_Về Sức khỏe bị xâm hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.35 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VỀ TÀI SẢN
Bài nghiên cứu này được hoàn thành vào ngày 13 /10/2018
Mục lục
Tiêu đề

Trang

1. Tóm tắt nội dung lý thuyết

1

2. Tóm tắt nội dung bản án

2

3. Vấn đề pháp lý

2

4. Căn cứ pháp lý và giải quyết

3

5. Quan điểm và ý kiến cá nhân

3

6. Tài liệu tham khảo

4



1. Tóm tắt nội dung lý thuyết:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2
Điều này.
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy cơng nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này
phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt
hại cả khi khơng có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường
Trang 1/10


hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người

đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt
hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi
thường thiệt hại.
2. Tóm tắt nội dung bản án:
Vào khoảng 20giờ, ngày 12/8/2017 anh Phạm Tuấn M đang điều khiển xe mô lưu thông
trên đường N hướng về Ngã sáu, đến đoạn giao nhau giữa đường N và đường T thì xảy
ra va chạm với xe mơ do anh Hồng Xn Th điều khiển( chủ sở hữu chiếc xe là bà
Nguyễn Thị C ). Nguyên nhân vụ tai nạn do anh Th chuyển hướng không nhường đường
cho anh M Sau khi tai nạn xảy ra, anh M bị thương tích 10%, xe mơ tơ của anh M bị hư
hỏng.
Nên anh M khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Nguyễn Thị C và anh Hoàng
Xuân Th phải liên đới bồi thường thiệt hại cho anh M các khoản về chi phí cứu chữa,
điều trị vết thương, làm răng; Tiền bồi dưỡng sức, tổn thất tinh thần; chi phí sửa xe mơ
tơ. Tổng số tiền là: 21.195.000 đồng.
3.

Vấn đề pháp lý

Liên đới bồi thường thiệt hài ngoài hợp đồng về tài sản của bà Nguyễn Thị C và ơng
Hồng Xn Th cho anh M tổng số tiền là 20.114.000đồng. Các khoản chi phí cụ thể
như sau:

-

Tiền viện phí: 308.317 đồng tiền tiêm uốn ván: 50.000 đồng, tiền thuốc:864.692
đồng; tiền làm răng: 3.500.000 đồng

-


Về chi phí sửa xe 7.891.000 đồng

- Về bồi thường tiền bồi dưỡng sức khỏe là 1.000.000đ và tổn thất tinh
thần:1.300.000đồng x 05 tháng lương cơ bản = 6.500.000 đồng
4.

-

Căn cứ pháp lý và giải quyết
Điều 584,601 BLDS 2015.

-

Khoản 2 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 và khoản 1 Điều 58 Luật giao thông
đường bộ

-

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
5. Quan điểm và ý kiến cá nhân
Từ vụ án trên, ta có theer thấy được rằng:

- Thứ nhất: Hậu quả thiệt hại ở đây là Anh M bị thương “ vết thương bàn tay(T), chấn
Trang 2/10


thương đầu mặt”. Thương tích của anh M là 10%. Và ảnh hưởng tới tinh thần của anh M.
Hư hỏng xe mô tô của anh M


- Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
+ Anh Th vi phạm Khoản 2 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 và khoản 1 Điều 58
Luật giao thông đường bộ

- Thứ ba: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây thiệt hại là anh Th và chủ sở
hữu chiếc xe là bà C
+ Anh Hoàng Xuân Th chuyển hướng không nhường đường cho xe đi ngược chiều gây
tai nạn giao thơng, khơng có giấy phép lái xe
+ Bà Nguyễn Thị C là người đứng tên chủ sở hữu xe môtô đã để xe cho người không đủ
điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao
thông đường bộ

- Thứ tư: mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Xét về mặt tổng
thể thiệt hại mà anh M đã phải chịu chỉ có thể xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là do
hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của anh Th và bà C gây ra.
Căn cứ vào điều 584 BLDS2015, anh Th phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tài sản và sức khỏe cho anh M là đương nhiên. Nhưng câu hỏi còn đặt ra bà C phải có
trách nhiệm bồi thường cho anh M trong khi bà C khơng có hành vi gây thiệt hại ?

- Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 601 BlDS 2015 chiếc xe mô tô là nguồn nguy hiểm cao
độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ
theo đúng quy định của pháp luật. Bà C không bảo quản , trông giữ theo đúng quy định
của pháp luật mà lại để cho nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật

- Thứ hai, bà C Để xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao
thông quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ.
 Vậy căn cứ vào khoản 1 và khoản 4 Điều 601 BLDS2015, bà C phải liên đới bồi
thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho anh M. và Từ những căn cứ trên, ta thấy phán

quyết của tòa án về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại đối với anh Th và bà C là có
căn cứ pháp luật, đúng người, đúng vi phạm.

5. Các tài liệu tham khảo
- />- Bộ luật dân sự 2015
- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2

Trang 3/10


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ
XÂM PHẠM
Tiêu đề

Trang

1. Thời gian nộp tiểu luận

1

2. Yêu cầu kĩ thuật

2

3. Đặt tên file và gửi email

2

4. Tinh thần tiết kiệm


3

5. Yêu cầu nghiên cứu

4

6. Bài tiểu luận hoàn chỉnh

5

BÀI NGHIÊN CỨU
Viết toàn bộ bài nghiên cứu hồn chỉnh vào đây!
I.

Tóm tắt vụ án:
Theo trình bày của nguyên đơn là anh Nguyễn Hồng Tr: ngày 13/7/2016, anh và
mấy người bạn trong đó có bị đơn Đinh Văn N cùng ngồi ăn mít, ăn xong thì có
người bạn khơng xác định được dùng hạt mít ném trúng người anh Tr. Anh quay lại
thì thấy N cười nên nghĩ N ném vào mình, anh đã ơm và đánh nhẹ mấy cái vào
lưng N. Do N bảo không phải anh ném nên Tr không đánh nữa và vẫn đứng bên
cạnh N. Sau đó, N bảo khơng đùa và dùng dao chém một nhát vào chân anh Tr, gây
tổn hại 9% sức khỏe. Vì vậy, anh Tr u cầu tịa án giải quyết buộc N phải bồi
thường cho anh 29.836.000 đồng về các khoản tiền: Chi phí điều trị, Thu nhập bị
mất của người chăm sóc, Tiền xe đi lại, Tiền bồi dưỡng sức khỏe trong và sau điều
trị, Tiền tổn thất tinh thần, Tiền giám định thương tật.
Nếu bị đơn N khơng có tài sản riêng để bồi thường thì đề nghị Tịa án buộc cha mẹ
anh là ơng Đinh Văn Đ và bà Lưu Thị T phải bồi thường thay.
Theo lời trình bày của bị đơn Đinh Văn N: anh có dùng dao chém một nhát vào
chân anh Tr nhưng do vô ý. Anh Tr yêu cầu bồi thường và anh khơng có tài sản nên
đề nghị Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đinh Văn Đ và bà Lưu Thị T thừa
nhận lúc chơi đùa anh N đã quơ dao trúng chân anh Tr và cho rằng lỗi do Tr đã gây
sự và đánh con ông bà trước. Nay do anh Tr yêu cầu bồi thường với số tiền q cao
nên ơng bà u cầu Tịa án giải quyết theo pháp luật.
Theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thì ơng Đ và bà T phải bồi thường số tiền

Trang 4/10


là 24.363.763 cho anh Tr và bà Vũ Thị H (người đại diện hợp pháp của anh Tr) bao
gồm: Chi phí điều trị (10.055.763 đồng); Tiền giám định thương tật (298.000
đồng); Tiền ngày công lao động (2.250.000 đồng); Tiền tổn thất tinh thần
(7.000.000 đồng); Tiền xe từ P đi thành phố H và ngược lại (1.760.000 đồng); Tiền
bồi dưỡng sức khỏe (3.000.000 đồng). Ngồi ra cịn có nghĩa vụ chịu lãi do chậm
thực hiện nghĩa vụ, thông báo quyền yêu cầu, tự nguyện hoặc bị cưỡng chế thi
hành án và thời hiệu thi hành án, tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 26/4/2017, ông Đinh Văn Đ kháng cáo bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án phúc
thẩm xem xét giải quyết lại các khoản phải bồi thường và mức bồi thường.
Tại phiên tòa phúc thẩm các bên thỏa thuận lại mức bồi thường và ông Đinh Văn Đ
và bà Lưu Thị T phải bồi thường cho anh Nguyễn Hồng Tr là 17.000.000 đồng
trong 30 ngày, kể từ ngày 25/8/2017.
II.

Vấn đề pháp lý cần nghiên cứu:
Vấn đề pháp lý cần nghiên cứu là Trách nhiệm dân sự do Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

III.

Căn cứ pháp lý để nghiên cứu và giải quyết:

Điều 584, 585, 586, 588, 590 của Bộ Luật Dân sự 2015.
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.

IV.

Trình bày quan điểm, ý kiến:
1. Dẫn nhập:
Sức khỏe của con người là vốn quý, được pháp luật dân sự bảo vệ và quy định
cụ thể trong khoản 1 điều 33 BLDS 2015 với nội dung: “1. Cá nhân có quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”.
Tuy nhiên, thực tế ngày này vẫn có rất nhiều trường hợp sức khỏe của cá nhân
bị xâm phạm do hành vi hoặc tài sản của người khác gây nên. Việc xâm phạm
sức khỏe của người khác không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đó cịn
là một trong những lý do phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong
trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại phát sinh có thể bao gồm thiệt hại
về vật chất và tổn thất về tinh thần như trong BLDS đã quy định.
Thông qua bản án trên và quyết định của Tòa án trong việc áp dụng các Điều
luật để giải quyết vụ án chúng ta sẽ làm rõ hơn về nội dung Bồi thường thiệt hại
Trang 5/10


ngoài hợp đồng trong trường hợp “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”.
2. Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm những chi phí được nêu tại điểm a,
khoản 1, điều 609 BLDS 2005, được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao và được giữ nguyên ở điểm a, khoản 1, điều 590 BLDS 2015. Nghị quyết số
03/2006 khẳng định rằng: “đây là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất,

mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm
chi phí”. Trong Nghị quyết cũng đồng thời xác định rõ chi phí hợp lý này bao gồm:
“Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc
và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm,
xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí;
tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt
hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt
hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe
đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức
năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).”. Hiện nay
chưa có Nghị quyết thay thế hướng dẫn áp dụng BLDS 2015 nên Nghị quyết
hướng dẫn trên còn được duy trì áp dụng cho BLDS 2015 và chúng vẫn có tính
chất giúp Tịa án định hướng xác định những chi phí phổ biến và vẫn có khả năng
chấp nhận những chi phí chưa được liệt kê chi tiết.
*Chi phí được liệt kê:
Trong bản án nêu trên Tòa đã chấp nhận những chi phí như: “Chi phí điều trị, Tiền
bồi dưỡng sức khỏe”. Với “Chi phí điều trị” đó là khoản chi phí được liệt kê trong
chi phí bồi thường là “tiền thuốc”, “tiền viện phí” và “Tiền đồi dưỡng sức khỏe”
được Tịa án chấp nhận vì loại chi phí nằm trong danh sách được liệt kê trong Nghị
quyết và được hiểu là “tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức
khỏe”.
Theo tơi, quyết định của Tịa án chấp nhận những chi phí trên là hồn tồn phù hợp
vì mặc dù Nghị quyết hướng dẫn áp dụng cho BLDS 2005 nhưng BLDS 2015 vẫn
khơng có thay đổi so với BLDS 2005 về mục này.
*Chi phí chưa được liệt kê cụ thể:
Tòa án còn chấp nhận “Tiền xe từ P đi thành phố H và ngược lại”, “Tiền giám định
thương tật”. Trong danh sách chi phí hợp lý được nêu trong Nghị quyết ta khơng
thấy có sự xuất hiện của 2 khoản tiền Tòa án chấp nhận mà chỉ thấy liệt kê “tiền
Trang 6/10



thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế” hay “chi phí
chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm…”. Nhưng danh sách trên
có liệt kê khoản “các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại”, vậy
chúng ta có thể coi 2 khoản chi phí được Tịa án chấp nhận thuộc các chi phí mở
của khoản “các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại”.
Việc xác định những chi phí được bồi thường cũng có nhiều điểm đáng bàn khi nó
tùy thuộc từng cách nhìn nhận và xử lý của các Tịa án là khác nhau. Trong các chi
phí được bồi thường thì khơng phải lúc nào cũng có hóa đơn, chứng từ để chứng
minh thiệt hại xảy ra hay những chi phí hợp lý không nhất thiết là phát sinh từ yêu
cầu của bệnh viện. Vậy nên nếu đó là những chi phí thực tế cần thiết để chữa bệnh
thì nên được bồi thường.
Theo khoản 1, điều 590 BLDS 2015 ta thấy khi sức khỏe của cá nhân bị xâm
phạm thì người có sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường những chi phí cứu
chữa, bồi dưỡng sức khỏe cũng như mất, giảm thu nhập. Cụ thể trong bản án
trên là bồi thường chi phí cứu chữa, bồi dưỡng sức khỏe và chi phí hợp lý, cần
thiết khác đối với anh Nguyễn Hồng Tr. Trong bản án cũng như phán quyết của
Tịa khơng đề cập độ tuổi và tình trạng nghề nghiệp nên chúng ta khơng bình
luận về phần bồi thường do mất, giảm thu nhập.

3. Thiệt hại của người chăm sóc:
Theo điểm c, khoản 1, điều 590 BLDS 2015 có quy định về “Thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm bao gồm: c) Chi phí hợp lý hợp và phần thu nhập thực tế bị
mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;”. Như vậy
BLDS cũng đã ghi nhận việc bồi thường chi phí hợp lý cho người chăm sóc
người có sức khỏe bị xâm phạm, ta có thể hiểu là “nếu người bị thiệt hại cần có
người chăm sóc thì thiệt hại cịn bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
nạn nhân.” (Trích: Hoàng Thế Liên (chủ biên): Sđd, tr. 725 và 726). Điều này
có thể khiến cho người đọc hiểu lầm vì nghĩ rằng cứ có sức khỏe bị xâm phạm
là được bồi thường chi phí hợp lý của người chăm sóc người có sức khỏe bị

xâm phạm. Thực tế, khoản 1, điều 584 BLDS 2015 cũng đã quy định: “Người
nào có hành vi xâm phạm…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,…”, điều đó
được diễn giải trong Giáo trình LDS Việt Nam rằng: “điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là phải có thiệt hại xảy ra”. Do đó
chỉ chấp nhận những chi phí của người chăm sóc khi việc chăm sóc này là thật
sự cần thiết.

Trang 7/10


Để xác định thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người chăm sóc phải xác
định thu nhập mà họ có nếu khơng phải chăm sóc người bị xâm phạm sức khỏe
rồi nhân với thời gian mất thu nhập. Việc xác định thu nhập bị mất hoặc bị giảm
sút của người chăm sóc được quy định trong Nghị quyết số 03/2006, cụ thể là:
+ “Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền
lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức
lương, tiền cơng của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị
thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị
mất.”
+ “Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu
nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung
bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi
người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để
xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.”
+ “Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại khơng có việc làm hoặc có tháng làm
việc, có tháng khơng và do đó khơng có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền
cơng chăm sóc bằng tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật
tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.”
Thời gian mất hoặc giảm sút thu nhập của người chăm sóc người có sức khỏe
bị xâm phạm được BLDS quy định là “phần thu nhập thực tế bị mất của người

chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị”. Còn trong Nghị quyết thì
xác định là “thời gian chăm sóc” chứ không phải là thời gian người bị hại điều
trị. Như vậy tùy theo từng Tòa án mà sẽ quyết định mức bồi thường theo Điều
luật hay Nghị quyết. Nhưng theo ý kiến cá nhân và quá trình đọc sách chun
khảo, bản thân tơi đồng tình với việc Tịa án áp dụng theo hướng dẫn của Nghị
quyết vì thời gian người bị thiệt hại điều trị rất ít khả năng xảy ra cùng lúc với
khoảng thời gian người chăm sóc tiến hành chăm sóc cho họ.
Theo những lý thuyết phân tích ở trên, ta đối chiếu vào bản thì thấy rằng Tịa án
khơng hề xác định rõ trong bản án rằng thu nhập của người chăm sóc - bà H và
cũng khơng xác định thu nhập của người chăm sóc bị mất hoặc giảm sút là bao
nhiêu? Nên quyết định này của Tịa án khơng hồn tồn thuyết phục.
4. Tổn thất về tinh thần của người có sức khỏe bị xâm phạm.
Những tổn thất về tinh thần là những tổn thất tồn tại dai dẳng và kéo dài, nó tồn
tại sâu trong mỗi con người, những tổn thất tinh thần không thể trị giá được
bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá như trong trao đổi. Trước đây ở nước ta
Trang 8/10


dường như cũng không chấp nhận việc bồi thường những tổn thất về tinh thần,
nhưng ngày nay là hoàn toàn chấp nhận việc bồi thường về khoản tổn thất này.
Việc bồi thường tổn thất về tinh thần mang mục đích an ủi, động viên đối với
người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn
chặn người có hành vi trái pháp luật. BLDS quy định người xâm hại phải: “bồi
thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người thiệt
hại, mà chi tiết hơn là ở khoản 2, Điều 590 BLDS 2015: “Người chịu trách
nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải
bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì mức
tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm khơng quá năm mươi lần mức

lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Liệu rằng trong mọi trường hợp khi người có sức khỏe bị xâm thì đều được bồi
thường khoản tổn thất về tinh thần hay chỉ khi người đó thực sự có tổn thất về
tinh thần? Và trong điều luật chỉ quy định mức bồi thường tối đa, vậy khoản bồi
thường tổn thất được tính như thế nào?
Theo khoản 2, Điều 590 BLDS 2015 đã nêu thì người có trách nhiệm bồi
thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người bị hại gánh chịu và khi có cơ sở để xác định họ gánh chịu tổn thất đó thì
Tịa án phải cho họ được bồi thường. Còn hướng dẫn của Nghị quyết số
03/2006 thì cho rằng: “Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm,
người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần”.
Trong thực tế thì khi người bị có sức khỏe bị xâm phạm thì họ đã đồng thời
phải gánh chịu nổi đau về tinh thần nên hướng giải quyết vụ án mà vận dụng
Điều 590 BLDS 2015 cần thận trọng và nên hướng theo áp dụng Nghị quyết
03/2006 là chấp nhận bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp thương tật
là ít hoặc khơng có, vì vết thương bên ngồi có thể phục hồi nhưng trước khi
phục hồi họ đã đau đớn, nổi đau đó có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi
hồi phục về sức khỏe.
Vì vậy trong trường hợp bản án ở trên Tòa án quyết định chấp nhận khoản chi
phí “Tổn thất tinh thần” là hồn toàn phù hợp theo hướng dẫn của Nghị quyết
03/2006. Và việc quyết định khoản tiền bù đắp tổn thất một cách cụ thể là do
cách nhìn của Tịa và đó là sự tùy nghi của mỗi Tòa án.
V.

Những tài liệu được tham khảo trong bài nghiên cứu:
-Sách Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập II – Trường Đại học Luật Hà
Trang 9/10


Nội.

-Bộ Luật Dân sự 2015.
-Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam (Tập 1). Bản án và Bình
luận bản án. - PGS.TS Đỗ Văn Đại – Giảng viên Trường Đại học Luật
TPHCM.
-Nghị quyết số 03/2006 NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.

Trang 10/10



×