Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

“Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.19 KB, 22 trang )

MỞ BÀI
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai
trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi một chủ
thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể được pháp luật bảo vệ, chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lí
bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lí đó là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Tuy
nhiên không phải cá nhân nào cũng có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong bài tập lớn học kì của
mình, em xin trình bày ý kiến của mình về đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lí luận
và thực tiễn”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật
của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi bộ luật dân sự 1995 ra đời thì các quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, bộ luật dân sự
2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Điều 604, bộ luật dân sự 2005 quy định:
“1. Người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 604, bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây
thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc
biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại kể cả khi
không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi


1
của người gây thiệt hại. Dưới góc độ khoa học pháp lí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này được gọi là trách nhiệm nâng cao.
Có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như
sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lí
được phát sinh dựa tren các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi
gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.2.1 Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
chung, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt
hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Khoản 1, Điều 307 bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.
Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần. Việc xác định thiệt hại về vật chất tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng xác định
thiệt hại về tinh thần là vấn đề hết sức khó khăn.
1.2.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác luôn
được pháp luật bảo vệ và tất cả mọi người đều phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp
pháp đó. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quyền và lợi ích
được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi
của mình gây ra.
Hành vi trái pháp luật để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại để phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi được pháp luật cấm, không
cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định
của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành

động. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng
gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công
2
cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành
vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt
hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc
phải làm trong khi chủ thể có đầy đủ điều kiện để làm việc đó.
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện
tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc là làm biến đổi sự vật, hiện
tượng khác.
Như vậy, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái
pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc,
hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Xác định mối quan hệ nhân quả
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng vì:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả (có sau),
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân (có trước)
- Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa trong
việc xác định mức bồi thường.
Nếu không có hành vi gây thiệt hại thì không có hậu quả có nghĩa là thiệt hại đã
có sẵn cơ sở trong hành vi. Một hành vi vi phạm nhất định trong một điều kiện xác định
thì chỉ làm nảy sinh ra hậu quả này chứ không thể phát sinh hậu quả nào khác. Thiệt hại
xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại, người có hành vi
vi phạm gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại xảy ra đúng là hậu
quả tất yếu của hành vi trái pháp luật của họ.
1.2.4 Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là trạng thái tâm lí của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do
hành vi đó mang lại. Khoản 2, Điều 308, BLDS 2005 quy định:
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ

gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho tiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc
3
thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại , nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Khi xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu
ý:
- Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sing khi người gây thiệt hại
có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi vô ý hay lỗi cố ý;
- Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: Để giảm nhẹ mức bồi thường (Khoản
2, Điều 605, BLDS 2005); Là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi
thường (Khoản 2, Điều 615, BLDS 2005);
- Trong một số trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi
không có lỗi (Khoản 3, Điều 623, 624, BLDS 2005).
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại
ngoài hợp đồng.
2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp
luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự gây
ra.
2.1.1 Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 thì đối với những thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của người từ dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân
sự gây ra thì sẽ do cha mẹ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản
của cha mẹ. Trong trường hợp này người gây ra thiệt hại trực tiếp và chủ thể có trách
nhiệm bồi thường là khác nhau. Những người ở độ tuổi này không có năng lực hành vi
tố tụng dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người ở độ tuổi này
tại Tòa án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Đối với những người đươi 15 tuổi, theo quy định tại Điều 19, Điều 20 của Bộ
luật dân sự 2005 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì điều kiện để một cá nhân
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân đó phải thỏa mãn 2 yếu tố là độ tuổi
trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận thức về trí lực. Điều 20 Bộ luật dân sự
2005 quy định người dưới 15 tuổi chia thành 2 nhóm:
- Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình xác
lập giao dịch dân sự vì họ chưa đủ lý trí để nhận biết những hành vi của mình và hậu
4
quả của những hành vi đó. Mọi giao dịch của họ đều phải được người đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Như vậy cá nhân không có năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ là những người đại diện đương nhiên
của họ với tư cách là bị đơn dân sự trước Tòa án.
- Cá nhân từ đủ 6 tuổi tới dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân
sự một phần (không đầy đủ). Những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức của
họ đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nhưng trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự
quy định. Đó là những giao dịch nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù
hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Bộ luật dân sự 2005 khi quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi
trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của con từ dưới 15 tuổi gây ra. Chính vì thế, cha mẹ của những người gây
thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, cha mẹ là những người đại diện
hợp pháp đương nhiên cho con, cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không
có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước tòa án. Tuy nhiên luật cũng quy định thêm
trường hợp nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi
đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của con người đó. Trách nhiệm của cha mẹ là trách
nhiệm pháp lí, không cần điều kiện lỗi.

Tương tự như người dưới 15 tuổi, những người bị mất năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật mặc dù có thể là những người thành niên (lớn hơn hoặc
bằng 18 tuổi) hoặc những người chưa thành niên, nhưng họ không thỏa mãn yếu tố
nhận thức, trí lực cấu thành nên năng lực hành vi dân sự đầy đủ do họ bị tâm thần mà
các bệnh khác mà bộ não phát triển không bình thường nên không thể nhận thức và làm
chủ hành vi của mình. Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền và theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án có thể tuyên bố một người là mất
năng lực hành vi dân sự theo những trình tự và thủ tục luật định (Điều 22 bộ luật dân
sự). Mọi giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện của họ xác lập, thực
hiện hoặc đồng ý. Vì vậy những người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15
tuổi đều có một điểm chung đó là khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì họ đều
không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những chủ thể này đều không thể
hiểu được ý nghĩa, hậu quả của hành vi dân sự mà họ đã thực hiện mặc dù hành vi đó là
trái pháp luật và gây thiệt hại cho người khác. Cho nên khi họ gây thiệt hại thì cha mej
họ đều là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
5
2.1.2 Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó
được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ không có
tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng
tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Khoản 1 Điều 58 bộ luật dân sự 2005: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau
đây gọi chung là người được giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực
hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ichs hợp pháp của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Việc
quy định chế định giám hộ là hình thức bảo vệ pháp luật cho người chưa thành niên,
người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2
Điều 58 bao gồm: “a, Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được

cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm
sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu; b, Người mất năng
lực hành vi dân sự”.
Địa vị pháp lí của người giám hộ hoàn toàn khác so với địa vị pháp lí của người
là cha, mẹ của người chưa thàh niên khác. Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được
giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí trong khi thực hiện việc
giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi trái pháp
luật của người được giám hộ trước tòa.
a, Trách nhiệm bồi thường thiệt do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là
người dưới 15 tuổi gây ra.
Trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại thuộc viên trước tiên là cha mẹ. Trong trường hợp cha mẹ đều
không có hoặc cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm giám hộ cho con thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trước tiên là trách nhiệm của anh cả, chị
cả đã thành niên, có đủ điều kiện làm người giám hộ; nếu anh cả, chị cả không có đủ
điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là
người giám hộ, trong trường hợp không có anh chị em ruột hoặc có anh chị em ruột
nhưng đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
6
ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ (Điều 62 bộ luật dân sự 2005). Vậy theo
khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 thì anh cả hoặc chị cả hoặc ông, bà nội; ông, bà
ngoại là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người đươc giám hộ
để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không
có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản riêng để bồi thường thì người giám hộ phải bồi
thường bằng tài sản riêng của mình nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ dẫn
đến hành vi gây thiệt hại của người được giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng
minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của
mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại.

b, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là
người mất năng lực hanh vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dấn sự đang do cha mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục
mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp
họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được xác định như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự dã có vợ hoặc chồng thì người vợ hoặc
chồng có đủ điều kiện là người giám hộ có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng
lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ
thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người
vợ hoặc chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được
giám hộ.
- Người được giám hộ là cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một
người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không đủ điều kiện làm người giám
hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người
con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên
có đủ điều kiện phải là người giám hộ. trong trường hợp này, người giám hộ được lấy
tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không
đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu
có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ.
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự có vợ/ chồng, con nhưng
vợ/chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Trong trường hợp như
vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi
tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha,
mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người
giám hộ.
7
2.1.3 Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi người dưới 15 tuổi đang trong thời gian chịu sự quản lí của trường học,
người mất năng lực hành vi dân sự đang chịu sự quản lí của bệnh viện, cơ sở chữa bệnh

khác thì trường học, bệnh viện cũng như các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lí,
theo dõi những người mà mình quản lí. Xuất phát từ sự nhận thức còn hạn chế (người
dưới 15 tuổi) hoặc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (người mất
năng lực hành vi dân sự), do đó Điều 621, BLDS quy định:
“1. Người dưới 15 tuổi trong thời gian học ở trường mà gây thiệt hại thì trường
học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời
gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi
thường thiệt hại xảy ra”.
Quy định trên đây của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 có sự khác biệt cơ bản so
với quy định tại Điều 625, Bộ luật dân sự năm 1995: Chủ thể mới phải là người bồi
thường thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực
tiếp quản lí thì bộ luật dân sự 1995 xác định trường học, bệnh viện, các tổ chức khác
nếu có lỗi trong việc quản lí thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường
thiệt hại; còn bộ luật dân sự 2005 sửa đổi năm 2005 thì quy định chủ thể bồi thường
thiệt hại là trường học, bệnh viện, tổ chức quản lí người gây thiệt hại. Quy định của bộ
luật dân sự sửa đổi năm 2005 nhằm buộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội phải
tăng cường công tác quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực
hành vi dân sự.
Tuy nhiên, không phải bao giờ trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác đang
quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự có lỗi
trong việc quản lí khi những người này gây thiệt hại. Do đó, pháp luật quy định: trường
học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác khi thực hiện nhiệm vụ quản lí người chưa thành
niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự để họ gây thiệt hại và “nếu
trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lí
thì cha, mẹ, người giám hộ của người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự phải bồi thường”. Quy định này cho thấy mặc nhiên nếu người chưa
thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà những
người này đang chịu sự quản lí của trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội thì các tổ

chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc giải
thoát trách nhiệm bồi thường thuộc về chính tổ chức đó. Nếu các tổ chức này chứng
8

×