Ung thư tử cung
Ung thư tử cung, hoặc ung thư nội mạc tử cung là một trong các bệnh
ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong thực tế, mỗi năm có khoảng 37.000
phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, làm cho nó trở thành
bệnh ung thư phổ biến hàng thứ 4 ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư phổi và
ung thư đại tràng.
Ung thư nội mạc tử cung bắt đầu từ nội mạc tử cung. Tử cung là một
tạng rỗng, hình quả lê, là nơi mà thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai.
Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện nhiều nhất sau tuổi sinh đẻ, ở phụ
nữ từ 50-70 tuổi.
Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện trong giai đoạn sớm
vì bệnh hay gây chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn
kinh. Nếu được phát hiện sớm, dạng ung thư tiến triển chậm này thường giới
hạn ở tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường loại bỏ được ung thư. Thực
tế, ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm được điều trị thành công tới hơn
80%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư nội mạc tử cung đã gia tăng trong
hơn 10 năm qua. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết lý do tại sao.
Dấu hiệu và triệu chứng
Ung thư nội mạc tử cung thường tiến triển trong nhiều năm. Manh
mối đầu tiên của bạn có thể là chảy máu âm đạo bất thường.
Phần lớn các trường hợp ung thư nội mạc tử cung tiến triển ở phụ nữ
sau mãn kinh đã hết kinh. Tuy nhiên, khoảng 20% số trường hợp bị bệnh ở
người trẻ tuổi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gồm:
Kinh nhiều hoặc chảy máu giữa các chu kỳ kinh.
Chảy máu âm đạo hoặc có dịch âm đạo quanh thời gian mãn
kinh (chỉ thời điểm trước khi mãn kinh) hoặc sau mãn kinh
Có dịch hồng, ẩm hoặc trắng ở âm đạo
Đau vùng tiểu khung, nhất là vào giai đoạn muộn của bệnh
Đau khi giao hợp
Giảm cân
Một số trường hợp ung thư nội mạc tử cung đến giai đoạn muộn trước
khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nhưng rất hiếm gặp.
Nguyên nhân
Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia theo cách giữ cho chức
năng của cơ thể được bình thường nhưng đôi khi sự phát triển này ngoài
vòng kiểm soát, tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần tế bào mới.
Trong ung thư nội mạc tử cung, tế bào ung thư phát triển trong nội
mạc tử cung. Vẫn còn chưa biết tại sao các tế bào ung thư này phát triển
không hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nồng độ estrogen
trong cơ thể phụ nữ giữa một vai trò trong sự phát triển ung thư nội mạc tử
cung. Những yếu tố có thể làm tăng nồng độ hormon này và các yếu tố nguy
cơ khác của bệnh đã được phát hiện và tiếp tục biểu hiện. Thêm vào đó,
nghiên cứu tiếp theo xem xét những biến đổi trong các gen nào đó có thể
làm cho các tế bào trong nội mạc tử cung trở thành ung thư.
Các yếu tố nguy cơ
Hệ sinh sản nữ gồm 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng và tử cung.
Buồng trứng sản sinh 2 hormon nữ chủ yếu là estrogen và progesteron. Sự
cân bằng giữa 2 hormon này thay đổi trong mỗi tháng, giúp nội mạc tử cung
dày lên khi mang thai hoặc bong mô nếu không có thai.
Khi sự cân bằng của 2 hormon này theo hướng nhiều estrogen hơn
kích thích sự phát triển nội mạc tử cung là nguy cơ làm tăng ung thư nội mạc
tử cung ở phụ nữ. Các yếu tố làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể bao
gồm:
Nhiều năm có kinh. Nếu bạn bắt đầu có kinh ở tuổi còn nhỏ
(trước tuổi 12) và tiếp tục có kinh hằng tháng cho tới lứa tuổi 50, bạn có
nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn những phụ nữ có kinh với số năm
ít hơn. Càng nhiều năm có kinh hằng tháng, nội mạc tử cung càng tiếp xúc
với estrogen nhiều hơn.
Chưa từng mang thai. Cơ thể sản sinh nhiều progesteron trong
thời kỳ mang thai, giúp bảo vệ bạn khỏi bị ung thư nội mạc tử cung do giảm
nồng độ estrogen. Nếu chưa từng mang thai, bạn không có lợi từ việc bảo vệ
này.
Rụng trứng không đều. Rụng trứng, mỗi tháng rụng một trứng
từ buồng trứng ở phụ nữ có kinh, được diều hòa bởi estrogen. Rụng trứng
không đều có nhiều nguyên nhân, bao gồm béo phì và hội chứng buồng
trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS). Đây là một trạng thái
mất cân bằng hormon ngăn cản rụng trứng và có kinh. Điều trị béo phì và
PCOS có thể giúp khôi phục rụng trứng hằng tháng và chu kỳ kinh, làm
giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì. Buồng trứng không chỉ là nguồn estrogen. Mô mỡ có
thể làm thay đổi một số hormon thành estrogen. Béo phì được định nghĩa là
thừa khoảng từ 14kg có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm cho
bạn có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc các dạng ung thư khác. Chế
độ ăn nhiều mỡ cũng làm tăng nguy cơ do béo phì. Nhiều nhà khoa học cho
rằng thực phẩm béo có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chuyển hóa estrogen, làm
tăng thêm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Bệnh tiểu đường. Đây chính là một yếu tố nguy cơ đối với ung
thư nội mạc tử cung vì béo phì và tiểu đường týp 2 (trước đây gọi là tiểu
đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin)
thường liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy phụ
nữ bị tiểu đường, có béo phì hoặc không béo phì, có nguy cơ cao ung thư nội
mạc tử cung.
Liệu pháp thay thế estrogen (ERT). Estrogen kích thích sự phát
triển nội mạc tử cung. Thay thế estrogen đơn thuần sau mãn kinh có thể làm
tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dùng progestin tổng hợp,
một dạng hormon progesteron, với estrogen liệu pháp thay thế kết hợp
hormon làm cho nội mạc tử cung rụng và thực sự làm giảm nguy cơ của bạn.
Khối u buồng trứng. Một số khối u buồng trứng có thể là nguồn
estrogen, làm tăng nồng độ estrogen.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
bao gồm:
Tuổi. Phần lớn ung thư nội mạc tử cung tiến triển trong nhiều
năm. Do đó, nếu bạn nhiều tuổi, nguy cơ của bạn lớn hơn. Ung thư nội mạc
tử cung xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 50-70 tuổi.
Tiền sử gia đình bị ung thư nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc
tử cung có thể có tính chất gia đình, nhất là những người có nguy cơ di
truyền loại ung thư đại tràng nào đó. Nếu ung thư đại tràng và ung thư nội
mạc tử cung xuất hiện trong gia đình bạn, bạn có thể có nguy cơ bị di truyền
các bệnh ung thư này.
Tiền sử bản thân bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Một
số yếu tố nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng tương tự cũng làm
tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Trước đó đã điều trị tia xạ vùng tiểu khung. Chiếu xạ vùng tiểu
khung để điều trị ung thư buồng trứng hoặc có ung thư khác có thể gây tổn
thương tế bào, đôi khi làm tăng nguy cơ ung thư thứ phát như ung thư nội
mạc tử cung.
Điều trị tamoxifen. Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện ở 2/1000
bệnh nhân ung thư vú đã điều trị thuốc hormon tamoxifen. Thuốc này có tác
dụng giống estrogen, làm cho nội mạc tử cung phát triển. Nếu bạn đã điều trị
hormon này, hãy gặp bác sĩ để khám tiểu khung hàng năm và đảm bảo sẽ
thông báo cho bác sĩ nếu chảy máu âm đạo bất thường.
Ung thư đại trực tràng không phải polyp di truyền (HNPCC).
Bệnh di truyền này rất hiếm gặp và gây ung thư đại tràng ở tuổi còn trẻ.
Nguyên nhân là bất thường ở một gen quan trọng đối với việc chỉnh sửa
ADN. Phụ nữ bị HNPCC có nguy cơ cao ung thư tử cung.
Có các yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung không có nghĩa là
bạn sẽ bị bệnh. Nó có nghĩa là bạn có nguy cơ và nên cảnh giác với các dấu
hiệu và triệu chứng của bệnh. Trái lại, một số phụ nữ ung thư nội mạc tử
cung và thường ở thể tấn công hơn không có các yếu tố nguy cơ của bệnh.
Khi nào cần đến khám bác sĩ