Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÂN TÍCH VÀ đề XUẤT CÁC PHƯƠNG án CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNXH SAPA O’CHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.43 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: DOANH NGHIỆP KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN
CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNXH SAPA
O’CHAU
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Ngọc Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Quỳnh Hương
MSSV: 31191023378
Mã lớp: 20C1BUS50300301
Lớp: IB001

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
1


–––

MỤC LỤC
I.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Môi trường vĩ mô
1.1
Môi trường kinh tế ………………………………………………………3
1.2
Mơi trường văn hóa – xã hội……………………………………………..3
1.3


Mơi trường tự nhiên……………………………………………………...4
2. Mơi trường ngành
2.1
Đối tượng khách du lịch………………………………………………….5

II.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC CƠNG TY VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHO MƠ HÌNH CẤU
TRÚC TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY TRONG TƯƠNG LAI
1. Hình thức tổ chức cơng ty………………………………………………………..5
2. Các đề xuất mơ hình cấu trúc tổ chức trong tương lai…………………………...7

III.

ĐỀ XUẤT CHO MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI…………..8

IV.

CÁC TRỌNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI……………………………………......8
TRÍCH DẪN NGUỒN……………………………………………………………..10

2


I.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Môi trường vĩ mô

1.1 Môi trường kinh tế
- Tiềm năng của du lịch tại Sa Pa
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đổi mới và phát triển về đa dạng các lĩnh vực
chính là sự đi lên và phát triển nhanh chóng về cả quy mơ và chất lượng của nhóm
ngành Dịch vụ - Du lịch ở nước ta. Hiện nay, do nhận thức được tầm quan trọng và vị
thế không thể chối bỏ của nhóm ngành này đối với nền kinh tế nước nhà, Đảng và Nhà
nước ta đã ln thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ giúp cho ngành du lịch ngày
càng phát triển một cách thuận lợi hơn.
Trong 5 năm vừa qua, Lào Cai nói chung và Sa Pa đang chứng kiến những sự phát triển
vượt bậc ở nhóm ngành du lịch cùng các con số vô cùng ấn tượng.
Khách du lịch ghé thăm vùng núi Tây Bắc trong những năm gần đây đã và đang có tốc
độ tăng trưởng vượt bậc qua từng năm. Nếu vào năm 2014, Sa Pa chỉ đón được 826.120
lượt khách, thì năm 2018 con số này đã tăng gần gấp ba lần ở mức hơn 2,4 triệu lượt.
Chỉ 9 tháng đầu năm 2019, Sa Pa đã đón thêm 2,26 triệu lượt khách (chiếm 55% khách
du lịch Lào Cai), gần bằng lượng khách của cả năm 2018. Sa Pa dự kiến sẽ đón khoảng
4 triệu lượt khách vào năm 2020 và 8 triệu lượt vào năm 2030.
Nhìn thấy được tiềm năng phát triển vượt bậc của huyện Sa Pa, tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ thị xã Sa Pa (Lào Cai), nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí
thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã nêu lên tinh thần mong
muốn nỗ lực xây dựng thị xã Sa Pa trở thành vùng du lịch trọng điểm của đất nước.
Ưu thế phát triển du lịch tại đây càng lớn hơn khi Lào Cai tới đây sẽ có sân bay Sa Pa
để "mở cửa" bầu trời, đưa du khách từ khắp mọi miền đất nước dễ dàng đến thành phố
mờ sương. Hạ tầng giao thông đang được đầu tư rất lớn, tuyến cao tốc nối cao tốc Hà
Nội - Lào Cai đến Sa Pa trị giá trên 2,500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào năm 2020, để
đón du khách đến Sa Pa nhanh chóng, thuận tiện.
1.2 Mơi trường văn hóa – xã hội
- Sự đa dạng văn hóa
Khơng chỉ được thiên nhiên ưu ái cho rất nhiều phong cảnh tuyệt đẹp, Sa Pa còn là nơi
lưu trú của đến 5 dân tộc thiểu số chính: H’Mong, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Chính vì
vậy, Sa Pa ẩn trong mình nét đẹp giao thoa của rất nhiều nét văn hóa vơ cùng đa dạng

và độc đáo.
Tại đây, văn hóa bản địa được xem như món “nguồn lực vàng” để tận dụng và phát triển
du lịch. Nét mộc mạc, giản dị trong lối sống, sự bình n trong văn hóa sinh hoạt hàng
ngày, sự độc đáo và phong phú của nhiều nền văn háo pha trộn đã mang đến dấu ấn,
màu sắc riêng cho Sa Pa.

3


Du khách đến Sa Pa khơng chỉ để nhìn, ngắm mà còn là để trải nghiệm lối sống, cách
sinh hoạt dung dị mà khơng kém phần hấp dẫn, gây tị mị đã được hình thành qua rất
nhiều năm và thế hệ của người dân địa phương. Chính vì vậy, đây chính là cái nơi hồn
hảo để nung nấu các dự án, doanh nghiệp du lịch cộng đồng, tour du lịch văn hóa phát
triển.
-

Dân số
Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 65.695 người.
Các đồng bào dân tộc sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề
thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan mây tre… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị
trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Tuy du lịch khu vực
khá phát triển nhưng người dân tộc thiểu số hưởng lợi từ du lịch còn hạn chế, do đó đời
sống đồng bào dân tộc cịn khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp.

-

Các nét văn hóa đặc sắc, nổi bật
Tại Sa Pa, do tồn tại nhiều nền văn hóa dân tộc hịa trộn nên mang trong mình rất nhiều
sức hấp dẫn khó lường đối với những khách du lịch cả nội địa lẫn quốc tế. Những người
phụ nữ dân tộc Mơng, Dao, Pa Dí, Xá Phó với sự tinh tế trong cách cảm thụ màu sắc đã

tạo nên những tấm thổ cẩm độc đáo với sự hài hòa màu sắc củ thiên nhiên như đồi núi,
hạt lúa, hạt ngơ, v.v… Tất cả các khía cạnh văn hóa của người dân Sa Pa đều ẩn mình
trong đó nếp sống, cách sinh hoạt và văn hóa tinh thần vơ cùng phong phú của vùng đất
nơi đây.
Bên cạnh đó, tại Sa Pa còn tồn tại rất nhiều các nghi lễ về tín ngưỡng, tâm linh vơ cùng
mới lạ và thú vị như cầu mong Trời yên, Đất lành; mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi
tốt, sức khỏe cho con người…
Ngồi ra, các du khách khi đến Sa Pa cũng không kém phần ấn tượng với rất nhiều các
lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc và dấu ấn dân tộc tại nơi đây. Một số lễ hội đặc
sắc và tiêu biểu có thể kể đến như Tết Nhảy của đồng bào Dao Đỏ ở Tả Phìn, Tả Van
(Sa Pa); hội Sải Sán của đồng bào Mông ở Cán Cấu (Si Ma Cai); hội xuống đồng của
người Tày  ở Bắc Hà… cùng những điệu nhảy vô cùng uyển chuyển, độc đáo mà cũng
không kém phần huyền bí và tinh tế; những làn điệu dân ca làm lòng người mê đắm
cùng các trò chơi dân gian thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm Sa Pa mỗi năm.

1.3 Môi trường tự nhiên
Sa Pa là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, giáp ranh với các huyện Bát Xát
(phía Bắc), Phong thổ, Than Uyên tỉnh Lai Châu (phía Tây), huyện Văn Bàn (phía
Nam), huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai (phía Đơng). Nằm ở độ cao trung bình
từ 1500m-1800m nên khí hậu tồn huyện mang sắc thái ơn đới.
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những nét đặc
trưng độc đáo như: có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương;  một số nơi khí hậu
quanh năm mát mẻ như Bắc Hà, Sa Pa; có bãi đá cổ huyền bí; có các di tích lịch sử
4


được xếp hạng; Tỉnh Lào Cai có vai trị là một trung tâm du lịch tiểu vùng miền núi tây
Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam – một tỉnh du lịch
đầy tiềm năng của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Lào Cai
phát triển kinh tế du lịch. Từ những lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch đã giúp cho Lào

Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch Văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị quý cho phát triển du lịch. Các tài nguyên
này bao gồm những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ,
những sản phẩm thủ cơng truyền thống... Những giá trị văn hóa phi vật thể như văn
nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Tài nguyên du lịch
nhân văn tại Sa Pa hiện nay bao gồm các loại hình như: Tài nguyên du lịch – lễ hội, tài
nguyên du lịch chợ truyền thống, tài nguyên du lịch nghề thủ công truyền thống, tài
nguyên du lịch kiến trúc nhà ở và tài nguyên ẩm thực.
2. Môi trường ngành
2.1 Đối tượng khách du lịch
Tổng số khách du lịch đến với Sa Pa trong năm 2016 là 970.000 lượt khách, chiếm
35,02% tổng số lượt khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai, trong đó du khách quốc tế là
745.000 người, chiếm 76,8%.
Tuy nhiên, số ngày khách lưu trú bình quân tại Sa Pa chỉ là 2 ngày/khách. Mức chi tiêu
bình quân của khách du lịch từ 300.000 - 950.000 VNĐ/ngày, trong đó, mức chi tiêu
bình qn của khách quốc tế khoảng từ 650.000 - 850.000 VNĐ/ngày (tương đương
khoảng 30-40 USD/ngày). Khách nội địa chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế với
mức chi tiêu từ 450.000 - 650.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 20-30 USD/ngày).
Nguồn thu du lịch chủ yếu từ ăn uống, lưu trú.
II.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC CƠNG TY VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHO MƠ HÌNH CẤU
TRÚC TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY TRONG TƯƠNG LAI
1. Hình thức tổ chức cơng ty:
Công ty TNHH Một Thành Viên Doanh Nghiệp Xã Hội Du Lịch Sapa O’Chau.

5



Giám đốc

Quản lí điều
hành lữ hành

Dịch vụ
homestay

Hoạt động
du lịch

Cửa hàng đồ
thổ cẩm

Hướng dẫn
leo núi

Hướng dẫn
du lịch

Kế Toán

Cửa hàng
cafe

Cơ sở nội trú

Sơ đồ sơ bộ hình thức tổ chức cơng ty

Sơ đồ mơ hình cấu trúc và vai trị các bên thụ hưởng

Đứng đầu chịu trách nhiệm cho việc thực hiện mọi mục tiêu chung của doanh nghiệp
chính là ở cấp lãnh đạo: Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Shu Tan.
 Các ưu điểm với hình thức tổ chức trên:
1. Tập trung quyền lực cho số ít người nên việc thực hiện các quyết định có thể trở
nên gọn gàng, nhanh chóng, khơng rườm rà.
2. Tập trung và chun mơn hóa nhiệm vụ của mỗi cá nhân, khơng gây nên tình
trạng thừa người, thiếu việc, mang đến chất lượng và hiệu quả làm việc cao.
 Nhược điểm của cơ cấu tổ chức
Vì chỉ có một người lãnh đạo đưa ra quyết định nên rất dễ đi đến những quyết định
sai lầm.

6


Sapa O’Chau hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp xã
hội khác: kinh doanh và đem lại giá trị về cho các trẻ em dân tộc tại đây. Mơ hình hoạt
động của Sapa O’Chau dựa trên các hoạt động kinh doanh chính như: cửa hàng café, cơ
sở nội trú, cửa hàng đồ thổ cẩm và các dịch vụ du lịch.
Các bên thụ hưởng chính và trực tiếp từ mơ hình kinh doanh của Sapa O’Chau có thể kể
đến chính là: hướng dẫn viên leo núi (trekking guides), chủ nhà homestay (homestay
owners), những người phụ nữ làm đồ mỹ nghệ (craftwomen), học sinh (students) và các
tình nguyện viên (volunteers).
Hoạt động kinh doanh chính của Sapa O’Chau là kết hợp các hoạt động du lịch cùng
với việc ở nhà dân. Để tiếp cận tốt hơn đến lượt khách du lịch quốc tế muốn trải nghiệm
leo núi thám hiểm tại khu vực vùng núi Tây Bắc và Sapa, cơng ty đã đặt văn phịng đại
diện tại thủ đô Hà Nội. Đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch và leo núi người dân tộc đã
được rèn luyện về kĩ năng tiếng Anh và quốc ngữ để sẵn sàng phục vụ cả khách du lịch
trong nước lẫn nội địa.
Một trong những trụ cột kinh doanh chính của Sapa chính là cửa hàng café đặt ngay
trung tâm thị trấn Sapa, ngay cạnh bên cũng chính là cửa hàng bán đồ thổ cẩm của

người Mông. Các sản phẩm thủ công và thổ cẩm tại đây sẽ được bán cho du khách cũng
như xuất khẩu sang các nước Hoa Kì, Đài Loan, Lào. Doanh thu từ các hoạt động kinh
doanh trên sẽ được sử dụng để duy trì hoạt động cho các cơ sở nội trú.
Các cơ sở nội trú là nơi ở, sinh hoạt và học tập của rất nhiều trẻ em người dân tộc nơi
đây. Do điều kiện tài chính cịn khó khăn, nhà sáng lập Tẩn Thị Su đã tìm cách hỗ trợ
việc học cho các trẻ em nơi đây thơng qua việc viện trợ học phí cho các em bằng nguồn
lợi nhuận có được từ các hoạt động kinh doanh và các nguồn tài trợ khác cũng như hỗ
trợ công ăn việc làm cho người dân trong khu vực. Ngồi thời gian đi học phổ thơng ở
trường chính quy, các em sẽ được hỗ trợ học tiếng Anh giao tiếp bởi các du khách nước
ngoài cũng như tình nguyện viên.
Ln tìm cách để mang đến các giá trị bền vững đến cho doanh nghiệp của mình cũng
như mang đến giá trị cho người dân tại Sapa, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Tẩn Thị Su
đã tìm thấy phương án doanh nghiệp xã hội như một giải pháp tối ưu cho mục tiêu của
mình. Việc tạo ra các giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp chính là bài toán mà
Su đang cần phải đương đầu. Số lượng trẻ em ngày càng tăng lên nhưng một mình Su
không thể gánh vác hết tất cả các công việc cùng một lúc. Thêm vào đó, lợi nhuận đến
từ hoạt động kinh doanh cũng như nguồn tài trợ từ bên ngồi vẫn khơng đủ để chi trả
cho việc mua mặt bằng xây dựng thêm các khu nhà nội trú phục vụ cho trẻ em nơi đây.
2. Đề xuất thay đổi mơ hình cấu trúc tổ chức
Mở rộng mơ hình cơ sở nội trú thơng qua hình thức kêu gọi đầu tư. Do cơng ty có quy
Việc xây dựng mơ hình kinh doanh hiện tại vẫn còn đang vấp phải một vài mặt hạn chế
khi chưa tiếp cận đủ đến đối tượng khách du lịch, chưa có đủ lượng đầu tư và tài trợ để
duy trì và mở rộng mơ hình kinh doanh cũng như cơ sở nội trú.

7


 Áp dụng kiến thức và sự lan tỏa của cơng nghệ vào mơ hình kinh doanh.
Phần lớn khách du lịch của Sapa O’Chau phần lớn là du khách quốc tế, chính vì vậy
việc tiếp cận với khách du lịch cần được tập trung một cách cụ thể và bài bản hơn. Theo

lươt tương tác hiện tại trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp hiện cho thấy số
lượng bài đăng thiếu ổn định, không tạo ra được nội dung giúp kết nối giữa doanh
nghiệp và du khách nhiều hơn.
Ngoài ra, du khách nước ngồi có xu hướng tìm hiểu và đặt phịng homestay nhiều hơn
qua các ứng dụng cơng nghệ trung gian phổ biến như Airbnb, Traveloka, … Chính vì
vậy, doanh nghiệp nên xây dựng mạng lưới và tích cực đẩy mạnh sức mạnh truyền
thông để thu hút nhiều lượt du khách đến Sapa O’Chau cũng như thu hút các nhà tài trợ
về hình ảnh và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.
 Bổ sung các phịng ban quản lí nhằm chun mơn hóa hoạt động quản lí và điều
hành.
Khơng nên để bộ máy quản lí ơm đồm q nhiều nhiệm vụ, dễ dẫn đến quá tải và quá
trình làm việc thiếu linh hoạt, năng suất.
III.

ĐỀ XUẤT CHO MƠ HÌNH KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI
Xây dựng mơ hình kinh doanh doanh nghiệp xã hội, với các tiêu chí hy vọng mang lại
sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, Sapa O’Chau đã và đang thực hiện rất tốt mục
tiêu của mình theo đúng tầm nhìn và sứ mệnh đã được đặt ra từ khi doanh nghiệp được
hình thành. Để ngày càng phát triển tốt hơn trong tương lai dựa theo tình hình, bối cảnh,
nhu cầu và sự phát triển của xã hội, Sapa O’Chau cũng cần thay đổi và điều chỉnh phục
vụ cho tình hình mơi trường kinh doanh xung quanh ngày càng biến đổi.
Để phát triển du lịch tại Sapa O’Chau ngày càng bền vững hơn, ta cần hoàn tồn hướng
theo con đường phát triển du lịch văn hóa và lan tỏa giá trị tích cực đến cho mọi người
khi đến với khu du lịch.
1. Tạo ra concept riêng cho khu homestay
Do hiện nay, môi trường du lịch dần dà thay đổi, du khách khi lựa chọn homestay
thường sẽ đặt qua các ứng dụng công nghệ trung gian và có xu hướng tham khao địa
điểm thơng qua phần nhìn độc đáo, mang lại cảm giác thân thuộc và có tầm giá
trung bình. Chính vì vậy, việc đầu tư hình ảnh, concept (như retro, vintage, …) cho
khu homestay chính là một trong những xu hướng gần đây cho việc kinh doanh du

lịch ở lĩnh vực này.
2. Xây dựng hệ thống dịch vụ, chăm sóc khách hàng tận tâm chuyên nghiệp
Một trong những tiêu chí giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp và gây ấn tượng
tốt với du khách chính lầ hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ tận tâm.

8


IV.

CÁC TRỌNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI

Khái niệm “du lịch bền vững” (Sustainable Tourism) xuất hiện năm 1996, được nhiều
quốc gia và hiệp hội du lịch lớn trên thế giới ủng hộ: “Du lịch bền vững là việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường
để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hóa kèm theo (có thể là cả
trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du
khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của
cộng đồng địa phương.” (World Conservation Union, 1996).
Qua nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau, khái niệm về Phát triển bền vững du lịch
(PTBVDL) ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam
2014: “PTBVDL là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du
lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.”











Các điểm cần lưu ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp du lịch:
Quy hoạch cụ thể các nhiệm vụ cho từng vùng nhằm chun mơn hóa dịch vụ và sản
xuất, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.
Xây dựng chính sách giúp kêu gọi đầu tư cho các doanh nghiệp du lịch cộng đồng. Kêu
gọi các nhà đàu tư uy tín, giúp đỡ người dân địa phương đạt được nhiều lợi ích nhất
thơng qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nâng cao thu nhập, giảm hộ
nghèo, giảm thất nghiệp…)
Đào tạo nghiệp vụ và ngôn ngữ một cách bài bản cho hướng dẫn viên để tạo nên sự ấn
tượng và độc đáo riêng trong mắt các du khách.
Đào tạo nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của mơi trường, tầm quan trọng của
việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị truyền thống,
giữ gìn an ninh trật tự trong việc phát triển dịch vụ du lịch.
Giải quyết tệ nạn bán hàng rong, theo đuôi đeo bám, chặt chém đối với khách du lịch.
Tuyên truyền, vận động người dân cho con em tới trường và hỗ trợ tạo công việc cho
người dân địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương phát triển du lịch cộng đồng bền vững đến người
dân địa phương cũng như đối với du khách.
Khuyến khích người dân phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc cũng như giữ gìn những
nét đặc sắc trong lối sống, tập tục, cách sinh hoạt tại địa phương mình.

9


TRÍCH DẪN NGUỒN
Lã Thị Bích Quang (2018), Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP.HCM (Tập 15) , 99-101
Anh Thơ (2018), Văn hóa bản địa – “nguồn lực vàng” của Sa Pa, báo Đại biểu Nhân dân.

Nhóm tác giả tập san Hội Đồng Anh (2016), Điển hình DNXH tại Việt Nam, 50-54
Tài nguyên tại Sapa, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.
Nha Trang (2019), Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch Sapa, báo điện tử VNExpress.
Our Success Story, Our Team - Website Sapa O’Chau.

10



×