Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.74 KB, 11 trang )

Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ”– DCFB 2020

ĐA DẠNG HĨA THU NHẬP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Đoan Trang
Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
TĨM TẮT
Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là việc các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh truyền thống
sang các hoạt động có thu nhập ngồi lãi (TNNL). Nghiên cứu này phân tích TNNL của 28 ngân hàng
thương mại Việt Nam (NHTMVN) từ năm 2009 đến năm 2018 nhằm đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu
nhập tại ngân hàng trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ đa dạng hóa thu
nhập, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của NHTMVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua,
mặc dù mức độ đa dạng hóa thu nhập tại NHTMVN có tăng nhưng vẫn cịn thấp so với các nước trong khu
vực, thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng muốn tăng mức độ đa dạng hóa thu
nhập thì cần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng.
Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, thu nhập ngồi lãi, thu nhập ngân hàng.
1. Giới thiệu
Để đáp ứng xu hướng phát triển cạnh tranh và thực hiện đề án của Chính phủ về “Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn hơn
trong việc mở rộng các hoạt động trung gian truyền thống như huy động vốn, cho vay sang các hoạt động có
thu nhập ngồi lãi làm đa dạng hóa thu nhập (TN) cho ngân hàng, nên tỷ lệ TNNL đã tăng lên hàng năm và
đến năm 2018, tỷ lệ TNNL trung bình của các NHTMVN đạt 25%. Đã có những nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy khi các ngân hàng đa dạng hóa sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng như nghiên cứu
của Elsas, Hackethal & Holzhäuser (2010), Gurbuz, Yanik & Ayturk (2013), Meslier, Tacneng & Tarazi
(2014), Lee, Yang & Chang (2014), Moudud-Ul-Huq, Zheng, Gupta & Ashraf (2018). Các nghiên cứu ở Việt
Nam như Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2015), Lê
Văn Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2016), Nguyễn Minh Sáng (2017), Nguyễn Thị Đoan Trang (2019) cũng cho
thấy đa dạng hóa thu nhập sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho NHTMVN. Như vậy, việc nghiên cứu
để đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập của NHTMVN trong thời gian qua, từ đó gợi ý những giải pháp
nhằm tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMVN là rất cần


thiết.
2. Cơ sở lý thuyết
Theo Sanya & Wolfe (2011), đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro
bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư theo
nhiều hướng và khơng có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển theo cùng một hướng.
Theo Rose & Hudgins (2008), đa dạng hóa TN của ngân hàng được thể hiện qua sự thay đổi tỉ lệ của
TNNL trong tổng TN của ngân hàng. Nếu như nguồn TN của ngân hàng có được chỉ duy nhất từ TN lãi rịng
thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được phân chia giữa TNNL và TN từ lãi thì được gọi là
đa dạng hóa. Với việc đa dạng hóa TN, ngân hàng khơng cịn tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống mà
dần chuyển dịch sang kinh doanh phi truyền thống tạo thêm nguồn TN cho ngân hàng.
Theo Elsas & cộng sự (2010), các NHTM thường đa dạng hóa TN bằng cách dịch chuyển từ các hoạt
động kinh doanh truyền thống nhằm thu lãi như tiền gửi và tiền vay sang các hoạt động thu phí; sau đó dựa
trên cơ sở TN từ phí ổn định, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi truyền thống khác như hoạt
động đầu tư nhằm gia tăng tỷ trọng TNNL trong tổng TN hoạt động.
244


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ”– DCFB 2020

Như vậy, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng chính là việc các ngân hàng khơng còn tập trung vào các hoạt
động kinh doanh truyền thống mà phân chia giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của
ngân hàng.
Đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng
Thu nhập của ngân hàng chia thành 2 loại thu nhập chính là TN từ lãi và TNNL. Trong đó, TN lãi là các
khoản thu lãi từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ … TNNL
bao gồm thu từ hoạt động phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động mua bán chứng
khoán kinh doanh, mua bán chứng khốn đầu tư và các khoản thu từ góp vốn & hoạt động khác. Theo Asif và
Akhter (2019), qua lược khảo các nghiên cứu trước về đa dạng hóa thì đa số các nghiên cứu đo lường đa dạng
hóa TN thông qua tỷ lệ TNNL (NON). Tỷ lệ này được tính như sau:


𝑁𝑂𝑁 =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑛𝑔𝑜à𝑖 𝑙ã𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

TN lãi thuần = TN lãi – Chi phí lãi
TN thuần ngoài lãi = TN thuần từ hoạt động dịch vụ + TN thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối +
TN thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán + TN thuần khác
Tổng TN thuần = TN lãi thuần + TN thuần ngoài lãi
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng đa dạng hóa TN của các NHTMVN, nhóm tác giả áp dụng phương pháp thống
kê, phân tích dữ liệu về TN lãi và TNNL trên báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của 28 NHTMVN trong 10
năm (từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2018). Hệ thống NHTMVN bao gồm 35 ngân hàng, tuy
nhiên do có một số ngân hàng cơng bố khơng đầy đủ báo cáo tài chính nên dữ liệu nghiên cứu bao gồm của 28
NHTMVN. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước VN tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của các
NHTMVN là 9.418.330 tỷ đồng. Tổng tài sản của 28 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là 9.109.333 tỷ đồng,
chiếm 96,7% tổng tài sản của các NHTMVN. Như vậy các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đảm bảo đại diện
cho các NHTMVN.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng đa dạng hóa thu nhập tại ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018
Mặc dù có sự tăng giảm trong giai đoạn 2009-2018, nhưng qua bảng 1 cho thấy kể từ 2012 thì TNNL
của ngân hàng đã tăng dần qua các năm và đến cuối năm 2018 thì tỷ lệ TNNL của các ngân hàng khoảng 25%.
TNNL của các NHTMVN đặc biệt tăng mạnh kể từ sau năm 2012 khi có quyết định 254/QĐ-TTg ngày
01/03/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về định hướng tăng TN từ hoạt động địch vụ phi tín dụng.
Vào năm 2009, TNNL của nhóm ngân hàng nghiên cứu là hơn 23.000 tỷ đồng và đã tăng dần qua các
năm, đến năm 2018 thì TNNL của các ngân hàng này đã là hơn 81.857 tỷ đồng, nghĩa là tăng hơn gấp 3,5 lần
trong 10 năm.
Nhìn vào bảng 1 chi tiết các khoản TN và bảng 2 tốc độ tăng/ giảm TN của các ngân hàng, có thể thấy
nguồn thu của các hoạt động kinh doanh ngân hàng không ổn định. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối và

mua bán chứng khốn có năm gây ra lỗ cho các ngân hàng, như năm 2011, 2012. Các nguồn thu từ hoạt động
tín dụng, dịch vụ, góp vốn của ngân hàng đa số đều dương nhưng cũng có sự biến động qua các năm, có lúc
tăng, có lúc giảm, lúc tăng nhiều, lúc tăng ít

245


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

Bảng 1: TN của NHTMVN trong giai đoạn 2009-2018
ĐVT: tỷ đồng
Nội dung

2009

2010

TN từ lãi

54,139

79,002

123,582

115,742

110,852


121,153

148,697

172,616

211,682

247,128

TN dịch vụ

7,950

12,650

12,126

9,548

11,969

11,582

13,420

17,003

24,902


31,156

TN
từ
KDNH

2,605

1,024

1,218

(931)

2,116

3,093

2,037

5,012

5,514

7,282

TN từ mua
bán CK

3,832


106

(1,847)

1,403

4,465

5,954

1,397

2,457

8,232

7,366

TN khác

8,848

10,153

7,607

9,858

11,396


10,944

15,885

17,719

23,498

36,053

Tổng
TNNL

23,235

23,933

19,104

19,878

29,946

31,573

32,740

42,191


62,146

81,857

Tổng TN

77,374

102,935

142,686

135,619

140,798

152,726

181,436

214,807

273,829

328,986

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Tính tốn của tác giả
Bảng 2: Tốc độ tăng/giảm TN của NHTMVN giai đoạn 2009-2018
ĐVT: %
Nội dung
TN từ lãi

2009

2010

2011

2012

2013

2014


2015

2016

2017

2018

9.9

45.9

56.4

-6.3

-4.2

9.3

22.7

16.1

22.6

16.7

40.4


59.1

-4.1

-21.3

25.4

-3.2

15.9

26.7

46.5

25.1

TN từ KDNH

-42.8

-60.7

18.9

-

-


46.2

-34.1

146.0

10.0

32.1

TN từ mua
bán CK

-

-97.2

-

-

218.1

33.4

-76.5

75.8

235.1


-10.5

4.9

14.8

-25.1

29.6

15.6

-4.0

45.1

11.5

32.6

53.4

Tổng TNNL

34.3

3.0

-20.2


4.0

50.6

5.4

3.7

28.9

47.3

31.7

Tổng TN

16.2

33.0

38.6

-5.0

3.8

8.5

18.8


18.4

27.5

20.1

TN dịch vụ

TN khác

Nguồn: Tính tốn của tác giả
Nhìn vào bảng 3, có thể thấy TN chủ yếu của các ngân hàng vẫn là TN từ lãi với tỷ trọng trung bình
khoảng 79%, TNNL chỉ chiếm trung bình khoảng 21%. Trong giai đoạn 2009-2018, tỷ trọng TNNL so với
tổng TN hoạt động của ngân hàng dao động từ 13,4-30%, trong đó năm 2009 là năm có tỷ trọng TNNL cao
nhất 30%. Các năm sau tỷ trọng có sự thay đổi tăng giảm khác nhau. Kể từ năm 2015 đến 2018 thì tỷ trọng
TNNL đã bắt đầu dần tăng trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp khoảng 22,4%. Trong các nguồn TN của ngân hàng
thì TN từ hoạt động dịch vụ và TN từ hoạt động khác có tỷ trọng tương đương nhau, trung bình khoảng 9% so
với tổng TN. Qua các năm tỷ trọng của TN từ hoạt động dịch vụ so với tổng TN có sự thay đổi, dao động từ
7-12%. Kể từ năm 2015 đến 2018 thì tỷ trọng TN từ hoạt động dịch vụ đã có sự tăng dần từ 7,4% lên 9,5%
chứng tỏ các ngân hàng cũng đang dần chú ý đến việc cung cấp thêm nhiều dịch vụ để tăng tỷ trọng từ nguồn
thu này. Tỷ lệ TN từ kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán trong giai đoạn 2009-2018 chỉ chiếm lần
lượt là 1,57% và 1,9% tổng TN hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ TN từ 2 hoạt động này có sự biến động, tăng
giảm qua các năm, không theo xu hướng nào. Kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đem lại nhiều
rủi ro cho ngân hàng, gây thua lỗ cho ngân hàng.
Xét trong phạm vi các nguồn TNNL, từ bảng 4 có thể thấy, trong các khoản TNNL thì TN thì hoạt động
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm 43,48% TNNL của ngân hàng. Đây là các khoản thu phí
246



Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ về thẻ, hoa hồng và một số dịch vụ khác. Tiếp theo TN từ
hoạt động dịch vụ thì TN khác của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao, là 41,5%. TN này bao gồm các
khoản thu từ góp vốn cổ phần, thu hồi các khoản nợ đã dùng dự phòng để xử lý và một số khoản thu khác.
Xem xét thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng thì thấy TN khác của ngân hàng chủ yếu từ thu hồi
các khoản nợ đã dùng dự phòng để xử lý. Như vậy TN này không gắn liền với chiến lược hay kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng. Vì vậy khơng thể xem đây là nguồn TN tốt cho ngân hàng để phát triển nguồn thu từ
hoạt động này.
Bảng 3: Tỷ trọng từng loại TN so với tổng TN của NHTMVN giai đoạn 2009-2018
ĐVT: %
Tỷ trọng từng
loại TN so với
tổng TN

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

2017

2018

Trung
bình

TN từ lãi

70.0

76.7

86.6

85.3

78.7

79.3

82.0

80.4

77.3

75.1


79.14

TN dịch vụ

10.3

12.3

8.5

7.0

8.5

7.6

7.4

7.9

9.1

9.5

8.81

TN từ KDNH

3.4


1.0

0.9

-0.7

1.5

2.0

1.1

2.3

2.0

2.2

1.57

TN từ mua bán
CK

5.0

0.1

-1.3


1.0

3.2

3.9

0.8

1.1

3.0

2.2

1.90

TN khác

11.4

9.9

5.3

7.3

8.1

7.2


8.8

8.2

8.6

11.0

8.58

TNNL

30.0

23.3

13.4

14.7

21.3

20.7

18.0

19.6

22.7


24.9

20.86

Tổng TN

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Tính tốn của tác giả
Bảng 4: Tỷ trọng từng loại TN so với TNNL của NHTMVN giai đoạn 2009-2018

ĐVT: %
Tỷ trọng
từng loại TN
so với TNNL

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Trung
bình

TN dịch vụ


34.2

52.9

63.5

48.0

40.0

36.7

41.0

40.3

40.1

38.1

43.48

TN từ KDNH

11.2

4.3

6.4


-4.7

7.1

9.8

6.2

11.9

8.9

8.9

7.00

TN từ mua
bán CK

16.5

0.4

-9.7

7.1

14.9

18.9


4.3

5.8

13.2

9.0

8.04

TN khác

38.1

42.4

39.8

49.6

38.1

34.7

48.5

42.0

37.8


44.0

41.50

TN ngồi lãi

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100 100.00

Nguồn: Tính tốn của tác giả

247



Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

Bảng 5: Tốc độ tăng giảm tổng TNNL của NHTMVN giai đoạn 2009-2018
ĐVT: %
STT Ngân hàng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018
so với
2009


2018

1

ACB

41.2

-37.9

-21.6

-

-

2.2

-73.9

99.1

344.5

23.1

71.9

2


ABB

128.5

-10.2

-

-

302.4

-40.6

61.7

34.5

20.2

66.7

479.8

3

BIDV

49.0


-27.8

20.9

25.0

51.6

-3.7

6.6

25.8

18.7

18.2

199.6

4

CTG

16.2

56.2

-14.8


52.2

-1.0

-9.6

23.2

3.9

36.7

12.1

255.8

5

EIB

5.1

30.8

18.7

-48.0

5.5


-54.6

72.7

62.5

77.7

7.3

107.0

6

HDB

157.4

-27.0

-

-

84.6

2.3

-30.1


-16.6

56.5

54.9

595.8

7

KLB

11.1

-

-

-20.0

-4.1

-73.2

242.1

422.5

-38.7


228.9

2331.2

8

LPB

47.6

-55.9

-58.0

-

-

-

-

-

-

-

-158.2


9

MSB

378.8

80.0

29.5

-28.7

31.6

45.1

-22.1

71.1

6.0

10.2

394.6

10

MBB


275.1

-30.2

-

-

33.7

15.0

-17.7

29.1

41.1

87.0

507.4

11

NAB

-59.5

685.9


-17.1

66.6

45.0

-63.1

3.3

52.8

210.3

-82.0

412.8

12

NCB

217.8

-80.5

-

-


618.1

-10.5

-94.0

2549.2

7.6

125.5

30.9

13

OCB

-3.0

18.9

-92.3

-

-

-


-39.8

105.0

62.1

389.7

2452.4

14

PGB

93.6

7.1

-50.2

142.4

-6.6

-43.3

-2.1

-12.7


190.7

49.0

153.6

15

SCB

11.6

351.6

-58.2

-73.9

398.5

92.4

-54.7

121.7

126.6

44.7


1450.4

16

SEAB

-

27.0

-

-

1986.1

72.7

-91.5

124.8

217.0

112.5

91.2

17


SGB

-37.5

799.4

-87.4

4.5

-7.1

49.3

-34.3

32.0

-4.1

87.8

156.3

18

SHB

-31.7


24.7

22.5

221.6

-75.2

101.3

-54.5

243.7

99.3

-28.4

447.6

19

STB

37.2

-35.0

-21.7


-61.0

173.4

73.0

9.7

35.7

34.2

20.1

125.5

20

TCB

3.0

8.2

-11.1

-52.6

103.2


1.6

60.1

76.8

96.3

-2.6

409.3

21

TPB

-

165.5

-29.1

37.4

16.2

-38.2

-11.6


23.5

132.6

185.6

1246.2

22

VCB

22.3

19.7

-26.6

69.0

14.1

11.7

9.0

10.5

17.6


45.5

289.9

23

VAB

135.2

-0.9

-20.7

38.9

-

-

-

-

-

-

-71.8


24

VIB

395.9

-2.8

-

-

112.3

103.7

-50.3

32.4

-18.2

98.9

178.6

25

VPB


244.3

57.0

103.0

-64.6

505.1

-2.6

74.8

-1.0

160.1

44.7

4227.5

26

VCA

-

-57.9


1260.5

26.5

-40.9

87.4

-43.1

8.0

-23.9

38.5

420.5

27

BVB

4130.6

1.3

-53.7

68.8


97.2

-13.5

20.7

47.3

28

AGR

10.6

-7.0

-9.0

-32.7

54.1

-17.6

51.7

14.6

26.6


36.7

117.5

Tổng

34.3

3.0

-20.2

4.0

50.6

5.4

3.7

28.9

47.3

31.7

252.3

-


135.9 23889.9

Nguồn: Tính tốn của tác giả
248


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

Bảng 6: Tỷ lệ TNNL so với tổng TN của NHTMVN giai đoạn 2009-2018
ĐVT: %
Stt

Ngân hàng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

2017

2018

Bình
quân

1 ACB

43.25

24.15

13.59

-17.76

22.36

21.31

5.41

8.87

26.06

26.15


21.2

2 ABB

17.95

10.07

-1.87

4.66

21.16

11.89

16.45

19.28

19.38

30.02

16.8

3 BIDV

31.31


19.99

18.01

20.81

27.38

23.11

21.84

22.25

20.66

21.42

22.7

4 CTG

18.05

18.42

10.40

16.13


16.10

15.07

17.17

15.39

17.00

21.64

16.5

5 EIB

23.34

21.44

14.97

9.02

15.78

7.90

10.57


17.48

30.31

27.96

17.9

6 HDB

52.36

26.48

-4.98

44.16

80.05

43.80

21.49

13.66

15.43

19.01


35.2

7 KLB

4.50

-5.21

4.14

2.73

2.73

0.97

3.14

15.07

7.59

22.39

7.0

8 LPB

26.29


7.77

2.06

-6.17

-6.16

-8.42

-16.34

-3.93

-2.43

-2.79

-1.0

9 MSB

22.29

25.59

35.44

23.27


33.19

49.79

36.36

40.79

50.67

38.46

35.6

10 MBB

30.73

13.92

-1.46

14.71

20.05

21.27

16.57


19.04

19.10

25.35

17.9

11 NAB

7.93

34.35

19.38

29.76

40.69

12.96

9.67

12.24

29.53

4.99


20.2

12 NCB

39.26

6.87

-7.91

1.32

10.58

9.51

0.49

9.51

8.79

19.84

9.8

13 OCB

11.56


10.48

0.63

-11.13

-2.28

13.04

6.80

10.70

11.85

31.50

8.3

14 PGB

31.85

22.21

6.28

15.36


23.47

12.56

12.35

10.39

23.02

29.18

18.7

15 SCB

21.92

69.61

16.62

3.47

22.42

35.02

9.96


27.37

56.98

55.50

31.9

16 SEAB

26.15

21.89

-4.45

0.87

19.79

33.65

2.66

3.68

10.17

16.88


13.1

17 SGB

12.34

53.05

8.82

8.09

10.34

14.88

11.08

13.95

13.03

21.85

16.7

18 SHB

25.18


18.17

14.85

36.19

11.15

16.31

6.14

16.46

25.66

17.59

18.8

19 STB

43.78

23.05

13.51

5.20


12.81

20.42

21.84

38.43

38.95

34.63

25.3

20 TCB

36.20

32.52

20.47

11.21

23.23

18.77

22.86


31.69

45.36

39.36

28.2

21 TPB

30.00

53.66

1165

46.62

31.34

14.96

9.79

8.14

12.11

22.20


25.4

22 VCB

30.02

28.95

16.47

27.45

30.47

30.53

27.11

25.53

25.40

27.67

27.0

23 VAB

36.52


27.63

24.16

40.93

-3.86

5.09

-25.94

14.60

-15.72

4.87

10.8

24 VIB

28.46

17.35

-6.12

8.35


22.99

33.92

19.98

22.78

15.49

20.71

18.4

25 VPB

16.02

17.70

18.69

5.31

19.77

15.63

14.20


10.06

17.63

20.54

15.6

26 VCA

17.20

5.69

27.07

29.70

19.78

29.52

22.24

19.73

13.33

15.11


19.9

27 BVB

0.98

19.24

15.91

7.51

10.15

21.96

16.38

15.41

15.77

38.11

16.1

28 AGR

32.92


23.73

15.20

15.84

19.33

15.84

20.06

20.00

20.86

23.08

20.7

Tổng

30.03

23.25

13.39

14.66


21.27

20.67

18.04

19.64

22.70

24.88

20.9

Nguồn: Tính tốn của tác giả

249


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

Bảng 5 cho thấy TNNL của các ngân hàng có sự tăng giảm khác nhau qua các năm, có năm TNNL của
một số ngân hàng bị âm, nhưng nhìn chung từ năm 2015 đến 2018 thì đa số các ngân hàng đều có sự tăng
TNNL, tốc độ tăng TNNL trung bình của NHTMVN là 252%.
Về tỷ lệ TNNL so với tổng TN của các NHTMVN, bảng 6 cho thấy tỷ lệ này có sự chênh lệch giữa các
ngân hàng và giữa các năm. Không kể những năm mà ngân hàng có TNNL âm thì bình qn trong giai đoạn
2009-2018, các NHTMVN có tỷ lệ TNNL so với tổng TN trung bình là 20,9% và dao động từ 7% đến 35,6%.
Trong giai đoạn 2009-2018, trong số 28 NHTMVN thì chỉ có 9 ngân hàng có tỷ lệ TNNL cao trên mức trung

bình 20,9%, cịn đối với các ngân hàng cịn lại, mặc dù có tăng TNNL, nhưng tỷ lệ TNNL so với tổng TN vẫn
cịn thấp, có ngân hàng tỷ lệ này trong các năm 2009-2018 là dưới 10%.
4.2. Đánh giá về thực trạng đa dạng hóa thu nhập của NHTM Việt Nam
4.2.1. Những kết quả đạt được:
Qua kết quả nghiên cứu ở trên, có thể thấy những kết quả đạt được trong đa dạng hóa TN của các
NHTMVN trong giai đoạn 2009-2018 như sau:
- TNNL của các NHTMVN tăng dần qua các năm, đến năm 2018 thì TN lãi của các ngân hàng chiếm
khoảng 25% so với tổng TN hoạt động của ngân hàng. Các nguồn TNNL gồm TN từ hoạt động dịch vụ, hoạt
động kinh doanh ngoại hối, hoạt động mua bán chứng khoán, TN từ góp vốn và một số TN khác. Như vậy
nguồn TNNL của ngân hàng cũng khá đa dạng.
- Tốc độ tăng TNNL của các ngân hàng trong giai đoạn 2009-2018 là khá cao, trung bình là 252%, trong
đó có những ngân hàng tốc độ tăng trưởng đến ngàn %. Mặc dù tốc độ tăng trưởng rất cao, nhưng tỉ lệ TNNL
của ngân hàng so với tổng TN hoạt động còn chưa cao. Điều này chứng tỏ tiềm tăng phát triển TNNL là còn
rất lớn.
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các NHTMVN chiếm tỷ trọng cao trong TNNL, khoảng 42,5%
tổng TNNL của các NHTMVN trong giai đoạn 2009-2018. Đối với hoạt động dịch vụ thì ngân hàng đã cung
cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử
như internet banking, SMS banking, Phone banking, Mobile banking, live bank. Đây cũng là kênh phân phối
dịch vụ hiện đại, giúp ngân hàng triển khai các hoạt động kinh doanh khác cho khách hàng như giao dịch
chứng khoán, thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh bảo hiểm,…
- Ngân hàng đã tích cực áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ xấu đã xử lý bằng nguồn dự phịng rủi ro,
do đó cũng đem lại nguồn TN khác khá cao cho ngân hàng.
4.2.2. Những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì sự đa dạng hóa TN của các NHTMVN vẫn cịn một số
hạn chế sau:
- Sự đa dạng hóa TN của các NHTMVN còn thấp so với một số nước trong khu vực.
Bảng 7: Tỷ lệ TNNL so với tổng TN hoạt động ngân hàng
bình qn ở một số nước Đơng Nam Á giai đoạn 2012-2016
Đvt: %
Indonesia


Malaysia

Philippin

Thái Lan

Trung Quốc

17,99

44,89

34,41

40,12

18,57

Nguồn: Robertho & Wibowo (2018)
Nếu tính trung bình tỷ lệ TNNL của các NHTMVN trong giai đoạn 2012-2016 thì tỷ lệ này khoảng
18,86%, tương đương với tỷ lệ TNNL của các NHTM ở Indonesia và Trung Quốc, nhưng thấp hơn nhiều so
với các NHTM ở Malaysia, Philippin hay Thái Lan. Mặc dù tỷ lệ TNNL của các NHTMVN đã tăng trong 3
năm gần đây, nhưng tỉ lệ này cũng chỉ đạt gần 25% vào năm 2018.
250


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ”– DCFB 2020


Trong các nguồn TNNL thì TN từ hoạt động khác là khá cao, chiếm hơn 44% TNNL. TN từ hoạt động
khác chủ yếu là từ thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý. Đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân
hàng nên ngân hàng cần có biện pháp để tăng TNNL từ các hoạt động kinh doanh khác để đa dạng hóa TN.
TN từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TN
hoạt động của ngân hàng. Mặc dù đây là những hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào giá
thị trường nhưng nếu ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro tốt thì vẫn tận dụng được cơ hội để tăng TN từ
các hoạt động này.
5. Giải pháp nâng cao mức độ đa dạng hóa thu nhập tại NHTM Việt Nam
Hiện nay, mức độ đa dạng hóa TN của các NHTMVN cịn thấp, nguồn TN chính vẫn là từ hoạt động tín
dụng. Do đó, muốn tăng mức độ đa dạng hóa TN của các NHTMVN thì các ngân hàng cần đa dạng hóa các
hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng để tăng nguồn thu từ các hoạt động phi tín
dụng này. Để có thể thực hiện thành cơng việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng nên
thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ hiện đại để
cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng.
Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng thương mại phải hướng đến chiến lược
đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Đến nay, các NHTMVN đều đã áp dụng
phần mềm Core banking. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả ứng dụng cơng nghệ cho q trình cung cấp các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi các NHTM phải tiếp tục nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, Core
banking cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mở rộng băng thông, lắp đặt thêm đường truyền tốc độ
cao, đảm bảo xử lý dữ liệu, giám sát và cung ứng dịch vụ từ xa cho khách hàng một cách hiệu quả. Việc đầu
tư phát triển công nghệ không chỉ đảm bảo việc quản lý, giám sát từ xa tốt hơn mà còn phải đảm bảo cung cấp
các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đảm bảo vấn đề về
bảo mật, an toàn dữ liệu cho ngân hàng và cho khách hàng.
Để giảm thiểu chi phí đầu tư nhưng vẫn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng
tốt nhất thì các NHTMVN nên đẩy mạnh quá trình liên kết giữa các ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ
hiện đại. Đặc biệt là các ngân hàng cùng tham gia vào một trung tâm thanh toán thẻ quốc gia để lúc bây giờ
người sử dụng thẻ có thể sử dụng thẻ ở bất kỳ mấy ATM nào, không phân biệt ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục tăng quy mơ vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Để có thể đầu tư vào công nghệ hiện đại phát triển các dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng phải có đủ

tiềm lực tài chính, do đó cần nâng cao vốn tự có của ngân hàng. Với kết quả kinh doanh khá tốt của các ngân
hàng trong thời gian vừa qua thì các ngân hàng có thể tăng vốn từ phần lợi nhuận vượt trội so với kế hoạch
hoặc chia cổ tức cho cổ đơng dưới hình thức phát hành cổ phiếu thưởng. Ngồi ra các NHTM cổ phần cũng
có thể tăng vốn bằng hình thức phát hành các cơng cụ nợ khác như phát hành cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu, trái
phiếu chuyển đổi… Bên cạnh đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng có quy mơ nhỏ, năng
lực tài chính yếu thành các NHTM có quy mơ lớn đang là xu thế phổ biến. Đối với các NHTM có quy mơ lớn
thì việc sáp nhập, mua lại, hợp nhất sẽ giúp cho các ngân hàng này trở thành một ngân hàng có quy mơ lớn
hơn. Đối với các NHTM có quy mơ nhỏ, tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu là một vấn đề khó khăn thì
sáp nhập, hợp nhất là một sự lựa chọn tốt nhất để các ngân hàng này có thể tăng quy mơ và mở rộng thị trường
và tạo lập vị thế trong kinh doanh.

251


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng, do
đó muốn tăng TN nói chung và TNNL nói riêng thì phải gắn liền với với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực do thị trường lao động cung cấp tương đối đáp ứng được yêu cầu tuyển
dụng của ngân hàng. Tuy nhiên để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao và gắn bó, cống hiến lâu dài vì
sự phát triển của ngân hàng thì ngân hàng cần tiếp tục thực hiện và phát huy hơn nữa các vấn đề sau:
Phải có sự gắn kết hơn nữa giữa cơ sở đào tạo và các ngân hàng thông qua việc thường xuyên tổ chức
các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, kinh nghiệm thực tiễn của ngân hàng, tài trợ học bổng, hỗ trợ cho sinh
viên thực tập được tiếp cận nhiều hơn với công việc thực tế,…. Việc ngân hàng tài trợ các chương trình học
bổng để hỗ trợ, phát huy những tài năng vượt khó khơng chỉ tạo mối liên kết với nhà trường mà còn tạo sự gắn
bó với sinh viên, nhân lực tương lai của ngân hàng.
Phải có đội ngũ chuyên viên giỏi về tổ chức và sử dụng nguồn lực con người, tư vấn cho lãnh đạo ngân
hàng trong việc bố trí cơng việc thích hợp cho từng nhân viên. Khi đó thì nhân viên mới thấy gắn bó với cơng

việc và phát huy hết tiềm năng sáng tạo của nhân viên.
Phải thành lập một trung tâm đào tạo của ngân hàng mình vì mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng.
Trung tâm đào tạo cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức thực tế nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị những kỹ năng cần thiết để hình thành một phong cách làm việc
chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi đào tạo về văn hóa riêng của ngân hàng mình để tạo sự khác biệt
với các ngân hàng khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên có chính sách hỗ trợ cho nhân viên tham gia các khóa
đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, tiếp cận các chương trình đào tạo tại các quốc gia phát triển,…
Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên ngân hàng, thưởng phạt minh bạch rõ ràng, đặc biệt là
việc trả lương thưởng cần lấy thước đo mức độ hồn thành cơng việc để quyết định. Nhờ đó, nhân viên sẽ tích
cực và làm việc có hiệu quả hơn.
Thứ tư, tiếp tục đa dạng hóa hình thức giao dịch và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ.
Các NHTMVN đã chú trọng đến việc thay đổi hình thức giao dịch và mở rộng kênh phân phối sản phẩm
dịch vụ đến với khách hàng. Tuy nhiên, mạng lưới hoạt động của ngân hàng phân bố chưa đồng đều, chủ yếu
tập trung ở các thành phố lớn. Với sự phát triển khoa học và công nghệ thì các ngân hàng khơng cần mở rộng
mạng lưới chi nhánh mà cần điều chỉnh, phân bổ các chi nhánh và các phòng giao dịch một cách hợp lý để có
thể khai thác hiệu quả thị trường tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế năng động, đồng thời cần phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử để khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng tại nhà. Ngoài ra, trong
điều kiện cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải mở rộng hình thức bán hàng tận nơi, tư
vấn và cập nhật các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng kịp thời cho khách hàng và mở rộng hình thức
bán chéo sản phẩm để tăng thêm TNNL cho ngân hàng.
Thứ năm, mở rộng chiến lược quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm dịch vụ.
Quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm dịch vụ là một nhân tố khơng thể thiếu được trong q trình
cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hiện nay, tất cả các ngân hàng đã xây dựng hoàn thiện website riêng để giới
thiệu những thông tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình cung cấp, tham gia tài trợ cho các chương trình
sự kiện… Tuy nhiên, rất ít ngân hàng thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền
hình, facebook nên việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ chưa lan toả đến đại bộ phận công chúng. Để khắc phục
hạn chế này các ngân hàng thương mại cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng,
để tiến hành phân khúc thị trường và lựa chọn phương thức giới thiệu sản phẩm phù hợp với đối tượng khách
hàng mục tiêu để thông tin quảng cáo đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngân hàng cũng
nên tăng thời gian quảng cáo và đầu tư chất lượng quảng cáo để tạo ấn tượng cho khách hàng và để hình ảnh

ngân hàng đi vào tiềm thức của khách hàng. Ngoải ra, ngân hàng cũng cần cập nhật thông tin kịp thời, thường
xuyên, liên tục trên các website của ngân hàng, đẩy mạnh tài trợ chương trình sự kiện mang tính đại chúng,
phân phối trực tiếp các ấn phẩm quảng cáo cho khách hàng. Đối với khách hàng VIP, khi phục vụ khách hàng
252


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ”– DCFB 2020

thì ngân hàng kết hợp tư vấn, quảng cáo cho khách hàng tại nhà để thúc đẩy việc bán chéo sản phẩm dịch vụ
ngân hàng.
Thứ sáu, đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng để phát triển các sản phẩm dịch
vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng không chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích nguồn lực hiện có
của ngân hàng, mà các NHTMVN còn phải dựa trên nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Để đáp ứng được
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên có những cuộc điều tra, khảo sát
khách hàng. Ngân hàng có lợi thế là họ có khá đầy đủ thơng tin của khách hàng nên có thể xác định được đúng
đối tượng khách hàng và có thể khảo sát trực tiếp khách hàng khi họ tới giao dịch. Vì vậy ngân hàng có nhiều
thuận lợi trong việc thực hiện khảo sát đánh giá của khách hàng về sản phẩm mới hoặc nhu cầu của khách
hàng. Từ đó có kế hoạch cải tiến sản phẩm dịch vụ tốt hơn hoặc đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng
đúng nhu cầu của khách hàng.
Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ liên kết, thực hiện hình thức bán chéo sản
phẩm.
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết với các đơn vị khác để bán chéo sản phẩm tốt hơn. Khi
liên kết, các bên liên kết sẽ dành cho nhau quyền ưu tiên trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách
hàng của nhau trên tinh thần đảm bảo lợi ích các bên. Khi đó, tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
ngày càng tăng lên, đồng thời làm mạng lưới phân phối sản phẩm ngày càng mở rộng. Hiện nay, đối tượng
liên kết phổ biến của ngân hàng là các công ty bảo hiểm bằng sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo hiểm
(bancassurance). Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên mở rộng liên kết với công ty kinh doanh bất động sản
bằng sản phẩm cho vay hỗ trợ mua nhà, liên kết với cơng ty bưu chính viễn thông bằng sản phẩm tiền gửi tiết

kiệm hay chuyển tiền tận nhà, đặc biệt là chuyển tiền kiều hối, liên kết với các đơn vị vận chuyển, công ty du
lịch, nhà hàng, khách sạn bằng sản phẩm thẻ …
Thứ tám, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo các chuẩn
mực quốc tế.
Quản trị rủi ro là nội dung rất quan trọng trong quản trị ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế thì
VN cũng cần phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Khi ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ mới để đa
dạng hóa TN thì có thể ln kèm theo rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng cần nghiên cứu những rủi ro này để xây
dựng cho mình một hệ thống giám sát, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro để quản trị rủi ro thật tốt. Nhờ đó, các
ngân hàng sẽ vừa đa dạng hóa TN vừa giảm rủi ro để đạt kết quả kinh doanh tốt nhất.
6. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập của NHTMVN cịn thấp. Các ngân hàng cần
tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập thơng qua việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng. Với việc áp dụng hiệu quả, đồng bộ các giải pháp nêu trên trong bối cảnh Chính phủ tiếp tục giữ
vững sự ổn định và phát triển nền kinh tế thì các NHTMVN sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch
vụ và tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Asif, R., & Akhter, W. (2019). Exploring the influence of revenue diversification on financial
performance in banking industry: A systematic literature review. Qualitative Research in Financial
Markets
[2] Elsas, R., Hackethal, A., & Holzhäuser, M. (2010). The anatomy of bank diversification. Journal of
Banking & Finance, 34(6), 1274-1287.
[3] Gurbuz, A. O., Yanik, S., & Ayturk, Y. 2013, “Income diversification and bank performance: Evidence
253


Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội
miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020

from Turkish banking sector”, Journal of BRSA Banking and Financial markets, 7(1), pp.9-29.
[4] Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động khả năng

sinh lời của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng, số 106&107, tháng 1&2/2015.
[5] Lee, C. C., Yang, S. J., & Chang, C. H. 2014, “Non-interest income, profitability, and risk in banking
industry: A cross-country analysis”, The North American Journal of Economics and Finance, 27, pp.4867.
[6] Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016). Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh
của NHTM Việt Nam, Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng, số 124, tháng 7/2016.
[7] Meslier, C., Tacneng, R., & Tarazi, A. 2014, “Is bank income diversification beneficial? Evidence from
an emerging economy”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 31, pp.97126.
[8] Moudud-Ul-Huq, S., Zheng, C., Gupta, A. D., & Ashraf, B. N. 2018, “Does Bank Diversification
Heterogeneously Affect Performance and Risk-taking in ASEAN Emerging Economies”, Research in
International Business and Finance, 46, pp.342-362
[9] Nguyễn Minh Sáng (2017). Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 241, tháng 7/2017, trang 40 – 49.
[10] Nguyễn Thị Đoan Trang (2019). Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, 161, 33-49.
[11] Rose, PS, & Hudgins, SC (2008). Bank Management and Financial Services” 7th Edition, McGraw-Hill
Inc. New York.
[12] Sanya, S., & Wolfe, S. (2011). Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification?.
Journal of Financial Services Research, 40(1-2), 79-101.
[13] Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015). “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa TN của NHTMVN”,
Tạp chí Phát triển kinh tế, số 26 (8), trang 54-70.

254



×