Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận giá trị lịch sử, pháp lý của tuyên ngôn độc lập và hiến pháp 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.41 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề 1: Giá trị lịch sử, pháp lý của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946
Họ và tên
:
Mã sinh viên :
Lớp
:

Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1.

Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................2

2.

Kết cấu bài Tiểu luận...........................................................................................2

II. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................3
1.

Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Tuyên ngôn độc lập......................................3



1.1.

Hồn cảnh ra đời của Tun ngơn độc lập......................................................3

1.2.

Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập............................................................3

1.3.

Giá trị pháp lý của Tuyên ngôn độc lập..........................................................5

2.

Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946............................................6

2.1.

Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946............................................................6

2.2.

Giá trị lịch sử của Hiến pháp 1946..................................................................6

2.3.

Giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946.................................................................7

3.


Mối quan hệ giữa Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946................................8

III. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................10


LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt một học kỳ qua, với những lời chia sẻ kinh nghiệm cùng bài giảng
thuộc môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật do thầy/cô ..... trực tiếp giảng dạy, bản thân
em đã được truyền đạt, tiếp thu và học tập nhiều kiến thức bổ ích.
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt
để bản thân em và cả lớp có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và hoàn thành tốt
học kỳ này. Đặc biệt hơn nữa, em xin cảm ơn giảng viên ..... đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết để nghiên cứu và mang tới cho chúng em những kiến thức thú vị, thiết thực
về môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cơ thật nhiều sức khỏe và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, bản Tuyên ngôn độc lập

khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc và
tuyên bố trước toàn thể nhân dân trong nước cũng như nhân dân trên thế giới. Ngay
sau đó, vào năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta tiếp tục được ban hành.
Theo đó, Hiến pháp 1946 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân
ta trong giai đoạn kế tiếp, đồng thời đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới
của nước ta. Sự ra đời của hai văn bản này đã không chỉ mang lại những giá trị lịch sử
to lớn, trường tồn mà cịn góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng pháp lý tại
nước ta.
Xuất phát từ lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Giá trị lịch sử, pháp lý của Tuyên
ngôn độc lập và Hiến pháp 1946” làm đề tài bài Tiểu luận kết thúc mơn Lịch sử Nhà
nước và Pháp luật để có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như giá
trị mà hai văn bản này đem lại.
2.

Kết cấu bài Tiểu luận

Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết cấu
gồm 3 phần như sau:
Mục 1: Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Tuyên ngôn độc lập.
Mục 2: Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946.
Mục 3: Mối quan hệ giữa Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946.
-

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1.

Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Tun ngơn độc lập


1.1.

Hồn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập

Ngày 19/8/1945, sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, đất nước ta đã
giành lại chính quyền về tay nhân dân, đất nước giành được độc lập, tự do. Tuy nhiên,
nước ta khi đó vẫn cịn phải chịu sự dịm ngó của rất nhiều thế lực. Trong đó có thực
dân Pháp vẫn khơng ngừng rêu rao rằng Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay phát
xít Nhật thua nên Việt Nam phải trả cho Pháp. Trong bối cảnh lịch sử cấp thiết đó,
ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngơi nhà số 48 phố Hàng Ngang, sau khi
Người từ Việt Bắc trở về Hà Nội đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trước tồn thể quốc dân
đồng bào, Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước ta khi đó, đọc bản Tun ngơn
độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Chính bởi hồn cảnh lịch sử ra đời đặc biệt đó, bản Tun ngơn độc lập đối với
thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng có những ý nghĩa và giá trị lịch sử,
giá trị pháp lý vô cùng thiêng liêng, quan trọng.
1.2.

Giá trị lịch sử của Tun ngơn độc lập

Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử trước bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc vào ngày 02/9/1945, nước ta cũng đã có những văn bản mang
hơi hướng tun ngơn độc lập như “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi hay “Nam
quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước vẫn chưa thực
sự được thống nhất thì bản Tun ngơn độc lập với độ dài chỉ hơn 1000 từ, đã đem lại
những giá trị lịch sử vơ cùng to lớn, có ý nghĩa thời đại sâu sắc:
Thứ nhất, Tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền dân tộc và quyền con người
ln gắn bó chặt chẽ với nhau.

Trong bản Tun ngơn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời của hai
bản tun ngơn nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên thế giới là Tuyên ngôn độc lập năm
1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng. Tạo hố cho những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và
phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Qua đó, Người đã chỉ ra điểm
chung của hai văn bản này là nhắc đến quyền con người như một sự tất yếu của tạo
3


hố,. Khơng dừng lại ở đó, từ quyền con người, Bác đã suy rộng ra quyền dân tộc để
qua đó đặt vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do”.
Có thể thấy, thơng qua những lý lẽ, dẫn chứng, bản Tuyên ngôn độc lập đã đi từ
khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách bao quát và đầy tính thuyết
phục. Đồng thời qua đó khẳng định được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn
nhau giữa hai quyền này. Đây là mối quan hệ biểu hiện ý nghĩa thực tiễn rằng dân tộc
độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người; ngược lại, việc
thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự
của độc lập dân tộc1. Đây là sự thống nhất giữa khát vọng sống tự do, độc lập của con
người với tinh thần kiên quyết bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Cũng chính bởi vậy, khơng chỉ mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam,
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước ta còn được coi là bản Tuyên ngôn nhân
quyền đại diện cho các dân tộc thuộc địa trên tồn thế giới. Đó là ngọn cờ cổ vũ mạnh
mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của cả hệ thống thuộc địa trên toàn thế
giới, thúc đẩy các dân tộc bị áp bức cần phải đứng lên “đem sức ta mà giải phóng cho
ta”, vừa thúc đẩy họ giành lại những quyền cơ bản cho dân tộc của mình.2
Thứ hai, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã trở thành một nước tự

do độc lập.
Trước khi đưa ra lời tuyên bố, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những lập luận,
lý lẽ thể hiện khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự
do của dân tộc ta, điều này được thể hiện qua tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường
của Nhân dân cả nước. Qua đó người khẳng định rằng “Dân tộc đó phải được tự do!
Dân tộc đó phải được độc lập!”3.
Cuối cùng, sau những phân tích, lập luận chặt chẽ, sắc sảo nhằm khẳng định
nước ta phải được tự do, độc lập và có đầy đủ lý do để thực hiện điều ấy, Người đã
tuyên bố rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”4. Đây không chỉ là
1 Bình Nguyễn (2020), Tun ngơn Độc lập năm 1945 – giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.
Link: />2 Ths. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), Tuyên ngôn độc lập – Cơ sở pháp lý nền tảng cho sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà.
Link: />3 Bản Tun ngơn độc lập.
4 Như chú thích số 3.

4


lời khẳng định về quyền tự chủ, độc lập của dân tộc ta, là tun ngơn lập quốc mà qua
đó còn thể hiện được khát vọng, tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc
lập, tự do ấy của dân tộc trong Nhân dân cả nước.
1.3. Giá trị pháp lý của Tuyên ngôn độc lập

Bên cạnh những giá trị lịch sử trường tồn, bản Tuyên ngôn độc lập cịn có những
giá trị pháp lý to lớn:
Thứ nhất, Tun ngôn độc lập là văn bản pháp lý đặt cơ sở nền tảng cho sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ.
Bản Tun ngơn độc lập mang giá trị như một lời tuyên bố trịnh trọng, chính

thức và xác đáng tới Nhân dân Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên tồn thế giới
nói chung rằng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã được ra đời, đây là một quốc gia
độc lập, có quyền tự do, bất khả xâm phạm. Do vậy, đây cũng chính là một văn bản có
giá trị pháp lý xác nhận rằng kể từ thời điểm bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc lên, nước ta đã bước sang một trang mới. Theo đó, quốc gia này
được thành lập với tên gọi Việt Nam Dân chủ cộng hòa, có chính quyền riêng, có lãnh
thổ nhất định, có người dân của mình. Có thể nói, đây là dấu mốc lịch sử, đồng thời
cũng là dấu mốc khởi đầu với nền pháp lý quốc gia. Kể từ đây, đất nước ta chính thức
xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp lý dựa trên định hướng dẫn dắt, lý tưởng được
đưa ra tại bản Tuyên ngôn độc lập này.
Thứ hai, Tuyên ngôn độc lập đặt cơ sở pháp lý sự ra đời của bản Hiến pháp
1946.
Không chỉ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, Bản Tuyên ngôn độc
lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn mang giá trị như một lời tuyên bố rằng đất nước ta
chính thức chấm dứt chế độ thực dân, từ bỏ chế độ quân chủ phong kiến và bước sang
một chế độ xã hội mới – chế độ Dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu rõ:
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ
mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa”.
Mặt khác, ta hiểu được rằng đặc trưng cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền
là áp dụng pháp luật để quản lý xã hội. Việc xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện là
điều vơ cùng quan trọng để điều hịa và quản lý xã hội, và việc đầu tiên là phải ban
hành Hiến pháp – đạo luật gốc, giữ vai trò chi phối và điều hành mối quan hệ xã hội.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc đó, ngay khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa được
thành lập, Tun ngơn độc lập đã khẳng định việc thoát ly hẳn chế độ qn chủ, thiết
lập chế độc Dân chủ cộng hịa. Đó cũng chính là nền tảng, tư tưởng quan trọng của cơ
5


sở pháp lý khi xây dựng, soạn thảo và ban hành Hiến pháp. Do vậy, không sai khi
khẳng định rằng đây chính là cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Hiến pháp 1946, là

những viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.5
2.

Giá trị lịch sử, giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946

2.1.

Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946

Sau khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
vào ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính
phủ lúc bấy giờ. Một trong những nhiệm vụ cấp bách được đề ra đó là xây dựng hiến
pháp. Xuất phát từ u cầu đó, Chính phủ Việt Nam đã khẩn trương triển khai xây
dựng và đến ngày 09/11/2046, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của
nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống – đó là bản Hiến pháp 1946 6.
Mặc dù vậy, vì lý do chiến tranh, đến ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, bản Hiến pháp 1946 khơng được chính thức cơng bố. Tuy nhiên, dưới
sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ta
vẫn ln điều hồnh hoạt động của Nhà nước dựa trên tinh thần và nội dung của Hiến
pháp 1946.
2.2.

Giá trị lịch sử của Hiến pháp 1946

Hiến pháp là văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hệ thống
pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Sự ra đời của bản Hiến pháp 1946 tại
nước ta mang lại giá trị lịch sử đáng trân trọng khi một lần nữa đưa ra khẳng định
mạnh mẽ về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ghi nhận thành quả vĩ đại
của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Hiến pháp 1946 đã xác định rõ được nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn
bấy giờ là bảo toàn lãnh thổ, giành toàn quyền độc lập và kiến thiết quốc gia trên nền
tảng dân chủ; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết toàn dân, khơng phân biệt
giống nịi, giới tính, giai cấp, tơn giáo. Điều này thể hiện bước ngoặt lớn trong sự phát
triển của tư tưởng dân chủ, đồng thời đề cao tính dân tộc của nước ta.
Thông qua nội dung của Hiến pháp 1946, ta cũng thấy rằng nhiều tư tưởng tiến
bộ lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã được cơng nhận: nhân dân Việt Nam được
đảm bảo có quyền tự do, dân chủ; quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật;
công nhận nữ giới được ngang quyền với nam giới trên mọi phương diện. Cũng tại bản
5 Như chú thích số 2.
6 Luật Minh Kh (2021), Hồn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam năm 1946.
Link: />
6


hiến pháp này, người dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, ứng cử, nhân dân có
quyền thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định đối với những đại biểu đại diện
lãnh đạo đất nước.
2.3.

Giá trị pháp lý của Hiến pháp 1946

Mặc dù chưa được công bố trước toàn dân, tuy nhiên bản Hiên pháp 1946 vẫn
đem lại những giá trị pháp lý quan trọng đối với nước ta.
Thứ nhất, Hiến pháp 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ
quyền quốc gia.
Điều này được thể hiện nay trong Chương đầu tiên của Hiếp pháp 1946 khi đưa
ra những ghi nhận về: chế độ nhà nước; phạm vi lãnh thổ quốc gia (“Đất nước Việt
Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”); quốc kỳ của đất
nước (“cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”);

quốc ca (“Quốc ca là bài Tiến quân ca”); thủ đô (“thủ đô đặt ở Hà Nội”).
Có thể thấy, Hiến pháp 1946 chính là văn bản pháp lý đặt nền móng cho một bộ
máy nhà nước và cho việc xây dựng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Thứ hai, Hiến pháp 1946 thiết lập nền pháp chế, nền lập hiến, nhà nước pháp
quyền.
Hiến pháp 1946 mặc dù quy định rất ngắn gọn nhưng nội dung lại cơ đọng, súc
tích, chứa đựng những giá trị về mặt tư tưởng, chính trị - pháp lý. Theo đó, ngay trong
Điều 1 của Hiến pháp 1946 đã quy định rằng : “Nước Việt Nam là một nước dân chủ
cộng hòa”, đây như một lời khẳng định về chế độ, định hướng xây dựng và phát triển
của đất nước. Cũng theo đó, với vai trị là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước,
những tư tưởng, nội dung được nêu ra tại Hiến pháp chính là cơ sở pháp lý để xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước một cách đồng bộ, thống nhất; đồng
thời là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ ba, những tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 vẫn luôn được kế thừa và
phát triển trong các bản Hiến pháp sau này của nước ta.
Những tư tưởng được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 luôn được đánh giá là tiến
bộ, phù hợp với xu hướng thời đại. Theo đó, có những nội dung đã được ghi nhận tại
Hiến pháp 1946 của nước ta nhưng mãi đến những năm sau đó mới được cộng nhận
trên phạm vi tồn thế giới thơng qua các cơng bố, văn bản ban hành của Liên hợp
quốc, trong đó tiêu biểu là về quyền con người. Những nội dung này mang lại giá trị
pháp lý sâu sắc, là tiền đề, nền tảng pháp lý tiêu biểu để các bản Hiến pháp của nước ta
được xây dựng sau này kế thừa và phát triển.
7


3.

Mối quan hệ giữa Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946

Cùng là hai văn bản pháp lý có vai trò và mang những giá trị lịch sử, pháp lý

quan trọng đối với đất nước Việt Nam, vì vậy Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946
luôn tồn tại một mối quan hệ cơ hữu với nhau.
Tuyên ngôn độc lập là cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức cuộc Tổng tuyển
cử và sự ra đời của Hiến pháp 1946. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1946 ra đời lại là sự thể
chế hóa những nội dung cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho những nội dung đã được tuyên bố tại Tuyên ngôn độc lập. Và cả hai văn bản
này đều là những nhân tố quan trọng nhất tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho sự ra đời
của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa.
Chính từ những cơ sở pháp lý vững chắc đó đồng thời đã mang lại nguồn lực
lớn lao cho đất nước ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sau này.
Theo đó, Việt Nam với tư cách là một đất nước độc lập, có chủ quyền đấu tranh để giữ
vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ máy nhà nước
được nhân dân bầu ra từ trung ương tới địa phương, hoạt động trên cơ sở định hướng
của Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập đã tạo nên một sức mạnh to lớn giúp nước
ta chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược, đưa đất nước
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

8


III. PHẦN KẾT LUẬN
Thơng qua những phân tích ở trên, có thể nhìn thấy vai trị và những giá trị lớn
lao về mặt lịch sử cũng như pháp lý mà Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946 đã
đem lại. Những giá trị đó khơng chỉ ảnh hưởng tới nhân dân và đất nước Việt Nam mà
cịn có sức mạnh lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới. Hai văn bản này như một lời
khẳng định và tuyên bố hùng hồn với thế giới rằng Việt Nam Dân chủ cộng hịa là một
đất nước độc lập, có chủ quyền dân tộc.
Những giá trị của Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946 mang hơi hướng thời
đại, bởi lẽ không chỉ trong giai đoạn thành lập đất nước mà cho đến tận ngày nay vẫn
cịn tồn tại và sẽ ln trường tồn. Bởi lẽ, đó là những tư tưởng tiến bộ, phù hợp với xu

hướng phát triển toàn cầu mà đến nay đã được tồn thế giới cơng nhận; đồng thời vẫn
luôn được Nhà nước ta kế thừa và học hỏi để xây dựng, phát triển đất nước sau này.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945.
2. Hiến pháp 1946.
3. Bình Nguyễn (2020), Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 – giá trị lịch sử và ý nghĩa
thời đại.
Link: />4. Ths. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), Tuyên ngôn độc lập – Cơ sở pháp lý nền tảng
cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Link: />5. Luật Minh Khuê (2021), Hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt
Nam năm 1946.
Link: />
10



×