Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên hệ với

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề 2: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên
hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp

:
:
:

Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................2
1. Lý do lựa chọn đề tài..........................................................................................2
2. Kết cấu bài Tiểu luận.........................................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3
1. Khái niệm nhà nước và hình thức nhà nước....................................................3
2. Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước........................................................3
2.1.

Hình thức chính thể........................................................................................3



2.2.

Hình thức cấu trúc nhà nước.........................................................................5

2.3.

Chế độ chính trị..............................................................................................6

3. Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...........................7
III. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................10


LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt một học kỳ qua, chúng em đã được tham gia học tập môn Lý luận
Nhà nước và Pháp luật dưới sự giảng dạy trước tiếp của thầy/cô ...... Đây thực sự là
môn học lý thú với nhiều kiến thức bổ ích về các nội dung liên quan đến những vấn
đề xoay quanh Lý luận Nhà nước và Pháp luật.
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt
để bản thân em và cả lớp có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và hoàn thành tốt
học kỳ này. Đặc biệt hơn nữa, em xin cảm ơn giảng viên ..... đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết để nghiên cứu và mang tới cho chúng em những kiến thức thú vị, thiết
thực về mơn học này.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

1



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Hình thức nhà nước là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt
lý luận và thực tiễn khi nhắc đến vấn đề nhà nước. Theo đó, hình thức nhà nước ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động thống trị về mặt chính trị của giai cấp thống trị. Qua
đó, hình thức nhà nước đồng thời tác động sâu sắc đến bản chất, cách thức vận hành,
định hướng, mục tiêu của một nhà nước cụ thể.
Hình thức nhà nước được cấu thành bởi ba yếu tố là: hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị nhà nước. Ba yếu tố này cùng kết hợp như
một chiếc kiềng ba chân để tạo nên một hình thức nhà nước hồn chỉnh nhất. Theo
đó, qua q trình lâu dài tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cũng đã công nhận kết quả lý
luận này đối với các hình thức nhà nước mà những quốc gia trên thế giới lựa chọn;
trong đó có nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của ta.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên hệ với nhà nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài bài Tiểu luận kết thúc môn Lý luận Nhà nước
và Pháp luật của mình. Với đề tài này, em có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn về những
vấn đề cơ bản xoay quanh lý luận về hình thức nhà nước, cụ thể liên quan đến hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị. Xuất phát từ những lý
luận chung đó để áp dụng liên hệ thực tiễn tới nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của ta hiện nay.
2. Kết cấu bài Tiểu luận
Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết cấu
gồm 3 phần như sau:
Mục 1: Khái niệm nhà nước và hình thức nhà nước.

Mục 2: Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước.
Mục 3: Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1.

Khái niệm nhà nước và hình thức nhà nước

Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới lý luận về nhà
nước, bởi vậy nên tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Xuất
phát từ bản chất theo những định nghĩa về nhà nước được nêu tại một số giáo trình
giảng dạy của các trường đại học nước ta, đồng thời dựa trên những đặc điểm cơ bản
của nhà nước, có thể đưa ra một khái niệm theo cách bao quát như sau:
“Nhà nước là tổ chức quyền lực cơng của quốc gia, nhờ có pháp luật và những
phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quản lý dân cư trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị hay lực lượng cầm quyền và nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà
nước là đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đối
ngoại và là chủ thể độc lập trong các quan hệ quốc tế.”1
Như vậy, nhà nước là một tổ chức mang bản chất, giữ vị trí và có những vai trị
nhất định trong xã hội. Và nhắc đến những vấn đề lý luận xoay quanh nhà nước,
khơng thể khơng bàn về “hình thức nhà nước”.
Hình thức nhà nước chính là sự biểu hiện của cách thức “tổ chức quyền lực nhà
nước” và những “phương pháp để tực hiện quyền lực nhà nước”. Chính bởi vậy,
trong hoạt động thống trị về chính trị của giai cấp thống trị tại một nhà nước, hình
thức nhà nước có những tác động rất lớn tới kết quả tiến hành, và phụ thuộc và loại

hình thức nhà nước mà giai cấp thống trị đó lựa chọn.
Xét về cấu trúc, hình thức nhà nước được cấu thành bởi ba yếu tố cụ thể quan
trọng, vừa độc lập nhưng cũng có sự ảnh hưởng nhất định với nhau, bao gồm: hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. Chi tiết những vấn
đề lý luận về các yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể sau đây.
2.

Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước

2.1. Hình thức chính thể
Hình thức chính thể được hiểu là “cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ
quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan
đó”. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là: chính thể qn chủ và chính thể
cộng hịa với những đặc trưng riêng biệt trong chính thể của mình.
1 Nguyên Thị Hồi (2010), Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 04(59)/2010: Bàn về khái niệm nhà nước,
tr9-tr13.

3


Thứ nhất, đối với chính thể qn chủ.
Đây là hình thức chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập
trung toàn bộ (hay một phần) trong tay của người đứng đầu nhà nước đó theo nguyên
tắc thừa kế. Ngun tắc thừa kế ở đây cịn có thể gọi theo cách khác là dưới hình
thức tiếp nối quyền lực giữa những người có mối quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, trong chính thể qn chủ cũng tồn tại những biến thể khác nhau:
chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể qn chủ hạn chế. Trong đó:
(i) Chính thể quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước như vua, hồng đế
sẽ khơng bị giới hạn về quyền lực, bao gồm cả quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp
tối cao. Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nhà nước đầu tiên là nhà nước

chủ nô và nhà nước phong kiến.
(ii) Chính thể quân chủ hạn chế: cũng như tên gọi của nó, trong chính thể quân
chủ này chỉ một phần quyền lực tối cao nằm trong tay người đứng đầu nhà nước.
Bên cạnh đó cịn có một cơ quan quyền lực khác. Ví dụ như nghị viện trong các nhà
nước tư sản có chính thể quân chủ nắm quyền lập pháp, Chính phủ tư sản nắm quyền
hành pháp và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tư sản; người đứng đầu trong một số
quốc gia (như Anh hay Nhật Bản) chỉ đại diện cho truyền thơng và tinh thần đồn kết
dân tộc.
Thứ hai, đối với chính thể cộng hịa.
Đây là hình thức chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định (như Quốc hội hay Nghị viện). Theo
đó, chính thể cộng hịa cũng có hai biến thể: cộng hịa dân chủ và cộng hịa q tộc.
Trong đó:
(i) Chính thể cộng hịa dân chủ: Trong chính thể này, quyền tham gia bầu cử để
lập ra cơ quan đại diện quyền lực của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp
lý đối với các tầng lớp nhân dân lap động, hay nói cách khác là dành cho mọi tầng
lớp nhân dân. Tuy nhiên, khi xét về bản chất của vấn đề, tại từng nhà nước nhất định
có thể xem xét đưa ra điều kiện cụ thể để tham gia bầu cử. Ví dụ như trong nhà nước
A-ten: tại nhà nước này nơ lệ khơng được cơng nhận quyền cơng dân, chính vì vậy
bản thân họ khơng được tham gia bầu cử. Có thể thấy, trong thực tế, giai cấp thống
trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định để hạn chế quyền bầu của
của nhân dân lao động.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là nhà nước theo chính thể cộng hịa dân chủ.
Theo đó, việc thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước này được biểu hiện thực
4


tế thông qua sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động.
(II) Chính thể cộng hịa q tộc: Trong chính thể này, quyền bầu cử thành lập
các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc. Một số

nhà nước theo hình thức chính thể cộng hịa q tộc như: nhà nước S-pác, nhà nước
La Mã.2
Tại mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, do chịu sự ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như giai cấp, truyền thống, quan điểm pháp lý hay đặc điểm kinh tế - xã
hội dẫn tới các hình thức chính thể của mỗi nhà nước lại có những điểm khác biệt
nhất định.3 Chính bởi vậy, khi xem xét đánh giá về hình thức chính thể của một quốc
gia cụ thể cần phải nhìn nhận theo cách tồn diện dựa trên tất cả những yếu tố có ảnh
hưởng đến nó để đưa ra kết luận một cách khách quan, phù hợp và chính xác nhất.
2.2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu thạo nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ, đồng thời xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước,
giữa trung ương với địa phương.4
Hình thức cấu trúc nhà nước được biểu hiện dưới hai hình thức chủ yếu là: hình
thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.
Thứ nhất, đối với hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
Trong hình thức nhà nước này, nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ
quan quyền lực và quản lý một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nhà
nước chia thành các đơn vị hành chính nhỏ nhưng khơng phải lãnh thổ có chủ quyền
quốc gia riêng bao gồm tỉnh, huyện, xã.
Có thể lấy ví dụ đơn cử về nhà nước theo hình thức nhà nước đơn nhất như:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Pháp, …
Thứ hai, đối với hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.
Đây là hình thức nhà nước được cấu thành bởi hai hay nhiều nước thành viên
hợp lại. Trong nhà nước liên bang, khơng chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền về
lãnh thổ và điều này được áp dụng đối với từng nước thành viên trong liên bang đó.
Trong hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, nhà nước liên bang cùng tồn tại song
song hai hệ thống: một là hệ thống chung của liên bang và một là hệ thống riêng của
2 Hocluat.vn (2021), Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước.
Link: />3 GS.TS. Lê Minh Tâm – Chủ biên (2009), Trường Đại học Luật Hà Nội - giáo trình Lý luận Nhà nước và
Pháp luật, tr58 – tr59.

4 Như chú thích 3, tr60.

5


từng nước thành viên.
Một số nhà nước tiêu biểu theo hình thức cấu trúc nhà nước liên bang như: Mỹ,
Đức, Ấn Độ, Malaixia,…
Để tránh hiểu lầm, cần làm rõ rằng nhà nước liên bang và nhà nước liên minh là
hoàn toàn khác nhau. Sự liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước liên
minh chỉ mang tính tạm thời để hướng tới thực hiện một số mục đích nhất định.
Chính vì vậy, nhà nước này có thể tự giải tán hoặc phát triển thành nhà nước liên
bang sau khi đã hồn thành xong mục đích được đề ra.
2.3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị được hiểu là “tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ
quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước” 5. Chế độ chính chị có gắn
bó chặt chẽ với bản chất của nhà nước, nội dung hoạt động và đời sống chính trị xã
hội nói chung của nhà nước đó.
Trên thực tế lịch sử phát triển của xã hội, mặc dù đã tồn tại nhiều phương pháp,
thủ đoạn mà giai cấp thống trị sử dụng để thống trị, thực hiện quyền lực của nhà
nước. Tuy nhiên, xét về bản chất, nhìn chung có thể phân những phương pháp này
thành hai loại: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ; theo đó, tương
ứng với hai phương pháp này là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản
dân chủ. Trong đó:
(i) Chế độ chính trị dân chủ: trong chế độ chính trị này, giai cấp thống trị
thường sử dụng pương pháp giáo dục – thuyết phục để thể hiện sự thống trị của
mình, thực hiện phương pháp dân chủ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều
dạng khác nhau tương ứng với bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ hình
thức, dân chủ thực sự, dân chủ rộng rãi.
Ví dụ, trong nhà nước tư sản, phương pháp dân chủ áp dụng là dân chủ hình

thức; khác với phương pháp dân chủ thực sự và rộng rãi tại chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
(ii) Chế độ chính trị phản dân chủ: Trong chế độ chính trị này, giai cấp thống trị
thường sử dụng các hình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đơn cử như
chế độ độc tài, phát xít.6
Nhìn chung, hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính
trị là ba yếu tố có liên quan mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau nhưng lại vẫn giữ
5 Như chú thích 3, tr61.
6 Như chú thích 2.

6


những vị trí độc lập nhất định. Về cuối cùng, sự kết hợp của ba yếu tố này sẽ tạo nên
khái niệm về hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước. Sự
kết hợp này trong phần lớn sẽ thể hiện tính tương thích, phù hợp với nhau về bản
chất, tuy nhiên trong một số trường hợp lại đi ngược lại, không phù hợp với nhau
được. Ví dụ như: chế độ chính trị phát xít, qn phiện nhưng lại mang hình thức
chính thể cộng hịa dân chủ.7
3.

Liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba yếu tố tạo nên hình thức
nhà nước (hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị) được
vận dụng và thể hiện như sau:
Thứ nhất, về hình thức chính thể.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chính thể cộng hịa dân
chủ. Theo đó, quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm, và
có những quyền lực nhất định. Nhân dân bầu cử bầu ra cơ quan đại diện của mình

(Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) được thực hiện thơng qua ngun tắc bình
đẳng, phổ thơng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử của nhân dân lao động tại
nước ta là thực tế và được áp dụng phổ biến, rộng rãi.
Thứ hai, về hình thức cấu trúc nhà nước.
Hình thức cấu trúc nhà nước của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước đơn nhất. Theo đó, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp
2013 của nước ta như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời”8. Cụ thể:
(i) Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu
bang hay cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc tương ứng
với các cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị hành chính khơng có chủ quyền
quốc gia và đặc điểm như nhà nước.
(ii) Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ
quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định
mọi vấn đề của đất nước.
Thứ ba, về chế độ chính trị.
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chế độ chính trị dân chủ.
7 Như chú thích 3, tr62.
8 Quốc hội (2013), Điều 1 Hiến pháp.

7


Theo đó, dựa trên tư tưởng của giai cấp cầm quyền là nhân dân lao động nhà nước,
các đảng phái, các đồn thể, các tổ chức xã hội chính trị được thành lập, tồn tại và
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Theo đó, phương pháp được sử
dụng tập trung phần lớn theo phương pháp giáo dục – thuyết phục, loại bỏ phần lớn
những phương pháp mang tính chất cưỡng bức, ép buộc.
Có thể thấy ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế

độ chính trị được lựa chọn và áp dụng tại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã có sự phù hợp, tương thích với nhau. Đồng thời, những yếu tố này cũng thể
hiện rõ quan điểm, tư tưởng xây dựng và phát triển hình thức nhà nước của nhà nước
ta hiện nay.

8


III. PHẦN KẾT LUẬN
Những vấn đề nêu trên đã đưa ra, phân tích những vấn đề cơ bản xoay quanh
hình thức nhà nước nói chung và tổng hịa bản chất, mối quan hệ của các yếu tố cấu
thành nên hình thức nhà nước là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và
chế độ chính trị nói riêng. Có thể khẳng định rằng, hình thức nhà nước hay những
yếu tố hình thức nhà nước thực sự là vấn đề lý luận quan trọng, có ảnh hưởng đến
hoạt động, mục tiêu và cách thức vận hành nói chung của một nhà nước; đồng thời
cũng thể hiện rõ bản chất, định hướng của nhà nước đó.
Thơng qua việc đánh giá, liên hệ trực tiếp với hình thức của nhà nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, có thể thấy nước ta đã có những định
hướng, bước đi đúng đắn, thống nhất trên cả ba yếu tố này. Theo đó, thực tế thể hiện
rõ sự đồng nhất giữa hình thức nhà nước và quan điểm, định hướng, chủ trương phát
triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn dài hơn phía
trước. Sự thống nhất này không chỉ thể hiện trên mặt lý luận, hình thức và cịn bộc lộ
trong thực tế vận hành đất nước, thông qua hệ thống pháp luật quốc gia, các vấn đề
về quyền công dân và trong mối quan hệ quốc tế khác.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2013), Điều 1 Hiến pháp.

2. GS.TS. Lê Minh Tâm – Chủ biên (2009), Trường Đại học Luật Hà Nội - giáo
trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật.
3. Nguyên Thị Hồi (2010), Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 04(59)/2010:
Bàn về khái niệm nhà nước
4. Hocluat.vn (2021), Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước.
Link: />
10



×