TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------
TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT LA MÃ
Đề 7: Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân loại tài sản theo
Luật La Mã
Họ và tên
:
Mã sinh viên :
Lớp
:
Năm 2021
MỤC LỤC
2
2
LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt một học kỳ qua, chúng em đã được tham gia học tập môn Luật
La Mã dưới sự giảng dạy trước tiếp của thầy/cô ...... Đây thực sự là môn học lý
thú với nhiều kiến thức bổ ích về các nội dung xoay quanh và liên quan đến Luật
La Mã.
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện, giúp đỡ
về mọi mặt để bản thân em và cả lớp có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và
hoàn thành tốt học kỳ này. Đặc biệt hơn nữa, em xin cảm ơn giảng viên ..... đã
dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu và mang tới cho chúng em những
kiến thức thú vị, thiết thực về mơn học này.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
3
3
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do lựa chọn đề tài
Được xây dựng và ra đời từ năm 449 trước Công nguyên, tính đến nay đã
khoảng hơn 2000 năm, Luật La Mã được xem là hệ thống luật cổ của thế giới,
đánh dấu sự ra đời và phát triển của nhà nước La Mã. Trong nhà nước chiếm
hữu nô lệ lúc bấy giờ, đây được coi là hệ thống luật hoàn chỉnh nhất với nội
dung xoay quanh các vấn đề cơ bản của cuộc sống, trong đó bao gồm cả những
chế định về tài sản.
Những chế định về tài sản quy định trong hệ thống Luật La Mã khá toàn
diện và hoàn chỉnh, đã thể hiện được tư duy lập pháp tiến bộ và vẫn còn giá trị
cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, những chế định này cũng có những đặc trưng
nhất định, phù hợp với đặc điểm thời đại, tôn giáo lúc bấy giờ. Điều này phần
nào đã được thể hiện trong khái niệm về tài sản và cách phân loại tài sản trong
hệ thống pháp luật này.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích khái niệm
tài sản và cách thức phân loại tài sản theo luật La Mã” làm đề tài bài Tiểu
luận kết thúc mơn Luật La Mã của mình. Qua đó, em có thể nghiên cứu và hiểu
rõ hơn về vấn đề tài sản được quy định trong Luật La Mã, đặc biệt là nội dung
về khái niệm cùng cách thức phân loại tài sản,
2. Kết cấu bài Tiểu luận
Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết
cấu gồm 2 phần như sau:
Mục 1: Khái niệm tài sản theo Luật La Mã
Mục 2: Phân loại tài sản theo Luật La Mã
-
4
4
II. PHẦN NỘI DUNG
1.
Khái niệm tài sản theo Luật La Mã
Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Điện và được thể hiện trong cuốn
giáo trình Luật La Mã của Trường Đại học Cần Thơ, thuật ngữ res dùng để chỉ
về tài sản trong ngôn ngữ pháp lý Latinh hay cụ thể hơn là ngơn ngữ pháp luật
La Mã. Theo đó res có thể hiểu đồng thời theo hai nghĩa:
(i) Một là, res dùng để chỉ “một vật tồn tại theo tính chất của nó, một vật
có biểu hiện vật chất và cụ thể”; và
(ii) Hai là, res được hiểu “như một quyền trừu tượng mà con người có được
đối với vật”.1
Như vậy, theo cách hiểu này, tài sản được hiểu là các vật và quyền tài sản.
Trong đó, vật ở đây là những đối tượng hữu hình đơn lẻ, phân biệt được, có tính
độc lập mà con người có thể cầm nắm. Mặt khác, quyền tài sản là quyền của con
người được xác định đối với vật.2 Quyền tài sản có thể được thực hiện trên vật
thuộc về người có quyền, tiêu biểu là quyền sở hữu.
Ở một khía cạnh khác, nói theo cách phân tích của GS.TS Lê Hồng Hạnh
khi tham gia góp ý Dự thảo Bộ luật dân sự của nước ta thì: trong ngơn ngữ pháp
luật La Mã, res lại được hiểu là bao gồm vật thể, nội dung hoặc địa vị cần được
xác định bởi thủ tục pháp lý.3 Trong đó, vật thể ở đây chính là các vật cụ thể;
còn nội dung hoặc địa vị cần được xác định bởi thủ tục pháp lý chính là các
quyền của côn người được xác lập trên vật đó thơng qua thủ tục pháp lý.
Có thể thấy trong pháp luật La Mã, khái niệm về tài sản không được đưa ra
bằng hình thức diễn giải, giải thích mà theo hướng liệt kê, chỉ ra những thứ được
coi là tài sản. Đây cũng là cách đưa ra khái niệm về tài sản mà ngay trong pháp
luật hiện đại ngày nay được đa phần các quốc gia áp dụng.
Nói tóm lại, mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau, tuy nhiên xét về
1 TS. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Trường Đại học Cần Thơ – giáo trình Luật La Mã, tr11.
2 TS. Vũ Thị Hồng Yến (2015), Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự
năm 2005.
Link: />3 GS.TS. Lê Hồng Hạnh (2015), Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền trong dự thảo bộ luật dân
sự.
Link: />%CC%89o-bo-luat-dan-su
5
5
bản chất, khái niệm về tài sản trong ngôn ngữ pháp luật La Mã được hiểu là bao
gồm vật và quyền tài sản. Có thể thấy rằng, khái niệm về tài sản này có tính
đương đồng khá cao đối với cách hiểu về tài sản trong pháp luật hiện đại ngày
nay, và đơn cử là trong quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành của nước ta. Điều
này thể hiện cách nhìn nhận và tư duy lập pháp tiến bộ, có xu hướng thời đại của
những nhà làm luật La Mã. Trong phạm vi bài tiểu luận này, những phân tích sau
đây về cách phân loại tài sản theo Luật La Mã sẽ được nhìn nhận theo khái niệm
được nêu ra ở trên.
2.
Phân loại tài sản theo Luật La Mã
Trong pháp luật La Mã không đưa ra cách phân loại tài sản cụ thể. Tuy
nhiên, dựa trên đặc tính của tài sản, nhu cầu áp dụng và các vấn đề phát sinh
trong đời sống xã hội, qua từng thời kỳ, người La Mã lại có những cách phân
loại tài sản khác nhau. Chính bởi vậy, những cách phân loại này cũng phần nào
thể hiện được tính đặc trưng trong đời sống xã hội tại La Mã. Cụ thể về từng
cách phân loại sẽ được nêu và phân tích dưới đây4:
2.1.
Tài sản hữu hình và tài sản vơ hình
Cách đầu tiên được người La Mã sử dụng để phân biệt giữa những loại tài
sản khác nhau đó là về hình thái tài sản sản. Theo cách thức này, tài sản được
phân thành hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. Cụ thể:
(i) Tài sản hữu hình là tài sản có thể cầm nắm, nhìn thấy và cảm nhận
được, nó tồn tại ở dạng vật chất nhất định.
Ví dụ như: tiền, đồ vật, con vật, nô lệ, công cụ lao động,….
(ii) Ở mặt khác, tài sản vơ hình chính là loại tài sản khơng thể cầm nắm,
khơng thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nó khơng tồn tại ở dạng vật chất.
Ví dụ như: quyền tài sản, khơng khí, ánh sáng,….
Theo đó, sự phân loại này có thể được xây dựng dựa trên khái niệm về tài
sản theo Luật La Mã đã được phân tích ở trên, cụ thể là phân biệt giữa tài sản là
vật và tài sản là quyền tài sản. Ngoài ra, sự phân biệt giữa tài sản hữu hình và tài
sản vơ hình nhằm mục đích chính là tạo cơ sở cụ thể cho việc xác định phương
4 Như chú thích 1, tr11 – tr14
6
6
thức chuyển giao tài sản phù hợp. Bởi lẽ, tài sản vơ hình khơng thể chiếm hữu
được, do vậy cũng không thể trở thành đối tượng của việc chuyển giao vật chất
thông thường.
2.2.
Tài sản cho người và tài sản cho thần linh
Cách phân loại này xuất hiện trong giai đoạn khoảng cuối thời đại cổ điển
cùa La Mã. Khi đó, mặc dù xuất hiện nhiều cách phân loại tài sản khác nhau
nhưng đây là cách phổ biến nhất được người La Mã áp dụng. Sự phân loại xuất
phát từ yêu cầu trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tơn giáo tại thời điểm bấy
giờ, đồng thời dựa trên mục đích sử dụng của tài sản đó.
Đối với tài sản cho người, đây người là tài sản được con người sử dụng
trong đời sống của mình. “Tập hợp tài sản cho người bao gồm tất cả những tài
sản có giá trị và có thể chuyển nhượng được, cũng như các vật gọi là của
chung, của Nhà nước hoặc của cộng đồng”. Trong đó:
(i) Tài sản của chung được hiểu là tài sản được sử dụng bởi tất cả mọi
người nhưng bản thân nó lại khơng thuộc về bất kỳ một cá nhân cụ thể nào.
Ví dụ như: khơng khí, nước, ánh sáng mặt trời,…
(ii) Tài sản của Nhà nước là tài sản được sử dụng vào mục đích cơng ích,
tài sản của tồn dân hoặc những tài sản của nhà nước.
Ví dụ như: đường giao thông, con sông, bến cảng,…
(iii) Tài sản của cơng cộng là những tài sản của chính quyền địa phương.
Ví dụ như: nhà tắm cơng cộng, sân vận động,…
Mặt khác, đối với tài sản cho thần linh, đây được hiểu là tài sản sử dụng
vào những mục đích liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng như:
(i) Tài sản dùng trong việc cúng tế các vị thần hay các đền thờ.
(ii) Tài sản thuộc về người chết
Ví dụ như: mồ, mả, đồ vật cúng tế người chết.
(iii) Tài sản dùng để phân biệt ranh giới, hay còn gọi là các vật giới hạn
cũng được phân vào nhóm này.
Ví dụ như: tường thành, cổng thành, tường nhà,… hay những vật khác
7
7
dùng để xác định ranh giới của các loại bất động sản cơng và tư.
Có thể thấy, đây là cách phân loại tài sản khá đặc biệt, phụ thuộc trên yêu
cầu phát sinh từ cuộc sống và đặc điểm, đặc trưng đời sống xã hội tại từng thời
điểm, vùng miền khác nhau.
2.3.
Tài sản lưu thông được và tài sản không lưu thông được
Cách phân loại này được người La Mã xác lập dựa trên đặc điểm về mặt
lưu thông, di chuyển từ chủ thể này qua chủ thể khác của tài sản. Theo đó,
những tài sản lưu thơng được là những tài sản có thể chuyển nhượng được; mặt
khác, tài sản không lưu thông được là những tài sản không chuyển nhượng
được.
Ngồi ra, đối với tài sản lưu thơng được lại có thể phân loại thành những
nhóm khác nhau, bao gồm: phân loại chính và phân loại thứ cấp. Trong đó,
nhóm phân loại chính loại có nhiều cách phân loại nhỏ hơn:
(i) Bất động sản và động sản: Cách phân loại này được lập ra dựa trên tiêu
chí về tính chất vật lý của tài sản đó. Bất động sản là đất đai hay những vật gắn
liên với đất; động sản là những vật không phải bất động sản, theo có có thể di
dời được. Căn cứ trên sự phân loại này, Luật 12 Bảng của La Mã đã đưa ra cách
xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu riêng phù hợp với từng loại tài sản. Cụ
thể: “một người chiếm hữu liên tục hai năm đối với một bất động sản sẽ trở
thành chủ sở hữu đối với bất động sản đó, cịn đối với động sản, thời hạn này là
một năm”.
(ii) Tài sản quý giá và tài sản khác: Theo đó, cách phân loại này cịn được
gọi dưới tên chi tiết là res mancipi và res nec mancipi. Tài sản quý giá ở đây
được liệt kê bao gồm nhừng tài sản được bảo vệ bằng các biện pháp đặc biệt
như: đất đai, nhà cửa, nô lệ, gia súc kéo, gia súc mang vác,…. Cịn lại những
khơng thuộc nhóm tài sản quý giá sẽ được phân vào nhóm tài sản khác.
2.4.
Tài sản tiêu hao và tài sản không tiêu hao
Cách phân chia loại tài sản này cũng được xuất hiện cuối thời kỳ cổ điển,
dựa trên tính chất tiêu hao của tài sản sau quá trình sử dụng.
Tài sản tiêu hao được hiểu là loại tài sản sẽ mất đi khi sử dụng ví nhự như
8
8
rượu, lúa mì, lương thực, thực phẩm khác,…Khơng dừng lại ở đó, người La Mã
cịn đặt ra khái niệm về tiêu hao vật chât và tiêu hao pháp lý. Theo đó, tiêu hao
pháp lý là tiêu hao bị mất đi khi được dùng để thực hiện một nghĩa vụ tài sản,
tiêu biểu là tiền.
Mặt khác, đối với những tài sản mà không bị mất đi do sử dụng sẽ được
gọi là tài sản không tiêu hao.
2.5.
Tài sản cùng loại và tài sản đặc định
Cách phân loại này dựa trên tính chất thay thế của tài sản. Cụ thể:
Tài sản cùng loại là tài sản được xác định bằng số lượng, trọng lượng
hoặc thể tích, có thể cân đo, đong, đếm chính xác được và đồng thời có thể thay
thế. Thường tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Ví dụ như:
tiền, gạo, lương thực, thực phẩm khác,…
Ở hướng khác, tài sản đặc đinh là tài sản có các đặc điểm cấu tạo riêng
biệt, đặc trưng có thể phân biệt được với những tài sản khác; hay nói cách khác
là có thể được cá thể hóa. Những tài sản này không thể được sử dụng trong hợp
đồng vay như tài sản cùng loại nhưng có thể được cho mượn. Ví dụ như: nơ lệ,
con vật,….
Thơng thường, các vật tiêu hao thường được xác định là vật cùng loại.
Tuy nhiên đối với quần áo lại được coi là ngoại lệ, bởi theo quan niệm của luật
La Mã, đây đồng thời có thể xác định là vật đặc định.
2.6.
Tài sản chính và tài sản phụ
Cách phân loại tài sản này không phải dựa trên cấu tạo hay thành phần
của tài sản mà căn cứ theo công dụng hỗ trợ của tài sản đó. Theo đó, tài sản phụ
là tài sản có chức năng phục vụ cho việc khai thác. Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm,
cả tài sản chính và tài sản phụ là những cá thể riêng biệt, không gắn liền với
nhau về mặt cấu tạo, vật chất hay kết cấu. Nói một cách khác, tài sản phụ chỉ
đơn phuần là tài sản cần thiết cho tài sản chính như một cơng cụ để khai thác
cơng dụng của tài sản chính.
Ví dụ như: nơ lệ, gia súc được xác định là tài sản phụ của ruộng đất – tài
sản chính. Theo đó, để khai thác cơng dụng của tài sản chính là thu lợi nhuận từ
9
9
cho con người thơng qua việc trồng trọt thì cần phải có tài sản phụ là gia súc, nơ
lệ để giúp thực hiện hoạt động trồng trọt đó.
2.7.
Tài sản gốc và hoa lợi
Cuối cùng, xuất phát từ đặc điểm về sự hình thành của tài sản đó, người
La Mã phân tài sản thành hai loại là: tài sản gốc và hoa lợi. Hoa lợi ở đây được
hiểu là những tài sản, những sản vật được sinh ra một cách định kỳ từ một tài
sản khác nhưng không làm ảnh hưởng đến sự tồn vẹn của tài sản đó. Hay nói
một cách khác, hoa lợi chính là những sản vật sinh ra một cách tự nhiên, khách
quan từ tài sản gốc. Trường hợp phá, nếu sản vật phát sinh do hệ quả của một tác
động pháp lý đối với tài sản thì sản vật đó lại được gọi là lợi tức.
Ví dụ như: hoa, quả được sinh ra từ cây thì hoa, quả đó được gọi là hoa
lợi, cây được gọi là tài sản gốc. Mặt khác, tiền thuê phát sinh từ việc cho thuê
hay tiền lãi phát sinh từ việc cho vay lại được gọi là lợi tức.
10
10
III. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên, ta có hiểu hiểu được cơ bản phần nào cách
hiểu về tài sản cũng như các cách phân loại tài sản theo pháp luật La Mã – một
trong những hệ thống pháp luật cổ đại có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật thế
giới ngày nay. Qua đó cũng thấy được những điểm sáng, góc nhìn và tư duy
pháp lý của những nhà làm luật La Mã thời bấy giờ đã có được sự phát triển,
tiến bộ nhất định khi đưa ra những góc nhìn pháp lý mà cho đến tận thời đại
ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và được các quốc gia trên thế giới học hỏi, tiếp
thu và phát triển. Điều này có thể nhìn thấy phần nào qua khái niệm về tài sản
trong luật La Mã, theo đó đã ghi nhận quyền tài sản như một loại tài sản lúc bấy
giờ.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, sự vận động của cuộc
sống dẫn tới phát sinh nhiều yêu cầu khác nhau trong cuộc sống liên quan tới tài
sản; đồng thời qua đặc trưng về văn hóa xã hội, tơn ngưỡng, tín giáo mà tại từng
thời điểm khác nhau, người La Mã lại có những cách phân chia loại tài sản riêng
biệt, đặc trưng. Các cách phân chia này góp phần giúp cho việc áp dụng pháp
luật vào thực tế trở nên dễ dàng hơn, phù hợp hơn với đặc tính của từng loại tài
sản.
11
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Trường Đại học Cần Thơ – giáo trình Luật
La Mã.
2. GS.TS. Lê Hồng Hạnh (2015), Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật
quyền trong dự thảo bộ luật dân sự.
Link: />%CC%A3nh-gop-y-du%CC%A3-tha%CC%89o-bo-luat-dan-su
3. TS. Vũ Thị Hồng Yến (2015), Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và
kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005.
Link: />
12
12