TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN: KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG
LỚP: AU003_2_131_D03
KHÁI NIỆM GIAN LẬN VÀ CÁC LOẠI GIAN LẬN LIÊN QUAN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHTM
GVHD: Thầy Đặng Đình Tân
Cô Vũ Tuyết Nhung
DANH SÁCH NHÓM
Đào Châu Minh Khang
Bùi Ngọc Hà
Trần Quang Khải
Nguyễn Văn Đô
Nguyễn Hoàng Nam
Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Nhất Huân
Phạm Hoàng Oanh
Dương Thị Hương
Lương Thị Giang
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
TPHCM, Tháng 10/2013
MỤC LỤC
2
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
1. Khái niệm gian lận
1.1. Gian lận theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. (Áp dụng
theo chuẩn mực kiểm toán mới có hiệu lực từ 01/01/2014)
Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến
gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính,có đề cập một số vấn đề liên quan
đến gian lận như sau:
1.1.1. Khái niệm
- Đoạn 11:
(a) Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản
trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi
gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
(b) Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Là các sự kiện hoặc điều
kiện phản ánh một động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo
cơ hội thực hiện hành vi gian lận.
1.1.2. Đặc điểm của gian lận:
- Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận
hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem
hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.(Đoạn 02)
- Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng để đạt
được mục đích của các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ phải quan tâm
đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại
sai sót do cố ý mà kiểm toán viên cần quan tâm là sai sót xuất phát từ việc lập
báo cáo tài chính gian lận và sai sót do biển thủ tài sản. Mặc dù kiểm toán viên
có thể có nghi ngờ hoặc trong một số ít trường hợp xác định được có gian lận
xảy ra nhưng kiểm toán viên không được đưa ra quyết định pháp lý về việc có
gian lận thực sự hay không.(Đoạn 03)
- Hướng dẫn áp dụng đoạn 03
3
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
A1. Gian lận, dù là việc lập báo cáo tài chính gian lận hay biển thủ tài
sản, đều có liên quan đến động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận, một
cơ hội rõ ràng để thực hiện điều đó và việc hợp lý hoá hành vi gian lận. Ví dụ:
(1) Động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi lập báo cáo tài chính
gian lận có thể tồn tại khi Ban Giám đốc phải chịu áp lực từ bên ngoài hoặc từ
bên trong đơn vị, phải đạt được một mục tiêu về lợi nhuận hoặc kết quả tài
chính như dự kiến (và có thể là không thực tế) nhất là trong trường hợp nếu Ban
Giám đốc không đạt được các mục tiêu tài chính thì sẽ chịu hậu quả rất lớn.
Tương tự như vậy, các cá nhân có thể có một động cơ thực hiện hành vi biển thủ
tài sản, ví dụ vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn;
(2) Cơ hội rõ ràng để thực hiện hành vi gian lận có thể tồn tại khi một
cá nhân cho rằng có thể khống chế kiểm soát nội bộ, ví dụ vì cá nhân đó có một
vị trí đáng tin cậy hoặc biết rõ về các khiếm khuyết cụ thể của kiểm soát nội bộ;
(3) Các cá nhân có thể biện minh cho việc thực hiện hành vi gian lận.
Một số cá nhân có thái độ, tính cách hoặc hệ thống các giá trị đạo đức cho phép
họ thực hiện một hành vi gian lận một cách cố ý. Tuy nhiên, ngay cả khi không
có các điều kiện như vậy thì những cá nhân trung thực cũng có thể thực hiện
hành vi gian lận khi ở trong môi trường có áp lực mạnh.
A3. Việc lập báo cáo tài chính gian lận có thể được thực hiện thông qua các
hành vi sau:
(1) Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả mạo chữ ký), hoặc sửa
đổi chứng từ, sổ kế toán có chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập
báo cáo tài chính;
(2) Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày trong báo cáo tài chính
các sự kiện, giao dịch hoặc các thông tin quan trọng khác;
(3) Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu,
sự phân loại, cách thức trình bày hoặc thuyết minh.
1.2. Một số nghiên cứu khác về gian lận
1.2.1. D. W. Steve Albrecht.
4
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
Ông là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham Young (Mỹ).
Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành phân tích
212 trường hợp gian lận vào những năm 1980 dưới sự tài trợ của Hiệp hội các nhà
sáng lập nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. Ông đã xuất bản tác phẩm: “Chôn vùi
gian lận, viển cảnh của kiểm toán nội bộ”.
Mười (10 ) dấu hiệu về tổ chức cho thấy khả năng gian lận xuất hiện cao
nhất:
- Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt.
- Thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp.
- Không công bố đầy đủ các khoản đầu tư và thu nhập cá nhân.
- Không tách bạch chức năng bảo quản và chức năng phê chuẩn.
- Thiếu kiểm tra soát xét độc lập với việc thực hiện.
- Không theo dõi chi tiết các hoạt động.
- Không tách bạch chức năng bảo quản với kế toán.
- Không tách bạch một số chức năng liên quan kế toán.
- Thiếu chỉ dẫn rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn.
- Thiếu sự giám sát của kiểm toán viên nội bộ
1.2.2. Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các
nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud
Examiners ACFE)
Có ba loại gian lận như sau:
+ Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ
điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương).
+ Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của
họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam
kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.
+ Gian lận trên báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên báo cáo
tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý
nhằm lường gạt người sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm
nợ phải trả – hay chi phí).
2. Các gian lận liên quan đến hoạt động kinh doanh,đầu tư
chứng khoán của ngân hàng thương mại và ảnh hưởng của gian lận đến
báo cáo tài chính.
2.1. Gian lận từ phía ngân hàng
5
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
2.1.1. Trích lập dự phòng
Theo Thông tư 228/2009 TT-BTC
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức
sau:
Mức dự
phòng giảm giá
đầu tư chứng
khoán
=
Số lượng
chứng khoán bị
giảm giá tại thời
điểm lập báo cáo
tài chính
x
Giá
chứng khoán
hạch toán trên sổ
kế toán
-
Giá
chứng khoán
thực tế trên thị
trường
Ở đây điểm cần chú ý là đối với các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên
thị trường.
+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường
được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.
+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá
trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng
khoán tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các
doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Gian lận có thể xảy ra là ngân hàng không trích lập dự phòng đủ mức cần
thiết hoặc trích lập không đúng kì,đặc biệt là các khoản mục đầu tư với các chứng
khoán không được niêm yết, ngân hàng có thể không trích lập dự phòng cho những
khoản đầu tư này với lí do không xác định được giá trị thị trường của chứng khoán.
Ảnh hưởng BCTC: dự phòng giảm chứng khoán là một khoản giảm trừ của
tài sản, việc ngân hàng không trích lập hoặc trích lập không đúng khoản này sẽ làm cho
BCTC bị sai lệch, thổi phồng giá trị tài sản thực của ngân hàng. Ngoài ra điều này còn
làm sai lệch thông tin về chi phí và thu nhập kinh doanh chứng khoán của ngân hàng.
Nâng doanh thu khống và giảm chi phí kinh doanh chứng khoán.
6
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
2.1.2. Ghi nhận doanh thu,phân bổ phụ trội,chiết khấu.
Gian lận: Ngân hàng cố ý ghi nhận sai lệch các khoản lãi phải thu
từ hoạt động đầu tư chứng khoán (ghi nhận không đúng kì),phân bổ không
đúng kì kế toán đối với các khoản phụ trội,chiết khấu
Ảnh hưởng BCTC: Doanh thu có thể bị kê khống,khác với doanh
thu thực tế.
2.1.3. Trình bày thông tin BCTC
Ngân hàng không phân loại và trình bày các khoản đầu tư chứng
khoán theo từng nhóm mục đích đầu tư,theo nhóm chứng khoán niêm yết và
không niêm yết.
Ảnh hưởng: BCTC (cụ thể là thuyết minh BCTC) sẽ không được
trình bày,diễn giải và thuyết minh một cách hợp lí rõ ràng,dễ hiểu.
2.1.4. Thông đồng với bên ngoài làm giá chứng khoán.
Loại hình gian lận này được tiến hành như sau: nhân viên ngân hàng
liên quan đến bộ phận kinh doanh chứng khoán,khi biết được thông tin ngân
hàng sắp tiến hành mua hoặc bán một loại chứng khoán trên thị trường,sẽ
truyền thông tin này ra người bên ngoài trước một khoảng thời gian ngân
hàng tiến hành giao dịch. Sau đó bằng cách thực hiện liên tục các giao dịch
để làm cho giá chứng khoán đó tăng hoặc giảm vào thời điểm ngân hàng tiến
hành giao dịch.
Ảnh hưởng: các khoản đầu tư chứng khoán trên BCTC sẽ không
được phản ánh đúng giá trị phù hợp,ảnh hưởng đến việc trích lập dự phòng
của ngân hàng
2.1.5. Lập công ty ảo
Một số công ty ảo có thể được lập ra bởi những kẻ lừa đảo ( có thể là
nhân viện hoặc người ngoài ngân hàng ) và được lấy tên của những công ty
có thật. Sau đó những công ty này sẽ bán ra cổ phiếu, khiến cho nhà đầu tư
hoặc ngân hàng nghĩ họ đang mua chứng khoán của những công ty thật.
Cuối cùng những kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền đó.
7
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
Ảnh hưởng: trên BCTC, giá trị của các khoản đầu tư/kinh doanh
chứng khoán này sẽ được ghi nhận nhưng trên thực tế là không tồn tại
2.2. Gian lận từ bên ngoài
Cố ý làm sai lệch thông tin (làm giá chứng khoán)
Cố ý làm sai lệch thông tin có nghĩa là vì mục đích lợi nhuận,doanh
nghiệp phát hành chứng khoán đã thổi phồng tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp lên, hoặc che giấu kết quả kinh doanh không tốt để phát hành
chứng khoán giá cao. Nếu ngân hàng không có tìm hiểu kĩ thông tin,hoặc có
sự tiếp tay từ bên trong ngân hàng khi thẩm định các chứng khoán bị đầu tư
thì ngân hàng sẽ bị thua lỗ trong trường hợp này.
Ảnh hưởng: các khoản đầu tư chứng khoán trên BCTC sẽ không
được phản ánh đúng giá trị hợp lí. Ngân hàng cũng không thể có căn cứ
chính xác để tiến hành trích lập đầy đủ dự phòng.
3. Ví dụ thực tiễn về gian lận
3.1. Gian lận liên quan đến việc chứng khoán hóa các khoản
vay
Ngân hàng mặc dù biết các khoản vay đó không đủ tiêu chuẩn bảo lãnh
phát hành nhưng vẫn bán để các SPV tạo ra các MBS,và bán cho các nhà đâu tư,
đến khi các khoản vay trở nên tồi tệ thì các khoản đầu tư này sụp đổ.
Ví dụ điển hình trong trường hợp này là việc Chính phủ Hoa Kỳ đang cùng lúc
đệ hai đơn kiện đối với ngân hàng Bank of America liên quan đến những gian lận
chứng khoán có đảm bảo bằng thế chấp trị giá 850 triệu USD.
Hai cơ quan song song đệ đơn là Bộ Tư pháp (DoJ) và Ủy ban Chứng khoán
(SEC). Họ cho rằng Bank of America đã biết trước hơn 40% các khoản thế chấp không
đáp ứng tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành nhưng vẫn cố tình bán.
Khi ra đời vào năm 2008, gói đầu tư này có trị giá khoảng 850 triệu USD. Cuối
cùng, gói đầu tư sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính vì chất lượng của các khoản
vay trở nên vô cùng tồi tệ.
Các cơ quan chức năng ước tính nhà đầu tư đã mất ít nhất 100 triệu USD.
8
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
3.2. Nâng hạng tín dụng của các chứng khoán ngân hàng
đang nắm giữ
Tổng chưởng lý bang New York Andrew Cuomo vừa yêu cầu 8 ngân hàng,
bao gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, UBS, Citigroup, Credit Suisse,
Deutsche Bank, Credit Agricole và Merrill Lynch (nay là một bộ phận của Bank of
America) cung cấp thông tin về quan hệ với 3 “đại gia” trong lĩnh vực xếp hạng tín
dụng là Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch.
Vụ điều tra này được tiến hành khi nhà chức trách Mỹ nghi ngờ các ngân
hàng nói trên, bằng cách nào đó, đã khiến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đánh
giá mức độ rủi ro của các chứng khoán phái sinh họ đang nắm giữ ở mức thấp hơn
so với thực tế.
Những đánh giá như vậy cho phép các ngân hàng chào bán chứng khoán với
mức lợi tức thấp hơn trong khi người mua lại phải chịu rủi ro cao hơn. Đây được
xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại
Mỹ trong năm 2008.
9
Bộ môn Kiểm toán Ngân hàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán
viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12
năm 2012 của Bộ Tài chính).
• Thông tư 228/2009 TT-BTC: Hướng dẫn chế độ trích lập
và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các
khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng
hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp
•
of-america-bi-kien-gian-lan-chung-khoan
•
8-ngan-hang-nghi-ngo-gian-lan-2705196.html
10