Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.91 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÊ BÌNH CHỦ TRƯƠNG NGHIỆP CỦA
ĐẠO JAINA QUA BÀI KINH DEVADAHA


1

DẪN NHẬP
Nghiệp (Kamma) là một giáo lí cơ bản của Phật giáo, được đức Phật đề cập đến
trong rất nhiều bài kinh. Tuy nhiên, giáo lí về Nghiệp khơng phải do đức Phật phát hiện
hay tạo ra. Trước thời gian đức Phật đản sanh, giáo lí Nghiệp đã có mặt và tồn tại trong
các tôn giáo khác ở đất nước Ấn Độ, điển hình như Kỳ Na giáo. Về chủ trương và lí giải
về Nghiệp của mỗi giáo phái có sự khác nhau, dẫn đến đường lối tu tập cũng hoàn toàn
khác nhau. Như vậy, chủ trương về nghiệp của Kỳ Na Giáo có sự sai khác như thế nào
so với Phật giáo? Chúng ta nên chấp nhận chủ trương nào để áp dụng vào đời sống tu
tập? Trong Kinh Trung Bộ, bài số 101. Kinh Devadaha (Devadaha suttam), Đức Phật
đã nói lại cho các đệ tử của Ngài cuộc bàn luận về chủ trương Nghiệp giữa Ngài và phái
Kỳ Na giáo. Thông qua nội dung của Kinh Devadaha, chúng ta đi tìm đáp án cho hai
câu hỏi trên.

NỘI DUNG
Trong Kinh tạng Nikaya, Nghiệp (kamma) được định nghĩa như sau: “Cetanāhaṁ
bhikkhave kammaṁ vadāmi” (Này chư Tỳ kheo, Như Lai nói rằng tư tác chính là
nghiệp). Nghiệp là những hành động có tác ý, trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) gọi là
“cetanā” tức là “tư tâm sở” hay “tư tác”. Những hành động có tác ý này được tạo thành
qua thân gọi là thân nghiệp, qua khẩu gọi là khẩu nghiệp, qua ý gọi là ý nghiệp. Các
nghiệp này có thể là thiện nghiệp hoặc là bất thiện nghiệp. Ngoài ra, trong Kinh Hạnh


Phúc (Mangala Sutta), Phật dùng chữ Nghiệp với nghĩa là “anavajjāni kammāni” là làm
các nghề nghiệp chân chánh, đúng với đạo đức, như vậy nghiệp ở đây chỉ cho Chánh
Mạng.
Trong Áo Nghĩa Thư (Isā Upanisad), Nghiệp (kamma) được hiểu với nghĩa như
sau: “Kurvanne veha karmāni jijīvisecchatam samah” (hãy để cho con người ước
vọng sống lâu trăm tuổi và thi hành bổn phận trong xã hội), kamma ở đây có nghĩa là
bổn phận hay nghiệp vụ.
Kỳ Na giáo (耆那教) tiếng Phạn là Jaina (tiếng Anh: Jainism), là một trong sáu
phái triết học Ấn Ðộ, là một tôn giáo rất thịnh hành trong thời đức Phật còn tại thế. Ở
trong nhiều bản kinh, Đức Phật gọi những vị theo đạo Jaina này là “Chư hiền Nigantha”.
Các Nigantha đã xác nhận với đức Phật chủ trương của mình như sau: "Phàm cảm giác
gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân
các nghiệp quá khứ; do sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo tác
các nghiệp mới, sẽ khơng có diễn tiến đến tương lai. Do khơng có diễn tiến đến tương


2

lai, nghiệp đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm
thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ diệt tận"1.
Đạo Jaina chủ trương tất cả các nghiệp là do nhân ở quá khứ, các cảm thọ khổ
đau hạnh phúc, hay không khổ đau cũng không hạnh phúc tất cả đều có nguyên nhân
tạo tác từ trong quá khứ. Bằng việc đốt cháy nghiệp ở quá khứ và không tạo các nghiệp
mới nữa thì nghiệp sẽ được đoạn tận, do đó khổ được diệt, cảm thọ diệt, tất cả khổ sẽ
diệt. Chủ trương này cho thấy: khổ đau là do nghiệp q khứ; muốn giải thốt khỏi các
nghiệp thì phải diệt nghiệp trong quá khứ và để diệt nghiệp thì cần diệt các cảm thọ. Bên
cạnh đó, chủ trương này thể hiện họ không cho rằng nghiệp là do một đấng tạo hóa nào
tạo ra mà hồn tồn là ở nghiệp quá khứ.
Đức Phật cho rằng đây là quan điểm khơng hợp lí, vì họ khơng hề biết những gì
xảy ra trong q khứ. Họ khơng biết trong q khứ họ là ai, có tồn tại hay khơng tồn tại.

Nếu họ có tồn tại vậy nghiệp ở quá khứ họ đã tạo là thiện nghiệp hay ác nghiệp, họ tạo
các nghiệp đó như thế nào. Họ muốn diệt khổ nhưng lại không biết khổ là như thế nào,
khổ mức độ nào cần được diệt tận, khổ đã được diệt tận là như thế nào, tất cả khổ được
diệt tận là như thế nào. Điều khơng hợp lí hơn nữa là khi các hiền giả Nigantha đang
sống ở hiện tại, không biết về sự đoạn tận và sự thành tựu của bất thiện pháp, thiện pháp
lại cho rằng các nghiệp là do nhân ở quá khứ.
Đức Phật cũng chỉ ra cho các Nigantha quan điểm của họ chỉ hợp lí khi: họ biết
được những gì xảy ra trong quá khứ và biết rõ được những gì xảy ra ở hiện tại. Tức là
quan điểm của đạo Jaina chỉ hợp lí khi họ biết rõ trong quá khứ họ là ai, họ đã sống hạnh
phúc hay khổ đau, làm điều thiện hay bất thiện, họ đã tạo nghiệp như thế này hay thế
kia. Đồng thời, ở hiện tại họ phải biết rõ sự đoạn diệt hay sự thành tựu của thiện pháp
và bất thiện pháp. Đức Phật đã đưa ra câu chuyện ví dụ về người bị trúng mũi tên có độc
để minh chứng tính thực tế cho vấn đề mà Ngài đã chỉ ra. Người bị trúng mũi tên có tẩm
thuốc độc nên bị đau đớn, thống khổ. Họ tiếp tục bị đau đớn khổ sở khi y sĩ cắt rộng vết
thương, dị tìm mũi tên, rút mũi tên ra khỏi người, đốt miệng vết thương với than đỏ.
Một khoảng thời gian sau, miệng vết thương đã lành cho nên người đó cảm thọ được an
lạc, tự tại, đi lại bình thường, khơng bệnh. Như vậy, từ lúc bị trúng mũi tên độc đến lúc
được chữa khỏi, lành bệnh, người đó biết rõ mình đã trải qua những đau khổ, bất an như
thế nào và hiện tại an vui, hạnh phúc như thế nào.
Đức Phật chỉ trích về chủ trương và sự chấp kiến của các Nigantha qua Kinh Sở Y
Xứ . Nếu do nhân nghiệp quá khứ mà một người sẽ trở thành người sát sanh, trộm cướp,
sống không phạm hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm, người tham
2

1

2

Thích Minh Châu (dịch), 2012, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, trang 272.
Thích Minh Châu (dịch) 1996, Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương III Ba Pháp VII. Phẩm Lớn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt


Nam, TP. HCM, trang 311- 312.


3

lam, người có tâm sân, người theo tà kiến thì người theo quan điểm này sẽ khơng có ước
muốn, mong cầu về tương lai, họ sống không tinh tấn, họ không xác định được đâu là
việc cần làm, đâu là việc khơng nên làm, khơng kiên trì phịng hộ các căn, họ sống thất
niệm. Ngoài ra, trong Kinh Đại nghiệp phân biệt Phật đã nói với Ānanda “Có nghiệp vơ
hữu tợ vơ hữu; có nghiệp vơ hữu tợ hữu; có nghiệp hữu tợ hữu; có nghiệp hữu tợ vơ
hữu.”3 Như vậy, Đức Phật thừa nhận có cảm thọ khơng do nghiệp quá khứ gây nên mà
là do các nghiệp ở hiện tại. Bên cạnh đó cũng có các cảm thọ không phải là quả của
nghiệp.
Các Nigantha cho rằng tất cả mọi việc đều do nhân nghiệp ở quá khứ, hiện tại mình
có làm gì cũng khơng thể thay đổi được, ở đây thể hiện rõ thái độ bi quan, sống thiếu
trách nhiệm, chấp nhận vận mệnh, xem mọi thứ như định mệnh đã đặt trước, khơng có
sự nổ lực cố gắng để vượt qua khó khăn, thử thách. Đây là quan điểm khơng hợp lí, vì
một người sinh ra trong gia đình nghèo khổ thì khơng nhất thiết phải chịu khổ cả đời,
họ có thể cố gắng học giỏi, tìm việc làm tốt, kiếm nhiều tiền để trở nên giàu có. Như
Trong xã hội, có nhiều người vì làm điều sai trái pháp luật, gây nguy hại cho xã hội nên
bị bắt ở tù, cải tạo để họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Người làm việc
bất thiện trong quá khứ thì chưa chắc ở hiện tại và trong tương lai họ là người bất thiện.
Một người bị trúng mũi tên độc có hai khả năng xảy ra tiếp theo. Nếu khơng có sự can
thiệp của y sĩ, không lấy mũi tên độc ra, không hơ vết thương bằng lửa thì có thể đưa
đến khổ đau, có thể chết vì nhiễm độc. Nhờ có sự chữa trị kịp thời của y sĩ nên mới lành
bệnh, an vui, tự do đi lại được. Trúng mũi tên độc trong quá khứ, hiện tại được y sĩ chữa
trị, đưa đến quả an vui, không đau nữa. Tức là các nhân nghiệp q khứ khơng hồn
tồn đưa đến quả ở hiện tại hay tương lai vì một nhân có thể tạo ra các quả khác nhau,
hơn nữa quá trình từ nhân đến quả còn chịu tác động của các duyên khác nữa. Có loại

khổ đưa đến thêm khổ đau, có loại khổ đưa đến an lạc, giải thoát. Các Nigantha biết ở
đời này họ khổ, tìm cách diệt khổ bằng cách thực hành khổ hạnh, ép xác và kết quả là
họ càng thêm khổ. Họ cho rằng thân là khổ vì vậy nhịn ăn, nhịn uống hay ăn ít đến nỗi
ốm yếu, gầy guộc. Với thân thể như vậy thì khơng thể an lạc, hạnh phúc, tâm trí sáng
rõ, minh mẫn được.
Các tín đồ Kỳ Na giáo hoan hỉ, tin nhận vào lý thuyết, chủ trương mà Nigantha
Nātaputta lập ra. Nigantha Nātaputta tự xưng mình là người có tri kiến tồn diện, ơng
ln tồn tại trong khi đi, đứng, ngủ, thức. Chủ trương ơng đưa ra là chỉ có tu khổ hạnh
ép xác một cách khốc liệt để làm mòn các ác nghiệp trong quá khứ, hộ trì thân khẩu ý
để trong tương lai không tạo các ác nghiệp nữa. “Nếu xưa kia ngươi có làm ác nghiệp,
hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này... Như vậy, chính nhờ sự
thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp trong quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, do vậy
3

Thích Minh Châu (dịch) 2012, Kinh Trung Bộ 2, 136. Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, trang 553.


4

khơng có sự tiếp tục trong tương lai...”4. Phương pháp tu tập của đạo Jaina là thực hành
khổ hạnh, họ cho rằng hạnh phúc không thể được tạo nên từ hạnh phúc mà hạnh phúc
là phải hành xác, khổ hạnh. Thậm chí các tín đồ của đạo Jaina cịn hiểu lầm, họ cho rằng
chủ trương của Đức Phật là hạnh phúc được tạo thành từ hạnh phúc. Từ sự hiểu lầm này,
họ đưa ra lí luận rằng nếu hạnh phúc được tạo nên từ hạnh phúc thì chắc chắn vua
Bimbisara đã có cuộc sống hạnh phúc hơn cả đức Phật.
Đức Phật đã nói với các Nigantha, có năm pháp (lịng tin, hoan hỉ chấp thuận, nghe
người khác đồn, suy xét cảm thấy có lí, chấp nhận một quan điểm) có thể là đúng hoặc
sai hay năm pháp này ở hiện tại có hai quả báo là thiện hay bất thiện. Chẳng hạn như
khi chúng ta tin vào người tà kiến, không nhận ra tà kiến trong quan điểm chủ trương
của họ, mình cứ nghe và làm theo những gì người tà kiến chỉ dạy thì kết quả là ta cũng

trở thành người tà kiến. Lòng tin rất quan trọng, sức mạnh của niềm tin là tín lực, giúp
ta dứt khốt từ bỏ ác nghiệp, bỏ dục lạc thế gian để tinh tấn tu tập các thiện nghiệp.
Nhưng Đức Phật không chấp nhận niềm tin mù qn. “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết;
chớ có tin vì nghe truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh
Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập
trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định
kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-mơn là bậc Đạo Sư
của mình.” 5
Ở đây ta thấy rằng Nigantha Nātaputta là người đưa ra chủ trương của đạo Jaina,
nhưng ông khơng biết gì về nghiệp q khứ của ơng, nghiệp quá khứ của cả chúng sanh.
Như vậy, việc ông tự xưng rằng ơng là bậc có tri kiến tồn diện khơng hợp lí, lập thuyết
dựa vào ảo tưởng, khơng chứng thực. Như vậy, các tín đồ tơn thờ, tin tưởng tuyệt đối
vào bậc đạo sư, người chưa có tri kiến tồn diện, chưa giải thốt khỏi sanh tử ln hồi,
thì niềm tin của họ là đặt sai chỗ, tin theo tà kiến, khơng thể có quả báo an vui, giải thốt
được. Điều nguy hại hơn là họ có niềm tin, nhưng tin mù qn, khơng suy xét xem chủ
trương đó có hợp lí hay khơng, có khi chỉ nghe đồn, tùy theo số đơng mà tin theo. Họ
khơng có chủ kiến riêng của mình, chấp nhận một quan điểm sai vẫn không biết, họ trở
thành người tà kiến. Giống như khi tơi nghe bạn tơi nói món chè “chí mà phù” ngon
lắm, nó màu đen, béo, ngọt. Cái biết của tơi về món này chỉ dừng lại ở lí thuyết, tơi nghe
nói vậy thơi, tơi khơng thể cảm nhận trực tiếp được là nó ngon như thế nào cả, chỉ là
biết trong tưởng tượng. Đến khi tôi được bạn cho ăn món chè “chí mà phù”, tơi mới biết
là món này ngon như thế nào, ngọt ra làm sao, nó đen cỡ nào. Sau khi ăn rồi, tơi mới có
cái biết thực về nó, khơng cịn là cái biết qua tưởng tượng nữa. Như vậy, thật khơng hợp

Thích Minh Châu (dịch), 2012, Kinh Trung Bộ 1, 14. Tiểu Kinh Khổ Uẩn, NXB.Tơn Giáo, Hà Nội, trang 129.
Thích Minh Châu (dịch) 1996, Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương III Ba Pháp VII. Phẩm Lớn, Viện Nghiên Cứu
Phật Học Việt Nam, TP. HCM, trang 341.
4
5



5

lí khi các Nigantha tin theo bậc sư của họ thực hành khổ hạnh để diệt trừ nghiệp quá
khứ.
Đức Phật đã chỉ ra một điều khơng hợp lí nữa của các Nigantha là khi họ tinh tấn
tu tập, tức là họ phải chịu những hình phạt nặng hơn, họ phải thọ lãnh những cảm thọ
đau đớn, khổ sở tột cùng. Cịn khi họ khơng tinh tấn, họ lãnh thọ các cảm thọ không đau
đớn, không thống khổ. Vậy các cảm thọ trong hiện tại không phải là do nhân các nghiệp
q khứ, chủ trương của họ là khơng hợp lí. Nếu các cảm thọ, các khổ đau là do nhân
các nghiệp quá khứ thì hiện tại họ tinh tấn hành khổ hạnh, sẽ không thọ lãnh các cảm
thọ khổ đau. Như thế, họ đang tự lừa dối chính mình bởi sự vơ minh, khơng có trí tuệ,
mê muội.
Tinh tấn của một vị Tỷ Kheo đệ tử Phật là không để bị các cảm thọ chi phối, thắng
lướt tự ngã. Cách để đoạn trừ tham ái dục vọng của các Tỷ Kheo là tinh tấn tu tập và
hành xả. Khi Tỳ Kheo tinh cần để điều phục, chế ngự tự ngã thì các tham dục bị diệt,
làm cho bất thiện pháp giảm đi, các thiện pháp sanh khởi tăng thêm, khi tu tập xả cũng
như vậy. Như chàng trai vì yêu cô gái nên khi thấy cô gái thân mật cùng bạn trai khác,
chàng trai sanh tâm ghen ghét, bực tức, giận dữ. Chàng trai vì ái luyến nên mới như vậy.
Nếu chàng trai biết bng xả, khơng cịn tâm ái luyến nữa thì sẽ khơng tức giận, hờn
ghen. Sự tinh tấn như vậy là hợp pháp. Hơn nữa, khi các Tỷ Kheo nhận thấy các lạc thọ
quá nhiều, làm cho bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, Tỷ Kheo phải thực
hành tinh tấn bằng cách khổ hạnh vừa đủ để điều phục tự ngã, chế ngự tham ưu ở đời.
Sự tinh tấn được thực hành rốt ráo đến khi nào tham dục được đoạn trừ hoàn toàn, tự
ngã trở thành vô ngã, ly dục, ly bất thiện pháp đó là sự tinh cần đưa đến kết quả giải
thốt, giác ngộ. Một minh chứng cho kết quả của sự tinh tấn tu tập ấy là cuộc đời của
đức Phật, Ngài đã tinh tấn từ lúc xuất gia đến lúc thành đạo.
Các Nigantha đã trả lời với đức Phật rằng họ thực hành tinh tấn, tinh cần chịu các
khổ hạnh với mong muốn chuyển các nghiệp là không thể được và không đem lại kết
quả như mong muốn. “Các Nigantha thực hành tinh tấn, tinh cần chịu các khổ hạnh với

mong muốn nghiệp được thọ quả hiện tại trở thành nghiệp được thọ quả tương lai và
ngược lại; nghiệp được lãnh lạc thọ thành nghiệp được lãnh khổ thọ và ngược lại;
nghiệp mà quả lãnh thọ đã được thành thục thành không thành thục và ngược lại; nghiệp
đa sở thọ thành thiểu sở thọ; nghiệp khơng có sở thọ thành có sở thọ và ngược lại là
khơng thể được”6.
Trong Kinh Tơn giả Mahākoṭṭhita, Ngài Sāriputta đã nói lên mục đích của đời sống
phạm hạnh theo Thế Tôn: “Đây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là con
đường đưa đến khổ diệt. Này Hiền giả, là điều không được biết, không được thấy, không
được đạt, không được chứng ngộ, khơng được hiện qn, với mục đích để được biết,
được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới
6

Thích Minh Châu (dịch) 2012, Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, trang 278.


6

Thế Tơn”.7 Về mục đích tu tập của Đức Phật và các Nigantha có sự khác nhau. Các
Nigantha vì muốn dứt nghiệp quá khứ, không tạo nghiệp mới ở hiện tại và tương lai nên
chọn sống khổ hạnh, cam chịu đau đớn tột cùng. Đức Phật thì ngược lại, Ngài chủ trương
sống phạm hạnh với mục đích liễu tri, chứng ngộ được Tứ Đế. Đó là con đường đi từ sự
liễu tri về khổ, nguyên nhân của khổ đến cách diệt khổ.
Một người đã tạo tác nhiều bất thiện nghiệp trong q khứ, thì theo luật nhân quả
người đó phải nhận quả bất thiện ở hiện tại hoặc tương lai. Tuy nhiên, ở hiện tại người
đó đã nhận ra được sai lầm, biết ăn năn hối lỗi, tu tập các thiện nghiệp. Theo luật nhân
quả, người này cũng nhận được quả thiện trong tương lai. Dù vậy, những thiện nghiệp
mà người này tạo ở hiện tại chưa chắc chuyển đổi được hết những bất thiện nghiệp người
này tạo tác ở quá khứ. Nghiệp là hành động có tác ý, thuộc chi phần “Hành” trong thập
nhị nhân duyên, do “vô minh” duyên “hành” và nguồn gốc sâu xa hơn nữa là do “tham
ái” mà đưa đến “vô minh”, “hành”. Khi diệt được vô minh và tham ái tức là diệt được

gốc rễ của nghiệp. Các vị Thánh Tăng dù cho chứng đắc quả A La Hán rồi, cũng vẫn
phải trả nghiệp cũ, nhưng trong tâm các Ngài giải thốt rồi, khơng còn khổ đau bởi các
nghiệp quả nữa. Thánh Tăng Aṅgulimāla đã tạo nghiệp sát sanh rất nhiều, sau khi được
xuất gia tu tập với đức Phật, Ngài đắc được quả A La Hán. Ngài đi khất thực, bị người
ta ném đá, đánh đập, Ngài đã là A La Hán, biết đó là quả của nghiệp bất thiện mình đã
gây tạo nên Ngài hoan hỉ, chấp nhận chịu bị đánh, không than vãn hay đánh trả, đau khổ
ở thân chứ không đau khổ nơi tâm. Như vậy, chủ trương tinh tấn tu tập khổ hạnh với
mong muốn không tạo ra các nghiệp mới, khơng có nghiệp tương lai là khơng hợp lí.
Trong Kinh Ưu Ba Ly8 (Upāli Sutta), Đức Phật đã hỏi hiền giả Nigantha Dīgha
Tapassī rằng Nigantha Nātaputta chủ trương có mấy loại nghiệp tạo nên ác nghiệp.
Tapassī đáp là Nigantha Nātaputta khơng có chủ trương nghiệp, chỉ có chủ trương phạt.
Có ba loại phạt làm nên ác nghiệp là thân phạt, khẩu phạt và ý phạt, trong đó thân phạt
là quan trọng nhất, khẩu phạt và ý phạt không bằng. Đức Phật cũng nói với hiền giả
Tapassī về chủ trương của Ngài: “Này Tapassī, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như
vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng, để tác thành ác nghiệp,
để diễn tiến ác nghiệp, thân nghiệp không bằng được, khẩu nghiệp không bằng được.”9
Qua đây ta thấy, chủ trương của đạo Jaina là để diệt đi nghiệp quá khứ họ phải
chịu thân phạt, khẩu phạt, ý phạt, trong đó thân phạt nặng nhất. Theo Phật giáo thì ý
nghiệp quan trọng nhất, bởi ý nghiệp có tác động, điều khiển khẩu nghiệp và thân nghiệp.
Khi thân hành động, miệng phát ra lời nói thì trước đó trong ý đã có sự suy tính, quyết
định rồi. Dù cho hành động lời nói đó chưa bộc phát ra nhưng đã có mầm móng, khởi
Thích Minh Châu (dịch), 1997, Kinh Tăng Chi Bộ 4, Chương IX Chín Pháp II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử,
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. HCM, trang 113.
8
Thích Minh Châu (dịch), 2012, Kinh Trung Bộ 1, 56. Kinh Ưu-Ba-Ly, NXB. Tơn Giáo, Hà Nội.
9
Thích Minh Châu (dịch), 2012, Kinh Trung Bộ 1, 56. Kinh Ưu-Ba-Ly, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, trang 456.
7



7

thủy trong suy nghĩ, ý tưởng. Vì ý nghiệp khơng thể nhìn thấy, khơng bộc phát trực tiếp
ra bên ngồi nên có sự hiểu sai rằng thân nghiệp hay khẩu nghiệp là quan trọng nhất. Ý
nghiệp là căn nguyên phát sinh ra thân nghiệp, khẩu nghiệp, những lời nói sai lầm, hành
động sai trái là do ý dẫn dắt. Vậy muốn thay đổi thân nghiệp và khẩu nghiệp thì phải
thay đổi ý nghiệp. Sự hành phạt nơi thân không thể làm thay đổi được ý thức sai lầm,
không giúp cho con người thoát khỏi mọi khổ đau.
Đức Phật đã kết luận rằng các Nigantha đáng bị chỉ trích và Như Lai đáng được
tán thán ở các trường hợp: Nếu nói rằng cảm thọ là do nghiệp quá khứ thì các Nigantha
đang chịu phạt thống khổ, chứng tỏ trong quá khứ họ đã gây tạo nhiều điều bất thiện
còn Như Lai đã gây tạo nhiều thiện nghiệp nên hiện tại được cảm thọ lạc. Nếu cảm thọ
là do một đấng thần linh hay tạo hóa tạo ra thì các Nigantha được tạo ra từ một đấng tạo
hóa hung ác, Như Lai được tạo ra từ một đấng tạo hóa tồn thiện. Nếu nói cảm thọ do
các dun tạo thành thì chứng tỏ các Nigantha kết các ác duyên còn Như Lai đã kết thiện
duyên. Nếu cảm thọ do sinh loại sinh thì các Nigantha bị ác sinh loại cịn Như Lai đã
được sinh từ thiện sinh loại. Nếu cảm thọ là do tinh tấn thì hiện tại các Nigantha đang
thực hành tà tinh tấn và Như Lai đã thực hành thiện tinh tấn. Nếu khơng do năm ngun
nhân ấy thì các Nigantha vẫn đáng bị chỉ trích vì họ đã vơ cớ chịu khổ.
Với những điểm khơng hợp lí mà Đức Phật chỉ ra cho các Nigantha hiểu rõ và tán
thán Như Lai, ta thấy được chủ trương tu tập khổ hạnh là khơng hợp lí. Họ đang vơ cớ
bắt mình phải chịu khổ mà cuối cùng không đạt được mục đích giải thốt, giác ngộ, trí
tuệ. Một minh chứng thực tế cho ta thấy điều này là một người ăn uống rất ít nên cơ thể
ốm yếu, thiếu dinh dưỡng khơng đủ sức khỏe nên đầu óc khơng tỉnh tảo, mê mờ, không
thể ngồi thiền hay tu tập tốt được. Một người ăn uống điều độ cơ thể khỏe mạnh, tràng
đầy sức sống nên đầu óc rất minh mẫn, việc học tập hanh thông, tu tập rất tinh tấn. Theo
quan điểm của Đức Phật thì chúng ta đi trên con đường trung đạo, không tu tập khổ hạnh
ép xác quá mức mà cũng không hưởng thụ quá mức.
Thông qua việc phân tích và so sánh chủ trương về nghiệp của đạo Jaina với Phật
giáo, người viết xin đưa ra các nhận định như sau:

Mặc dầu Đạo Jaina đã có sự tin tưởng vào nghiệp, không cho rằng nghiệp là do
đấng quyền năng nào tạo ra mà nghiệp là do chính mình tạo ra. Tuy nhiên, chủ trương
về nghiệp của họ lại khơng hợp lí, thiên về định mệnh, khơng thể đi đến mục đích giải
thốt khỏi khổ đau trong hiện tại, thoát khỏi luân hồi sanh tử trong tương lai, càng không
thể chứng được quả vị giác ngộ tối thượng. Đó là một chủ trương được lập nên dựa vào
cái vô minh, ảo tưởng, thiếu sự xác chứng. Như nhổ cỏ cú, nếu nhổ tận gốc thì mới diệt
được hồn tồn cây cỏ cú, bằng khơng từ cái rễ đó lại sanh thêm cây mới tốt hơn. Chủ
trương của đạo Jaina đã khơng biết chính xác gốc rễ của các cảm thọ khổ đau, cho nên
không thể diệt trừ cảm thọ khổ đau. Từ chủ trương khơng hợp lí đưa đến phương pháp
thực hành khơng hợp lí. Dù các Nigantha có dành cả cuộc đời để tinh tấn tu tập theo
phương pháp khổ hạnh của Nigantha Nātaputta cũng chẳng thể nào thoát khỏi các cảm


8

thọ khổ đau, bởi càng tinh tấn bao nhiêu cảm thọ khổ đau của họ càng nhiều bấy nhiêu.
Họ sẽ không thể lãnh thọ cảm thọ hạnh phúc an vui nếu họ còn đặt niềm tin mù quán, tà
kiến vào vị đạo sư của họ.
Khác với đạo Jaina, chủ trương về nghiệp của Phật giáo được giảng dạy bởi đức
Phật, một người đã chứng đắc đầy đủ Tam Minh, Ngài biết rõ về quá khứ của chính
Ngài và của tất cả chúng sanh. Ngài xác định chúng ta có thể chuyển nghiệp ngay trong
kiếp sống hiện tại và mỗi người là chủ nhân của nghiệp mà mình đã gây tạo, mỗi chúng
sanh có một nghiệp quả riêng, khơng ai giống ai, khơng ai có thể gánh quả nghiệp thay
ai được. Với chủ trương như vậy, làm cho con người sống có trách nhiệm, khơng ỷ lại,
khơng bi quan chịu thua trước nghịch cảnh. Ngài chủ trương nghiệp gồm thân nghiệp,
khẩu nghiệp, ý nghiệp trong đó ý nghiệp là quan trọng hơn hết. Vì vậy trong hiện tại,
khi ta thay đổi nhận thức của mình, như lí tác ý, chuyển ý nghiệp cho thiện lành để từng
hành động, lời nói được chân chánh như pháp. Hơn nữa, quá trình từ nhân đến quả còn
chịu tác động của các nhân duyên, như gieo hạt xuống đất cần phải trãi qua thời gian,
đủ nắng, nước, phân thì hạt mới nảy mầm lên cây có trái. Cho nên người tu hành tinh

tấn theo giáo lí của đức Phật, phịng hộ sáu căn, giữ gìn thân khẩu ý cho thanh tịnh ngay
trong hiện tại có thể chuyển đổi được phần nào các nghiệp đã gây ra trong quá khứ.
Đồng thời, ngay trong hiện tại ta cũng có được cuộc sống an vui, khơng hận thù, ganh
ghét đua tranh với ai, đó là sự giải thốt trong hiện tại, Niết bàn trong tương lai.

KẾT LUẬN
Tóm lại, qua sự phân tích chủ trương về nghiệp của đạo Jaina và của đức Phật, ta
cần có sự nhận thức đúng đắn về giáo lí nghiệp, để càng tinh tấn tu tập cho được hiệu
quả. Một lần nữa ta xác định niềm tin vào đức Phật mà ta đã và đang làm là một niềm
tin đúng đắn, khơng có sự nghi ngờ về đức Phật và giáo lí của Ngài. Đức Phật là người
chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ đau, đi đến an vui, hạnh phúc cho chúng sanh. Mỗi
người muốn đi đến đích của an lạc, giải thốt tự mình phải bước đi trên con đường đó,
khơng một ai có thể thay thế. Mỗi người là chủ nhân của nghiệp mình đã tạo do đó cần
phải chủ động trong việc tu tập, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa đến, nhưng hiện
tại ta có thể quyết định được. Cho nên ta cần sống có trách nhiệm, trọn vẹn cho từng
ngày, từng giờ ta sống. Cần có thái độ sống tích cực, tự mình phải có chánh niệm trong
mọi lúc, biết tiết chế, điều phục từng ý nghĩ, lời nói, hành động của mình sao cho thiện.
Bên cạnh đó, giữ tâm khơng giao động, ln qn bình tâm trong tất cả hồn cảnh, chấp
nhận và đối diện với thực tại của chính mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Minh Châu (dịch) (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Viện Nghiên Cứu Phật Học
Việt Nam, TP. HCM.
2. Thích Minh Châu (dịch) (1997), Kinh Tăng Chi Bộ 4, Viện Nghiên Cứu Phật Học
Việt Nam, TP. HCM.
3. Thích Minh Châu (dịch) (2012), Kinh Trung Bộ 1, NXB.Tơn Giáo, Hà Nội.
4. Thích Minh Châu (dịch) (2012), Kinh Trung Bộ 2, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội.
5. Lê Xuân Khoa, (1972) Nhập môn triết học Ấn Độ cổ đại, Trung tâm học liệu Bộ
GD, Sài gòn.

6. Heinrich Zimmer (2016), Triết Học Ấn Độ - Một Cách Tiếp Cận Mới, Nhà Xuất
Bản Văn Hố Thơng Tin, TP.HCM.



×