Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO NĂNG lực tư DUY lý LUẬN CHO GIẢNG VIÊN TRẺ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.41 KB, 5 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO
GIẢNG VIÊN TRẺ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU

Người thực hiện: Đỗ Thị Huế
Giảng viên: Khoa Nhà nước và Pháp luật
Tác giả Thân Nhân Trung đã từng khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao ngun khí suy thì thế
nước yếu rồi xuống thấp”. Hiện nay để bắt nhịp với thời đại khoa học kỹ thuật,
công nghệ hiện đại Ph. Ăngghen cũng đã từng chỉ ra: “Một dân tộc muốn đứng
vững trên đỉnh cao của khoa học, thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”. Song
Ph. Ăngghen cũng nhấn mạnh thêm rằng. Tư duy lý luận khơng phải lúc nào và
ở đâu cũng có sẵn mà nó thường tồn tại dưới dạng tiềm năng, dạng năng lực. Vì
thế việc xây dựng, rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cả một quốc
gia, một lớp người, một dân tộc, hay một cá nhân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên các trường Chính trị nói chung và trường
Chính trị tỉnh Lai Châu nói riêng.
Năng lực tư duy lý luận chính là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ
thể để đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức (ở trình độ lý luận) nhanh nhạy,
đúng đắn và sáng tạo đối với hiện thực, đồng thời có khả năng tiên đốn sự vận
động tiếp theo của hiện thực từ đó đề suất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết
và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.
Năng lực tư duy lý luận phải được rèn luyện, mài dũa thường xuyên, phải
thông qua hoạt động, biến các tri thức và phương pháp tư duy thành phẩm chất
và sức mạnh vốn có của người giảng viên. Trong q trình giảng dạy nghiên cứu
khoa học và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế để khái quát hóa, trừu tượng
hóa hệ thống các tri thức một cách logic, tìm ra bản chất của vấn đề trao đổi với
các học viên. Phương châm giảng dạy của trường Chính trị tỉnh Lai Châu là Dạy
bản chất, học tích cực, ơn cơ đọng, thi nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để sau khi
tốt nghiệp học viên sẽ ghi nhớ và nắm được những kiến thức cơ bản nhất, bản
chất nhất các vấn đề giảng viên trao đổi.
Giảng viên với vai trò là người giáo viên; người nghiên cứu khoa học;


người tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho địa phương. Với các vị
trí, vai trị quan trọng như vậy người giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ phải
thường xuyên học tập nâng cao trình độ tri thức và văn hóa, cũng như kiến thức
chun mơn vì đây là các thành tố tạo nên nền tảng của năng lực tư duy khơng
có trình độ tri thức, văn hóa cũng như kiến thức chun mơn thì khó có thể có
năng lực tư duy lý luận thực sự. Thực tế đã chứng minh chủ thể nào có tri thức
1


và có sự hiểu biết chung về văn hóa thì chủ thể đó có năng lực tư duy phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”,“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Vì vậy
nhiệm vụ của giảng viên trường Chính trị tỉnh Lai Châu nói riêng và các trường
chính trị trong cả nước nói chung rất quan trọng góp phần khẳng định sự thành
bại của một quốc gia trong công tác cán bộ. Như vậy để thực hiện tốt vai trị của
mình Giảng viên trường Chính trị phải được đào tạo chính quy trên tất cả các
lĩnh vực, các mặt tri thức, đạo đức, lối sống, khơng ngừng rèn luyện, nâng cao
trình độ chuyên môn, làm chủ tri thức, làm chủ bản thân mình. Năng lực tư duy
lý luận chính là một phẩm chất, một khả năng đặc biệt quan trọng giúp giảng
viên thực hiện tốt vai trị của mình. Giảng viên có năng lực tư duy lý luận là có
khả năng tích lũy vốn tri thức và nhận thức sử dụng tri thức, xử lý thông tin và
các phương pháp khoa học, tìm tịi và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp
với từng đối tượng học viên, là cơ sở giúp họ rèn luyện và ngày càng hoàn thiện
hơn phẩm chất và nhân cách sư phạm người thầy.
Năng lực tư duy lý luận cũng chính là vũ khí sắc bén trong hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giảng viên. Năng lực
ấy thể hiện ở khả năng nắm bắt bản chất, linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trong mối quan hệ với nhiệm vụ của họ, khả năng nắm bắt thực tiễn và xác định
phương hướng, giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực

tiễn. Thực tế đã chứng minh năng lực tư duy lý luận của người giảng viên là
ngọn đuốc lý luận soi đường về chính trị, có giá trị định hướng cho hoạt động
nhận thức, hoạt động thực tiễn, cụ thể hố hệ thống lý luận để đề ra những
chương trình, nhiệm vụ phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương nơi học
viên cơng tác và cư trú.
Trường Chính trị tỉnh Lai Châu được thành lập theo Quyết định 109
ngày 8/6/2006 của Tỉnh ủy Lai Châu. Với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt của Đảng và
các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở và tương đương theo tinh thần Quyết
định số 88-QĐ/TW ngày 5/9/1994 của Ban Bí thư về thành lập trường
Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường mới được thành
lập hơn 10 năm mặc dù luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các đồng
chí lãnh đạo tỉnh ủy, các ban xây dựng đảng, cùng các cơ quan ban
nghành trong tỉnh cơ sở vật chất của trường ngày càng khang trang, đầy
đủ. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, giảng viên đã có những
bước phát triển. Trường sở hữu một đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ
chun môn cao, kinh nghiệm, nghiệp vụ giảng dạy tốt, tâm huyết yêu nghề,
2


ln nêu cao lí tưởng lấy chất lượng giáo dục của học viên làm mục tiêu hàng
đầu. Tuy nhiên vẫn cịn hạn chế, một số ít đội ngũ giảng viên trẻ còn yếu và
thiếu kinh nghiệm, kiến thức thực tế, năng lực tư duy lý luận chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy trong thời kỳ đổi mới. Do vậy việc nâng cao, rèn
luyện năng lực tư duy lý luận cho giảng viên trẻ trường Chính trị tỉnh Lai Châu
là một yêu cầu khách quan, cấp thiết là nhiệm vụ thường xuyên và cốt lõi trong
công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được
Ban Giám hiệu đề cao. Để hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho
học viên đạt hiệu quả, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế tỉnh nhà; góp sức
phát triển kinh tế cả nước. chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên đối với
việc tự bồi dưỡng, tự đào tạo, tự hoàn thiện các năng lực của cá nhân.
Trước u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Giảng viên phải ln ý thức được vai trị và
trách nhiệm của bản thân trong công tác giảng dạy lý luận chính trị. Phải nhận
thức được mình là người thầy, người cô phải như thế nào để xứng đáng? Trách
nhiệm ra sao?. Có ý thức xây dựng hình ảnh người thầy, người cô chuẩn mực về
đạo đức, tác phong, uyên thâm về kiến thức lý luận và thực tiễn. Để làm được
điều này truwocs hết bản thân các giảng viên phải thường xuyên tự rèn luyện, tu
dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, Tự nâng cao trình
độ, năng lực cơng tác, tích cực học tập, nghiên cứu bồi dưỡng hoàn thiện các
kiến thức thực tiễn và kiến thức lý luận, kỹ năng sư phạm để tạo uy tín với học
viên. Ban giám hiệu, các cấp ủy đảng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên môn, quán triệt tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện năng lực tư
duy lý luận để nâng cao nhận thức, trách nhiệm.
Thứ hai: Tăng cường các hoạt động để giảng viên trẻ tiếp xúc với thực
tiễn xã hội và khoa học
Tổ chức các buổi trao đổi kiến thức chuyên môn, kiến thức chung, tổ
chức các buổi tham quan thực tế để nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội
cho giảng viên; tạo điều kiện cho giảng viên thâm nhập thực tiễn, lấy thực
tiễn soi chiếu, phân tích làm sâu thêm, củng cố chắc chắn thêm những kiến
thức đã có; đồng thời, khai thác, tiếp thu những kinh nghiệm, những vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn chính là cách thức nâng cao năng lực tư duy lý luận
của giảng viên lý luận chính trị một cách trực tiếp nhất. Những tri thức có
được từ thực tiễn “muôn màu, muôn vẻ” là “nguồn nguyên liệu” quan trọng
phục vụ cho các bài giảng đạt chất lượng.
Thứ ba: Nâng cao kỹ năng tổng hợp kiến thức cho đội ngũ giảng viên trẻ
3



Hiện nay, đội ngũ giảng viên trẻ mới ra trường chủ yếu tích lũy được các
kiến thức chun ngành, cịn thiếu và yếu những kiến thức tổng hợp của các lĩnh
vực khoa học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng tư duy lý luận
chính trị cho các học viên thì giảng viên trẻ cần phải nâng cao trình độ tri thức
về mọi mặt ngồi trình độ chun ngành. Thơng qua các hình thức tự học, tự
nghiên cứu, tự bồi dưỡng hoặc qua các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày, dài
hạn, tại chức... dần dần hoàn thiện thêm vốn tri thức cho mình. Giải pháp chính
để hoạt động này đạt hiệu quả đó là tinh thần cầu thị, ham học hỏi, tự trau dồi,
hoàn thiện tri thức của người giảng viên. Bên cạnh đó cịn cần có sự tạo điều
kiện thuận lợi của các cấp, các ngành, Ban Giám hiệu tạo cơ hội cho giảng viên
học tập, nghiên cứu và khẳng định mình.
Thứ tư: Nhà trường có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
học vấn, trình độ khoa học, tri thức ngồi chun nghành như các nghành
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật..cho đội ngũ giảng
viên trẻ.
Có cơ chế chính sách khuyến khích các giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó bản thân các giảng viên trẻ cần nỗ lực trau dồi kiến
thức thông qua nghiên cứu trên sách vở, một số hoạt động thực tiễn và công tác giảng
dạy để rèn luyện, biến tri thức và phương pháp tư duy thành sức mạnh vật chất. Chỉ có
như thế mới tạo ra cho bản thân thói quen tư duy khoa học, tính linh hoạt, nhạy cảm,
chính xác trong suy nghĩ cũng như trong hành động.
Thứ năm: Tạo động lực khuyến khích giảng viên trẻ thơng qua chính
sách về tiền lương, phụ cấp, khen thưởng.
Ngồi thực hiện các chính sách về lương, phụ cấp theo quy định của pháp
luật. Trường Chính trị tỉnh Lai Châu cịn thực hiện một số chế độ chính sách
khen thưởng khuyến khích giảng viên cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao. Ngoài khen thưởng về vật chất cịn có nhiều hình thức khen
thưởng về mặt tinh thần.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ

giảng viên trẻ trong trường Chính trị tỉnh Lai Châu. Để đạt được hiệu quả chúng
ta cần thực hiện tốt và có sự phối kết hợp các biện pháp nêu trên một cách đồng
bộ. Nghị quyết số 37/NQ-TW năm 2014 về công tác lý luận và định hướng
nghiên cứu đến năm 2030 cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác nghiên
cứu, giảng dạy đào tạo lý luận hiện nay là: “Thiếu gắn bó mật thiết giữa nghiên
cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, Giữa công tác nghiên cứu lý luận và công tác
giảng dạy đào tạo lý luận. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận
chính trị cịn hạn chế về chất lượng trùng lặp về nội dung; chương trình, giáo
4


trình; chậm đổi mới về phương pháp”. Vì vậy việc nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho giảng viên trẻ là yêu cầu cấp bách và quan trọng để nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong trường Chính trị tỉnh Lai Châu
nói riêng và cả nước nói chung.

5



×