Tên tiểu luận:
Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn được
thừa nhận trong BLDS Việt Nam 2015
Phần dẫn nhập……………………….………….……………………………..1
Phần nội dung………………………………….………………………………2
I. Nguồn của luật tư La Mã ..………………………………………………... 2
1. Khái niệm nguồn của luật tư La Mã…….….……………………………2
2. Các loại nguồn của luật tư La Mã……..…….…………………………..4
II. Nguồn của luật dân sự Việt Nam. ……………...………………………….7
1. Khái niệm nguồn luật dân sự …….………..…………………………..7
2. Các loại nguồn của luật dân sự …………...……………………………8
III. So sánh nguồn của luật tư La Mã với các nguồn được thừa nhận trong
bộ luật dân sự Việt Nam 2015………………………………………………10
Phần kết luận………………………………………………………………... 12
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..13
Các từ viết tắt
TAND: tòa án nhân dân
BLDS: bộ luật dân sự
TCN: trước công nguyên
SCN: Sau công nguyên
BLTTDS: bộ luật tố tụng dân sự
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
1
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
Nêu và phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các
nguồn được thừa nhận trong BLDS Việt Nam 2015.
A. Phần dẫn nhập
Khi nghiên cứu về luật La Mã, Ăngghen cho rằng “luật La Mã là hình thức pháp
luật hồn thiện nhất dựa trên cơ sở tư hữu. Sự thể hiện pháp lý của những điều
kiện sống và những xung đột xã hội trong đó thống trị tư hữu mà những nhà làm
luật sau đó khơng thể bán thêm điều gì hồn thiện hơn…” Luật la mã ra đời đã thể
hiện trình độ lập pháp đạt tới mức hoàn thiện của các luật gia La Mã. Luật tư La
Mã tuy hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của nhà nước La Mã cổ đại
một nhà nước của xã hội chiếm hữu nô lệ nhưng ngày nay hầu hết các chế định
của nó vẫn giữ nguyên được giá trị. Vì vậy, việc phân tích, tổng hợp, nghiên cứu về
nguồn của luật tư La Mã là rất cần thiết để từ đó thấy được những điểm mới, sự kế
thừa về nguồn của Bộ luật Dân sự Việt Nam 20 15 so với nguồn của luật tư La
Mã.
B. Nội dung
I.
Nguồn của Luật tư La Mã.
1. Khái niệm về nguồn của luật tư La Mã.
Trong thời đương đại, có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình xác định
nguồn của luật tư pháp La Mã, nhưng tổng hợp của các quan điểm đó đều có giá trị
trong việc xác định căn cứ hình thành nội dung các quy phạm pháp luật La Mã.
- Nguồn của Luật La Mã là nguồn gốc nội dung quy phạm.
- Dựa theo nội dung của luật La Mã, thì cội nguồn của các quy phạm pháp luật
La Mã chính là nhu cầu của các quan hệ xã hội cần phải có sự điều tiết thống nhất mà
được nhà nước ban hành. Những quy phạm pháp luật được quy định như một tất yếu
khách quan trong một xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ. Sự bảo vệ quyền tư
hữu cần phải đặt trong một chuẩn mực có tính nguyên tắc được áp dụng cho các quan
hệ trong phạm vi toàn xã hội. Quyền lợi và nghĩa vụ luôn luôn thuộc về các chủ thể
trong một quan hệ xã hội nhất định hoặc do thỏa thuận, hoặc do những quy ước chung
chi phối. Vì lẽ đó sự cần thiết phải có những chuẩn mực chung để mọi người trong xã
hội phải tuân theo.
2
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
- Những phong tục tập quán của người La Mã như một quy ước chung đối với
mọi chủ thể khi thiết lập một quan hệ xã hội nhất định. Nhưng những quan hệ xã hội
chỉ có thể đảm bảo thực hiện ở mức độ cao nhất lại do các đạo luật và hiến pháp chi
phối, điều tiết. Mọi quyền hạn và nghĩa vụ của những người tham gia vào quan hệ tài
sản và nhân thân đều phải phù hợp với những quy định của pháp luật.
- Nguồn của Luật La Mã đã là cơ sở nhận thức về pháp luật La Mã. Cội nguồn
nhận thức về các quy phạm luật tư pháp La Mã không những dựa vào phong tục, tập
quán của người La Mã, mà còn dựa vào nội dung của các bút ký triết học, của các các
triết gia, dựa trên văn bia, các hợp đồng La Mã được thể hiện dưới hình thức văn bản,
các tác phẩm của các luật gia, các tác phẩm văn học, nghệ thuật...những nguồn văn
bản trên đã phản ánh trực tiếp và gián tiếp những mối quan hệ của người La Mã trong
các giai đoạn phát triển của lịch sử.
Do vậy nguồn của Luật tư pháp La Mã là những tồn tại khách quan đã phản
ánh trực tiếp hoặc gián tiếp nội dung hiện thực của các quan hệ xã hội La Mã về tài
sản, về nhân thân mà dựa trên đó luật La Mã được xây dựng và được áp dụng trong
suốt chiều dài lịch sử tồn tại của Nhà nước La Mã, nhà nước chiếm hữu nô lệ.
- Nguồn của luật La Mã là hình thức biểu hiện nội dung quy phạm. Quy phạm
của luật được thể hiện dưới một hình thức nhất định như tập quán pháp, các đạo luật,
hệ thống hóa pháp luật…
2. Các loại nguồn của luật tư La Mã.
2.1. Tập quán của người La Mã.
Tập quán của người La Mã được hình thành phù hợp với chế độ thị tộc do tài
sản trong xã hội ngày càng được tạo ra nhiều hơn, phong phú hơn. Những tập quán
được hình thành, chi phối mọi quan hệ xã hội và được coi là những chuẩn mực chung
đối với hành vi của mọi người. Những tập quán của người La Mã trong quan hệ tài
sản, tôn giáo, lễ nghi, quyền mang tên thị tộc, bổn phận các thành viên trong thị tộc,
quyền của trưởng tộc, thừa kế tài sản của người chết, nghi thức kết hôn và điều kiện
kết hơn... đó là cơ sở để xây dựng và phát triển luật thành văn - luật La Mã cổ đại.
2.2 Đạo luật (plebiscite).
Nói về lịch sử phát triển của luật La Mã, ngay trong các chế định của Justinian
đã có sự phân biệt giữa luật thành văn (ius scriptum) và luật không thành văn (ius non
3
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
scriptum). Luật thành văn là đạo luật và những quy phạm do các cơ quan quyền lực
đặt ra và ghi nhận bằng các văn bản cụ thể. Đạo luật đã được sử dụng thay thế cho
thường luật không thành văn khi thường luật khơng cịn là hình thức phù hợp với sự
phát triển của xã hội.
- Vào thời quân chủ (khoảng năm 753-509 TCN) - nhà vua căn cứ vào hồn
cảnh, tình hình của La Mã đã ra các sắc dụ (constitution) hay chiếu chỉ (leges regiae)
để ra một lệnh nào đó có nội dung chỉ dẫn, khuyến dụ có tính chất bắt buộc một tầng
lớp hoặc tồn thể cơng dân La Mã phải tuân theo hoặc thực hiện một việc hoặc trong
một quan hệ nhất định. Cách sắc dụ thể hiện ở dạng: “ chiếu chỉ cho các thần dân; sắc
chỉ cho từng vụ việc; sắc dụ cho các quan lại và sắc lệnh giải quyết các tranh chấp”.
Những chiếu chỉ của vua có chứa đựng những nguyên tắc xử sự bắt buộc trong quan
hệ tài sản và nhân thân giữa các cơng dân La Mã, có giá trị là nguồn của luật La Mã.
- Luật XII bảng được cơng bố vào năm 449 TCN có nội dung điều chỉnh các
quan hệ thuộc lĩnh vực tư pháp, được coi là nguồn chính của luật tư pháp La Mã.
- Vào thời cộng hoà ( năm 510/509 - 44 TCN) tuy tập quán của người La Mã
vẫn được áp dụng phổ biến trong xã hội, nhưng các quan chấp chính vẫn công bố
những quyết định về việc giải quyết những vụ việc cụ thể. Những án lệ mà các quan
chấp chính hay quan tòa đã áp dụng khi giải quyết các tranh chấp giữa các công dân
La Mã được thông báo công khai, cũng là nguồn của luật tư La Mã.
2.3. Sắc dụ của các quan chấp chính (edicta)
Sắc dụ của các quan chấp chính có tính chất bắt buộc và hiệu lực của nó kéo
dài theo nhiệm chức của quan. Trong thực tiễn xét xử, một số quy phạm pháp luật cũ
khơng cịn phù hợp đã được điều chỉnh hoặc thay đổi. Điều này đã khắc phục được
các hạn chế của luật civile nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giải quyết
các vấn đề mới phát sinh trong xã hội mà luật chưa thay đổi kịp điều chỉnh.
Hoạt động sáng tạo lập pháp của các quan tòa đã làm xuất hiện một hệ thống
các quy phạm pháp luật mới có tên gọi là ius honorarium (từ honores dùng để chỉ
những người có chức sắc) hoặc cịn gọi là ius praetorium – luật quan. Hoạt động sáng
tạo luật pháp của các quan tòa còn dẫn đến sự xuất hiện một loạt những học thuật mới
4
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
như: legitium – theo luật civile, iustae causae (căn cứ chính xác, hợp đạo), legitimum
tempus ( thời hạn luật pháp).1
2.3. Hoạt động của các luật gia La Mã (responsa prudentium).
Các luật gia La Mã trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình đã áp dụng
những nguyên tắc do luật XII bảng và các quyết định của quan chấp chính quy định.
Đồng thời, các luật gia cịn có vai trị bổ sung, sáng tạo luật trong quá trình nghiên cứu
và áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn. Theo Xi-xê-ron, hoạt động của các
luật ra gồm các hình thức: respondere, cavere, agere và scribere.
Respondere - là hoạt động tư vấn giúp cho các công dân hiểu rõ hơn các điều
luật khi họ có những việc liên quan tới luật pháp. Cavere - hoạt động giúp công dân ký
kết các thỏa thuận để tránh những thiếu sót có thể gây thiệt hại về quyền lợi. Scribere là hoạt động giúp các công dân lập biên bản hợp đồng và các loại văn bản khác liên
quan tới pháp luật. Agere - Là hoạt động phụ trách tố tụng của các bên nhưng không
với tư cách là luật sư bào chữa2.
Đến thời kỳ Prinxipat (từ năm 27 TCN – 193 SCN), hoạt động sáng tác luật
pháp của các luật gia La Mã được cơng nhận chính thức. Các luật gia La Mã có vai
trị khơng nhỏ trong việc sáng tạo ra các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội mới nảy sinh.
2.4. Hệ thống hóa luật La Mã của Hồng đế Justinian (constitutiones
principum).
Vai trị của hồng đế La Mã Justinian rất lớn trong việc khôi phục đế chế La
Mã và hệ thống pháp luật. Hoàng đế Justinian lên ngôi vào năm 527. Từ năm 528 ông
thành lập một ủy ban pháp luật nhằm hệ thống các quy phạm luật la mã thành Corpus
Juris Civilis ( tập hợp các chế định luật dân sự). Ngoài việc hệ thống, hoàng đế còn
cho phép ủy ban được thay đổi nội dung của những những quy phạm cho phù hợp với
hoàn cảnh xã hội đương thời. Corpus Juris Civilis bao gồm bốn bộ phận cấu thành:
Codex Constitutionum ( Bộ luật Justinian), Institutiones (sách giáo khoa luật la mã),
Digesta (Tổng luận luật học Justinian ), và Novellae (tập hợp luật mới). Vào năm năm
1
Lê Thu Trang (2017), “ tiếp nhận luật la mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ luật học, khoa luật đại học quốc gia Hà Nội.
2
Lê Thu Trang (2017), “ tiếp nhận luật la mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay”,
luận văn thạc sĩ luật học, khoa luật đại học quốc gia Hà Nội.
5
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
534, cơng việc hệ thống luật La Mã đã hồn thành và được gọi là bộ luật của hoàng đế
Justinian gồm 12 quyển được phân chia theo nội dung của các quy phạm thuộc lĩnh
vực tư pháp, hành chính…
Tóm lại, hệ thống luật dưới thời hoàng đế Justinian được gọi là luật La Mã cổ
đại, trong đó có các quy phạm về tư pháp La Mã.
2.5. Ý kiến viện nguyên lão ( senatus consulta).
Viện nguyên lão có 3 trách nhiệm chính: nắm quyền hành pháp, có vai trị như
một hội đồng cố vấn cho nhà vua; là cơ quan lập pháp. Trong thời kỳ quân chủ, nhiệm
vụ quan trọng nhất của Viện là bầu ra vị vua mới. Nếu nhà vua tự động được nhân dân
lựa chọn, những người đó đã thực sự thay thế vai trò Viện nguyên lão. Thời gian giữa
cái chết của vị vua cũ cho đến khi bầu vua mới được gọi là interregnum, trong thời
gian này Interrex đề cử một ứng viên thay thế vua cũ. Sau khi được Viện ngun lão
chấp thuận, ơng chính thức được nhân dân bầu, và được tuyên bố bởi Viện. Duy nhất
một vua, Servius Tullius, được bầu bởi một mình Viện ngun lão, khơng phải bởi
người dân. Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng khác của Viện nguyên lão là làm một
hội đồng cố vấn cho nhà vua. Nhà vua có thể bác bỏ những đề nghị của Viện, nhưng
uy tín ngày càng tăng của Viện nguyên lão khiến nhà vua càng trở nên khó khăn trong
việc bác bỏ các quyết nghị. Về cơ bản Viện cũng có thể soạn thảo ra luật mới, mặc dù
thật không đúng lắm khi xem những quyết nghị của Viện là "pháp luật" theo nghĩa
hiện đại. Chỉ có nhà vua mới có thể ra được luật mới, mặc dù ơng cũng tham gia vào
cả Viện nguyên lão lẫn Đại hội Curia (Đại hội Nhân dân)3.
II.
Nguồn của luật dân sự Việt Nam.
1.
Khái niệm.
Khi nói đến nguồn của pháp luật điều đó cũng có nghĩa là muốn nói đến hình
thức bên ngồi của pháp luật hay nói một cách khác là các hình thức ghi nhận và ban
hành các quy phạm pháp luật. Nguồn của luật còn được hiểu theo nghĩa rộng là tổng
hợp các cách thức biện pháp ấp để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều
chỉnh của một ngành luật. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội này bằng cách nào, theo
phương thức nào cũng như hình thức của sự ghi nhận và ban hành các quy phạm pháp
3
/>
6
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
luật - một phần phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, pháp lý cũng như khả năng xây
dựng pháp luật ở từng nước.
Nguồn của luật dân sự ở nước ta được hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật
dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm
điều chỉnh các quan hệ dân sự giữa các chủ thể trong một khoảng thời gian và không
gian nhất định. Nhưng không phải mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành đều là nguồn của luật dân sự, mặc dù điều chỉnh quan hệ tài sản hoặc quan
hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Ví dụ một bản án dân sự của
tòa án giải quyết tranh chấp quyền sở hữu, một quyết định phân nhà cho công nhân
viên chức nhà nước,...
Theo khoa học pháp lý và pháp luật thực định, một văn bản được xem là nguồn
của luật dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Văn bản phải chứa đựng các quy tắc xử sự để điều chỉnh các quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân.
- Văn bản phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành .Ví dụ theo hiến
pháp 2013 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 3/6/2008 thì Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật, cịn ủy ban thường vụ quốc hội chỉ có
quyền ban hành pháp lệnh.
- Văn bản đó phải được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục luật
định.
- Văn bản đó được nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp thích hợp và
quan trọng nhất là cưỡng chế, buộc thi hành và áp dụng chế tài đối với người có hành
vi vi phạm pháp luật.
1.
Các loại nguồn của luật dân sự Việt Nam.
Mỗi một văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với một mức độ điều chỉnh
nhất định, hiệu lực pháp lý cao hay thấp nhất định, với mức độ khái quát hay cụ thể
khác nhau, trên cơ sở đó, có thể phân loại các văn bản quy phạm pháp luật theo hai
tiêu chí, đó là mức độ điều chỉnh và mức độ hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm
pháp luật, trên cơ sở các tiêu chí đó, nguồn của luật dân sự Việt Nam bao gồm:
2.1. Hiến pháp.
7
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước do Quốc hội cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam ban hành, trong đó các quy định về chế
độ chính trị, chế độ kinh tế và các quyền cơ bản của cơng dân có vị trí quan trọng có
liên quan đến Luật Dân sự. Đối với luật dân sự, các quy định về quyền con người
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2), các quy định về kinh tế văn hóa
xã hội giáo dục khoa học công nghệ và môi trường ( chương 3) của hiến pháp 2013 có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà BLDS đã cụ thể hóa.
2.2. BLDS và các bộ luật, đạo luật khác. Có liên quan đến dân sự như bộ luật
hàng hải, luật hàng không, luật thương mại, luật đất đai, luật hơn nhân gia đình, luật
doanh nghiệp nhà nước, luật công ty,,...do Quốc hội ban hành cũng điều chỉnh các
quan hệ dân sự, được coi là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Dân sự, trong đó
BLDS giữ vị trí trung tâm trong các nguồn của luật dân sự. Các nghị quyết của Quốc
hội liên quan đến việc thi hành BLDS cũng được coi là nguồn của luật dân sự.
2.3 Pháp lệnh và nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội.
Trước khi BLDS được ban hành, pháp lệnh là nguồn đặc biệt quan trọng của
luật dân sự Việt Nam: pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989, pháp lệnh
thừa kế 1990, pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, pháp lệnh nhà ở 1991... Hiện nay, có
một số pháp lệnh là nguồn quan trọng của luật dân sự như pháp lệnh về quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất
1994…
2.4. Nghị định của chính phủ.
Đây là nguồn phong phú, quan trọng của luật dân sự, thể hiện hầu hết các lĩnh
vực mà luật dân sự điều chỉnh. Có thể kể ra một số nghị định điều chỉnh trực tiếp quan
hệ dân sự như nghị định số 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 về kinh doanh bảo
hiểm, nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 1996 quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp, nghị định số 76/CP hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả
trong BLDS ngày 29 tháng 11 năm 1996..4
2.5. Quyết định, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ vụ cũng là một trong
những nguồn quan trọng của luật dân sự.
Bùi Thị Thanh Hằng, giáo trình luật dân sự Việt Nam (2002), khoa luật đại học quốc gia Hà Nội, Nxb đại học
quốc gia Hà Nội.
4
8
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
2.6. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ để cụ thể hóa luật pháp lệnh nghị định trong
phạm vi lĩnh vực bộ bộ ngành quản lý là bộ phận quan trọng đối với pháp luật dân sự.
Ngoài ra, các cơ quan này và các cơ quan có thẩm quyền khác có thể ban hành các văn
bản liên tịch như thông tư liên tịch.
2.7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC, quyết định chỉ thị thông
tư của viện trưởng VKSNDTC hướng dẫn thi hành, áp dụng luật dân sự cũng là
nguồn của luật dân sự. Nguồn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng tác xét
xử.
Đối với Thông tư của TANDTC, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC
hướng dẫn thi hành, áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự, cho đến nay vẫn cịn
quan điểm khác nhau về việc có coi đó là nguồn của luật dân sự hay không? Về
phương diện này trước hết cần khẳng định rằng án lệ và thực tiễn xét xử của tịa án ở
nước ta khơng được coi là nguồn của luật, vì TAND là cơ quan xét xử của nước
CHXHCN Việt Nam theo như quy định của hiến pháp. Do vậy TANDTC khơng có
chức năng lập pháp. Tuy nhiên trên lĩnh vực luật dân sự cho phép áp dụng nguyên tắc
tương tự cũng như các phương pháp hóa học để giải thích, hướng dẫn thi hành luật, thì
các nghị quyết do TANDTC ban hành nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết việc áp
dụng các quy phạm pháp luật dân sự. Có quy phạm pháp luật dân sự cũng có thể coi
là một loại nguồn của luật dân sự theo nghĩa rộng.5
III.
So sánh nguồn của luật tư La Mã với nguồn được thừa nhận trong
BLDS Việt Nam 2015.
1. Điểm giống: Trên cơ sở tiếp thu nguồn của luật tư La Mã, thì BLDS Việt Nam 2015
tiếp tục thừa nhận một số nguồn sau giống với luật tư La Mã như:
1.1. Các đạo luật:
Giống như luật tư La Mã, các đạo luật cũng là nguồn của BLDS Việt Nam
2015. Nếu như các đạo luật của luật la mã thường là các chiều chị sắc dục để ra lệnh
một lần nào đó có nội dung chỉ dẫn khuyến dụ có tính chất bắt buộc một tuần lớp học
tồn thể cơng dân la mã phải tn theo hoặc thực hiện thì các đạo luật của bộ luật dân
Bùi Thị Thanh Hằng, giáo trình luật dân sự Việt Nam (2002), khoa luật đại học quốc gia Hà Nội, Nxb đại học
quốc gia Hà Nội.
5
9
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
sự Việt Nam lại chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,
trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung của nhà nước được đảm bảo thực
hiện.Bên cạnh việc phải tuân theo hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam 2013 thì
khơng được trái với các nghị định, thơng tư của chính phủ, thủ trưởng, bộ trưởng và
các cơ quan ngang bộ cũng như không được trái với các bộ luật, đạo luật khác liên
quan đến dân sự.
1.2.
Tập quán.
Cũng giống như nguồn của luật tư La Mã thì tập quán ở Việt Nam cũng là một
trong những nguồn quan trọng của BLDS 2015 được hình thành dựa trên đặc điểm
vùng miền, dân tộc, tơn giáo,… Để có thể áp dụng được tập quán vào giải quyết các
quan hệ đòi hỏi tập qn đó phải là tập qn được hình thành và được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong thời gian dài và được thừa nhận. Đồng thời tập qn đó khơng được
trái với các nguyên tắc cơ bản quy định trong BLDS.6 Theo khoản 2 điều 5 BLDS
2015, trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thì có thể
áp dụng tập qn những tập qn áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự quy định tại điều 3 của bộ luật này. Tức là các nhà làm luật căn
cứ vào các quan hệ phát sinh trên thực tế để ban hành BLDS và các VBPL khác nhằm
điều chỉnh các quan hệ đó. Tuy nhiên đời sống xã hội rất đa dạng, ngày càng phát triển
không ngừng, đồng thời quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung một văn bản thường diễn
ra trong thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc có những quan hệ mới hình thành
mà BLDS chưa kịp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Do đó, quy định về áp dụng tập quán
và quy định áp dụng tương tự pháp luật (điều 6) để giải quyết các quan hệ dân sự là
hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
I.3.
Án lệ, lẽ công bằng.
Nếu như 1 trong số nguồn của luật tư La Mã là hoạt động của các luật gia, là
sắc lệnh của quan chấp chính; thì trong BLDS 2015 lại đề cập tới án lệ theo hướng án
lệ được tòa án nghiên cứu áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội
đồng thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố khoản 3
điều 45. Như vậy, án lệ đã trở thành nguồn chính thức của pháp luật dân sự tất nhiên
6
TS.Nguyễn Minh Tuấn,” bình luận khoa học bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam 2015”; (2016). Nxb tư
pháp.
10
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
chỉ là nguồn bổ sung và đây là một sự tiến bộ. Tại khoản 2 điều 6 BLDS 2015 quy
định “ trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1
điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại điều 3
của bộ luật này, án lệ, lẽ cơng bằng” .Với hướng này khi có khiếm khuyết quy định
chúng ta sẽ tạo ra án lệ trên cơ sở lẽ công bằng và áp dụng án lệ nên khơng cần thiết
phải sửa đổi BLDS. Điều đó cũng có nghĩa là BLDS 2015 sẽ trường tồn lâu hơn nhờ
khai thác án lệ điều mà BLDS 1995 và BLDS 2015 chưa làm được7. Theo BLDS 2015
án lệ và lẽ cơng bằng được vận dụng khi “pháp luật khơng có quy định”( điều 6). Khi
chúng ta khơng có bất cứ quy định nào án lệ và lẽ công bằng sẽ được áp dụng. Thiết
nghĩ án lệ và lẽ công bằng cũng cần được khai thác khi có quy định những quy định
không rõ ràng hay các quy định của pháp luật chồng chéo nhau dẫn tôi cách vận dụng
pháp luật khác nhau.8
I.4.
Pháp lệnh , nghị quyết của Quốc hội.
Theo nguồn của luật tư La Mã thì vào viện nguyên lão là cơ quan lập pháp thì ở Việt
Nam là Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam
có chức năng xây dựng và thơng qua luật.
2. Điểm khác: ngoài việc kế thừa Nguồn của luật tự làm Á thì quên được thừa nhận
trong BLDS Việt Nam 2015 cũng có những điểm khác:
2.1. Về phân loại nguồn: nguồn của luật tư La Mã bao gồm tập quán của người la
mã đạo luật, Trong khi đó nguồn của BLDS Việt Nam 2015 gồm: nguồn nội dung và
nguồn hình thức, nguồn chủ yếu vào nguồn thứ yếu, phụ thuộc và cách phân biệt.
2.2. Nguồn luật chính: nguồn luật chính của luật tư La Mã là tập quán pháp trong
khi nguồn được thừa nhận trong BLDS Việt Nam 2015 là các văn bản quy phạm pháp
luật.
2.3. khác với nguồn của luật tư La Mã, nguồn của BLDS Việt Nam có thêm
một loại nguồn đó chính là điều ước quốc tế - điều ước được ký kết, công nhận bởi
nhiều quốc gia trên thế giới.
vấn đề án lệ ở Việt Nam xem thêm Đỗ Văn đại án lệ của tòa án tối cao kinh nghiệm của Pháp đối với sự
phát triển án lệ tại Việt Nam tạp chí tịa án nhân dân số 13 2011 Đỗ Văn đại và Đỗ Văn Kha án lệ trong pháp
luật thực định Việt Nam tạp chí nghiên cứu lập pháp tháng 8 năm 2008
8
PGS.TS. Đỗ Văn Đại, “ bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật dân sự 2015,( 2016), Nxb Hồng Đức hội luật gia Việt Nam.
7
11
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
=>Nhìn chung từ thực tế BLDS Việt Nam cho thấy bộ luật này đã khá hồn thiện tuy
nhiên vẫn cịn cần một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thêm nữa như: thường
xuyên tổ chức các buổi hội đàm, trao đổi pháp luật để thấy được những điểm tích cực,
hạn chế của bộ luật trong thực tiễn từ đó có phương hướng giải quyết, sửa đổi, bổ
sung. Tham khảo các nguồn luật trên thế giới nói chung để học hỏi, rút kinh nghiệm,
tiếp thu những cái mới, tiến bộ để hồn thiện bộ luật. Cần rà sốt các nguồn của
BLDS, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan đến BLDS khi
cần thiết.Tiếp tục đào tạo đội ngũ chuyên gia về pháp luật, nghiên cứu, khắc
phục hạn chế của bộ luật….
C. Kết luận.
Như vậy qua tìm hiểu về nguồn của luật tư La Mã cũng như nguồn được thừa
nhận trong BLDS Việt Nam 2015 thấy luật tư La Mã đóng vai trị khơng thể phủ nhận
trong việc tạo ra cơ sở, nền tảng trong xây dựng pháp luật dân sự hầu hết quốc gia
trên thế giới. Khi nghiên cứu về luật la mã, bác đã nhận xét và đánh giá cao về nên
lập pháp là bã nhất là thời kỳ cộng hòa hậu kỳ: “những người La Mã chính là những
người đầu tiên khởi xướng ra luật, luật trừu tượng, tư pháp” và luật tư pháp của nó
đã đạt đến trình độ mang tính chất cổ điển. Các chế định trong pháp luật La Mã đã
điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ phức tạp lúc bấy giờ. Nguồn của BLDS Việt Nam
tiếp thu tinh hoa của nguồn luật La Mã và không thể phủ nhận rằng nó đã khá hồn
chỉnh tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục hồn thiện hơn nữa để có thể xây dựng được
một hệ thống pháp luật phù hợp với Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Thị Thanh Hằng, giáo trình luật dân sự Việt Nam (2002), khoa luật Đại học
quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Giáo trình luật la mã (2003), trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
3. />4. Lê Thu Trang (2017), “ tiếp nhận luật la mã trong việc xây dựng chế định vật quyền
ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội.
5. PGS.TS. Đỗ Văn Đại, “ bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật dân sự
2015,( 2016), Nxb Hồng Đức - hội luật gia Việt Nam.
12
Trịnh Hồng Nhung - 20061212
6. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự Việt Nam 2015.
7.TS.Nguyễn Minh Tuấn,” bình luận khoa học bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt
Nam 2015”; (2016). Nxb tư pháp.
13
Trịnh Hồng Nhung - 20061212