Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

“Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.29 KB, 16 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các nội dung và trích dẫn trong luận văn này bảo đảm độ tin cậy và chính xác.
Những tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ. Mọi sao chép
khơng hợp lệ, vi phạm quy định viết luận văn tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2020
Học viên

Trịnh Út Mười

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn tốt
nghiệp Cao học chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự với đề tài “Chuẩn bị xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Trước hết tôi xin trân
thành cảm ơn quý thầy, cơ đã tận tình giảng dạy tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ Thị Kim Oanh, người đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết để tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình tơi
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii


Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục bảng................................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................................................2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................4
3.1 Mục đích nghiên cứu...................................................................................................4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................5
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................5
4.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................5
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................5
5.1 Phương pháp luận ........................................................................................................5
5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................6
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ......................................6
6.1 Ý nghĩa lý luận của Luận văn .....................................................................................6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn ..................................................................................6
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................................................7
1.1 KHÁI NIỆM ...............................................................................................................7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .7
1.1.2 Chủ thể chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................................................... 12
1.1.3 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................................................. 14
1.1.4 Nội dung (nhiệm vụ) của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................... 16
1.2 KINH NGHIỆM LẬP PHÁP TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945
ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015........ 18
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 1988......18
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2003......21
iii



1.2.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2015......22
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỢ LUẬT TĨ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................................................... 25
2.1 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CHUẨN BỊ
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ....................................................................... 25
2.1.1 Quy định về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án ............................. 25
2.1.2 Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử................................................................... 26
2.1.3 Quy định về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế ...................................................................................................................... 31
2.1.4 Quy định về giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa ........................ 32
2.1.5 Quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung ............................................................ 32
2.1.6 Quy định về tạm đình chỉ vụ án ............................................................................ 34
2.1.7 Quy định về đình chỉ vụ án ................................................................................... 35
2.1.8 Quy định về phục hồi vụ án .................................................................................. 35
2.1.9 Quy định về việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm .......................... 36
2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .................................................. 37
2.2.1 Thực tiễn áp dụng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử tại Tòa án nhân dân hai
cấp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng ................................................................... 39
2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định về nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự tại Tòa án nhân
dân hai cấp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng ...................................................... 43
2.2.3 Thực tiễn thực hiện quy định về áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
tại Tòa án nhân dân hai cấp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng .................................. 44
2.2.4 Thực tiễn áp dụng quy định về các quyết định tố tụng của Tịa án trong q trình
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Tịa án nhân dân hai cấp các tỉnh Bạc Liêu,
Cà Mau, Sóc Trăng......................................................................................................... 46
2.2.5 Nguyên nhân những hạn chế, vi phạm trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

tại Tịa án nhân dân hai cấp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng ................................ 48
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ............................................................................................ 54
3.1 NHU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ ........................................................................................................................ 54
iv


3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ..................................................................................... 56
3.2.1 Giải pháp pháp luật ............................................................................................... 56
3.2.2 Giải pháp khác....................................................................................................... 57
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 64

v


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Thống kê các loại thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm của một vụ án hình sự
thơng thường................................................................................................................... 27
Bảng 2.2. Thống kê các loại thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án hình sự phức tạp...... 27
Bảng 2.3. Thống kê các loại thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án hình sự được Tịa
án nhận lại sau khi trả lại cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung ................................. 28
Bảng 2.4. Thống kê kết quả xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019 tại Tòa án

nhân dân hai cấp tỉnh Bạc Liêu ...................................................................................... 37
Bảng 2.5. Thống kê kết quả xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019 tại Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Cà Mau........................................................................................ 37
Bảng 2.6. Thống kê kết quả xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019 tại Tịa án
nhân dân hai cấp tỉnh Sóc Trăng .................................................................................... 38

vi


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì nhân dân, đảm bảo
quyền con người và quyền công dân được quy định trong Hiến Pháp năm 2013. “ Tòa
án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp... ’’. Theo tinh thần cải cách tư pháp được quy định tại Nghị Quyết
số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị thì phán quyết của Tòa án chủ yếu
dựa vào kết quả thẩm vấn cơng khai tại phiên tịa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, kết
quả thu thập chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để quyết định. Việc chuẩn bị xét xử, nhất
là nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án là yếu tố quan trọng để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và
Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử nắm vững được nội dung vụ án; chủ tọa phiên tòa
chủ động và vững tin trong điều hành phiên tịa, góp phần nâng cao chất lượng tranh
tụng tại phiên tịa. Chính vì vậy, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữ vai trị
quan trọng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người của người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Tuy nhiên, do nhiều ngun nhân, trong đó có cả sự nhận thức chưa thật đầy đủ
và sâu sắc về những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nên mặc
dù đã khắc phục được khá nhiều điểm hạn chế, bất cập của BLTTHS năm 2003, nhưng
các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự vẫn cịn những điểm hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Cũng từ nhận thức chưa thật đầy đủ và sâu sắc những
vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự mà một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân khi
chuẩn bị xét xử nghiên cứu không kỹ hồ sơ vụ án, còn lúng túng trong đánh giá tài
liệu, chứng cứ, chưa dự báo được hệ quả của các quyết định được đưa ra khi chuẩn bị
xét xử...Tình trạng trên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự. Để khắc phục tình trạng nói trên, cần có những cơng trình nghiên
cứu về lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nghiên cứu các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đánh giá một cách
khách quan thực tiễn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gắn với địa bàn nhất định.
1


Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như đã nhấn mạnh ở phần trên có vai trị
và ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân,
đồng thời đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa. Bởi tầm quan trọng của mình
mà vấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã được giới khoa học tố tụng
hình sự nước ta quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đã được cơng bố. Trong số đó,
trước hết phải kể đến các cơng trình nghiên cứu mang tính chất đại cương như: “Bình
luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự” do GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011),
Giáo trình “Luật tố tụng Hình sự Việt Nam” do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên
(2001) và được tái bản có sửa đổi, bổ sung do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên
năm 2008, Tài liệu “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự” do tác giả Phạm Minh Tuyên
biên soạn (2018), Giáo trình “Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự” của Học viện Tư pháp

(2011), Giáo trình “Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Học viện Tư pháp (2011), Giáo
trình “Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Võ Thị Kim Oanh
(2011), Giáo trình “Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội
(2015); các công trình nghiên cứu chuyên sâu như Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Những
vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Đức
Khiển (1996) đã cung cấp cơ sở lý luận cũng như đánh giá thực trạng của pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số lý luận và thực tiễn
liên quan đến thời hạn trong tố tụng hình sự; Các đề tài khoa học khác như: “Một số
vấn đề về quyết định tạm giam và thời hạn tạm giam trong trường hợp Hội đồng xét xử
yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tịa” của tác giả Hồng Đạt Nam (2017), “Những
nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Việt Nam và yêu cầu của việc sửa đổi toàn diện
Bộ luật tố tụng hình sự” của tác giả Trần Thế Vượng (1999), “Những nguyên tắc cơ
bản của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Hồng Thị Sơn và Bùi Kiên Điện
(1999), “Các nguyên tắc của tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền” của tác giả Nguyễn Cảnh Hợp (2001) đã đề cập đến các nguyên tắc cần thiết
trong việc xây dựng, triển khai thực hiện tố tụng hình sự, mà trong đó việc đảm bảo
2


thời hạn trong tố tụng hình sự được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản trong
pháp luật tố tụng hình sự, “Mơ hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác
giả Phạm Hồng Hải (2003). Trong số những cơng trình nghiên cứu mà tác giả luận văn
này tham khảo để thực hiện đề tài có cả các luận văn thạc sĩ luật học, chẳng hạn như
Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Vũ Thị Thủy Tiên (2001). Trong luận văn này tác giả của nó đã
nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự
với những vấn đề cơ bản của giai đoạn xét xử sơ thẩm trong suốt quá trình từ khi hồ sơ
vụ án được chuyển giao cho Tòa án, cho đến khi kết thúc phiên tịa ra bản án sơ thẩm
hình sự. Luận văn cũng đã đề cập đến những quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử và
thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử. Luận văn thạc sĩ luật học “Chuẩn bị xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” của tác giả Huỳnh Anh Kiệt đã nghiên cứu
cơ sở lý luận cũng như chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong trong việc thực hiện các
quy định pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong đó
tác giả cũng đã đưa ra một số các nhận định về thời hạn chuẩn bị xét xử. Luận văn thạc
sĩ “Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thấm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn
Bảo An (2012) đã cung cấp cơ sở lý luận cũng như đánh giá thực trạng triển khai, thực
hiện các quy định của pháp luật về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm,
cũng như thời hạn gia hạn để chuẩn bị xét xử, thời hạn hoãn phiên tòa. Đồng thời, tác
giả cũng đã đưa ra một số các đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao chất
lượng trong việc áp dụng thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm. Luận văn
thạc sĩ luật học “Xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu
thực tiễn địa bàn tỉnh Đăk.Lăk)” của Nguyễn Sỹ Thành (2015) đã đưa ra cơ sở lý luận
cũng như thực tiễn thi hành xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tại
Đăk Lăk. Tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tố
tụng hình sự cũng như nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật tố tụng hình sự. Luận
văn thạc sĩ luật học “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” của Cao Văn Hiếu (2014) đã đưa ra cơ sở
lý luận cũng như thực tiễn thi hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng. Tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự cũng như nâng cao chất lượng thực hiện
pháp luật tố tụng hình sự. Đề tài thạc sĩ “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo
3


luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” của Đỗ Thị Hòa (2016) đã
đưa ra cơ sở lý luận cũng như thực tiễn thi hành xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự cũng như nâng cao chất lượng thực hiện
pháp luật tố tụng hình sự. Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, khảo sát nêu trên, có thể
thấy, ở nước ta đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự, các

giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu và cụ thể về
chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự nói chung. Để có góc nhìn khái
qt, hệ thống và chi tiết về lý luận chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng
hình sựViệt Nam, nhất là đi sâu nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, từ
đó đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung. Vì vậy việc chọn đề tài “Chuẩn bị xét xử sơ
thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” là địi hỏi cấp thiết mang giá trị lý luận
và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích nhũng vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở nước ta.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận văn tập trung:
- Phân tích những vấn đề lý luận và lịch sử hình thành, phát triển quy định pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ
thẩm và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm ở
một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Đề xuất một số kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao chất lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở nước ta.

4


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận, thực trạng pháp

luật tố tụng hình sự và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự. Bởi vậy, Luận văn lấy các quan điểm khoa học, các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự tại một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau để nghiên cứu các vấn đề
thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và tố tụng
hình sự. Luận văn tập trung nghiên cứu chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo
thủ tục thơng thường, không nghiên cứu các thủ tục về chuẩn bị xét xử sơ thẩm
theo thủ tục đặc biệt.
- Về không gian, thời gian: Luận văn tập trung đánh giá, khảo sát thực tiễn áp
dụng các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam tại một số tỉnh gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau trong khoảng thời
gian 05 năm từ năm 2015 - 2019.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận
Đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về Nhà
nước và pháp luật, tội phạm và hình phạt, bảo vệ quyền con người, cải cách tư pháp,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đề tài Luận văn còn được nghiên
cứu bằng cách tiếp cận đa ngành liên ngành khoa học xã hội nói chung và đa ngành
liên ngành luật học nói riêng. Với phương pháp luận và cách tiếp cận đó, Luận văn
làm sáng tỏ bản chất và đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; những
hạn chế, bất cập, vi phạm trong chuẩn bị xét xử và nguyên nhân của chúng để đưa ra

5



những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải pháp nâng
cao chất lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản;
phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp
diễn dịch, phương pháp quy nạp... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các
vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong Luận văn.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
6.1 Ý nghĩa lý luận của Luận văn
Với kết quả nghiên cứu về lý luận, thực trạng quy định của pháp luật tố tụng
hình sự và thực tiễn áp dụng trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn
góp phần nhận thức thống nhất về những vấn đề lý luận, về sự điều chỉnh pháp luật
và về cách tiếp cận đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
Với việc làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc, hạn chế, thiếu sót trong quy
định pháp luật hình sự và trong thực tiễn áp dụng, Luận văn góp phần tìm kiếm các
giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm, vụ án hình sự nhằm đảm bảo
cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài
sản Nhà nước và công sức của những người tham gia tố tụng khác, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của cơng dân. Với kết quả nghiên cứu nên trên, luận văn là cơng trình
tham khảo cho sinh viên, học viên, các chuyên viên pháp lý, cán bộ thực thi pháp luật
và là tài liệu tuyên truyền pháp luật.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu kham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về chuẩn

bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
[1] Hiến pháp 2013.

[2] Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (Luật số 29/2003-QH11) ngày 26/11/2003.
[3] Bộ luật lao động Việt Nam 2012 (Luật số 10/2012- QH13) ngày 18/06/2012.
[4] Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 (Luật số 62/2014-QH13) ngày 24/11/2014.
[5] Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2015 (Luật số 92/2015-QH13) ngày 18/06/2015.
[6] Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 (Luật số 101/2015-QH13) ngày
27/11/2015.

[7] Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 (Luật số 100/2015- QH13) ngày 27/11/2015.
[8] Nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trịvề một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới.
[9] Nghị quyết số 49/NQ - TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trịvề chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
[10] Nghị quyết 04/2004/NQ - HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần
thứ ba “Xét xử sơ thẩm ”của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
[11] Quyết định số 345/2016/QĐ- CA ngày 07/04/2016 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao về tố chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong
bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc trung
ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh
[12] Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 Tòa án nhân dân tối cao quy

định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp
Tài liệu Tiếng Việt
[13] Nguyễn Bảo An (2012), Thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
[14] Nguyễn Hịa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tổ tụng hình sự
năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

64


[16] Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Bình luận khoa học Bộ
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[17] Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Bách khoa Nxb Tư pháp, Hà Nội.
[18] Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2018),Hội nghị triển khai cơng táctịa án năm
2018, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ
công tác năm 2018.
[19] Nguyễn Ngọc Chí (2001), Giáo trình Luật Tốtụng hình sự, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[20] Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giảo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[21] Đỗ Thị Hòa (2016), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam (trên cơ sở sổ liệu từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận), Luận
văn thạc sĩluật học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
[22] Học viện Tư pháp (2011), Giáo trình Kỹ năng giải quyết, vụ án hình sự,Nxb
Cơng an nhân dân.
[23] Học viện Tư pháp (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
[24] Nguyễn Cảnh Hợp (2001), “Các nguyên tắc của tố tụng hình sự trong điều kiện

xây dựng nhà nước pháp quyền”,Tạp chí Luật học, (1), tr. 10.
[25] Cao Văn Hiếu (2014), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam (số liệu từ thực tiễn Thành Phổ Đà Nẳng), Luận văn
thạc sĩ luật học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[26] Vũ Đức Khiển (1996), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng
hình sự Việt Nam, Viện khoa học Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[27] Huỳnh Anh Kiệt (2007), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Lý luận và thực
tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
[28] Hồng Đạt Nam (2017), “Một số vấn đề về quyết định tạm giam và thời hạn tạm
giam trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên
tịa”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (20), tr.31.
65


[29] Ngôn ngữ Việt Nam (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên.
[30] Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt nam, Nxb
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[31] Lê Quang Phong (2003), Bắt tạm gữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
[32] Đinh Văn Quế (2000), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Luật tố tụng Hình sự Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
[33] Hoàng Thị Sơn, Bùi Kiên Điện (1999), Những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[34] Nguyễn Sỹ Thành (2015), Xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đăk Lăk), Luận văn thạc sĩ, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[35] Vũ Thị Thủy Tiên (2001), Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí
Minh.
[36] Tịa án nhân dân tối cao (2016), Tài liệu tập huấn các Bộ luật, luật được Quốc
hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua (2016), Tòa án nhân dân tối cao, Hà
Nội.
[37] Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
[38] Phạm Minh Tuyên (2018), Kỹ năng xét xử các vụ án hìnhsự, Nxb ThanhNiên.
[39] Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức.
[40] Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.265.
[41] Hàng Lâm Viện (2013), Các quyết định của Thẩm phán khi chuẩn bị xét xử sơ
thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luật văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
[42] Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi
hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 số 11/ BC - VKSTC ngày 19 tháng
01 năm 2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

66


[43] Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo và tiếp thu, giải trình ý kiến đóng
góp của chính phủ, các bộ, ngành đối với Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự,
Hà Nội.
[44] Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Thuyết minh dự thảo Bộ luật tố tụng hình
sự, Hà Nội.
[45] Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Tài liệu tập huấn về những nội dung mới
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội.
[46] Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội.

[47] Võ Khánh Vinh (2011), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự,Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
[48] Trần Thế Vượng (1999), Những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Việt Nam
và yêu cầu của việc sửa đổi tồn diện Bộ luật tố tụng hình sự, Kỷ yếu hội
thảo của ủy ban pháp luật - Quốc hội, tr. 12 .

67



×