Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tài liệu Luận văn: CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ - 2009” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.97 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - 2009”


TÊN CÔNG TRÌNH:
“NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ IR ( QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ) CHO
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH”.







THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ







MỤC LỤC
  Trang
Danh mục từ viết tắt


Phần mở đầu
1. Ý nghĩa của đề tài i
2. Mục đích nghiên cứu i
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu i
4.Phương pháp nghiên cứu i
5.Tính mới của đề tài ii
6. Bố cục đề tài ii

Phần nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG, CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN; ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC VÀO TÀI CHÍNH
VÀ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ IR (QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ) 1
1.1. Tổng quan về tâm lý “đám đông” 1
1.1.1. Khái quát chung về tâm lý 1
1.1.2. Tâm lý “đám đông” 2
1.1.2.1. Khái niệm tâm lý đám đông 2
1.1.2.2. Đặc điểm của đám đông 2
1.1.2.3. Đặc tính của đám đông 3
1.2. Ứng dụng tâm lý học vào tài chính 4
1.2.1. Lý thuyết tài chính hành vi 4
1.2.2. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi 5
1.2.2.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư 5
1.2.2.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống 6
1.2.2.3 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính 7
1.3. Tổng quan về IR 7
1.3.1. Khái niệm 7
1.3.2. Vai trò, chức năng của IR 8
1.3.2.1. Quan hệ hai chiều của IR 8
1.3.2.2. Vai trò truyền thông của IR 8

1.3.3. Nhiệm vụ của IR 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TTCK TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12
2.1. Phân tích tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2009 12
2.1.1. Phân tích thực trạng tâm lý của NĐT trong lĩnh vực Chứng Khoán giai đoạn cuối 2006
đầu 2009 dựa trên thuyết tâm lý học hành vi tài chính 14
2.1.1.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư 14
2.1.1.1.1. Tâm lý trông chờ sự may rủi 14
2.1.1.1.2. Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư 16
2.1.1.2. Hành vi không hợp lý mang tính tập thể 19
2.1.1.2.1. TTCK và giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi tâm lý đám đông 19
2.1.1.2.2. Hành vi đám đông của NĐT tại thành phố Hồ Chí Minh coa khuynh hướng hành động
theo một số người chủ chốt của thị trường.
20
2.1.1.3. Giới hạn trong chênh lệch giá giao dịch 26
2.1.2. Tính chuyên nghiệp của nhà môi giới đầu tư chứng khoánTP. HCM đang tăng 32
2. Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại TP.HCM 33
2.1. Thực trạng của thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán 33
2.2. Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán TP.HCM 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ TRUYỀN THÔNG TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN- QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ IR (INVESTOR RELATION) 41
3.1. Mục đích đề xuất giải pháp: 41
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp 41
3.3. Đề xuất quy trình IR mới tại các công ty Chứng Khoán 42
3.4. Giải pháp cụ thể cho quy trình IR tại các cơng ty chứng khoán TP.HCM hiện nay45
3.4.1. Củng cố, xây dựng đội ngũ nhân viên IR chuyên nghiệp 46
3.4.2. Xây dựng hệ thống truyền thông hiệu quả 46
3.4.2.1. Các yêu cầu cơ bản về nội dung Website của một công ty Chứng Khoán 47
3.4.2.2. Tổ chức họp báo, hội nghị giữa doanh nghiệp, NĐT, và chuyên gia phân tích
48

3.5. Lợi ích khi áp dụng các nghiệp vụ IR (căn cứ trên 3 nhiệm vụ của IR) 49

Lời kết 50

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Phần mở đầu
1. Ý nghĩa của đề tài
Thị trường tài chính, chứng khốn Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt hơn cả trong giai đoạn
bùng nổ thơng tin như hiện nay, việc giao dịch trong tập thơng tin mờ, thơng tin khơng đủ, thiên
lệch hoặc cĩ quá nhiều thơng tin là nguyên nhân làm cho nhà đầu tư khơng cĩ, hoặc mất dần cá
tính đầu tư-thúc đẩy sự lây nhiễm đám đơng và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng đo ùsẽ
làm
nhà đầu tư dễ dàng chạy theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường về lâu dài.
Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng dễ
bị cuốn theo ý kiến đám đơng. Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu
hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Việc tham gia hay tháo
chạy khỏi thị trường của một người khơng ảnh hưởng quá lớn tới thơng tin hay chất lượng thị
trường, nhưng việc cả đàn chạy theo một con bị chạy nhanh nhất sẽ “dẫm đạp” và làm vỡ vụn thị
trường.
Xưa nay cơng tác PR tập trung vào xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, nhưng bây giờ PR cịn cĩ
thêm nhiệm vụ mới: Làm thế nào để cĩ thể đáp ứng cung-cầu thơng tin cho doanh nghiệp và nhà
đầu tư¬_thiết lập quan hệ đầu tư thơng qua nghiệp vụ IR.
Do đĩ nhiệm vụ đề ra là thơng qua truyền thơng, với tần suất xuất hiện và nội dung thơng điệp
của thơng tin, các cơng ty chứng khĩan cĩ thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh kỳ vọng của nhà đầu
tư theo chiều hướng: chuyển tâm lý đầu tư cảm tính, bầy đàn sang tâm lý đầu tư triết lý, cĩ kế
hoạch và chiến lược, từ đĩ giúp doanh nghiệp chủ động trước những phản ứng của nhà đầu tư,
làm cơ sở cho việc ổn định giá trị cổ phiếu, bình ổn và phát triển bền vững thị trường.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm
hiểu tác động của yếu tố tâm lý hoạt động đầu tư chứng khoán tại TP.HCM từ đó đề xuất
giải pháp nâng cao nghiệp vụ quan hệ với nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán trên địa bàn
TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 100 Nhà đầu tư tại các sàn giao dịch chứng khoán
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn TP.HCM

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tại bàn: theo phương pháp truyền thống bằng cách sử dụng rất nhiều thơng tin thứ
cấp:
i
Các tài liệu bản biểu và số liệu được các cơng ty cung cấp
Sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thơng đại chúng cĩ liên quan
Các trang web trong và ngồi nước
Phương pháp điều tra thực nghiệm: gồm 2 phần:
Nghiên cứu định tính: nhĩm nghiên cứu đã nỗ lực đi tìm thơng tin , ý kiến từ việc tham khảo ý
kiến chuyên gia: những nhà tư vấn và mơ giới chứng khoấn những nhà đầu tư chứng khốn, tổ
chức những buổi focus groups để lấy t
hơng tin.
Nghiên cứu định lượng:: bên cạnh việc nghiên cứu từ những dữ liệu thứ cấp, nhĩm nghiên cứu đã
rất cố gắng trong việc khảo sắt thức tế nhà đầu tư, thực hiện khảo sát trực tiếp 100 bảng câu hỏi
(Chi tiết nội dung câu hỏi phụ lục 5)
thơng qua những tư liệu cĩ được từ các chuyên gia cũng như thơng tin từ các buổi focus group.
Đối tượng nghiên cứu: 100 nhà đầu tư tại các sàn
giao dịch TP.HCM (Danh sách 100 nhà đầu tư
xem phụ lục 6)
Tiến trình nghiên cứu cơng phu theo bốn giai đoạn sau:
Thiết kế bảng câu hỏi

Thu thập dữ liệu
Xử lý và phân tích dữ liệu- Kiểm định ANOVA
Soạn thảo báo cáo
(Chi tiết tiến trình nghiên cứu tại phụ lục 7)
5. Tính mới của đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học cũng như chứng khóan tại các trường đại học
tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về kết hợp các yếu tố tâm lý vào hành vi tài chính trên thị
trường chứng khóan TP.HCM.
IR là một điểm mới trong quan hệ công chúng, ra đời dựa trên sự kết hợp giữa truyền thông và
tài chính, đáp ứng nhu cầu thông tin qua lại cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thiết nghĩ đây là
một giải pháp cấp thiết trong thị trường chứng khoán đầy biến động như hiện nay.
6. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về tâm lý đám đông,các đặc điểm tâm lý trong Thị Trường
Chứng Khoán; Ứng dụng tâm lý học vào tài chính và lý thuyết tổng quan về IR.
Chương 2: Thực trạng Thị Trường Chứng Khoán tại TP. HCM
ii
Phân tích tổng quan Thị Trường Chứng Khoán trong giai đoạn cuối 2006-đầu 2009
Phân tích thực trạng tâm lý nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán giai đoạn cuối 2006-đầu 2009
dựa trên thuyết tâm lý học hành vi tài chính.
Thực trạng công bố thông tin trên Thị Trường Chứng Khoán tại Tp.HCM
Chương 3: Giải pháp về truyền thông tài chính trên Thị Trường Khoán-Quan hệ với nhà đầu tư
IR





















iii
Danh mục từ viết tắt
1. IR: Investor Relation- Quan hệ với nhà đầu tư
2. TTCK :Thị trường chứng khĩan
3. NĐT : Nhà đầu tư
4. DN: Doanh nghiệp
5. TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
6. UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước
7. PR: Public Relation- Quan hệ công chúng

















CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG, CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN; ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC VÀO TÀI
CHÍNH VÀ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ IR (QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ)
1.1. Tổng quan về tâm lý “đám đông”
1.1.1. Khái quát chung về tâm lý
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt
động thần kinh và hoạt động nội tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn
bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta,
nó tham gia điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người.
Nói cách khác tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức
và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến những hứng thú và khả năng
sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v Tất cả những hiện
tượng đó tạo ra bốn lĩnh vực tâm lý cơ bản của con người, đó là: nhận thức, tình cảm, giao tiếp
và nhân cách.
Bản chất của hiện tượng tâm lý:
Tâm lý có bản chất là phản xạ
Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan
Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử, phản ánh sự hình thành và phát triển
Các hiện tượng tâm lý rất đa dạng, nhưng chúng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, chúng
không tách rời mà tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.
Chức năng của tâm lý: Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết
được thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.Và khi đã
hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý liên quan chặt

chẽ với h
iện tượng khác trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … Cùng với các hiện
tượng khác tâm lý giúp con người có động lực để hành động, định hướng, điều chỉnh mọi hoạt
động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn
thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình.
1
( Xem thêm phần phụ lục 1)
1.1.2. Tâm lý “đám đông”
1.1.2.1. Khái niệm tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương
tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội,
có sức ảnh hưởng. Tức là cá tính có ý thức (ý thức cá nhân) biến mất vá có sự xoay chuyển tình
cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng. (Gustave Le Bon (1841 - 1931))
Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những
người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng, và cách thức ra quyết định.
Theo Gustave Le Bon: Tâm lí đám đông (Psychologie des foules), trong những điều kiện
nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ có những đặc tính hoàn toàn khác
biệt với những đặc tính của riêng từng con người trong đó. Cá tính có ý thức bị biến mất, tình
cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn chung được hình thành,
nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc
nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
1.1.2.2. Đặc điểm của đám đông
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông
Cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống,
việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành
đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy
nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá thể riêng biệt cảm n
hận,
suy nghĩ và hành động.
Đám đông được điều khiển bởi sự vô thức

Phần lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động
lực vô thức nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta.
Sự biến đổi tình cảm trong từng cá nhân
2 2
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba nguyên
nhân khác nhau:
Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm
giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến mình cho bản năng, điều mà khi
chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế.
Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên của có thể hy sinh mong muốn
cá nhân cho mong muốn của cả tập thể.
Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám
đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người đó
khi họ chưa là thành viên của đám đông.
1.1.2.3. Đặc tính của đám đông
Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Đám đông hầu như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của họ bị điều khiển
bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông
Nguyên nhân của nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm
theo một chiều nào đó.
Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đám đông
Tất cả các tình cảm tốt v
à xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất
đơn giản và rất thái quá.

Tính không khoan dung, tính độc đoán và tính bảo thủ của đám đông
Tính độc đoáng và không khoan dung đối với đám đông là một tình cảm hết sức rõ ràng,
nó đặc biệt mạnh mẽ khi trở thành điểm chung của các thành viên.
Đạo đức của đám đông

3
Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp, bản năng này dựa trên sự tự
bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao
thượng.
( Xem chi tiết đặc tính đám đông tại phụ lục 3)
1.2. Ứng dụng tâm lý học vào tài chính
1.2.1. Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là sự phát triển kết hợp tâm lý học vào tài chính. Kể từ khi
nhà tâm lý học người Pháp Gabriel Tarde bắt đầu nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học vào khoa
học kinh tế từ những năm 1880, thì phải mất gần 100 năm sau, vào thập kỷ 1980, thì ứng dụng
tâm lý trong tài chính mới có bước phát triển đáng kể (mặc dù trước đó, vào những năm 1930,
1940, những nghiên cứu của George Kanota cũng đặt nền tảng cho tài chính hành vi với thuật
ngữ quan trọng “kỳ vọng”, nhưng những kết quả của ông khá hạn chế). Với những tác phẩm nền
tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979), Richard H.Thaler (1985) và đặc biệt là
Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng “Irrational Exuberance” (2000), dự báo chính xác sự sụp
đổ của thị trường cổ phiếu toàn cầu không lâu sau đó, đã tạo bước ngoặt lớn cho những nhà
nghiên cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các nghiên cứu mới.
Lý thuyết tài chính hành vi (behaviroal finance) với nền tảng cơ bản là “thị trường không
luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả”, cơ sở của
các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt bốn, năm thập kỷ gần đây. Lý thuyết thị trường hiệu quả
dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là
cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là
giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v…) trên thị trường tài chính
không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại
cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này
(mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh
thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng.
Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng c
ó
thể xảy ra, nghĩa là sẽ có những trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý’ không thể chiến thắng

4
những nhà đầu tư “bất hợp lý” và khi đó, thị trường sẽ không hiệu quả, hay “sai” (tức là định giá
quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài chính khác).
Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích các hành vi
không hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các mô hình định giá (bao gồm
định giá chứng khoán, sản phẩm phái sinh…) Cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị Công ty
hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương tác giữa các thị trường
khác nhau.
(Nguồn: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính- Hồ Quốc Tuấn)
1.2.2. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi
Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị trường tồn
tại một trong ba điều kiện cơ bản sau
1.2.2.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” những
thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), hoặc tiếp nhận những thông tin sai lệch, không
chính thống từ đó dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào.
Có một số dạng lệch lạc trong nhận thức tiêu biểu trong thị trường chứng khoán như sau:
Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Dựa dẫm quá nhiều vào các quy
tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi.
Lệch lạc do tình huống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố
dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn.
Bảo thủ (conservatism): Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế
chẳng hạn), người ta có xu hướng chậm p
hản ứng với những thay đổi.
Quá tự tin (overconfidence): Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cho
thấy các nhà đầu tư tỏ ra quá tự tin vào những quyết đinh của mình.
Định nghĩa hẹp (narrow framing): Cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn đề trong
một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp
ấy, thay vì cho toàn cục.
5

Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng
ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng và tối đa hóa lợi ích
từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra
là sai lầm.
(Phân tích và ví dụ cụ thể về hành vi không hợp lý được thể hiện chi tiết trong phụ lục 4).
1.2.2.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng giao dịch của nhà
đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì
ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình).
Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư
cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể
bắt đầu kéo dài.
Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ
biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng thường gọi là “hiệu ứng bầy
đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng.
Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem
hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy
ai làm sao thì làm vậy.

1.2.2.3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để kinh
doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ điều chỉnh giá
trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, m
à lại không thể thực hiện kinh
doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không
thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai ?
Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có hai dạng
định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được, một
6
dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói một

cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và
điều chỉnh lại).
Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng hai thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật
mang”.
1.3. Tổng quan về IR
1.3.1. Khái niệm
Hoạt động quan hệ nhà đầu tư là một nhiệm vụ chiến lược của quản trị doanh nghiệp, kết
hợp kiến thức tài chính, tuyền thông, marketing nhằm mục đích phát huy tối đa hiệu quả truyền
thông hai chiều giữa một công ty với cộng đồng tài chính và các tổ chức khác. Điều này làm
phong phú hoạt động chứng khoán của công ty, là yếu tố giúp các công ty niêm yết được đánh
giá đúng (National Investor Relation Institute, US).
IR là sự giao thoa giữa PR (Public Relation) và Tài chánh là tất cả các hoạt động công bố
thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích
cho cả hai bên. Hay nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công
chúng (PR) của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thông có vai trò: xây
dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và quảng
bá hình ảnh doanh nghiệp.
Ý nghĩa cơ bản nhất của quan hệ với nhà đầu tư (IR) là giúp các nhà đầu tư hiện tại lẫn
tiềm năng hiểu rõ hơn về một công việc kinh doanh nào đó.
Đối tượng chính của quan hệ với nhà đầu tư (IR): Là các cổ đông, cộng đồng đầu tư; giới
truyền thông đại chúng, và giới doanh nghiệp.
1.3.2. Vai trò, chức năng của IR
IR nắm bắt được mục tiêu của doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ vai trò truyền thông của
mình, IR làm cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường và nhà đầu tư.
1.3.2.1. Quan hệ hai chiều của IR
7

Mục tiêu của công ty niêm yết khi tham gia trên TTCK: Huy động vốn và nâng cao vị
thế, giá trị của công ty. Do đó họ muốn biết và nắm bắt tâm lý của nhà đầu tư để từ đó có chiến
lược phù hợp với thị trường, giúp công ty chủ động trong việc dự đoán giá trị cổ phiếu của chính

mình. Trong trường hợp này IR đóng vai trò là người nghiên cứu thông tin về nhà đầu tư cho
doanh nghiệp.
Mục tiêu của nhà đầu tư khi tham gia trên TTCK: Tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích của họ gắn
liền với giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết, cho nên họ cần thiết có được thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời về các công ty niêm yết. Trong trường hợp này IR đóng vai trò là người minh
bạch thông tin của doanh nghiệp đến nhà đầu tư, duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa
doanh nghiệp niêm yết với nhà đầu tư.
1.3.2.2. Vai trò truyền thông của IR
Truyền thông (communication)
Là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất
có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông
tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết
người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một
người hiểu những người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh
âm và biểu
tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. (www.saga.com.vn)
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.
Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra
lời khuyên, mệnh lệnh, hoặc câu hỏi.
Hình thức truyền thông như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình…
Mục tiêu truyền thông: Mục tiêu mà truyền thông có thể hướng đến là cá nhân khác hay
tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.
DOANH NGHIỆP

NHÀ ĐẦU TƯ
IR QUAN
HỆ HAI
CHIỀU
8
Vai trò của truyền thông trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng
khoán phát triển.
Với tư cách là một người chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hòan toàn có
thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, thậm chí khi các doanh nghiệp này đã
được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở những người
chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tư. Doanh nghiệp niêm yết phải có trách nhiệm công bố
thông tin một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết
định đúng đắn.
Việc các doanh nghiệp niêm yết và cả các công ty đại chúng, đầu tư cho bộ phận công bố
thông tin sẽ hình thành văn hóa quan hệ với nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể dùng các phương tiện
như: e-mail, điện thoại, fax để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, tránh mua bán theo tin đồn.
Với các công cụ của mình IR là một trong những nghiệp vụ của các công ty chứng khoán
nhằm thông đạt và đáp ứng nhu cầu về thông tin hai chiều cho cả công ty niêm yết và nhà đầu tư
từ đó thiết lập hệ thống thông tin từ doanh nghiệp đến nhà đầu tư.
Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp là do nhà đầu tư quyết định mà thông tin chính là nền
tảng cho mọi quyết định của nhà đầu tư. Do vậy, nếu không có IR thì mong đợi của nhà đầu tư
không được đáp ứng , công ty niếm yết mất khả năng kiểm soát thị trường.
IR là một trong 7 hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của
doanh nghiệp. Công tác PR không những tập trung vào xây dựng thương hiệu hình ảnh doanh
nghiệp mà còn thêm nhiệm vụ là chăm sóc thông tin và xây dựng cảm xúc tốt đẹp trong số các
nhà đầu tư.
Truyền thông ngày càng quan trọng bởi đó là phương pháp hữu hiệu tác động vào tâm

và cảm xúc xã hội. Khi thị trường tài chính và nhất là thị trường chứng khoán (TTCK) đã phát
triển toàn cầu, người ta lập tức để ý tới tác động của các dạng thông tin lên cảm xúc con người.
Dạng thông tin tài chính tác động mạnh có thể khiến người ta điều chỉnh kỳ vọng của
mình, khi chúng khá sát nhau (khoảng cách trở nên rất nhỏ) và hiệu ứng bầy đàn xảy ra. Hiệu
9
ứng bầy đàn mạnh và liên tục sẽ làm thị trường mất cân bằng trong khoảng thời gian lâu dài
Điều này dễ dẫn tới các nhà đầu tư cũng điều chỉnh hành vi sao cho có lợi nhất.

IR chính là hoạt động truyền thông tài chính giúp nhà đầu tư nắm bắt được đầy đủ và
trung thực nhất giá trị doanh nghiệp. Công cụ của IR không thể thiếu các báo cáo thường niên,
báo cáo tài chính quản trị công ty, các báo cáo phân tích hình tài chính, đầu tư, thị trường và
một website thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh doanh, hoạt động của doanh
nghiệp đến với nhà đầu tư.
1.3.3. Nhiệm vụ của IR
Với vai trò quan trọng của mình IR đặt ra nhiệm vụ chiến lựoc là chuẩn bị các thông tin
về các đối tượng tài chính và các vấn đề tài chính có liên quan đến nhà đầu tư và chuyển tải
chúng chính xác, trung thực, kịp thời, đúng lúc đến nhà đầu tư thông qua các câu chuyện giao
tiếp.
Như vậy nhiệm vụ chính của công tác IR là Truyền thông tài chính, cung cấp và truyền
thông tin trên thị trường tái chính, chứng khoán. Ba nhiệm vụ chính của IR trong truyền thông,
công bố thông tin tài chính:
Thứ nhất: Khắc phục sự bất cân xứng cung cầu thông tin: Như thông tin không đủ,
thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tượng…
Thứ hai: Chăm sóc thông tin đến nhà đầu tư: Kỳ vọng của nhà đầu tư là minh bạch tuyệt
đối. Cốt lõi trong hiệu quả truyền thông IR là:
(1) Thông tin trọng yếu
(2) Tình tiết trung thực: Cam
kết thông báo sự thật cho các nhà đầu tư hiện tại và tương lai – cho
dù là vấn đề “xấu” hay “tốt”.
(3) Diễn giải khách quan
(4) Tính hợp lý cực đại của không gian - thời gian (trong quan hệ với các phương tiện có thể sử
dụng: đúng lúc, đúng chỗ…)
(5) Khả năng tuân thủ cung cấp thông tin của ban quản trị
1 0
Thứ ba:Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi tới doanh nghiệp hoặc công ty niếm yết
Phản hồi được IR ghi nhận, trước khi chuyển tới ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng,
sẽ qua các bước xử lý và sàng lọc. IR không đơn giản chuyển toàn bộ yêu cầu từ công chúng đầu
tư tới nguồn cung cấp thơng tin- cách làm có thể tạo nên sức ép với hoạt động quản trị doanh

nghiệp. Thông tin cần chuẩn bị được sắp xếp theo mức độ ưu tiên. IR chủ động đề xuất loại
thông tin cần công bố và hỗ trợ ban lãnh đạo điều phối công tác chuẩn bị tại từng bộ phận
chuyên môn. Thời điểm và tần suất công bố, lặp lại thông tin cũng được IR tính toán hướng tới
hiệu ứng tác động tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tổ chức niêm yết phải có một người được ủy quyền thực hiện công bố thông tin để nhà
đầu tư liên hệ khi có thắc mắc.
Hội tụ giữa truyền thông và tài chính, hoạt động IR phải giải quyết được ba vấn đề trên,
từ đó mang đến những thông tin liên quan đến tài chính và cả phi tài chính để thị trường, nhà đầu
tư có thể định giá đúng doanh nghiệp.












1 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TTCK TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Phân tích tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2009
Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ
càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông. Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu
tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất.
Một triết lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính
luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị
trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào bạn bán

cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Bạn
nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn
chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp
đông kẻ mua- nhiều người bán. Sự sôi động của TTCK Việt Nam trong năm 2006-2007, cũng
như sự ảm đạm của TTCK 2009 vừa qua đã phản ánh phần nào triết lý ấy.
Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của TTCK Việt
Nam. Nhà đầu tư trong nước đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngòai đổ lỗi cho
sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng
nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong
nước- thiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng, do đó chơi chứng khoán trong thời gian
năm 2007 đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn
bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước.
Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác
động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng
khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm
giao dịch chứng khoán TP.HCM phải
ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”.
Nhưng câu chuyện TTCK thay đổi hoàn toàn trong năm 2008 – đầu năm 2009 khi chỉ số
VN-Index liên tiếp giảm, liên tục tạo nên những đáy mới.
Đúng là thật khó tiên liệu diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình
của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã
1 2
vượt quá giá trị thật hơn 30% (2007) (Theo VNExpress) nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn
không ngừng sôi động. Thậm chí cung không đủ cầu. Hay khi nhìn nhận thị trường ảm đạm
(2008-2009) thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không cần xem xét nguyên nhân.
Dễ thấy thị trường chứng khoánViệt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào.
Lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản
dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK.
Bình thường một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, vậy mà

cũng có lúc họ lại bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo
một cách thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay
thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám
đông.
Cũng giống như nhìn thấy sự kiếm tiền quá dễ dàng trên TTCKVN (cuối 2006- 2007)- cứ mua là
thắng- từ những “đại gia” chứng khoán thì lời hàng chục tỷ đồng, thậm chí bà nội trợ, anh nhân
viên phải gom góp, vay mượn vài chục triệu đồng làm vốn nay đã có bạc trăm triệu, thậm chí bạc
tỷ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Một nhà đầu tư đã ph
át biểu “Ai bảo TTCK là
canh bạc thì kệ họ nhưng chơi thắng nhiều hơn thua thì chưa ai chịu dừng”.
Chứng khoán vượt quá giá trị thật, dù biết nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá
cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa.
Họ vẫn kiếm lợi được. Lòng tham của con người khiến họ hành động. Còn nhìn thấy cơ hội kiếm
lợi, họ còn nhảy vào.
Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả.
Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người
khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn.
Và hệ quả của điều này, nhà đầu tư cảm t
hấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với việc làm theo
những gì người khác đang làm.
Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có
khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường. Trong
trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam, “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước
ngoài.
1 3
Tâm lý đám đông xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị
trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Lịch sử kinh tế thế giới đã
chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-
1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản Florida- Mỹ (1920-

1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng
dotcom…
2.1.1. Phân tích thực trạng tâm lý của NĐT trong lĩnh vực Chứng Khoán giai đoạn cuối
2006 đầu 2009 dựa trên thuyết tâm lý học hành vi tài chính
Thuyết hành vi tài chính cho rằng nếu ba yếu tố: Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư,
hành vi không hợp lý mang tính hệ thống, giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá cùng tồn
tại, thì việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm
trọng) và kéo dài, gây bất ổn lớn cho thị trường tài chính.
2.1.1.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư
2.1.1.1.1. Tâm lý trông chờ sự may rủi
Dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn, một lời
khuyên, một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để đưa ra các kết luận của chính mình
về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tại sao.
Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính mình để đánh giá mình, các
quyết định của mình, và để tự chịu trách nhiệm. Và rất dễ dẫn đến việc trông chờ vào người
khác, để hỗ trợ, giúp đỡ. Và nếu việc dựa vào người khác đó không đem lại kết quả như mong
muốn thì họ quay ra trách và đổ lỗi.





Kết quả khảo sát 100 NĐT tại các sàn giao dịch TP. HCM cho thấy:
Cases
Col Response
%
Ngành, lónh vực kinh doanh cổ phiếu 46 46.0%
Lòch sử gía cổ phiếu, khối lượng giao dòch 31 31.0%
BCTC, tình hình SXKD từ 3-5 năm của công ty phát
hành

34 34.0%
Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cuả công ty 44 44.0%
Đội ngũ quản trò công ty 13 13.0%
Các chỉ số tài chính liên quan đến cổ phiếu của công
ty
34 34.0%
Các
tiêu
chí lựa
chọn
khi
tìm
hiểu
cổ
phiếu
của
một
công
ty
Các phân tích kỹ thuật, cơ bản của giới phân tích.
32 32.0%
Total 100 234.0%
Bảng 1
Kết quả bảng thống kê trên cho thấy ngành, lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu là tiêu chí được
46% NĐT lựa chọn khi tìm hiểu cổ phiếu của một cơng ty; 44% lựa chọn tiêu chí tình hình sản
xuất hiện tại của cơng ty.
Sự chênh lệch với các tiêu chí còn lại khơng nhiều nhưng rõ ràng nếu chỉ ưu tiên cho hai
chỉ số này khi tìm hiểu thơng tin về một cổ phiếu nào đó thì thật sự là rủi ro lớn, nó chỉ giúp
NĐT tạm a
n tâm với những đầu tư tạm thời, ngắn hạn.

Chỉ có 13% NĐT lựa chọn tìm hiểu thơng qua đội ngũ quản trị cơng ty, NĐT thường
khơng có thói quen đi q sâu vào tình hình cụ thể của cơng ty, đây rõ ràng cũng là nhược điểm
lớn, vì một khi nắm giữ cổ phiếu của một cơng ty nào đó, NĐT đã trở thành người góp vốn.
Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ của mình một điều rất
quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của mình-Biểu quyết về các cổ phiếu
và cơng ty: Cổ phiếu nào là tốt, là khơng tốt, cơng ty nào hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả,
ban lãnh đạo nào là giỏi hay khơng giỏi và qua đó gửi những thơng điệp cho các cơng ty tốt làm
1 5
tốt hơn, các cơng ty chưa tốt thì cải thiện tình hình và loại đi những cơng ty khơng tốt, khơng
hiệu quả.
2.1.1.1.2. Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư
Kết quả khảo sát 100 NĐT tại các sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM cho thấy (bảng 2
phụ lục 8):
+ Có 22 NĐT sẵn sàn chấp nhận rủi ro trong q trình đầu tư
+ 40 NĐT thích sự phân tích thơng tin đầy đủ, tránh rủi ro và dàn trãi
Đây cũng chính là hai trong những nhóm ngun tắc đầu tư đòi hỏi ở NĐT biết đầu tư
chứng khốn có kế hoạch. Tuy nhiên từ hai nhóm nhà đầu tư trên, kết hợp chúng với yếu tố rủi
ro (khi giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì kết quả có mâu thuẫn, thể hiện như sau:
Phát biểu phù hợp với nhu cầu đầu tư

Sẵn sàn chấp
nhận rủi ro
Phân tích đầy đủ
tránh rủi ro và
dàn trãi
Count Col % Count Col %
Phớt lờ vì chỉ là thông tin chưa chính
thức
2 9.0909 2 5.1282
Bán ngay một phần hoặc toàn bộ cổ

phiếu vì sợ mất giá
14 63.636 24 61.538
Tìm hiểu thật kỹ thông tin rồi mới
quyết đònh 18 81.818 33 84.615
Nhờ bạn bè và người thân tư vấn thêm 7 31.818 5 12.821
Các
quyết
đònh khi
nghe cổ
phiếu
đang
nắm giữ
sắp rớt
mạnh
Làm theo những nhà đầu tư khác 1 4.5455 1 2.5641
Total 22 100 40 100
Bảng 3
+ Có tới 14 NĐT trong nhóm 22 NĐT sẵn sàn chấp nhận rủi ro khi đầu tư lại quyết định bán
ngay một phần hay tồn bộ cổ phiếu chỉ khi mới nghe thơng tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt giá,
chiếm gần 63.64%
1 6
+ Có 24 NĐT trong nhóm 40 NĐT cho rằng phải phân tích đầy đủ thơng tin trong đầu tư để
tránh rủi ro và dàn trãi cũng quyết định bán ngay một phần hay tồn bộ cổ phiếu chỉ khi mới
nghe thơng tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt giá, chiếm gần 61.54%
Một chứng minh khác thể hiện tại bảng 4 : Có 33 trong tổng 45 NĐT đồng ý đầu tư
chứng khốn là dài hạn và tốn nhiều cơng sức cũng sẵn sàn bán ngay một phần hay tồn bộ cổ
phiếu khi nghe tin chúng sắp rớt giá mạnh.

Đònh nghóa về đầu tư Chứng khóan
Total

Một cuộc
đầu tư dài
hạn đòi
hỏi nhiều
công sức
Ngắn hạn
yều tố
may rủi
rất quan
trọng
Một phần
công việc
kinh doanh,
mà NĐT là
chủ công
việc đó
Là cuộc
chơi, yếu
tố may rủi
rất quan
trọng
Khác Cases

Cases Cases Cases Cases Case
Phớt lờ vì chỉ là thông tin chưa
chính thức
3 1 2 2 8
Bán ngay một phần hoặc toàn
bộ cổ phiếu vì sợ mất giá
33

11 18 3 65
Tìm hiểu thật kỹ thông tin rồi
mới quyết đònh
36 11 30 3 2 82
Nhờ bạn bè và người thân tư
vấn thêm
11 2 2 1 16
Các
quyết
đònh
khi
nghe
cổ
phiếu
đang
nắm
giữ
sắp
rớt
mạnh
Làm theo những nhà đầu tư
khác
1 1 1 3
Total 45 14 34 5 2 100
Bảng 4
1 7

×