Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những nghiên cứu về tình hình đất hiểm ở Việt Nam và những vấn đề nóng liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.23 KB, 11 trang )

Đất hiếm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Quặng đất hiếm
Các nguyên tố đất hiếm và Các kim loại đất hiếm, theo IUPAC là tập hợp của mười bảy
nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn
trong mười lăm của nhóm Lantan (loại trừ promethi), có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái Đất.
Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát
đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, đất hiếm vẫn
được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm
đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa
học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây
Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
Mục lục
• 1 Danh sách đất hiếm
• 2 Viết tắt
• 3 Ứng dụng
• 4 Đọc thêm
• 5 Tham khảo
Danh sách đất hiếm
Dưới đây là danh sách 17 nguyên tố đất hiếm.
Z

hiệu
Tên Từ nguyên học Ứng dụng tiêu biểu
21 Sc Scandi
từ tiếng Latin Scandia (Scandinavia), nơi
quặng đất hiếm này đầu tiên được phát hiện.
hợp kim Nhôm-scandi
39 Y Yttri
từ làng Ytterby, Thụy Điển, nơi phát hiện


quặng đất hiếm này đầu tiên.
granat YAG, YBCO Siêu
dẫn nhiệt độ cao
57 La Lantan trong tiếng Hy Lạp "lanthanon", nghĩa là Tôi
ẩn nấp.
High refractive index
glass, flint, hydrogen
storage, battery-electrodes,
camera lenses, fluid
catalytic cracking catalyst
Z

hiệu
Tên Từ nguyên học Ứng dụng tiêu biểu
for oil refineries
58 Ce Xeri Theo tên sao lùn Ceres.
Chemical oxidizing agent,
polishing powder, yellow
colors in glass and
ceramics, catalyst for self-
cleaning ovens, fluid
catalytic cracking catalyst
for oil refineries
59 Pr Praseodymi
theo từ tiếng Hi Lạp "praso", có nghĩa là "tỏi
tây" (hay hành poa rô), và từ "didymos", nghĩa
là "sinh đôi".
Rare-earth magnets, lasers,
màu xanh ở thủy tinh và đồ
gốm sứ, flint

60 Nd Neodymi
theo từ Hi Lạp "neo", nghĩa là mới, và
"didymos", nghĩa sinh đôi.
Rare-earth magnets, lasers,
màu tím ở thủy tinh và đồ
gốm sứ, ceramic capacitors
61 Pm Promethi
theo tên vị thần Titan Prômêtê của thần thoại
Hi Lạp, vị thần đã đem lửa cho con người.
Nuclear batteries
62 Sm Samarium
for Vasili Samarsky-Bykhovets, who
discovered the rare earth ore samarskite.
Nam châm đất hiếm,
lasers, neutron capture,
masers
63 Eu Europi theo tên Châu Âu.
Red and blue phosphors,
lasers, mercury-vapor
lamps
64 Gd Gadolini
theo tên của Johan Gadolin (1760–1852), để
thể hiện sự kính trọng với những nghiên cứu về
đất hiếm của ông.
Nam châm đất hiếm, high
refractive index glass or
garnets, lasers, x-ray tubes,
computer memories,
neutron capture
65 Tb Terbi theo tên làng Ytterby, Thụy Điển .

Green phosphors, lasers,
fluorescent lamps
66 Dy Dysprosi
theo từ Hi Lạp "dysprositos", nghĩa là khó tiếp
cận.
Nam châm đất hiếm, lasers
67 Ho Holmi
theo tên thành phố Stockholm (trong tiếng
Latinh, "Holmia"), quê hương của một trong số
những người tìm ra nó.
Laser
68 Er Erbi theo tên làng Ytterby, Thụy Điển. Lasers, vanadium steel
69 Tm Thuli theo tên vùng đất trong thần thoại Thule. Portable X-ray machines
70 Yb Ytterbi theo tên làng Ytterby, Thụy Điển.
Infrared lasers, chemical
reducing agent
71 Lu Luteti
theo tên Lutetia, tên trước kia của thành phố
Paris.
Viết tắt
Dưới đây là các kí hiệu viết tắt của các nguyên tố đất hiếm thường được sử dụng:
• RE = đất hiếm
• REM = kim loại đất hiếm
• REE = nguyên tố đất hiếm
• REO = ôxit đất hiếm
• LREE = nguyên tố đất hiếm nhẹ (La-Sm)
• HREE = nguyên tố đất hiếm nặng (Eu-Lu)
Ứng dụng
• Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
• Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu

sâu bệnh cho cây trồng
• Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
• Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
• Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
• Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
• Dùng làm vật liệu siêu dẫn
• Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng
quang điện
• Được ứng dụng trong công nghệ laser
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch đến
98-99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.
Đọc thêm
• Nghiên cứu sản xuất tổng ôxýt đất hiếm ở qui mô mở rộng trong phòng thí nghiệm.Viện
Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim (chitiet.asp?id=517).
Tham khảo
• Nishiyama. "Japan urges China to ease rare metals supply." 8 November 2007. Reuters
Latest News. 10 March 2008[1]
• Chao ECT, Back JM, Minkin J, Tatsumoto M, Junwen W, Conrad JE, McKee EH,
Zonglin H, Qingrun M. "Sedimentary carbonate‐hosted giant Bayan Obo REE‐Fe‐Nb ore
deposit of Inner Mongolia, China; a cornerstone example for giant polymetallic ore
deposits of hydrothermal origin." 1997. United States Geological Survey Publications
Warehouse. 29 February 2008[2]
• Lunn J. 2006. Great western minerals. London: Insigner Beaufort Equity Research.
Retrieved on 2008-04-19Report.pdf
Đất hiếm có ý nghĩa như thế nào với con người
Với 17 nguyên tố quý giá, quặng đất hiếm có vai trò ngày càng lớn đối với các
ngành công nghiệp và tương lai của thế giới.
> Việt Nam và Nhật Bản hợp tác khai thác đất hiếm
Một mẩu quặng đất hiếm. Ảnh: gallaries.com.
Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và

lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong
đất hiếm được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và
quốc phòng. Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện
thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam
châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng
không gây ô nhiễm môi trường. Báo The Christian Science Monitor cho biết, trong những năm
đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà
hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý
tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60.
Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự
nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không
phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách.
Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất
hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 36 triệu tấn và Mỹ có 13 triệu
tấn.
17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra
nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn,
Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào
các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.
Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh
hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa.
Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và
làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm).
Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp đất hiếm chủ yếu trong 50 năm qua. Nhưng nhờ chi phí
lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở
thành nước bán đất hiếm với giá thấp nhất trên thế giới.
Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng
đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai. Tuy nhiên, giới khoa học không dám
chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không.

Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung đất hiếm sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5
năm tới
Đất hiếm là gì và tại sao chúng quan trọng?
• In
• Ý kiến
• Chia sẻ:
Đại đa số “đất hiếm” xuất khẩu từ Trung Quốc là nơi có các mỏ lớn nhất chứa các nguyên liệu này




Tin liên hệ
• Nhật Bản sẽ phóng thích viên thuyền trưởng trong vụ đụng tàu
• TQ cáo buộc 4 người Nhật bị họ bắt thu hình địa điểm quân sự
• Thủy thủ đoàn tàu đánh cá TQ được thả, thuyền trưởng bị giữ lại
• Trung Quốc, Nhật Bản tranh cãi về vụ đụng tàu tại vùng biển tranh chấp
• Căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc dịu bớt
• Mỹ: Đề nghị mới về tiêu chuẩn xăng dầu cho xe cộ
• Nhật cần xét đến việc tồn trữ các loại đất hiếm
• Trung Quốc trấn an bà Clinton về vấn đề đất hiếm
• Các nguồn đất hiếm chiêu mộ Nhật Bản
CỠ CHỮ
Cập nhật: 23.09.2010 20:00
Nhiều tin báo chí nói rằng Trung Quốc có thể gây áp lực chính trị và kinh tế đối với Nhật Bản
bằng cách giảm bớt nhịp độ xuất khẩu “đất hiếm.”
Trung Quốc phủ nhận việc đưa ra hành động như vậy.
Các khoáng chất “đất hiếm” được sử dụng trong nhiều sản phẩm kỹ thuật cao như máy vi tính và
bình điện dùng cho xe hơi vừa chạy xăng vừa chạy điện, khiến các vật liệu này trở nên thiết yếu
đối với những sản phẩm điện tử xuất khẩu của Nhật Bản.
“Đất hiếm” bao gồm 17 nguyên tố kim loại trong đó có Yttrium và lanthanum. Đất hiếm có tính

chất xúc tác, hóa học, và điện cùng các đặc tính khác.
Đại đa số “đất hiếm” xuất khẩu từ Trung Quốc là nơi có các mỏ lớn nhất chứa các chất liệu này.
Cũng có các mỏ “đất hiếm” tại Úc, Hoa Kỳ, và một số quốc gia khác.
Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới
01/11/2010 07:11 (GMT + 7)
TT - Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng
lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng
đất hiếm.
Lối vào hầm khai thác quặng đất hiếm bị sập tại khu mỏ Nậm Xe do Tiệp Khắc khai thác giờ chỉ còn là
một khe nhỏ - Ảnh: K.H.
PrevNext
12
Chia sẻ
Lưu lại In bài Gửi cho bạn bè Facebook Yahoo Twiter Google Zing Me
Từ khóa
Tin bài khác
• Cha giết con - oan thấu tới trời! (02/05)
• Lá cờ lịch sử (01/05)
• Theo chân đàn bò tót lớn nhất (01/05)
• Bên trong Trại Davis - Thành lũy tháng 4 (30/04)
>> Việt - Nhật hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm
>> Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm
Quặng đất hiếm vốn quá quen thuộc với người dân hai huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai
Châu). Từ hàng chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ
lượng và hợp tác với một số nước khai thác thử nghiệm.
Trở lại mỏ đất hiếm Nậm Xe (huyện Phong Thổ), Đông Pao (huyện Tam Đường), phóng viên
Tuổi Trẻ dựng lại bức tranh về những ngày đầu khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
Đường lên mỏ Nậm Xe
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố

hiếm có hàm lượng ít trong
vỏ Trái đất. Đất hiếm được
sử dụng để chế tạo nam châm
vĩnh cửu cho micro, loa, tai
nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ
cứng máy tính ; đưa vào các
chế phẩm phân bón để tăng
năng suất và khả năng chống
chịu bệnh cho cây trồng. Đặc
biệt, đất hiếm được sử dụng
chủ lực trong cáp quang viễn
thông; công nghệ in tiền;
công nghệ màn hình LED;
công nghệ bán dẫn, siêu
dẫn
Các nước trên thế giới có trữ
lượng đất hiếm lớn gồm
Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn Độ.
Việt Nam cũng là một trong
số những quốc gia được đánh
giá có trữ lượng đất hiếm
cao.
Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trọn trong khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, được phân chia
thành hai khu nam - bắc. Cách đây hàng chục năm, người dân trong vùng đã quen với tiếng máy
móc, tiếng ôtô vận chuyển quặng đất hiếm chạy rầm rập suốt ngày đêm. Không ít người dân
trong vùng đã trở thành công nhân hầm lò và tuyển luyện quặng cho các đơn vị nước ngoài khai
thác như Tiệp Khắc (cũ), Ba Lan
Nhớ lại những ngày đầu tiên các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đến thăm dò, khai thác mỏ,
phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe Lý Văn Chúc ấn tượng nhất là chuyện ôtô chạy suốt ngày đêm.
“Người ta đến nhanh, đi cũng nhanh, để lại trên triền núi những miệng hầm ôtô có thể chạy ra,

chạy vào để chở quặng. Giờ vẫn còn những hầm sâu hun hút ngoác miệng trên đỉnh núi Mỏ,
ngay dân địa phương cũng không dám vào sâu vì không biết trong đó có gì ” - ông Chúc nói.
Nhận lời dẫn chúng tôi lên một miệng hầm trên đỉnh núi Mỏ, ông Lương Văn Ngân (bản Co
Muông, xã Nậm Xe) e ngại: “Liệu các chú đi được không, gần 3km chỉ leo theo vách núi dựng
đứng thôi, chỗ hầm đó sạt lở rồi, không thể vào được đâu”.
Quả thật, nhìn từ xa triền núi Mỏ thoai thoải đổ về phía bờ suối nhưng chỉ khi leo mới cảm nhận
được độ dốc của ngọn núi. Dẫn chúng tôi theo đường tắt, ông Ngân chỉ sang ngọn núi bên cạnh
rồi nói: “Đường chính lên mỏ ở bên kia, xa lắm, trước đây ôtô chạy được từ chân lên đến đỉnh
núi nhưng đường đó sạt rồi, cây cỏ mọc đầy không đi được, leo đường này khó nhưng nhanh”.
Con đường ôtô quanh co ngày xưa nay phủ đầy cỏ dại, trải qua những trận mưa lũ đã sạt lở nên
không còn hình thù một con đường, những đoạn dưới thấp từ lâu trở thành nương rẫy của bà con
các bản làng xung quanh.
Sau gần hai giờ leo dốc núi, cuối cùng chúng tôi đến được miệng hầm khai thác đất hiếm đầu
tiên của phía Tiệp Khắc. Miệng hầm ngày xưa, theo lời ông Ngân, to và rộng đến mức một chiếc
ôtô có thể chui lọt đã bị đá lấp gần hết, giờ chỉ còn một khe rộng từng người chui vào được.
Chui sâu vào, trước mắt chúng tôi là một đường hầm đen kịt sâu hun hút, chạy ngoằn ngoèo vào
lòng núi. Trên vách hầm vẫn hằn in những vết khoan sâu hoắm vào lòng núi, những vỉa đá bị vạt
từng mảng do nổ mìn từ hàng chục năm trước. Từ trong đường hầm, mùi ngai ngái, tanh tanh của
đất, của quặng khoáng bốc ra nồng nặc. Chỉ vài phút trong đường hầm ai cũng cảm giác đau đầu,
buồn nôn, ông Ngân lý giải đó là mùi của quặng.
“Ngày xưa, công nhân đến khai thác đều có quần áo bảo hiểm để vào núi mới đi sâu được” - ông
Ngân nói. Cũng chính vì lý do này mà khi không khai thác nữa, người Tiệp Khắc đã đổ bêtông
bịt miệng hầm thứ hai lại để người dân không vào hầm. Riêng chiếc hầm đầu tiên bị sập trong
quá trình khai thác, đá bít gần kín miệng nên không đổ được bêtông lấp lại.
Người Tiệp đến rồi đi
Qua sự giới thiệu của một già làng ở bản Mầu, chúng tôi tìm gặp một trong những công nhân
trực tiếp tham gia khai thác mỏ Nậm Xe khi người Tiệp Khắc đến đây. Là người bản xứ thuộc
huyện Phong Thổ, được các chuyên gia Tiệp Khắc trực tiếp tuyển chọn và đào tạo, từ một nông
dân thuần túy, ông Trần Thế Lương (xã Mường So, huyện Phong Thổ) trở thành một công nhân
lành nghề trong nghề khai khoáng.

Trong quãng đời làm công nhân khai khoáng, ông Lương nhớ mãi từng đi khai thác đất hiếm tại
mỏ Nậm Xe và sau đó trở thành công nhân khoan thăm dò tại mỏ Đông Pao (Bản Hon, huyện
Tam Đường, Lai Châu).
Năm 1984, khi điện lưới còn chưa xuất hiện ở những bản làng xa xôi của Phong Thổ thì cả vùng
Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện được người Tiệp Khắc đưa vào phục vụ khai khoáng
ở mỏ. Cũng chính tại chiếc hầm chúng tôi tìm đến, ông Lương và năm người khác đã thoát chết
khi hầm này bị sập. Ngày đó, mỗi tổ công nhân trực tiếp nổ mìn, khai khoáng có hai chuyên gia
Tiệp Khắc và bốn công nhân Việt Nam.
Ca làm việc của ông Lương bắt đầu từ 6g-14g, không hiểu sao hôm đó mới hơn 12g chuyên gia
Tiệp bỗng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra cửa hầm uống nước. Khi tổ công nhân ra khỏi cửa
hầm vài phút thì trong hầm vang lên những tiếng chấn động như tiếng mìn nổ, hàng loạt tảng đá
lớn từ trên đỉnh núi sầm sập đổ xuống cách khu vực công nhân làm việc vài mét. Và chỉ sau đó
vài chục phút, cả phần lõi hầm đổ sụp, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.
Sau khi hầm đầu tiên bị sập, phía Tiệp Khắc và các công nhân Việt Nam đào hầm khoáng thứ hai
cách hầm thứ nhất khoảng 30m. Ông Lương nhớ lại đường hầm được đào, khoan cao 2,5m, rộng
2,8m, đủ diện tích lắp đường ray cho xe goòng chở quặng, đất đá chạy.
Các công nhân Việt Nam và chuyên gia Tiệp Khắc làm ngày làm đêm, chia ba ca suốt 24/24 giờ
để đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm được mạch khoáng, các công nhân dùng khoan máy khoan thẳng
vào gương lò (những điểm có khoáng vật) rồi cho nổ mìn phá đá lấy quặng và chuyển theo xe
goòng ra ngoài. Tại cửa lò, tổ công nhân tuyển luyện rửa sạch rồi đưa thẳng lên ôtô chở về xuôi.
Đường hầm thứ hai, hầm chính được công nhân đào sâu vào lòng núi đến 199m, các đường
ngách cũng dài đến gần 100m, trở thành đường hầm dài nhất ở mỏ Nậm Xe. Tuy nhiên, sau một
năm khai thác theo đúng hợp đồng ký kết, các chuyên gia Tiệp Khắc về nước vào năm 1985 thì
hầm khoáng này được đổ bêtông bịt kín hoàn toàn.
“Ngày đó, cuộc sống công nhân chúng tôi sung sướng lắm. Tiền lương tính ra là 100 đồng/ngày
trong khi một cân thịt chỉ có 9 hào. Mỗi tháng còn được hai cân chè, mỗi khi đi làm về có người
pha sẵn, phải uống hết để chống độc hại và 24 cân gạo, 12 hộp sữa, 12 cân đường bồi dưỡng” -
ông Lương kể lại. Ngoài người Tiệp khai thác tại Nậm Xe, ông Lương khẳng định còn có người
Ba Lan và một số nước khác cũng đã đến đây thăm dò, khai thác đất hiếm.


×