Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO kỹ sư cơng trình Trình độ đào tạo : Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 45 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CƠNG TRÌNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên chương trình

:

Chương trình đào tạo kỹ sư cơng trình

Trình độ đào tạo

:

Đại học chính quy

Ngành đào tạo

:

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng

Mã số



:

7580201

(Chương trình đào tạo này đã được ban hành theo Quyết định số 2058a/QĐ-ĐHTL ngày
25 tháng 09 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi)
1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Đào tạo kỹ sư thuộc lĩnh vực Cơng trình xây dựng có phẩm chất chính
trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1 (MT1): Kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản
rộng, thành thạo về kỹ thuật cơng trình, tăng cường sự hiểu biết về thiết kế các cơng trình
xây dựng dân dụng và cơng nghiệp; và cơng trình ngầm.
+ Mục tiêu 2 (MT2): Có khả năng thích nghi và tự học tập thơng qua hoạt động thực tiễn
trong các lĩnh vực chuyên môn về xây dựng.
+ Mục tiêu 3 (MT3): Có khả năng giải quyết các vấn đề về vận hành và quản lý trong
doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xây dựng thông qua khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi
mới trong tổ chức.
+ Mục tiêu 4 (MT 4): Là các cơng dân tồn cầu, có đạo đức, có trách nhiệm xã hội, có
năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân.
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Kiến thức

2


1) Hiểu và vận dụng được các kiến thức đại cương (tốn, xác suất thống kê, cơng nghệ
thơng tin), kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào

việc tính tốn, mơ phỏng, phân tích, tổng hợp các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành.
2) Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về ngành kỹ thuật xây dựng để giải
thích các hiện tượng, xác định các yếu tố/lực tác động đến các cơng trình và phân tích
các ứng xử của kết cấu/ cơng trình dưới các tác động đó.
3) Hiểu và áp dụng được những kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực: thiết kế, quy
hoạch và tính tốn xác định các thơng số cơ bản của cơng trình, hệ thống cơng trình
Xây dựng dân dụng và xây dựng cơng trình ngầm. Nắm được nguyên tắc cơ bản về
quản lý xây dựng, quản lý dự án.
2.2. Kỹ năng
4) Có khả năng thành lập và khai thác các nhóm làm việc theo yêu cầu, tổ chức và vận
hành các hoạt động của nhóm, phát triển nhóm làm việc theo yêu cầu, lãnh đạo các
nhóm làm việc, Liên kết và khai thác các nhóm làm việc khác nhau
5) Có khả năng lập luận sắp xếp ý tưởng, thuyết trình, giao tiếp bằng văn bản và các
phương tiện truyền tin khác, có khả năng thuyết trình, thuyết phục giao tiếp với các
cá nhân và tổ chức, …
6) Khả năng nhận diện, đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản của kỹ thuật xây dựng
cơng trình dân dụng và cơng nghiệp.
7) Kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử lý thơng tin, số liệu liên quan đến ngành Kỹ thuật
xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp; và cơng trình ngầm.
8) Kỹ năng tính tốn, thiết kế, xây dựng, thi cơng, quản lý (ở mức độ cơ bản) các dự án
liên quan đến các cơng trình xây dựng dân dụng cơng nghiệp và cơng trình ngầm.
9) Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp, học tập, công việc, nghiên cứu,
đạt trình độ tiếng Anh A2 hoặc tương đương.
10) Sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại (Microsoft Office, Auto Cad,
Excel...) trong công việc, sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên
ngành đào tạo (SAP, Etab, Geo-Slope, Plaxis…) để giải quyết các vấn đề chuyên
môn.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

3



11) Có khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề kỹ thuật xây dựng; có sáng kiến,
cải tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; thích nghi với các mơi trường
làm việc khác nhau
12) Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức để phát triển và thử nghiệm những
giải pháp quản trị mới.
13) Có năng lực quản lý và lãnh đạo: năng lực lập kế hoạch; điều phối, tổ chức; phân
giao công việc, kỹ năng lãnh đạo, kiểm sốt tình hình thực hiện công việc.
2.4. Phẩm chất đạo đức
14) CĐR 14: Đạo đức cá nhân: ứng xử có văn hóa, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, áp
lực và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê có tinh
thần tìm tịi và khám phá, Tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo
15) CĐR 15: Đạo đức nghề nghiệp: có đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh
quy chế làm việc của tổ chức, hành vi và ứng xử chun nghiệp, thái độ tích cực
trong cơng việc, có tinh thần hợp tác tốt với đồng nghiệp trong quá trình làm việc.
16) CĐR 16: Đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật.
3. Khối lượng kiến thức tồn khóa và thời gian đào tạo
- Tổng số tín chỉ: 145
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (9 học kỳ)
Học kỳ

HK1 HK2 HK3 HK4 HK5 HK6 HK7 HK8 HK9 Tổng số

Số tín chỉ

15

17


17

16

17

15

21

20

7

145

- Phân bổ khối lượng kiến thức:
TT

Học phần (Tiếng Việt)

Tín chỉ

Giáo dục đại cương

47

I.1

Lý luận chính trị


12

I.2

Kỹ năng

3

I.3

Khoa học tự nhiên và tin học

24

I.4

Tiếng Anh

8

I.5

Giáo dục quốc phòng

I.6

Giáo dục thể chất

I


165t
5
4


II

Giáo dục chuyên nghiệp

98

II.1

Cơ sở khối ngành

23

II.2

Kiến thức cơ sở ngành

22

II.3

Kiến thức ngành

11


II.4

Học phần tốt nghiệp

7

II.5
II.6

Kiến thức chuyên ngành (chọn 1 trong 2 chuyên ngành: Xây
dựng dân dụng và công nghiệp, Địa kỹ thuật cơng trình ngầm)
Kiến thức tự chọn

35
3/14

4. Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh và hình thức xét tuyển được đăng tải trên website
/>• Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.
• Đối tượng tuyển sinh:
- Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy
hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và
trung cấp nghề), sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp
nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được cơng nhận hồn thành các mơn
văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT. Có đủ sức khoẻ
để học tập theo quy định hiện hành.
- Điều kiện nộp hồ sơ: Thí sinh tốt nghiệp THPT có điểm trung bình các năm học THPT
đạt từ 5,5 trở lên;
• Phương thức tuyển sinh:
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia do các cụm

thi tại các trường đại học, cao đẳng tổ chức như sau:
+ Xét tuyển: Theo các khối A (Tốn, Vật lý, Hóa học) và khối A1 (Tốn, Vật lý, Tiếng
Anh); Chỉ tiêu khối A1 tối đa 30%; Tất cả các bài thi đều đạt trên 1,00; Các mơn tính hệ
số 1.
+ Điểm trúng tuyển: Có điểm chuẩn vào trường (TLA khác TLS); có điểm chuẩn xét
chuyển TLA về TLS; điểm xét tuyển theo ngành.
5


- Thí sinh đăng ký xét tuyển vào CS2 (TLS), nếu trúng tuyển sẽ học tại số 2 Trường Sa,
Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh và phường An Thạnh, thị xã Thuận An,
Tỉnh Bình Dương.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
• Quy trình đào tạo
Quy định chung
Trường Đại học Thủy lợi tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chương trình đào
tạo (CTĐT) Ngành Kỹ thuật xây dựng được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến
thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Các Học phần trong CTĐT bao
gồm hai loại: Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính
yếu và bắt buộc Người học phải tích lũy; Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những
nội dung kiến thức cần thiết, nhưng Người học được tự chọn theo hướng dẫn của trường
nhằm đa dạng hố hướng chun mơn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học
phần theo quy. Khối lượng học tập của người học được tính theo đơn vị tín chỉ. Một tín
chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo
luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá
luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu
được một tín chỉ người học phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Một tiết học được
tính bằng 50 phút.
Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 07 giờ 00 đến 21 giờ 30 hằng
ngày.

Tuỳ theo số lượng Người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của
trường, Trưởng phòng Đào tạo sắp xếp thời khóa biểu cho các lớp.
Tổ chức đào tạo
Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai
đoạn gồm 8 tuần thực học và 2 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Nhà trường cịn bố trí và
3 học kỳ song song để người học có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi
học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
Thời gian tối đa hồn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng là 7
năm. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh

6


đại học, cao đẳng hệ chính quy khơng bị hạn chế về thời gian tối đa để hồn thành
chương trình.
Đầu mỗi năm học, Nhà trường thơng báo Lịch trình dự kiến cho từng chương trình
trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương
chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi,
hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, từng người
học phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với Phịng đào tạo của
trường thông qua hệ thống phần mềm đăng ký học (dangky.tlu.edu.vn). Khối lượng học
tập tối thiểu mà mỗi người học phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học được
xếp hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học đang
trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với người học ở học kỳ phụ.
Người học đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối
lượng học tập không q 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Khơng hạn chế khối lượng đăng ký
học tập của những người học xếp hạng học lực bình thường. Việc đăng ký các học phần

sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự
học tập của chương trình đào tạo. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng
ký chỉ được chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính. Ngồi thời hạn trên học phần
vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu Người học không đi học sẽ được
xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. Người học có học phần bắt buộc bị điểm F
phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm
A, B, C hoặc D. Người học có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần
đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
Người học xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin
phép gửi Trưởng Khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận
của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.
Xếp hạng năm đào tạo và học lực
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, Người học được xếp
hạng năm đào tạo như sau:
7


a) Người học năm thứ nhất:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;

b) Người học năm thứ hai:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60
tín chỉ;

c) Người học năm thứ ba:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90
tín chỉ;


d) Người học năm thứ tư:

Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới
130 tín chỉ;

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, Người học được xếp
hạng về học lực như sau:
a) Hạng trung bình: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào
trường hợp bị buộc thôi học.
Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính
ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng Người học về học lực.
Nghỉ học tạm thời
1. Người học được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết
quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ
quan y tế;
c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, Người học phải học ít nhất một học kỳ ở trường,
không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy
khơng dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian
học chính thức.
2. Người học nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi
Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .
Bị buộc thôi học
1. Sau mỗi học kỳ, Người học bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt
dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
8



b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với Người học năm thứ nhất;
dưới 1,40 đối với Người học năm thứ hai; dưới 1,60 đối với Người học năm thứ ba hoặc
dưới 1,80 đối với Người học các năm tiếp theo và cuối khoá;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức
xoá tên khỏi danh sách Người học của trường.
2. Chậm nhất là một tháng sau khi Người học có quyết định buộc thôi học, Nhà trường ra
thông báo trả về địa phương nơi Người học có hộ khẩu thường trú.
Học cùng lúc hai chương trình
1. Người học học cùng lúc hai chương trình là Người học có nhu cầu đăng ký học thêm
một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương
trình thứ nhất;
b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
c) Người học khơng thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
3. Người học đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực
yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp
theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với Người học học cùng lúc hai chương trình là
thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, Người
học được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương
đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Người học chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp
Chuyển trường
1. Người học được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc Người học có hồn cảnh
khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong

học tập;

9


b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo
mà Người học đang học;
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định dưới
đây
2. Người học không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
a) Người học đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển
vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
b) Người học thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
c) Người học năm thứ nhất và năm cuối khóa;
d) Người học đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
• Điều kiện xét tốt nghiệp và cơng nhận tốt nghiệp
Những Người học có đủ các điều kiện sau thì được Nhà trường xét và cơng nhận
tốt nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khơng
đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh với
khối lượng 130 tín chỉ
c) Điểm trung bình chung tích lũy của tồn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo
không chuyên về quân sự và thể dục - thể thao.
2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp
quy định trên để lập danh sách những Người học đủ điều kiện tốt nghiệp. Hội đồng xét
tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm
Chủ tịch, Trưởng phòng Đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các trưởng khoa

chun mơn, Trưởng phịng Cơng tác chính trị và Quản lý người học.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt
nghiệp cho những Người học đủ điều kiện tốt nghiệp.
• Cấp bằng tốt nghiệp

10


1. Người học hồn thành chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh được cấp Bằng
Cử nhân Quản trị kinh doanh. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung
tích lũy của tồn khố học, như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
2. Hạng tốt nghiệp của những Người học có kết quả học tập tồn khố loại xuất sắc và
giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy
định cho tồn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Kết quả học tập của Người học được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong
bảng điểm ghi chuyên ngành mà người học đăng ký theo học
4. Người học còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết
thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày ngừng học, được trở về
trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
6. Người học không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong
chương trình của trường. Những Người học này nếu có nguyện vọng, được quyền làm
đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định.
6. Cách thức đánh giá
• Đánh giá học phần

Hình thức đánh giá
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính
chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc
tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình
học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực
hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học
phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số
khơng dưới 50%.
11


Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận,
cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu
trưởng phê duyệt và được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
2. Đối với các học phần thực hành: Người học phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.
Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một
chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ
phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính. Người học vắng mặt trong kỳ thi
kết thúc học phần, nếu khơng có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận
điểm 0 ở kỳ thi chính. Những Người học này khi được trưởng khoa cho phép được dự thi
một lần ở kỳ thi sau đó (nếu có). Người học vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính,
nếu được trưởng khoa cho phép, được dự thi ở kỳ thi sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc
học phần được coi là điểm thi lần đầu.
Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10
(từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân

với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được
chuyển thành điểm chữ như sau:
a) Loại đạt:
A (8,5 - 10) Giỏi
B (7,0 - 8,4) Khá
C (5,5 - 6,9) Trung bình
D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu
b) Loại khơng đạt: F (dưới 4,0) Kém
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ,
khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I: Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
12


X: Chưa nhận được kết quả thi.
d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh
giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Đối với những học phần mà Người học đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường
hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi khơng có lý do phải nhận điểm 0;
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước
đó Người học được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngồi những trường hợp như trên, cịn áp dụng cho trường
hợp Người học vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, Người học bị ốm hoặc tai
nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được Trưởng Khoa cho phép;
b) Người học không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được
Trưởng Khoa chấp thuận.

Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế
tiếp, Người học nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để
được chuyển điểm. Trường hợp Người học chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng
không rơi vào trường hợp bị buộc thơi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.
6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà Phòng Đào
tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của Người học từ khoa chuyển
lên.
7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học
kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp Người học học vượt.
b) Những học phần được công nhận kết quả, khi Người học chuyển từ trường khác đến
hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
• Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của người học được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
13


1. Số tín chỉ của các học phần mà người học đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là
khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà
người học đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học
phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học
phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá
bằng các điểm chữ A, B, C, D mà người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho
tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Cách tính điểm trung bình chung
1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm
chữ của mỗi học phần được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4
B tương ứng với 3
C tương ứng với 2
D tương ứng với 1
F tương ứng với 0
2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo cơng
thức sau và được làm trịn đến 2 chữ số thập phân:
n

A=

a
i =1

i

 ni

n

n
i =1

i

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.


14


Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính
theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và
điểm trung bình chung tích lũy để xét thơi học, xếp hạng học lực Người học và xếp hạng
tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
7. Nội dung chương trình

STT

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần

Số tín chỉ

Tổ
chức
tại
Kỳ

2 (1-1-0)

1

2 (1-1-0)

1


Kỳ 1 năm thứ nhất
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về nhà nước
và pháp luật với 5 chương và 15 tiết. Nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung nhất, cơ bản nhất về
nhà nước và pháp luật. Trang bị cho người học
kiến thức lý luận như nguồn gốc, bản chất chức
năng của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nói riêng; Nguồn gốc, bản
chất chức năng của pháp luật nói chung và của
pháp luật Việt Nam nói riêng cũng như các khái
niệm pháp lý cơ bản làm nền tảng, cơ sở cho việc
nghiên cứu các chương của phần thứ hai.
1

Pháp luật
đại cương

Phần thứ hai: Một số ngành luật cơ bản của hệ
thống pháp luật Việt Nam; 5 chương; 20 tiết.
Phần này cung cấp kiến thức cơ bản cho người
học về ngành luật cơ bản như: Hiến pháp, Hình
sự, Dân sự.
Qua việc nghiên cứu học phần Pháp luật đại
cương; người học hiểu được chính sách pháp luật
của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tơn trọng và tích cực thực hiện luật pháp,
giữ vững trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Đồng
thời, thực hiện tốt luật pháp cũng là góp phần
thiết thực xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh

2

Nguyên lý
cơ bản của
Chủ nghĩa
Mác Lênin I

Học phần giới thiệu khái lược về chủ nghĩa MácLênin, thế giới quan và phương pháp luận triết
học của chủ nghĩa Mác – Lênin: về chủ nghĩa
duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
15


Kỹ năng
giao tiếp
và thuyết
trình

Học phần trang bị cho người học những kiến
thức và kĩ năng cơ bản về kĩ năng giao tiếp và
thuyết trình, bao gồm các kĩ năng như: kỹ năng
tạo ấn tượng ban đầu, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng phản hồi, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản,
kỹ năng thuyết trình. Các kĩ năng này sẽ giúp cho
người học vận dụng một cách có hiệu quả vào
học tập, cơng việc, cuộc sống để có thể tự tin và
làm việc tốt hơn


3 (2-1-0)

1

Tin học
đại cương

Giới thiệu về máy tính và lập trình bằng C++, tập
trung vào việc xây dựng và thực hiện các thuật
toán giải các bài toán trong Toán học, Khoa học
và Kỹ thuật.

3 (2-0-1)

1

5

Toán cao
cấp I

Giới thiệu mơn học giải tích bao gồm vi phân và
tích phân của hàm một biến số, cùng các ứng
dụng của nó. Chuỗi và ứng dụng khai triển hàm
thành chuỗi Taylor.

2 (1-1-0)

1


6

Học phần bao gồm 5 bài với các chủ đề quen
thuộc như giới thiệu bản thân, thể thao, âm nhạc,
đồ ăn thức uống, quá khứ, vv. Mục tiêu của Học
phần nhằm cung cấp cho người học vốn từ vựng
về các chủ đề nêu trên, 1 số cấu trúc ngữ pháp cơ
bản (thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, động
từ theo sau bởi V_ing, thì q khứ đơn, tính từ
Tiếng Anh
miêu tả), đồng thời luyện tập các kĩ nghe, nói,
I
đọc viết liên quan đến chủ đề của bài học; trang
bị những kiến thức ngôn ngữ và giao tiếp để
người học có thể hiểu được, thực hành và vận
dụng vào các tình huống thực tế hàng ngày. Bên
cạnh đó, Học phần cũng giúp người học tích lũy
những kiến thức và kĩ năng cần thiết để phục vụ
cho bài thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường.

2 (1-1-0)

1

3 (2-1-0)

2

3


4

Kỳ 2 năm thứ nhất

7

Nguyên lý
cơ bản của
Chủ nghĩa
Mác Lênin II

Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin II gồm hai phần:
Phần thứ hai: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa; gồm 3 chương:
Chương 4: Học thuyết giá trị.
Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư.
16


Chương 6: Học thuyết về CNTB độc quyền và
CNTB độc quyền nhà nước.
Nội dung ba học thuyết này nhằm trang bị cho
người học những kiến thức lý luận chung nhất về
hàng hóa, tiền tệ, quy luật giá trị, quy luật giá trị
thặng dư và các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư
bản trong giai đoạn độc quyền và độc quyền nhà
nước. Trên cơ sở đó, người học có thể hiểu được

bản chất quan hệ kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
Phần thứ ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin
về chủ nghĩa xã hội; gồm ba chương:
Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chương 8: Những vấn đề chính trị xã hội có tính
quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Hai chương này khái quát những quan điểm lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ
nghĩa xã hội như: dân chủ, văn hóa, dân tộc và
tôn giáo.
Chương 9: chương này khái quát chủ nghĩa xã
hội hiện thực và triển vọng.

Toán cao
cấp II

Đây là học phần dành cho hàm số nhiều biến.
Nội dung bao gồm: hàm nhiều biến, đạo hàm
riêng, gradient, cực trị hàm nhiều biến, vi phân
tồn phần, tích phân lặp, tích phân đường trong
mặt phẳng, trường bảo tồn, định lý Green, tích
phân bội, tích phân mặt và tích phân đường trong
khơng gian, định lý phân nhánh và định lý Stoke.

3 (2-1-0)

2


9

Toán cao
cấp III

Đây là học phần dành cho Giới thiệu kiến thức
cơ bản của Đại số tuyến tính và các ứng dụng của
nó trong kỹ thuật. Cung cấp các khái niệm cơ
bản của Đại số như vectơ, ma trận, giải hệ
phương trình Đại số, định thức, khơng gian
vectơ, phép biến đổi tuyến tính, số phức, một vài
ứng dụng của Đại số tuyến tính trong kỹ thuật.

2 (1-1-0)

2

10

Hóa đại
cương I

Giới thiệu những khái niệm cơ bản của hóa học
như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, cấu tạo
phân tử, các phản ứng hóa học và trạng thái của

3 (2-1-0)

2


8

17


vật chất.
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề định lượng
trong hóa học, bao gồm tính tốn khối lượng
chất, nhiệt động học, động hóa học, cân bằng hóa
học, điện hóa học.
Làm cho sinh viên thấy rõ mối quan hệ giữa thực
nghiệm và lý thuyết trong hóa học nói riêng và
trong khoa học nói chung.
Mơn Vật lý ở trường Đại học Thuỷ lợi gồm hai
học phần (Vật lý I và Vật lý II) dành cho sinh
viên các ngành khoa học và kỹ thuật. Vật lý I bao
gồm hai phần: Cơ học và Nhiệt học.

11

Vật lý I

Phần Cơ học bao gồm: Động học chất điểm;
Động lực học chất điểm; Công và Động năng;
Thế năng và Bảo toàn cơ năng; Động lượng –
Xung lượng và Va chạm; Động học và Năng
lượng trong chuyển động quay của vật rắn quay
quanh một trục cố định; Động lực học chuyển
động quay.


3 (2-1-0)

2

3 (2-1-0)

2

Phần Nhiệt bao gồm: Nhiệt độ và Nhiệt lượng;
Nhiệt dung - Phương trình trạng thái; Định luật
thứ nhất của nhiệt động lực học; Định luật thứ
hai của nhiệt động lực học.
Thí nghiệm: Mỗi sinh viên làm 3 bài thí nghiệm
về Cơ - Nhiệt, theo lịch trình của Bộ mơn.

12

Học phần bao gồm 6 bài với các chủ đề quen
thuộc như giới thiệu du lịch, địa điểm u thích,
trang phục, mua sắm, ẩm thực, cơng nghệ, vv.
Mục tiêu của Học phần nhằm cung cấp cho
người học vốn từ vựng về các chủ đề, 1 số cấu
trúc ngữ pháp cơ bản (thì quá khứ đơn, đại từ bất
định, tính từ + đại từ sở hữu, lượng từ, cấu trúc
Tiếng Anh
so sánh), luyện tập các kĩ nghe, nói, đọc viết liên
II
quan đến chủ đề của bài học; trang bị những kiến
thức ngôn ngữ và giao tiếp để người học có thể

hiểu được, thực hành và vân dụng vào các tình
huống thực tế hàng ngày. Bên cạnh đó, Học phần
cũng giúp người học tích lũy những kiến thức và
kĩ năng cần thiết để phục vụ cho bài thi chuẩn
đầu ra ngoại ngữ của trường.
18


Kỳ 3 năm thứ hai

Tư tưởng
Hồ Chí
Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học phần thuộc
các môn khoa học thuộc khối kiến thức đại
cương trong chương trình đào tạo người học hệ
đại học chính quy và tại chức. Về nội dung, học
phần giúp người học nắm được những nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạngViệt Nam – độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; về xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam; về nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân
tộc, đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức và xây
dựng con người Việt Nam mới. Từ đó, giúp
người học nhận thức được ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh đối với bản thân
và đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước hiện nay.


2 (1-1-0)

3

3 (2-1-0)

3

15

Nội dung của mơn học bao gồm: Các phương
Tốn IV
pháp để giải phương trình vi phân thường.; Ma
(Phương
trận và hệ tuyến tính bậc một.Phương pháp giá
trình
vi
trị riêng và vectơ riêng. Các phương pháp số để
phân)
giải gần đúng phương trình vi phân.

2 (1-1-0)

3

16

Học phần cung cấp cho người học tổng quan về
lý thuyết xác suất và thống kê toán bao gồm: xác

Toán
V suất của một biến cố, các hàm phân phối, các
(Xác suất hàm mật độ, các biến ngẫu nhiên, kỳ vọng và
thống kê) phương sai của các biến ngẫu nhiên, một vài hàm
phân phối đặc biệt, các mẫu ngẫu nhiên đơn giản,
các bài tốn ước lượng cho một mẫu và hai mẫu,

2 (1-1-0)

3

13

Mơn Vật lý II ở Đại học Thuỷ Lợi gồm các phần
Điện, Từ, Cảm ứng điện từ và Giao thoa, nhiễu
xạ ánh sáng:

14

Vật lý II

Lý thuyết + Bài tập: - Điện tích - Điện trường Điện thế - Tụ điện và Năng lượng điện trường Từ trường và lực từ - Các nguồn của từ trường Cảm ứng điện từ - Giao thoa và Nhiễu xạ ánh
sáng.
Thí nghiệm: Mỗi sinh viên phải hồn thành 3 bài
thí nghiệm về Điện, Từ, Cảm ứng điện từ và
nhiễu xạ ánh sáng..

19



kiểm định giả thiết cho một mẫu và hai mẫu, hồi
quy, tương quan và các ứng dụng của nó.

17

Học phần bao gồm 7 bài với các chủ đề quen
thuộc như sức khỏe, chỉ đường, thời tiết, động
vật, giải trí, trường học, gia đình, vv. Mục tiêu
của Học phần nhằm cung cấp cho người học vốn
từ vựng về các chủ đề, 1 số cấu trúc ngữ pháp cơ
bản (động từ khuyết thiếu, giới từ, Thì quá khứ
tiếp diễn, cấu trúc tương lai, tính từ, trạng từ),
Tiếng Anh
luyện tập các kĩ nghe, nói, đọc viết liên quan đến
III
chủ đề của bài học; trang bị những kiến thức
ngôn ngữ và giao tiếp để người học có thể hiểu
được, thực hành và vân dụng vào các tình huống
thực tế hàng ngày. Bên cạnh đó, Học phần cũng
giúp người học tích lũy những kiến thức và kĩ
năng cần thiết để phục vụ cho bài thi chuẩn đầu
ra ngoại ngữ của trường.

3 (2-1-0)

3

18

Cơ học cơ

sở I

Nghiên cứu các hệ lực tương đương, thu gọn hệ
lực; trạng thái cân bằng của các vật rắn. Phương
pháp vectơ, ứng dụng cho kết cấu và cơ học.

3 (2-1-0)

3

Đồ họa kỹ
thuật I

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
về đồ họa kỹ thuật bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy
ước, phương pháp biểu diễn đối với bản vẽ kỹ
thuật theo các tiêu chuẩn ISO (tiêu chuẩn thế
giới), ANSI (tiêu chuẩn quốc gia Mỹ) và TCVN
(tiêu chuẩn Việt Nam). Sau môn học yêu cầu
sinh viên: Đọc hiểu được các bản vẽ kỹ thuật cơ
bản; Biểu diễn được các vật thể, hình khối hình
học trên bản vẽ kỹ thuật.

2 (1-1-0)

3

3 (2-1-0)

4


19

Kỳ 4 năm thứ hai

20

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam là một học phần thuộc các môn khoa học
thuộc khối kiến thức đại cương trong chương
trình đào tạo người học hệ đại học chính quy và
Đường lối
tại chức. Về nội dung, học phần giúp người học
cách mạng
nắm được những nội dung cơ bản về sự ra đời
của
của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối đấu
ĐCSVN
tranh giành chính quyền, đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, đường
lối cơng nghiệp hóa, đường lối xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
20


đường lối xây dựng hệ thống chính trị, đường lối
xây dựng và phát triển nền văn hóa và giải quyết
các vấn đề xã hội, đường lối đối ngoại. Từ đó,
góp phần bồi dưỡng cho người học niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu, lý

tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm
của người học trước những nhiệm vụ trọng đại
của đất nước.

21

22

23

24

Đồ họa kỹ
thuật II

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng
về việc sử dụng phần mềm AutoCad để đọc và vẽ
các loại bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Sau môn học
yêu cầu sinh viên: Đọc hiểu được các bản vẽ kỹ
thuật xây dựng cơ bản; Vẽ được các bản vẽ kỹ
thuật xây dựng cơ bản bằng phần mềm AutoCad.

2 (1-1-0)

4

Cơ học cơ
sở II

Động học và động lực học của chất điểm (chuyển

động thẳng, chuyển động cong) và vật rắn
chuyển động phẳng (tịnh tiến, quay quanh trục cố
định, chuyển động phẳng tổng quát); các nguyên
lý về công và năng lượng, xung lượng và động
lượng.

3 (2-1-0)

4

Sức bền
vật liệu I

Sức bền vật liệu là một mơn học nghiên cứu các
phương pháp tính tốn về độ bền, độ cứng và độ
ổn định của các bộ phận cơng trình hay chi tiết
máy dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi
nhiệt độ... Ở môn học Cơ học lý thuyết, ta mới
xét sự cân bằng của vật thể (xem là rắn tuyệt đối)
dưới tác dụng của hệ lực phẳng. Nhưng thực
tế,các vật thể mà ta khảo sát, nghiên cứu đều là
vật rắn thực, điều đó bắt buộc ta phải xét đến sự
biến dạng của vật thể trong quá trình chịu tác
dụng của hệ lực (bên ngồi). Trong phạm vi môn
học này, sẽ giới thiệu một số khái niệm cơ bản về
ngoại lực, nội lực... và các giả thiết nhằm đơn
giản cho việc nghiên cứu và tính tốn.

3 (2-1-0)


4

Trắc địa

Giúp người học nắm được kiến thức chung nhất
về Trắc địa: hình dạng, kích thước Trái đất; các
phép đo, sai số trong các phép đo; phương pháp
đo các đại lượng cơ bản (đo góc, đo cạnh, đo độ
cao...). Cung cấp kiến thức về đo đạc, xử lý số
liệu cơ bản trong thành lập lưới khống chế, thành
lập bản đồ tỷ lệ lớn, bố trí cơng trình, quan trắc

2 (1-1-0)

4

21


biến dạng cơng trình.
Thực tập
trắc địa

Mơn học giúp sinh viên hiểu, áp dụng các kiến
thức đã học về trắc địa cơng trình. Biết cách đo
đạc, xử lý số liệu trong mảng trắc địa cơng trình

1 (0-1-0)

4


Địa chất
cơng trình

Mơn học giới thiệu kiến thức về địa chất và các
phương pháp trong địa chất cơng trình giúp con
người bảo vệ và xây dựng cơng trình tùy theo các
điều kiện địa chất một cách hiệu quả. Nội dung
môn học bao gồm kiến thức về địa chất và địa
chất cơng trình. Phần địa chất cơng trình gồm: sự
hình thành các loại đất đá và khống vật, các q
trình và hiện tượng địa chất nội sinh và ngoại
sinh, lịch sử địa chất, cấu tạo và cá kiến thức cơ
bản về địa chất. Phần nội dung địa chất cơng
trình gồm các tính chất xây dựng của đất và đá,
nước dưới đất, phân tích điều kiện địa chất với
cơng trình xây dựng và các phương pháp khảo
sát địa chất cơng trình.

2 (1-1-0)

4

27

Cơ học kết cấu là một bộ môn khoa học kĩ thuật
nghiên cứu về ứng xử cơ học của các kết cấu
máy và cơng trình. Đối tượng nghiên cứu của Cơ
học kết cấu là: thanh, hệ thanh, khung, dàn, dầm,
Cơ học kết

tấm, vỏ. Bộ môn này cung cấp cho các kỹ sư và
cấu I
sinh viên các phương pháp phân tích và tính tốn
tính chất chịu lực của kết cấu máy, kết cấu xây
dựng, tính tốn kết cấu khi chịu các nguyên nhân
tác dụng thường gặp trong thực tế.

3 (2-1-0)

5

28

Sức bền
vật liệu II

Sức bền vật liệu là một mơn học nghiên cứu các
phương pháp tính tốn về độ bền, độ cứng và độ
ổn định của các bộ phận cơng trình hay chi tiết
máy dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi
nhiệt độ... Ở môn học sức bền vật liệu 1 giới
thiệu một số khái niệm cơ bản về ngoại lực, nội
lực... và các giả thiết nhằm đơn giản cho việc
nghiên cứu và tính tốn, sức bền vật liệu II cung
cấp các lý thuyết tính tốn cấu kiện cụ thể.

2 (1-1-0)

5


29

Cơ học
chất lỏng

Đây là môn học cung cấp các kiến thức về chất
lỏng ở trạng thái đứng yên và chuyển động, các
ứng dụng để giải quyết những vấn đề thực tế.

3 (2-1-0)

5

25

26

Kỳ 5 năm thứ ba

22


30

Thực tập
địa chất
cơng trình

Mơn học trang bị các kiến thức liên quan đến
thực hành phân loại và mô tả đất đá tại hiện

trường, cách lập báo cáo kết quả đo vẽ hiện
trường.

1 (0-1-0)

5

3 (2-1-0)

5

Đây là môn học cung cấp các kiến thức cơ sở để
Thủy lực
cơng trình

tính tốn thủy lực các cơng trình thủy lợi và giải

Vật liệu
xây dựng

Giới thiệu chung; Những tính chất cơ bản của
Vật liệu xây dựng; Cốt liệu; Chất kết dính Xi
măng và phụ gia khống; Bê tơng xi măng.

3 (2-1-0)

5

33


Kiến trúc
cơng trình

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kiến
trúc, lịch sử hình thành và phát triển của kiến
trúc thế giời và Việt nam. Các kiến thức, kỹ năng
khả năng đọc hiểu và thể hiện bản vẽ mặt bằng
tổng thể, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết
của cơng trình xây dựng. Phân tích đánh giá
được các đặc điểm kiến của trúc cơng trình và
đưa ra các nguyên tắc, giải pháp để nâng cao chất
lượng thẩm mỹ kiến trúc cơng trình.

3 (2-1-0)

5

34

Tin học
ứng dụng
trong kỹ
thuật cơng
trình

Mơn học cung cấp những kiến thức tổng quan về
sử dụng phần mềm tính tốn kết cấu
(SAP2000,...) để mơ hình hóa các kết cấu, phân
tích nội lực, ứng suất phục vụ cho việc tính tốn
thiết kế các kết cấu xây dựng.


2 (1-1-0)

5

35

Cơ học kết cấu là một bộ môn khoa học kĩ thuật
nghiên cứu về ứng xử cơ học của các kết cấu
Cơ học kết máy và cơng trình. Đối tượng nghiên cứu của Cơ
cấu II
học kết cấu II là: Tính hệ siêu tĩnh theo phơơng
pháp lực và Tính hệ siêu tĩnh theo phơơng pháp
chuyển vị (10LT+3 BT).

2 (1-1-0)

6

36

Trang bị sinh viên kiến thức cơ bản về Cơ học
đất bao gồm tính chất vật lý của đất, tính chất cơ
Cơ học đất
học, phân bố ứng suất, sức chịu tải của nền đất,
áp lực đất lên vật chắn, tính độ lún của nền đất.

3 (2-1-0)

6


37

Môn học cung cấp những kiến thức tổng quan về
Kết cấu bê
kết cấu bê tông cốt thép trong cơng trình xây
tơng cốt
dựng để thiết kế các cấu kiện cơ bản trong cơng
thép
trình xây dựng như dầm, cột, sàn phẳng. Kết cấu

3 (2-1-0)

6

31

32

quyết các bài toán thực tế.

Kỳ 6 năm thứ ba

23


bê tông cốt thép tập 1 trang bị cho sinh viên
ngành xây dựng, cầu đường, thủy lợi… Những
kiến thức cơ bản về bản chất làm việc của vật
liệu bê tông và cốt thép. Nắm vững những

nguyên tắc cơ bản thiết kế và cấu tạo các cấu
kiện cơ bản đúng với tiêu chuẩn nhà nước đã quy
định.

Phân tích
ứng suất

Phân tích ứng suất cung cấp cho người học các
kiến thức: những phương trình cơ bản của bài
tốn đàn hồi tuyến tính đẳng hướng, bài tốn
phẳng trong hệ tọa độ vng góc, bài tốn phẳng
trong hệ tọa độ cực.

3 (2-1-0)

6

39

Động lực
học cơng
trình

Mơn học động lực học cơng trình cung cấp cho
người học các kiến thức: dao động của hệ có một
bậc tự do, dao động của hệ có nhiều bậc tự do,
dao động ngang của thanh thẳng có vơ hạn bậc tự
do. mời các bạn tham khảo..

2 (1-1-0)


6

40

Thí
nghiệm và
thiết bị đo
trong kỹ
thuật dân
dụng

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về các
phương pháp khảo sát, quan trắc và thực nghiệm
cơng trình. Cung cấp kỹ năng thực hành các khảo
sát cơ bản trên cấu kiện kích thước vừa và nhỏ
(thực hiện trong phịng thí nghiệm).

2 (1-1-0)

6

41

Thủy văn
cơng trình

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về quy luật
dịng chảy sơng ngịi, các phương pháp tính tốn
các đặc trưng thủy văn thiết kế, điều tiết dịng

chảy ứng dụng trong thiết kế, quy hoạch các
cơng trình thủy lợi và quản lý tài nguyên nước.

3 (2-1-0)

6

42

Khảo sát
địa kỹ
thuật

Môn học giúp sinh viên Các phương pháp khảo
sát địa chất cơng trình, khảo sát sức chịu tải hiện
trường, đánh giá dữ liệu thu thập được.

2 (1-1-0)

6

Cơ học đá

Cơ học đá nghiên cứu các tính chất, trạng thái
của đá và khối đá nguyên trạng, các quá trình và
hiện tương cơ học xảy ra khi xây dựng các cơng
trình và từ đó tìm ra các phương pháp phá hủy đá
có hiệu quả, cách điều khiển hợp lý áp lực đá và

1 (1-0-0)


6

38

43

Phân tích các phương trình cơ bản của lý thuyết
đàn hồi, Bài toán phẳng trong hệ toạ độ Đề các,
Bài toán phẳng trong hệ toạ độ cực, Phương pháp
phần tử hữu hạn.

24


làm ổn định các cơng trình xây dựng trên đá,
trong đá và bằng đá.
Kỳ 7 năm thứ tư
Trang bị sinh viên kiến thức cơ bản về Nền và
móng, sức chịu tải của móng nơng, tính tốn
móng cọc, xử lý nền đất yếu.

2 (1-1-0)

7

1 (1-0-0)

7


46

Đánh giá
tác động
môi
trường

Môn học cung cấp những hiểu biết cơ bản về
những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội và sự cần thiết phải
thực hiện ĐTM của các dự án đầu tư. Các cơ sở
pháp lý liên quan đến ĐTM. Mục đích, vai trị và
lợi ích của ĐTM, các phương pháp kỹ thuật
ĐTM; tác động môi trường của một số loại hình
dự án điển hình và biện pháp giảm thiểu đối với
quá trình quy hoạch và ra quyết định cho phát
triển bền vững.

2 (1-1-0)

7

47

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về Vai trị, vị trí, đặc điểm của ngành xây
dựng; Giá trị tiền tệ theo thời gian; Quản lý vốn
Kinh tế
sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng; Chi
xây dựng I phí đầu tư và nội dung cơng tác quản lý chi phí

đầu tư xây dựng; Quản lý nhà nước đối với các
dự án đầu tư xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế trong
quản lý; Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

2 (1-1-0)

7

44

45

Nền móng

Trang bị các kiến thức cơ bản về cấu tạo các
thành phần và chỉ tiêu cơ lý của đất, từ đó đề
xuất các giải pháp móng phù hợp với loại nền
đất, cơng trình bên trên. Ngun tắc và trình tự
tính tốn thiết kế kết cấu móng. Nắm vững trình
tự, nội dung tính duyệt các bộ phận của kết cấu
nền và móng theo các trạng thái giới hạn

Đồ án nền
móng

Trang bị sinh viên kỹ năng tính tốn, kiểm tra ổn
định trượt, tính lún tường chắn đất, tính tốn nội
lực trong móng mềm, thiết kế móng cọc đài thấp.
Giúp sinh viên ơn luyện lại và vận dụng lý thuyết
trong mơn học nền móng vào tính tốn.

Đồ án Nền móng cơng trình là mơn học chuyên
ngành nhằm trang bị những kiến thức cơ bản khi
xử lý nền đất và các phương án móng cho các
cơng trình từ giản đơn đến phức tạp.

25


×