Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TÌM HIỂU đặc TRƯNG NGÔN NGỮ, văn hóa của VIỆT NAM và TRUNG QUỐC QUA một số UYỂN NGỮ CHỈ “cái CHẾT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.73 KB, 13 trang )

TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ, VĂN HĨA CỦA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ UYỂN NGỮ CHỈ “CÁI CHẾT”
Nguyễn Thị Linh
Lớp AK66 – Khoa Việt Nam học
GVHD: TS. Đỗ Phương Thảo – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt: Uyển ngữ là một hiện tượng ngơn ngữ phổ biến ở hầu khắp các ngôn ngữ trên
thế giới. Việc tạo lập uyển ngữ được hình thành chủ yếu bởi những điều kiêng kỵ khác
nhau trong mỗi dân tộc. Trong bài viết này bàn đến một số vấn đề về uyển ngữ, đặc trưng
ngôn ngữ, tư duy – văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc qua một số uyển ngữ chỉ “cái
chết”. Bên cạnh đó, bài viết cũng làm rõ những điểm giống và khác nhau của uyển ngữ chỉ
“cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Hán. Hỗ trợ cho người Việt học tiếng Trung và người
Trung học tiếng Việt dễ dàng hơn trong việc tiếp cận bộ phận ngơn ngữ này.
Từ khóa: uyển ngữ, uyển ngữ chỉ “cái chết”, ngơn ngữ, văn hóa

1. Đặt vấn đề
Trong bất cứ một hệ thống ngơn ngữ nào cũng đều có những từ ngữ mà người
nói khơng nói đến một cách trực tiếp, thay vào đó là một từ ngữ khác nhưng người
nghe vẫn hiểu được ý nghĩa của nó. Một trong những nguyên nhân hình thành nên
lớp từ ngữ thay thế đó chính là nhu cầu kiêng kị của con người. Những từ ngữ thay
thế đó được gọi chung bằng một thuật ngữ là “uyển ngữ”.
Mặc dù được sử dụng tương đối nhiều trong giao tiếp, tuy nhiên nhiều người
lại chưa hiểu hết khi nhắc đến khái niệm “uyển ngữ”. Trong bài viết này, chúng tôi
sẽ đề cập đến một số vấn đề về uyển ngữ và uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt
và tiếng Hán. Trên cơ sở đó, tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ, tư duy – văn hóa của
người Việt Nam và người Trung Quốc, hỗ trợ cho người Việt học tiếng Trung và
người Trung học tiếng Việt.


Các đề tài nghiên cứu về uyển ngữ nói chung có các cơng trình nghiên cứu
của các tác giả như Đoàn Tiến Lực, Trần Thị Hồng Hạnh, Hà Hội Tiên với các đề
tài “Bàn về phương thức cấu tạo uyển ngữ”, “Đặc điểm ngơn ngữ - văn hóa của


uyển ngữ tiếng Việt”, “Uyển ngữ và chức năng giao tiếp của uyển ngữ”. Các đề tài,
bài viết này đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của uyển ngữ và có đưa ra một số
so sánh uyển ngữ tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Hán hay tiếng Hàn.
Riêng về đề tài so sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt Hà Hội Tiên
có một số cơng trình nghiên cứu như: Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán
và cách dịch chuyển chúng sang tiếng Việt, Đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán
(có liên hệ tiếng Việt), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – DHQGHN, tập
trung nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận của uyển ngữ trong tiếng Hán và có liên hệ
tiếng Việt.
Về uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Hán có nghiên cứu của
các tác giả như: Đồn Tiến Lực - “Sự tri nhận về cái chết của người Việt (Qua uyển
ngữ về cái chết trong tiếng Việt)”, Hà Hội Tiên có hai bài viết bằng tiếng Hán,
Nguyễn Thị Lan Hinh - Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với
tiếng Việt tương đương (trên cứ liệu của hai nhóm uyển ngữ chỉ cái chết và giới
tính), Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn , Hoàng Thị Liễu - Đối chiếu uyển ngữ
tiếng Việt và tiếng Trung (các nhóm uyển ngữ liên quan đến nghề nghiệp – địa vị
và kiêng kị), Luận văn thạc sĩ ngơn ngữ học... Nhìn chung các bài viết, bài báo khoa
học vấn đề về uyển ngữ được đưa ra một cách sơ lược với khối lượng tri thức cơ
bản còn đối với những cơng trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tiến sĩ khối lượng tri
thức về uyển ngữ và uyển ngữ chỉ “cái chết” tương đối sâu và rộng thấy rõ được đặc
trưng tư duy văn hóa của người Việt hay người Trung. Tuy nhiên căn cứ vào trình
độ và khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu của mình trong
một số uyển ngữ chỉ “cái chết” của cả tiếng Việt và tiếng Hán trên mức độ tìm hiểu
và đưa ra một số so sánh về đặc trưng ngôn ngữ và tư duy – văn hóa của hai dân tộc.


Mục đích chúng tơi nghiên cứu đề tài này, thơng qua hệ thống hóa một số
vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài, chúng tôi muốn đưa đến cái nhìn bước đầu,
về khái niệm “uyển ngữ”. Dựa trên cơ sở lý thuyết, chúng tơi tiến hành tìm hiểu
những đặc trưng ngơn ngữ, văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc qua một số uyển

ngữ chỉ “cái chết” từ đó rút ra nhận xét và so sánh giúp cho người Việt học tiếng
Hán và người Trung học tiếng Việt có thể vận dụng bộ phận ngơn ngữ này một cách
hiệu quả hơn.

2. Nội dung
Đối với đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu như sau: phân tích tài liệu thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
đối chiếu ngôn ngữ học, phương pháp thống kê, phân loại... để thu được kết quả
nghiên cứu.
2.1 Một số vấn đề lý thuyết về uyển ngữ
2.1.1 Khái niệm “uyển ngữ”
Uyển ngữ là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là nói cho
tốt đẹp. “Trong tiếng Việt tùy theo những quan điểm và phạm vi nghiên cứu mà
thuật ngữ này được gọi bằng các cái tên khác nhau như nói giảm, nói tránh, khinh
từ hay nhã ngữ, …” [8,2]. Việc sử dụng uyển ngữ nhằm mục đích thay thế một loạt
những từ ngữ khơng được ưa thích, tránh mất thể diện cho người nói và người nghe
hay một người thứ ba nào đó.
Trong Từ điển tiếng Việt, uyển ngữ được định nghĩa là “phương thức nói
giảm, bằng cách khơng dùng lối diễn đạt trực tiếp mà dùng hình thức diễn đạt nhẹ
nhàng hơn, mềm mại hơn, do những nguyên nhân về mặt phong cách” [1,74].
Theo TS Hà Hội Tiên, “Uyển ngữ là từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế
những từ, ngữ được coi là chưa nhã, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay
thô lậu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Uyển ngữ là cách sử dụng từ ngữ
một cách khéo léo, linh hoạt nhằm nói tránh, nói lái để khơng nói thẳng vào sự thật


mà mình muốn nói, hoặc làm cho ý của mình thêm đẹp, thêm sắc thái. Uyển ngữ
được sử dụng như một biện pháp để tránh mất lịng nhau” [10,4]. Nói như vậy, uyển
ngữ chính là một nghệ thuật ngơn ngữ mà người nói sử dụng để làm cho câu nói trở
nên uyển chuyển, dễ nghe, dễ đi vào lòng người hơn. Việc sử dụng uyển ngữ sẽ làm

giảm hoặc tránh được những lời lẽ chưa được tế nhị, nếu nói thẳng cả người nói và
người nghe có thể cảm thấy ngượng ngùng hoặc tạo cảm giác thiếu tôn trọng, mất
lịch sự đối với người nghe.
2.1.2 Nguồn gốc ra đời và lịch sử kiêng kị của uyển ngữ
Uyển ngữ nói chung đều hình thành do nhu cầu phổ quát là nhu cầu kiêng kị,
nhưng mỗi cộng đồng lại có những điều kiêng kị khác nhau. Do vậy mà mỗi cộng
đồng có những phép thay thế mang tính riêng biệt thể hiện được đặc trưng văn hóa
và ngơn ngữ của cộng đồng đó.
Ngồi ra uyển ngữ xuất hiện cịn do nhu cầu tâm lý của con người. Khi xã
hội loài người càng trở nên văn minh và hiện đại thì ngơn ngữ được xem như là một
công cụ giao tiếp quan trọng đối với đời sống của mỗi cá nhân con người. Nó thể
hiện trình độ văn hóa cũng như học vấn của con người, chính vì vậy những từ ngữ
có tính mẫn cảm, thô tục hay châm chọc sẽ không được sử dụng mà thay bằng những
từ ngữ khác mà người ta gọi là “uyển ngữ”.
Như vậy bản chất của uyển ngữ chính là một phép thay thế, tuy nhiên trong
mỗi trường hợp và mỗi ngơn ngữ khác nhau thì sự thay thế lại khác nhau. Theo TS
Trần Thị Hồng Hạnh: “Khi xét các uyển ngữ hình thành bằng phương thức ẩn dụ/
hốn dụ, chúng tơi nhận thấy rằng mỗi dân tộc lại có sự lựa chọn sự vật/ hiện tượng
để ẩn dụ, hốn dụ thành uyển ngữ hồn tồn khác nhau phụ thuộc vào bầu khơng
khí văn hóa của từng cộng đồng.” [1;77]
2.1.3 Phương thức cấu tạo uyển ngữ
Có ba phương thức cấu tạo uyển ngữ chủ yếu như sau:
- Phương thức ngữ âm: tỉnh lược âm (bệnh nhân nhiễm HIV – người bị H);


mô phỏng âm (đi tè, đi ị thay cho đi đái, đi ỉa); láy (beo béo, mũm mĩm thay cho
béo, thâm thấp thay cho thấp...).
- Phương thức từ vựng ngữ nghĩa: dùng từ đồng nghĩa – gần nghĩa (gia đình
hồn cảnh thay cho gia đình nghèo, đậm đà thay cho béo); thay thế từ kiêng tránh
bằng từ Hán – Việt (nội y thay cho đồ lót, viên tịch, hy sinh thay cho chết...); dùng

từ vay mượn (cave thay cho gái mại dâm, nude thay cho khỏa thân); dùng cách
chuyển nghĩa từ (tính Hoạn Thư chỉ người hay ghen, ăn trứng ngỗng thay cho bị
điểm “0”, trượt vỏ chuối thay cho thi trượt...).
- Phương thức ngữ pháp: dùng trợ từ phủ định “Không” kết hợp với thành
phần khác (không giỏi cho lắm – kém cỏi, không xinh cho lắm – xấu...); dùng đại
từ “ấy”, “đó” (cái ấy, cái đó thay cho bộ phận sinh dục).
Trong tiếng Hán, cũng có các phương thức cấu tạo uyển ngữ trên các phương
diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ, ngữ nghĩa giống như phương thức cấu tạo
uyển ngữ của tiếng Việt.
2.1.4 Chức năng của uyển ngữ
Uyển ngữ có một số chức năng chính như: chức năng kiêng kị; chứng năng
lịch sự; chức năng che giấu; chức năng hài hước, châm biếm.
2.1.5 Phân loại uyển ngữ
Uyển ngữ được phân loại theo những cách sau: phân loại theo phạm vi và
đối tượng mà uyển ngữ đề cập; phân loại theo công dụng; phân loại theo mục đích
sử dụng và phân loại theo ngữ nghĩa.
2.2 Đặc trưng ngôn ngữ của uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng
Hán
2.2.1 Đặc trưng ngôn ngữ của uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Hán
Trong tiếng Hán có khoảng hơn 400 từ dùng để uyển chỉ “cái chết” được tạo
lập bằng nhiều phương thức khác nhau:
- Ẩn dụ hoán dụ tư thế của con người khi chết: 闭眼 “bế nhãn” (nhắm mắt);


安息 “an tức” (yên nghỉ); 长寐 “trường mị” (ngủ lâu dài); 瞑目 “minh mục” (nhắm
mắt); 伸腿 “thân thoái” (duỗi chân thẳng); 躺 “thảng” (nằm); 眼光落地 “nhãn
quang lạc địa” (ánh mắt đã rơi xuống đất); 一溟不视 “nhất minh bất thị” (nhắm mắt
khơng nhìn thấy gì); 陨踣 “vẫn bặc” (ngã xuống); 溘然长逝 “khạp nhiên trường
thệ” (đột ngột bỏ đi xa); 㪚形 “tán hình” (hình hài tan rã).
- Động từ di chuyển kết hợp với danh từ chỉ thế giới người chết: Những động

từ trong mơ hình này chủ yếu là những động từ chuyển động có hướng như: 登 đăng
(lên); 返 phản (trở về); 回 hồi (trở về); 进 tiến (vào); 去 khứ (rời bỏ) …登遐 “đăng
hà” (tới nơi xa xôi); 返真 “phản chân” (trở về với chân nguyên); 归天 “quy thiên”
(trở về với trời); 回老家 “hồi lão gia” (trở về âm phủ); 进土 “tiến thổ” (vào với
đất)...
- Động từ chỉ sự rời bỏ kết hợp với danh từ chỉ cuộc đời: 背世 “bội thế” (rời
xa trần thế); 辞世 “từ thế” (từ biệt nhân thế); 捐馆舍 “quyên quán xá” (rời bỏ nơi ở
mà đi); 弃平居 “khí bình cư” (bỏ nơi ở thường ngày mà đi); 弃天下 “khí thiên hạ”
(vứt bỏ dân trong thiên hạ mà đi – cái chết của đế vương); 去国 “khứ quốc” (rời bỏ
đất nước – chết vì nước)...
- Động từ chỉ việc mất kết hợp với danh từ chỉ thân thể, tính mệnh, người
thân, quyền lợi… 毕命 “tất mệnh” (hết mệnh trời); “triệt tịch” (vứt bỏ giường chiếu);
绝命 “tuyệt mệnh” (mệnh trời đã dứt); 没命 “một mệnh” (mất mạng); 弃禄 “khí


lộc” (vứt bỏ bổng lộc – cái chết của người có chức tước); 弃群臣 “khí quần thần”
(vứt bỏ quần thần – cái chết của đế vương); 弃躯 “khí khu” (vứt bỏ thân thể - vì sự
nghiệp chính nghĩa mà chết); 迁形 “thiên hình” (rời bỏ hình hài)...
- Động từ chỉ việc gặp kết hợp với danh từ chỉ thế giới khác: Đối với uyển
ngữ chỉ “cái chết” theo phương thức này trong tiếng Hán có số lượng khơng nhiều.
Một số từ thường gặp như từ: 见阎王 “kiến Diêm Vương” (gặp Diêm Vương).
- Động từ chỉ sự trải qua kết hợp với danh từ chỉ cuộc đời: 圆寂 “viên tịch”
(chỉ cái chết của tăng ni); 命终 “mệnh chung” (mệnh số đã tới lúc hết); 限尽 “hạn
tận” (kỳ hạn sống đã hết); 正终 “chính chung” (người già chết tại nhà).
- Ẩn dụ hóa, đồng hóa con người với động vật, thực vật hoặc thiên thể, vật
thể, hiện tượng tự nhiên. 崩遐 Băng hà, 星亡 tinh vong, 零落 linh lạc...
- Biểu trưng bằng số tuổi của đời người: vạn niên, vạn tuế, bách niên, bách
tuế.
- Phó từ phủ định “bất” (khơng) kết hợp với danh từ, động từ hoặc tính từ:
不讳 “bất húy” (không thể kiêng tránh được); 不幸 “bất hạnh” (không may mắn –

chỉ tai họa và cái chết); 不在 “bất tại” (khơng có ở trần thế nữa).
Ngồi những cách tạo lập uyển ngữ trên cịn có một số từ đơn dùng để miêu
tả cái chết như: “cố”, “cổ”, “quá”, “húy”, “lão”, “tẩu”, “tốt” … và một số uyển ngữ
được tạo lập từ những từ, ngữ cố định và thành ngữ.
2.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ của uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bằng Giang đã thống kê được (trong cơng trình
nghiên cứu Tiếng Việt phong phú) hơn 1001 các diễn đạt cái chết [8,2]. Trong đó,


riêng những từ ngữ có giá trị uyển tính có thể lên đến hàng trăm uyển ngữ về cái
chết.
- Ẩn dụ, hoán dụ biểu trưng bằng tư thế của con người khi chết: nhắm mắt,
xuôi tay, tắt thở, ngã xuống, nằm xuống, ngủ yên...
- Động từ chỉ sự di chuyển kết hợp với danh từ chỉ thế giới người chết: sang
thế giới bên kia, về nơi chín suối, xuống suối vàng, lên thiên đường, về nơi cực lạc,
lên trời...
- Động từ chỉ sự rời bỏ kết hợp với danh từ chỉ cuộc đời: từ giã cõi trần, từ
trần, đi đời, lìa đời, rời bỏ cõi đời...
- Động từ chỉ việc mất kết hợp với danh từ chỉ thân thể: bỏ mạng, mất mạng,
mất xác...
- Động từ chỉ việc gặp kết hợp với danh từ chỉ thế giới khác: đi đoàn tụ với
ông bà, đi gặp cụ Mác, cụ Lê Nin, gặp ông bà ông vải, chầu Diêm Vương...
- Động từ chỉ sự trải qua kết hợp với danh từ cuộc đời: qua đời, xong đời,
hết đời, tận số…
- Ẩn dụ, hoán dụ con người với sự vật, hiện tượng, động vật, thực vật: bóng
xế, khuất núi, đứt tóc lìa tơ, trâm gãy bình rơi...
- Biểu trưng bằng số tuổi tối đa của con người: hai năm mươi, trăm tuổi,
muôn tuổi...
- Dùng phó từ phủ định “khơng, chẳng” kết hợp với các yếu tố khác: Khơng
cịn nữa, chẳng cịn nữa, khơng còn trên đời này nữa...

- Vay mượn từ Hán Việt: mang ý nghĩa sắc thái trang trọng: băng hà, hy sinh,
từ trần, viên tịch, tạ thế, quy tiên...
Nhìn chung các phương thức cấu tạo uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Việt
và tiếng Hán đều có sự giống nhau. Tuy nhiên ở mỗi một phương thức cấu tạo lại
có sự khác nhau thể hiện đặc trưng ngơn ngữ hồn tồn khác biệt của hai ngôn ngữ
này.


Trong tiếng Việt có mượn một số lượng những từ Hán – Việt để biểu đạt cái
chết mang sắc thái ý nghĩa trang trọng hơn tuy nhiên trong tiếng Hán tuyệt nhiên
khơng có bất kỳ yếu tố vay mượn từ ngơn ngữ nước ngồi nào. Các từ miêu tả cái
chết trong tiếng Hán có phần chi tiết và kĩ lưỡng hơn so với tiếng Việt. Đối với mỗi
cách tạo lập uyển ngữ trong tiếng Hán thì số lượng các từ đều được liệt kê và miêu
tả một cách chi tiết gắn liền thân thế, sự nghiệp, những người hay đồ vật gắn liền
với người chết hay có một số lượng lớn những từ ẩn dụ, hoán dụ con người với các
sự vật, hiện tượng tự nhiên. Trong tiếng Việt, đại đa số các từ được miêu tả và sử
dụng một cách tồn dân, phổ thơng mang sắc thái trung tính là chủ yếu ngồi ra cịn
có một số từ có sắc thái thông tục, khẩu ngữ nhưng trong tiếng Hán thì ít thấy hơn.
2.3 Đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt Nam và Trung Quốc qua một
số uyển ngữ chỉ “cái chết”
Đối với đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt Nam và Trung Quốc qua
một số uyển ngữ chỉ “cái chết” chúng tôi xét trên hai phương diện văn hóa xã hội là
ảnh hưởng từ tôn giáo và ảnh hưởng từ phong tục tập quán, thói quen và quan niệm
đạo đức của hai dân tộc.
2.3.1 Uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Hán trên phương diện văn hóa xã hội
Trong tiếng Hán uyển ngữ chịu ảnh hưởng lớn từ các tư tưởng tôn giáo trong
đó có Nho giáo, Đạo giáo và Phật Giáo.
Đối với Nho giáo có sự phân biệt sâu sắc trong các tầng lớp và được phân
chia giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội. Có uyển ngữ chỉ dành riêng cho
vua, quan lại, quý tộc, sĩ phu, uyển ngữ dành cho cha mẹ chết ngoài những uyển

ngữ chỉ “cái chết” nói chung.
Ảnh hưởng từ Đạo giáo với triết lý coi trọng thế giới thần tiên, coi trọng các
bậc tu nhân đạo sĩ. Đạo gia cho rằng những người có đạo sau khi chết sẽ được thác
lên cõi tiên, chết chính là chuyển sang một trạng thái mới, biến đổi thành một sự vật
khác. Vì vậy mà có một loạt uyển ngữ chỉ “cái chết” như là: “thiền thoái” (xác ve);


“thối hóa” (con ve lột xác). Những người theo Đạo, sau khi đắc đạo có thể cưỡi
hạc để bay về trời mà có “hóa hạc” (hóa thành chim hạc); “khóa hạc” (cưỡi chim
hạc) để uyển chỉ cái chết.
Uyển ngữ chỉ “cái chết” ảnh hưởng từ Phật giáo thì coi trọng nơi mà Đức
Phật được sinh ra. Khi con người chết đi đồng nghĩa là trở về với Phật Tổ, được
Phật chở che và sống ở một thế giới khác không còn bất hạnh. 登莲界 “đăng Liên
giới”, 圆寂 “viên tịch”, 归寂 “quy tịch”, 归西 “quy Tây” ...
Trên phương diện phong tục tập quán, thói quen và quan niệm đạo đức của
người Trung Quốc có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến uyển ngữ chỉ cái chết. Có uyển
ngữ chỉ người già chết, được coi là được hưởng phúc, toại nguyện khi sống hết tuổi
trời cho (tất mệnh, khảo chung, khảo chung niên....). Uyển ngữ chỉ người trẻ chết
thể hiện chỉ sự tiếc thương, xót xa cho cuộc đời dang dở (đoản mệnh, đoản thế, bất
dục, yểu thế...). Đối với cái chết của những người phụ nữ đẹp thường là những từ
được hình tượng hóa mang ý nghĩa biểu tượng cao gắn với cái đẹp: huệ tổn lan thôi,
huệ nát lan gãy... Trong tiếng Hán số lượng các từ uyển ngữ được dùng cho cái chết
do tự tử được miêu tả một cách chi tiết chết do nhảy sông, chết bằng cách dùng đao,
kiếm hay chết do thắt cổ... Theo tục lệ mai táng người chết của người Trung cũng
có nhiều uyển ngữ chỉ “cái chết” đi cùng như “khôi đinh”, “thọ chung chính tẩm”,
“hồi lão gia”...
2.3.2 Uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt trên phương diện văn hóa
xã hội
Uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Việt chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo
giáo và Phật Giáo giống như trong tiếng Hán, ngồi ra nó cịn chịu ảnh hưởng từ

Thiên Chúa giáo từ phương Tây.
Tư tưởng Nho giáo của ở Việt Nam được ảnh hưởng từ Trung Quốc nên có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến uyển ngữ chỉ “cái chết” tương đồng với tiếng Hán. Tuy


nhiên, trong tiếng Việt khơng có sự phân biệt sâu sắc các đối tượng hay địa vị xã
hội giống như trong tiếng Hán. Uyển ngữ chỉ vua chết chủ yếu vay mượn các từ
Hán – Việt: băng hà, án giá... Uyển ngữ chỉ cái chết vì sự nghiệp chính nghĩa bảo
vệ Tổ Quốc: đền nợ núi sông, tử trận, hy sinh, da ngựa bọc thây...
Đối với Đạo giáo và Phật giáo có nhiều yếu tố tương đồng với uyển ngữ chỉ
“cái chết” trong tiếng Hán.
Đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt khi dùng uyển ngữ chỉ người già
chết, người trẻ chết, phụ nữ chết hay chết do tự tử nhìn chung đều đơn giản hơn so
với tiếng Hán. Nếu tiếng Hán được miêu tả chi tiết, cụ thể đối với từng cái chết thì
trong tiếng Việt cũng có những uyển ngữ chỉ riêng cho từng đối tượng người chết
nhưng người Việt thích sử dụng những từ mang ý nghĩa trung tính, dùng tồn dân
hơn so với việc dùng riêng từng uyển ngữ đối với từng cái chết cụ thể.
Xuất phát từ phong tục mai táng người chết của người Việt, cũng có nhiều
uyển ngữ chỉ “cái chết” độc đáo được hình thành qua đó có thể thấy được tư duy
của người Việt vô cùng phong phú nhưng khơng hình hóa, có tính biểu trưng q
cao so với người Trung: ăn xôi nghe kèn, lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân, ngủ với
giun, ăn chuối cả nải... đều là những hình ảnh thực tế và xuất phát từ phong tục của
người Việt.

3. Kết luận
Nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng cao và đối với người
Việt học tiếng Trung cũng được xem là một xu thế được nhiều người lựa chọn. Khi
bạn học một ngôn ngữ mới, nó khơng chỉ liên quan đến việc học bảng chữ cái, sắp
xếp từ và các quy tắc ngữ pháp, mà còn học về phong tục và hành vi của xã hội cụ
thể. Khi học hoặc dạy một ngôn ngữ, điều quan trọng là tìm hiểu về văn hóa nơi

ngơn ngữ thuộc về, bởi vì ngơn ngữ bám sâu vào văn hóa. Khi hai nền văn hóa có
sự tương tác với nhau, ngơn ngữ chính là một biểu hiện cho quá trình tương tác ấy.
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra một số hiểu biết về uyển ngữ tiếng


Việt và so sánh uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Hán và tiếng Việt, qua phương
thức tạo lập và những ảnh hưởng trên mặt văn hóa xã hội. Cùng với đó, chúng tơi
tìm hiểu những đặc trưng ngơn ngữ, tư duy – văn hóa của người Việt và người Trung
thông qua bộ phận ngôn ngữ này. Trên cơ sở những cứ liệu thông kê, đối chiếu và
nghiên cứu được sẽ giúp cho cả người Việt học tiếng Trung và người Trung học
tiếng Việt được dễ dàng hơn.
Tài liệu tham khảo

1.

Trần Thị Hồng Hạnh (2015), “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của Uyển ngữ

tiếng Việt”, Ngơn ngữ và Đời sống (số 8), tr74 – 79.
2.

Nguyễn Thị Lan Hinh (2004), Khảo sát đặc điểm của Uyển ngữ tiếng Hán

đối chiếu với tiếng Việt tương đương (trên cứ liệu của hai nhóm uyển ngữ chỉ cái
chết và giới tính), Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.
3.

Nguyễn Văn Huy (2008), So sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt cái chết trong

tiếng Việt và tiếng Anh, Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Huế.

4.

Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb

Giáo Dục, Hà Nội.
5.

Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội

6.

Hoàng Thị Liễu (2015), Đối chiếu uyển ngữ tiếng Việt và tiếng Trung (các

nhóm uyển ngữ liên quan đến nghề nghiệp – địa vị và kiêng kị), Luận văn thạc sĩ
ngôn ngữ học, Đại học Đà Nẵng.
7.

Ths Đoàn Tiến Lực, “Bàn về phương pháp cấu tạo uyển ngữ”, Đại học Văn

hóa Hà Nội.
8.

Ths Đoàn Tiến Lực (2012), “Sự tri nhận về cái chết của người Việt (Qua

uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Việt)”, khoa Viết văn – Báo chí.
9.

Hồng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục.



10.

Hà Hội Tiên (2014), Đặc điểm của Uyễn ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với

Tiếng Việt), Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
11.

Ths Hồng Vĩ Sinh (2008), “So sánh sự hình thành cách diễn đạt về từ kiêng

kị “tử vong” trong tiếng Trung và tiếng Viêt”, Nghiên cứu Trung Quốc (số 6) (85)
tr65 – 72, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện KHXH Quảng Tây.



×