i
BỘ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
NĂM 2004
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2005
ii
Lưu ý
Tài liệu này do Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại chủ trì biên soạn. Những quan
điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không
phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại.
Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo Thương mại điện tử
Việt Nam 2004” của Bộ Thương mại.
Tổ chức cá nhân có nhu cầu xin báo cáo, xin liên hệ với Vụ Thương mại điện tử, Bộ
Thương mại, 21 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam.
Toàn văn Báo cáo này cũng được đăng trên website chính thức của Bộ Thương mại, mục
“Thương mại điện tử” phần “Chính sách”, tại địa chỉ sau:
iii
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử,
hàng năm Bộ Thương mại tiến hành điều tra hiện trạng về thương mại điện tử nhằm
cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và
đông đảo các đối tượng khác bức tranh chân thực về tình hình phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam. Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam
năm 2003 cho thấy thương mại điện tử đã hình thành và phát triển khá nhanh, đồng
thời chỉ ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô.
Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004 do
Vụ Thương mại điện tử chủ trì đã phản ánh nhiều khía cạnh liên quan tới tình hình
phát triển thương mại điện tử trong năm 2004 ở nước ta. Báo cáo cung cấp nhiều
thông tin giá trị về sự phát triển thương mại điện tử trong năm 2004. So sánh với
năm 2003 chúng ta có thể thấy rõ thương mại điện tử ở nước ta đã vươn lên tầm cao
mới, góp phần nhất định vào sự phát triển thương mại của đất nước. Báo cáo đã đưa
ra quan điểm và nhận định về các khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử và một
số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Những
quan điểm và nhận định này tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản
ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại.
Một số bộ ngành và tổ chức từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã phối hợp, giúp đỡ Vụ Thương mại điện
tử xây dựng Báo cáo này. Rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh
trên phạm vi cả nước đã nhiệt tình tham gia hoạt động điều tra, phỏng vấn. Thay
mặt lãnh đạo Bộ Thương mại tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới tất cả những
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành Báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin cám ơn các ý kiến góp ý cho Báo cáo Hiện trạng phát
triển Thương mại điện tử năm 2004 để rút kinh nghiệm cho hoạt động này của năm
2005 được tốt hơn.
Mùa Xuân năm 2005
TS. Lê Danh Vĩnh
Thứ trưởng Bộ Thương mại
(đã ký)
iv
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Mục lục hộp minh hoạ
Mục lục bảng
Mục lục đồ thị
Tổng quan tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2004
Phần thứ nhất
Tổng quan về CNTT và viễn thông gắn với thương mại điện tử
1. Công nghệ thông tin
1.1. Tình hình ban hành chính sách
1.2. Tình hình phát triển và triển khai các chính sách về CNTT
2. Viễn thông và Internet
2.1. Tình hình ban hành chính sách
2.2. Tình hình hạ tầng viễn thông
2.3. Tình hình Internet
3. Một số công nghệ liên quan tới phát triển CNTT và Internet
3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
3.2. Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử
3.3. Phần mềm nguồn mở
4. Một số vấn đề khác
4.1. Sở hữu trí tuệ
4.2. An ninh mạng
Phần thứ hai
Môi trường chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
1. Tình hình chung
2. Tình hình xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan tới TMĐT
2.1. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT)
2.2. Kế hoạch tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010
2.3. Kế hoạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử tới năm 2010
3. Pháp lệnh Thương mại điện tử và Luật Giao dịch điện tử
3.1. Pháp lệnh Thương mại điện tử
3.2. Luật Giao dịch điện tử
4. Một số luật và chính sách liên quan tới TMĐT
4.1. Pháp luật về quảng cáo
4.2. Luật Kế toán
4.3. Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
4.4. Luật Thương mại (sửa đổi)
4.5. Luật Công nghệ thông tin
5. Một số văn bản pháp lý khác
5.1. Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử
5.2. Nghị định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ
ii
vii
viii
ix
x
1
1
4
5
5
6
7
14
14
16
19
20
20
21
23
24
24
25
25
26
26
27
28
28
29
29
30
31
32
32
33
v
thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước
6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT
6.1. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet
6.2. Thanh toán điện tử
6.3. Thủ tục hải quan, thuế điện tử
6.4. Các thủ tục cấp phép điện tử cho các hoạt động đầu tư, thương mại
6.5. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
6.6. Pháp luật về chứng cứ
6.7. Tội phạm trên mạng
Phần thứ ba
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
1. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT
1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
1.1.1. Kết nối Internet
1.1.2. Cơ cấu đầu tư CNTT
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp
1.2. Các công ty thiết lập website TMĐT
1.2.1. Tình hình chung
1.2.2. Tính năng TMĐT của trang web
1.2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT
1.2.4. Hiệu quả đầu tư cho TMĐT
2. Các hình thức tổ chức website
2.1. Website công ty
2.2. Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)
3. Những hàng hóa phổ biến trên mạng hiện nay
3.1. Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao
3.2. Sản phẩm số hóa
3.3. Sản phẩm thông tin
3.4. Thiếp, hoa, quà tặng
3.5. Hàng thủ công mỹ nghệ
4. Những dịch vụ ứng dụng TMĐT
4.1. Dịch vụ CNTT
4.2. Dịch vụ du lịch
4.3. Dịch vụ thông tin
4.4. Dịch vụ tư vấn
4.5. Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến
Phần thứ tư
Một số dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử
1. Dịch vụ “chợ” trên mạng (các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán,
còn gọi là sàn giao dịch TMĐT)
33
33
34
35
37
38
38
39
41
42
42
44
45
45
46
48
48
49
50
50
54
59
59
60
62
63
63
65
65
67
68
70
72
74
vi
1.1. Tình hình phát triển chung
1.1.1. Về số lượng
1.1.2. Về trình độ tổ chức
1.1.3. Về hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn
1.2. Các đơn vị đứng ra tổ chức và quản lý sàn
1.2.1. Tổ chức phi lợi nhuận
1.2.2. Doanh nghiệp nhà nước
1.2.3. Doanh nghiệp tư nhân
1.3. Hình thức tổ chức sàn
1.3.1. Cổng thông tin về cơ hội giao thương (B2B)
1.3.2. Trung tâm thương mại (B2B và B2C)
1.3.3. Website đấu giá (C2C)
1.4. Tính chuyên môn hóa
1.5. Hiệu quả kinh tế của dịch vụ sàn giao dịch điện tử
2. Dịch vụ thanh toán điện tử
2.1. Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử
2.2. Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng/dịch
vụ)
2.3. Thanh toán trực tuyến
2.3.1. Giao dịch ngân hàng trực tuyến
2.3.2. Thanh toán mua hàng trên Internet bằng tài khoản hoặc thẻ của ngân
hàng Việt Nam
2.3.3. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử
2.4. Thanh toán di động
Phần thứ năm
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
1.1. Phát triển CNTT và Internet
1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp
1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo”
1.4. Môi trường pháp lý
1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT
1.6. Vai trò của nhà nước
2. Khuyến nghị
2.1. Sớm ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT
2.2. Nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT
2.3. Thay đổi một số chính sách
2.4. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến
2.5. Phát triển nguồn nhân lực
2.6. Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
2.7. Đầu tư cho thương mại điện tử
2.8. Kinh doanh điện tử và TMĐT
76
76
77
78
81
81
83
84
85
85
86
87
88
90
91
93
93
95
95
96
98
100
101
101
102
103
104
105
106
106
106
107
107
107
108
108
108
109
vii
Phụ lục
Phụ lục 1: Ước tính số doanh nghiệp Việt Nam có trang web năm 2004
Phụ lục 2: Tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp
Phụ lục 3: Các mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 4: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát
Phụ lục 5: Giới thiệu một số Sàn thương mại điện tử của Việt Nam
Phụ lục 5: Tổng quan tình hình phát triển TMĐT trên thế giới
110
114
116
125
136
164
viii
Mục lục hộp minh họa
Hộp
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
Tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ
về thống kê CNTT và TT
Mối quan hệ giữa trang web và TMĐT
Sự chưa hợp lý của các quy định về quản lý tên miền Việt nam
Quy định “Thiết lập website phải xin phép” và Thương mại điện tử
Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt vì không có giấy phép thiết lập
website
Ứng dụng UN/EDIFACT tại Bộ Thương mại
Một hãng đi tiên phong trong lĩnh vực bảo mật
Ý kiến về quy định đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet
Quyết định của Quốc hội dừng triển khai Pháp lệnh TMĐT
Ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT là một sự kiện CNTT năm 2004
Xu hướng xây dựng pháp luật về GDĐT trên thế giới
Hành lang pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử
Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) và TMĐT
Hội thảo về Nghị định chữ ký số
Một dịch vụ thanh toán trực tuyến
Triển khai thí điểm hệ thống kê khai hải quan điện tử
Cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt nam
Quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu
Tội phạm trên mạng
Ước tính tỉ lệ kết nối Internet trong doanh nghiệp
Trang chủ của website giới thiệu Công ty Xuất nhập khẩu Hòa Bình
Catalogue máy tính trên website của công ty Netsoft
Đơn đặt hàng trực tuyến trên website của Công ty da giầy Hà Nội
Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty thương mại
Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty hoạt động dịch vụ
Minh hoạ về hạ tầng công nghệ của một sàn TMĐT B2B
Tình hình hoạt động của một sàn giao dịch thành lập trước năm 2004
Giới thiệu một sàn giao dịch mới thành lập trong năm 2004
Minh họa về một sàn giao dịch do tổ chức phi lợi nhuận thành lập
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia tuyên truyền đào tạo
Một sàn giao dịch TMĐT tổ chức theo hình thức trung tâm thương mại
Quy trình thanh toán của một số thẻ trả trước do doanh nghiệp phát hành
Một mô hình thanh toán thẻ cho giao dịch trực tuyến
ix
Mục lục bảng
Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
4.1
4.2
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách CNTT
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách viễn thông và Internet
Số người sử dụng Internet trên 10.000 dân
Giá trị giao dịch thương mại sử dụng EDI (tỷ USD)
Các nước dẫn đầu về vi phạm bản quyền năm 2003
Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh doanh
Nhóm doanh nghiệp có website phân theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp
Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ
Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam
Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp
Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động hàng năm của doanh
nghiệp
Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong
doanh nghiệp
Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT - so sánh giữa website hàng hóa và
dịch vụ
Mức độ thường xuyên cập nhật của các loại website
Cho điểm các tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Giới thiệu một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam
Một số website kinh doanh thiết bị điện tử và viễn thông
Một số website cung cấp sản phấm số hóa
Một số website kinh doanh sách trực tuyến
Một số website kinh doanh hoa và quà tặng
Một số website hàng thủ công mỹ nghệ
Một số website du lịch
Một số website cung cấp dịch vụ thông tin
Danh sách các sàn thương mại điện tử của Việt Nam
Xếp hạng một số sàn giao dịch theo tiêu chí của Alexa
x
Mục lục đồ thị
Hình
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
4.1
4.2
Các doanh nghiệp có website phân theo quy mô lao động
Hình thức truy cập website của các doanh nghiệp nói chung
Hình thức truy cập Internet của các doanh nghiệp có website
Tỷ trọng chi CNTT trong chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp
Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp
Tỷ lệ website phân theo năm thành lập
Tỷ lệ website có tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ
Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp
So sánh các tính năng TMĐT của nhóm website công ty và siêu thị trực
tuyến
Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia xây dựng siêu thị trực tuyến
Tỷ lệ các website dịch vụ TMĐT
So sánh giải pháp liên kết tập trung và liên kết riêng lẻ cho hệ thống
thanh toán thẻ trực tuyến
Từ viết tắt và giải thích từ ngữ
B2B Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiêp
B2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với doanh nghiệp
C2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với cá nhân
CA Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (Certification Authority)
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)
GDĐT Giao dịch điện tử (Luật)
PMNM Phần mềm nguồn mở
TMĐT Thương mại điện tử
UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (United Nations
Conference on Trade and Development)
xi
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM NĂM 2004
1. Hạ tầng viễn thông và Internet tốt hơn
Một trong những kết quả quan trọng nhất của Báo cáo này là đã ước tính
được tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đạt tới con số 17.500
vào cuối năm 2004. Đây là con số đầy ấn tượng và phản ánh trung thực hạ tầng
viễn thông và Internet tại Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm 2004 so
với năm 2003. Các con số thuê bao Internet đạt trên 2 triệu, số IP đã cấp là 0,45
triệu, và 35.000 thuê bao truy nhập Internet sử dụng băng thông rộng đã thể hiện
phần nào bước tiến này. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tham gia điều tra phục
vụ Báo cáo này có tới 53,9% truy cập Internet sử dụng ADSL cũng cho thấy bức
tranh chung về sự năng động của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng dịch vụ
mới cũng như tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông và Internet trong nền kinh tế
hiện đại.
2. Môi trường pháp lý chưa thay đổi
Đối lập với sự thay đổi nhanh trong hạ tầng viễn thông và Internet là sự
chậm chạp của hầu hết các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật trong việc tạo
lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT phát triển. Đây là một minh hoạ rõ
ràng về tình hình khối doanh nghiệp năng động hơn khối cơ quan chính phủ. Điều
này cũng không phải là ngoại lệ ở Việt Nam khi UNCTAD đã chỉ ra trong giai đoạn
đầu của TMĐT tại các nước đang phát triển thì hạ tầng viễn thông và Internet yếu
kém là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc ứng dụng TMĐT, nhưng sau đó môi
trường pháp lý không thích hợp lại trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển
của TMĐT.
Năm 2004 đã chứng kiến việc các cơ quan nhà nước tích cực xây dựng nhiều
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý
thuận lợi, đồng bộ và phù hợp với các quy định quốc tế. Đó là Uỷ ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Bộ
Thương mại với dự thảo Luật Thương mại sửa đổi, Bộ Tư pháp với dự thảo Bộ Luật
Dân sự sửa đổi, Bộ Bưu chính Viễn thông với dự thảo Nghị định về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực điện tử, v.v Mặc dù các cơ quan nhà nước đã cố gắng rất lớn
nhưng chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành và đi vào cuộc sống.
Không những không ban hành được các văn bản pháp quy mới mở đường
cho TMĐT phát triển, đặc biệt là văn bản thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch
điện tử, năm 2004 còn chứng kiến sự chấm dứt xây dựng Pháp lệnh TMĐT làm thất
vọng nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư mạnh vào TMĐT. Đồng thời năm 2004 cũng
cho thấy sự chậm tiếp thu ý kiến của một số cơ quan ban hành chính sách đối với
những quy định không phù hợp với cuộc sống được ban hành từ những năm trước.
Hai trường hợp điển hình là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT về quản lý website
xii
có hiệu lực từ năm 2002 và Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT về quản lý tên
miền có hiệu lực từ năm 2003.
3. Khuynh hướng giao dịch thương mại B2B tăng lên
Loại hình giao dịch B2C tiếp tục tăng trưởng. So với năm 2003 số siêu thị
trực tuyến tăng lên đáng kể. Đây là những website giới thiệu và bán sản phẩm của
nhiều nhà sản xuất, đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin,
giao dịch với khách hàng và phân phối sản phẩm.
Nhưng nét nổi bật của năm 2004 là giao dịch B2B đã bắt đầu khởi sắc. Song
song với số lượng doanh nghiệp thiết lập website để bán sản phẩm của mình với
quy mô lớn tăng nhanh, năm 2004 cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều website hỗ
trợ giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên hầu hết các website này
đều chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nguồn nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh
nhỏ, v.v… nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm. Giá trị giao
dịch thực tế còn rất thấp.
Loại hình giao dịch B2B truyền thống, tức là hai hoặc nhiều doanh nghiệp có
thể mua bán tự động với nhau (B2Bi), chưa hình thành ở Việt Nam. Đồng thời,
chưa xuất hiện các website cung cấp dịch vụ đấu thầu trực tuyến quy mô lớn.
4. Đầu tư cho TMĐT hợp lý hơn
Trong khi còn nhiều ý kiến đánh giá đầu tư cho CNTT của các cơ quan chính
phủ đạt hiệu quả thấp, tình hình đầu tư cho TMĐT của các doanh nghiệp đạt hiệu
quả khả quan. Rất nhiều doanh nghiệp tự đánh giá có thể hoàn vốn đầu tư cho
TMĐT trong vòng hai năm. Cơ cấu đầu tư tuy còn chưa hợp lý do vẫn chưa đánh
giá đúng tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn, giải pháp, phần mềm, đào tạo và
chuyển giao công nghệ nhưng nói chung tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động này đã tăng
lên so với đầu tư cho phần cứng.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp giải pháp, phần mềm TMĐT và cung cấp dịch
vụ thiết kế website đã biết tận dụng những lợi thế của phần mềm nguồn mở.
5. Nguồn nhân lực cho TMĐT bắt đầu hình thành
Nhận thức về tầm quan trọng của CNTT giữa các doanh nghiệp còn có sự
cách biệt đáng kể nhưng xu hướng chung là các doanh nghiệp ngày càng đánh giá
cao ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong việc nâng cao năng suất và mở rộng thị
trường. Năm 2004 số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT tăng nhanh.
Tuy nhiên còn có sự lúng túng trong việc phân công cán bộ phụ trách về thương mại
điện tử. Một số doanh nghiệp giao cho cán bộ CNTT kiêm phụ trách thương mại
điện tử, số khác giao cho cán bộ tiếp thị phụ trách. Thực tế cho thấy những doanh
nghiệp có cán bộ lãnh đạo được đào tạo ở các nước phát triển hoặc am hiểu về
TMĐT phụ trách lĩnh vực này thường thành công hơn các doanh nghiệp giao cho
cán bộ CNTT phụ trách TMĐT. Có thể thấy lực lượng hoạt động trong lĩnh vực
thương mại điện tử hiện nay ở cả trong khu vực doanh nghiệp lẫn trong khu vực
xiii
quản lý nhà nước đều trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn trong vài năm qua và
chưa được đào tạo cơ bản.
Số cán bộ được đào tạo cơ bản về TMĐT ở Việt Nam hầu như chưa xuất
hiện. Cho tới cuối năm 2004 chỉ có rất ít cán bộ được đào tạo cơ bản về lĩnh vực
này ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên số sinh viên
Việt Nam chọn chuyên ngành TMĐT ở các trường đại học nước ngoài đã tăng lên.
Trong vài năm tới khi các sinh viên này về nước sẽ là nguồn nhân lực quan trọng hỗ
trợ cho các doanh nghiệp.
Một số trường đại học kinh tế - thương mại trong nước đã tiến hành giảng
dạy về TMĐT như là một phần của chương trình đào tạo các kỹ sư kinh tế. Một số
doanh nghiệp đi tiên phong trong việc nghiên cứu hoặc kinh doanh TMĐT cũng
tích cực tham gia tuyên truyền, đào tạo về TMĐT.
6. Vai trò của nhà nước có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa nổi bật
Một số doanh nghiệp đánh giá khó khăn lớn nhất trong việc tham gia thương
mại điện tử là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng. Tuy nhiên nhìn từ góc độ vĩ mô
phải thừa nhận thực tế là nếu không có sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước thì
TMĐT không thể phát triển mạnh mẽ được. Nhiều hoạt động xây dựng chính sách
và pháp luật trong năm 2004 của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa chuẩn bị cực kỳ
quan trọng cho việc ban hành nhiều chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
trong năm 2005. Nếu như năm 2005 các hoạt động được khởi động từ năm 2004
được hoàn thành như dự kiến thì có thể khẳng định năm 2005 hoặc năm 2006 sẽ là
năm khởi đầu cho giai đoạn hai của TMĐT ở Việt Nam.
1
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vai trò của nhà nước trong năm 2004 chưa
nổi bật. Thứ nhất, về môi trường pháp lý, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh Thương
mại điện tử trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm
2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử
chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp nào có thể đầu tư thoả đáng vào TMĐT cũng như không doanh
nghiệp nào có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử lớn.
Thứ hai, về mặt chính sách, năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chính sách nào về
TMĐT cụ thể hoá đường lối phát triển đã được vạch ra trong giai đoạn 2000 –
2002. Các doanh nghiệp hầu như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của nhà
nước, đặc biệt trong việc đầu tư vào việc cung cấp giải pháp, dịch vụ cho giao dịch
thương mại điện tử B2B.
2
Thứ ba, cho tới cuối năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chiến lược dài hạn hay kế
hoạch trung hạn nào đối với phát triển TMĐT trong khi TMĐT liên quan tới nhiều
1
Giai đoạn một là giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức, giai đoạn
hai là giai đoạn thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi và phát triển.
2
Phát biểu tại Hội nghị Thương mại toàn quốc do Bộ Thương mại tổ chức vào tháng 2 năm 2005, Phó
Thủ Tướng Chính phủ Vũ Khoan đã nhấn mạnh thương mại điện tử không đạt được mục tiêu đặt ra trong
lĩnh vực thương mại giai đoạn 2001 – 2005.
xiv
chủ thể, nhiều lĩnh vực từ trung ương tới địa phương, từ các cơ quan lập pháp và tư
pháp tới hành pháp, từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng, v.v… đòi hỏi sự phối hợp
đồng bộ. Cùng với Chiến lược phát triển CNTT và TT, Kế hoạch tổng thể phát triển
Chính phủ điện tử tới 2010, cho tới cuối năm 2004 Kế hoạch tổng thể phát triển
Thương mại điện tử mới ở giai đoạn dự thảo và chưa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
3
Thứ tư, trong năm 2004 nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT do các cơ
quan nhà nước cung cấp hay hỗ trợ cũng mới dừng ở mức kế hoạch hay triển khai
thí điểm. Đáng chú ý nhất là các dịch vụ khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử, các
thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, chứng thực điện tử.
Thứ năm, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền,
đào tạo về TMĐT và đây là hoạt động mà khu vực doanh nghiệp dù năng động và
tích cực cũng không thể thay thế được nhà nước. Mặc dù Bộ Thương mại và một số
đơn vị khác đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử nhưng chỉ
đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu.
Thứ sáu, thống kê về TMĐT có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cả hoạt động
hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng cho tới hết năm 2004 nhà nước vẫn hầu như chưa triển
khai công tác này. Không có công bố chính thức và tin cậy nào về nhiều tiêu chí
liên quan tới TMĐT.
Cần phải khẳng định là không thể triển khai tốt bất cứ hoạt động nào trong
sáu hoạt động trên nếu tách rời với các hoạt động còn lại, nghĩa là cần phải triển
khai đồng bộ cả sáu hoạt động này. Có thể thấy đây là thử thách rất lớn đối với các
cơ quan nhà nước trong năm 2005 và các năm tiếp theo.
3
Năm 2001 Bộ Thương mại đã xây dựng Đề án phát triển TMĐT giai đoạn 2001-2005 và đã trình Chính phủ
vào tháng 6/2001 nhưng chưa được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, cho tới cuối năm 2004 chưa có chiến
lược, kế hoạch tổng thể hay đề án phát triển TMĐT nào được cấp Chính phủ hay Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt.
1
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG
GẮN VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông là nền tảng cho sự phát triển của
của TMĐT. Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển công nghệ
thông tin và viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới phát triển TMĐT
trong năm 2004.
1. Công nghệ thông tin
1.1. Tình hình ban hành chính sách
Sau khi một loạt đường lối, chính sách lớn về CNTT được ban hành từ năm
2000 đến năm 2002, việc ban hành chính sách về CNTT đã chững lại trong năm
2003 và năm 2004.
Tuy nhiên, năm 2004 đã chứng kiến sự ra đời của ba văn bản quan trọng. Về
phát triển nguồn nhân lực CNTT, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004 phê duyệt “Chương trình phát triển nguồn nhân lực về
CNTT từ nay đến năm 2010”. Về ứng dụng CNTT, Thủ Tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 phê duyệt Dự án tổng thể
“Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008”,
Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 6/10/2004 về việc Phê duyệt Chiến lược
ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
Có thể nhận thấy có sự hẫng hụt trong việc ban hành các chính sách, giải
pháp cụ thể triển khai các đường lối, chính sách lớn về CNTT đã được ban hành
trong giai đoạn đầu của kế hoạch 5 năm 2001 -2005.
Bảng 1.1
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách CNTT
Năm 2000 – 2002
6/2000 Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về việc xây dựng và phát triển công
nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005.
10/2000 Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
11/2000 Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về một
số chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển
công nghiệp phần mềm.
2/2001 Quyết định số 19/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc bổ
sung sản phẩm máy tính vào danh sách các sản phẩm công nghiệp mũi
nhọn được hỗ trợ theo Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg của Thủ
2
Tướng Chính phủ ngày 24/3/2000.
5/2001 Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW về việc ứng dụng
và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
giai đoạn 2001 – 2005.
5/2001 Thông tư số 31/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về một số chỉ dẫn
thực hiện ưu đãi thuế theo Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ
Tướng Chính phủ.
5/2001 Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 và Nghị
định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực
hiện một số qui định về bản quyền trong Bộ Luật Dân sự.
6/2001 Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2005.
8/2001 Quyết định số 987/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước ban hành Quy chế quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng thông
tin tín dụng điện tử.
12/2001 Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế thanh
toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
3/2002 Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc sử
dụng chứng từ điện tử như là chứng từ kế toán trong việc tính toán và
thanh toán vốn tại các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.
3/2002 Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy trình kỹ
thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (Quyết định
này sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày
14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên
ngân hàng).
5/2002 Quyết định số 543/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc ban hành các quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử
dụng chữ ký số đối với các chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng.
7/2002 Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt
Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2005.
11/2002 Nghị định số 90/2002/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định chức
năng quản lý nhà nước về CNTT của Bộ Bưu chính Viễn thông.
12/2002 Quyết định số 176/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc
thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số
3
58/CT-TW (Ban Chỉ đạo 58).
Năm 2003
5/2003 Công văn số 2236/TCHQ-CNTT hướng dẫn chi tiết khai báo bằng
phương tiện điện tử trong khâu đăng ký hồ sơ hải quan.
6/2003 Quyết định số 119/2003/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành tài chính tới năm
2010.
Năm 2004
3/2004 Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở
Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008”.
4/2004 Quyết định số 331/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm
2010”.
10/2004 Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi
trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Hai sự kiện CNTT nổi bật trong năm 2004 là Hội thảo Quốc gia về CNTT
và TT lần thứ 2 và Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 13. Hội thảo Quốc gia về
CNTT & TT lần thứ 2 tổ chức vào tháng 8 năm 2004 tại Đà Nẵng với chủ đề “Ứng
dụng CNTT và TT trong các doanh nghiệp”. Hội thảo đã nêu bật được một số thành
công trong việc ứng dụng CNTT và TT của nhiều doanh nghiệp trên phạm vi cả
nước, đồng thời chỉ ra nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, từ môi
trường pháp lý, chính sách tới nguồn nhân lực. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm
của các nhà lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ về CNTT và TT như Phó Thủ Tướng
Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT (Ban Chỉ đạo 58), Phạm Gia
Khiêm, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 58, Đỗ
Trung Tá. Tham dự Hội thảo còn có rất nhiều đại biểu từ các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp liên quan tới hoạch định chính sách, ứng dụng và kinh doanh trong
lĩnh vực CNTT và TT của cả nước.
Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 13 (IT Week 13) tổ chức vào tháng 10
năm 2004 tại Hà nội với chủ đề “Hướng tới Chính phủ điện tử”. Đây là hoạt động
tích cực của giới CNTT và TT Việt Nam nhằm biểu dương lực lượng, thể hiện tiềm
năng và cơ hội trong quá trình Hội nhập và Phát triển. Sáng kiến của Hội Tin học
Việt Nam (VAIP) trao Giải thưởng Cúp Vàng CNTT-TT Việt Nam được tổ chức
trong khuôn khổ Tuần lễ Tin học đã nhận được sự ủng hộ tích cực. Giải thưởng
Cúp vàng có mục đích tôn vinh và khuyến khích các sản phẩm, cá nhân, tập thể đã
đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT và TT Việt Nam. Các
sản phẩm được được xét chọn và trao Cúp vàng tại IT WEEK 13 thuộc các lĩnh vực
4
giải pháp, sản phẩm ứng dụng cấp ngành, máy tính thương hiệu Việt Nam, phần
mềm đóng gói – phần mềm thương phẩm, phần mềm xuất khẩu và gia công phần
mềm xuất khẩu, báo điện tử và trang thông tin điện tử và sản phẩm, dịch vụ TMĐT.
Các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ được trao Cúp vàng đã thể hiện bước tiến đáng kể
của CNTT và TT Việt Nam năm 2004. Đáng chú ý là từ năm 2003 thương mại điện
tử đã được coi là một lĩnh vực ứng dụng CNTT và TT quan trọng và được VAIP
chọn là một trong các lĩnh vực trao giải Cúp vàng trong các Tuần lễ Tin học thứ 12
và 13. (
, )
1.2. Tình hình phát triển và triển khai các chính sách về CNTT
Theo Báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2004 (7/2004) của Hội Tin
học Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam năm
2003 là 28.8% và đạt 515 triệu USD, bao gồm 410 triệu USD phần cứng và 105
triệu USD phần mềm và dịch vụ, xuất khẩu được 730 triệu USD, bao gồm 700 triệu
USD phần cứng và 30 triệu USD phần mềm. Số máy tính tiêu thụ trên thị trường
lên tới 1 triệu chiếc với máy tính có thương hiệu chiếm khoảng 20%. Số nhân lực
làm phần mềm tăng 150%, năng suất làm phần mềm đạt tới 10000
USD/người/năm.
Theo TS. Nguyễn Minh Dân, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ Bộ Bưu
chính viễn thông
4
, tổng giá trị các mặt hàng điện tử, CNTT tiêu thụ trong năm 2004
đạt 1,3 tỷ USD, tăng 38,5% so với năm 2003, trong đó nhóm sản phẩm CNTT và
điện thoại di động chiếm tỷ trọng 45,6%, tương đương 592,8 triệu USD. Tổng giá
trị xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính trong năm 2004 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng
khoảng 60% so với năm 2003. Công nghiệp phần mềm đạt doanh thu 150 triệu
USD, trong đó xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD.
Từ những con số trên, có thể ước tính sơ bộ giá trị thị trường CNTT Việt
Nam 2004 đạt mức 713 triệu USD, bao gồm 593 triệu USD phần cứng và 120 triệu
USD phần mềm và dịch vụ, tăng 38,4% so với năm 2003.
Việc ứng dụng và phát triển CNTT đạt được một số tiến bộ đáng khích lệ
nhưng có thể thấy về tổng thể không đạt được các mục tiêu lớn mà một loạt đường
lối, chính sách và giải pháp đã đề ra, đặc biệt là về các lĩnh vực chính phủ điện tử,
thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực CNTT, xuất khẩu phẩn mềm, v.v
Mặc dù chưa có báo cáo đánh giá chính thức về việc triển khai một loạt
chính sách và giải pháp lớn về CNTT nhưng có thể nhận thấy việc triển khai các
quyết định của Thủ Tướng Chính phủ liên quan tới CNTT không được sáng sủa.
Trong khi việc triển khai Đề án 112 về tin học hoá quản lý nhà nước đã góp phần
nhất định tới việc hình thành và phát triển chính phủ điện tử (eGovernment) thì
nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả triển khai chưa cao. Việc triển khai Kế hoạch tổng
thể ứng dụng và phát triển CNTT tới 2005 theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg
hầu như không tiến triển. Tình hình triển khai các hoạt động về phần mềm nguồn
mở của Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam
4
Bài trình bày tại Khóa đào tạo “Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách phát luật cho Thương
mại điện tử” do Bộ Thương mại phối hợp với Dự án Canada về hỗ trợ thực thi chính sách (PIAP) tổ chức tại
Hà Nội ngày 4-7 tháng 4/2005
5
giai đoạn 2004 – 2008” theo Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg cũng khá chậm
chạp.
Hộp 1.1
Tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ
về thống kê CNTT và TT
Thống kê CNTT và TT
Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động thống kê về CNTT. Rất khó có thể có được số liệu
thống kê đáng tin cậy từ các cơ quan chính phủ về mọi tiêu chí liên quan tới CNTT và TT bao gồm
thống kê về thương mại điện tử. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc xây dựng và sửa đổi chính
sách vĩ mô liên quan đến CNTT và TT. Đồng thời, số liệu thống kê vừa thiếu vừa ít tin cậy cũng
cản trở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg và số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ rõ
cần phải đẩy mạnh hoạt động thống kê về CNTT và TT, nhưng cho tới cuối năm 2004 Việt Nam
vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào trong việc triển khai hoạt động này.
2. Viễn thông và Internet
2.1. Tình hình ban hành chính sách
Hai văn bản đầu tiên khai phá cho các hoạt động Internet chính thức ở Việt
Nam là Quyết định số 848/1997/QĐ-BNV(A11) của Bộ Nội vụ ban hành tháng 10
năm 1997 quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an
ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt Nam và Quyết định số 705/1998/QĐ-
TCBĐ của Tổng cục Bưu điện ban hành tháng 11 năm 1998 về việc ban hành Quy
định tạm thời việc quản lý, phân bổ tên miền và địa chỉ Internet.
Trong các năm 2001 và 2002 môi trường pháp lý cho các hoạt động Internet
đã được xác lập với việc nhiều văn bản pháp quy được ban hành, trong đó có Nghị
định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ tháng 8 năm 2001 về quản lý, cung cấp và
sử dụng dịch vụ Internet.
Năm 2003 chỉ có một văn bản pháp quy về Internet được ban hành, nhưng
đây lại là văn bản gây ra rất nhiều tranh luận về một số quy định chưa hợp lý. Đó là
Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông tháng 5 năm 2003
ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Tương tự như tình hình ban hành chính sách về CNTT, năm 2004 có tới 6
văn bản pháp quy về viễn thông và Internet được ban hành, trong đó một số quy
định về quản lý Internet thu hút sự chú ý rộng rãi về tính khả thi của chúng.
Bảng 1.2
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách viễn thông và Internet
Năm 2000 – 2002
8/2001 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và
sử dụng dịch vụ Internet.
6
10/2001 Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển Viễn thông tới năm 2010 và định hướng
tới 2020.
11/2001 Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi
hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng
dịch vụ Internet.
2/2002 Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
5/2002 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
10/2002 Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin ban
hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang
thông tin điện tử trên Internet.
Năm 2003
5/2003 Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban
hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Năm 2004
1/2004 Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA(A11) của Bộ Công an ban hành quy
định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam.
3/2004 Chỉ thị số 07/2004/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc
tăng cường công tác quản lý đại lý Internet công cộng.
5/2004 Chỉ thị 06/2004/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông tăng
cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Bưu chính, Viễn thông và
Internet trong tình hình mới
6/2004 Quyết định số 26/2004/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông
ban hành Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật về bưu chính, viễn thông và CNTT đến năm 2007.
9/2004 Nghị định số 160/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông.
12/2004 Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông
hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và
khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-
CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
2.2. Tình hình hạ tầng viễn thông
5
Về hệ thống chuyển mạch, các tổng đài cửa ngõ quốc tế (International
Gateway Switch) thuộc thế hệ tổng đài hiện đại trên thế giới, các tổng đài quá giang
(National Transit Switch) là các tổng đài hiện đại, đủ khả năng chuyển mạch trung
5
Phần này tham khảo và trích dẫn nhiều thông tin từ “Báo cáo Hiện trạng hạ tầng viễn thông”, Hà nội, tháng
12 năm 2004 do tác giả Nguyễn Xuân Trụ chủ trì (Vụ Viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông).
7
kế cho lưu lượng thông tin trên mạng trục quốc gia. Tổng đài tadem nội hạt (Local
Tadem Switch) đặt tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, nhiều tổng đài nội hạt (Local
Switch) tại các tỉnh, thành phố và các tổng đài vệ tinh, các bộ tập trung thuê bao.
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai mạng thế hệ
mới NGN và chuyển dần lưu lượng PSTN sang khai thác trên mạng NGN cũng như
cung cấp nhiều dịch vụ ứng dụng NGN cho khách hàng.
Về mạng truyền dẫn, các hệ thống truyền dẫn quốc tế bao gồm ba trung tâm
viễn thông quốc tế với các hệ thống tổng đài, truyền dẫn kỹ thuật số kết nối mạng
viễn thông Việt Nam với mạng viễn thông thế giới. Các tổng đài quốc tế được kết
nối tới nhiều nước khác nhau và chuyển tiếp tới tất cả các nước còn lại thông qua
cáp quang và vệ tinh. Ba trung tâm viễn thông quốc tế được liên kết với nhau bằng
hệ thống cáp quang có khả năng tự động xử lý sự cố, tự sửa chữa cho chính mình.
Đối với truyền dẫn liên tỉnh có mạng truyền dẫn tuyến trục Bắc – Nam bằng cáp
quang 20 Gbps trên quốc lộ 1A và trên đường dây 500 KV đảm bảo độ an toàn cao
và băng thông rộng. Tuyến đường trục này còn có thêm hệ thống vi ba số 140
Mbps để dự phòng. Ngoài ra còn có một số tuyến đường trục khác của Viettel,
ETC. Truyền dẫn liên tỉnh hầu hết đã được cáp quang hoá. Mạng truyền dẫn nội
tỉnh được mở rộng và đang được cáp quang hoá. Mạng truy cập bao gồm ba loại là
mạng cáp nội hạt, hệ thống thuê bao vô tuyến và hệ thống VSAT. Mạng cáp nội hạt
gồm mạng cáp đồng và mạng cáp quang để cung cấp dịch vụ viễn thông đến hộ
thuê bao. Hệ thống thuê bao vô tuyến hỗ trợ cho mạng cáp nội hạt và rất có hiệu
quả đối với các nhà cao tầng và địa bàn khó triển khai mạng cáp đồng. Hệ thống
VSAT được sử dụng cho các vùng miền núi và hải đảo.
Về thông tin di động, có bốn nhà khai thác đã cung cấp và hai nhà khai thác
khác đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động toàn quốc. MobiFone và Vinaphone
của VNPT sử dụng công nghệ GSM với tổng số khoảng 4,4 triệu thuê bao và có
khả năng chuyển vùng tới hơn 84 nước. SPT sử dụng công nghệ CDMA1x cung
cấp dịch vụ từ tháng 7/2003 và hiện có khoảng 0,14 triệu thuê bao, Vietel sử dụng
công nghệ GSM cung cấp dịch vụ từ tháng 10/2004 và hiện có khoảng 0,15 triệu
thuê bao. Trong năm 2004 các mạng S-Fone, MobiFone và Vinaphone đã chính
thức cung cấp dịch vụ nhắn tin chéo mạng nên thúc đẩy sự phát triển của thông tin
di động. MobiFone và Vinaphone sử dụng công nghệ GSM đã chính thức cung cấp
dịch vụ GPRS/MMS chuẩn bị cho chiến lược tiến lên 3G. Hanoi Telecom sử dụng
công nghệ CDMA2000 đang chuẩn bị tham gia thị trường. VP Telecom sử dụng
công nghệ CDMA450 đang thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ cho cung cấp dịch vụ
vô tuyến cố định. Đối với thông tin di động nội vùng bao gồm điện thoại vô tuyến
cố định và điện thoại di động nội vùng sử dụng hệ thống IPAS với công nghệ PHS-
IP đã được cung cấp tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2002.
Mạng truyền dẫn số liệu và chuyển mạch gói sử dụng cộng nghệ X25 với 3
tổng đài chuyển mạch tại Hà nội, Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh với các dịch
vụ X25, X28 và X32.
Mạng Telex sử dụng 3 tổng đài đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh có xu hướng ngừng phát triển.
2.3. Tình hình Internet
8
Kết nối quốc tế thông qua 6 hướng với tổng dung lượng tăng từ 1038 Mbps
vào tháng 12/2003 lên 1892 Mbps vào tháng 12/2004. Đối với kết nối trong nước,
từ năm 2003 các doanh nghiệp IXP đã thực hiện kết nối đồng cấp thông qua Trung
tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
Có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là
VNPT, Viettel, FPT, SPT, ETC và Hanoi Telecom. Có 15 doanh nghiệp được cấp
phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trong đó có 7 doanh nghiệp đã cung cấp
dịch vụ cho khách hàng là VNPT, FPT, SPT, Netnam, Viettel, OCI và Hanoi
Telecom.
Theo VNNIC, cuối năm 2004 tổng số thuê bao Internet đạt khoảng trên 2
triệu và số IP đã cấp là 0,45 triệu, thuê bao chủ yếu là dial-up. Dịch vụ truy nhập
Internet băng rộng đã được cung cấp từ năm 1997 với nhiều loại hình như ISDN,
leased line, VSAT nhưng số khách hàng vẫn không nhiều và chủ yếu là doanh
nghiệp do nguyên nhân chính là giá cước cao. Từ giữa năm 2003 khi VNPT đã
cung cấp dịch vụ ADSL tới nay đã có thêm 3 nhà cung cấp dịch vụ này cho khách
hàng là FPT, Viettel và SPT, hiện có khoảng 35000 thuê bao truy nhập Internet sử
dụng băng thông rộng. Các loại hình dịch vụ truy nhập Internet mới như WiFi và
GPRS cũng bắt đầu phát triển.
Số người sử dụng Internet đạt khoảng 6,2 triệu, mật độ người sử dụng
Internet đạt khoảng 7,4%. Nếu so với số người sử dụng Internet vào cuối năm 2003
là 3,2 triệu người thì có thể thấy trong năm 2004 số người sử dụng đã tăng gần gấp
đôi.
Bảng 1.3
Số người sử dụng Internet trên 10.000 dân
Năm 2001 2002 2003 2004
Việt Nam 124 184 430 740
Trung Quốc 257 460 632 -
Thái Lan 577 776 965 -
Các nước phát triển - 4474 4495 -
Các nước đang phát triển - 429 501 -
Nguồn: VNNIC và Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU)
Cùng với số thuê bao và số người sử dụng Internet, số tên miền Internet
phản ánh mức độ phổ cập Internet và hơn thế là mức độ ứng dụng Internet trong
các hoạt động kinh tế, xã hội.
Theo VNNIC, số tên miền Việt Nam đã tăng từ 2300 vào tháng 12/2002 lên
5510 vào tháng 12/2003 và 9037 vào tháng 12/2004 với số tên miền cấp hai .com
và .net khoảng 84%. Như vậy tốc độ tăng trưởng tên miền .VN năm 2004 khoảng
64%.
Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phản ánh sự tăng trưởng chung của số
tên miền và số trang web của các doanh nghiệp Việt Nam vì chưa tính tới các tên
miền quốc tế. Căn cứ trên số tên miền .VN, thông tin về tên miền quốc tế tại
o
, ý kiến của các nhà chuyên môn tại một số công ty
9
cung cấp dịch vụ web hosting, thông tin về các doanh nghiệp trong Báo cáo Hiện
trạng phát triển TMĐT năm 2003 và các doanh nghiệp tham gia điều tra cho Báo
cáo này, có thể ước tính tổng số doanh nghiệp có trang web vào cuối năm 2004
khoảng 17.500 (chi tiết xin xem phụ lục 1).
Hộp 1.2
Mối quan hệ giữa trang web và TMĐT
Mối quan hệ giữa số trang web và thương mại điện tử
Hầu hết doanh nghiệp sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh tiến hành trao đổi thông tin và
các giao dịch qua email, truy cập vào các trang web và thiết lập trang web của mình. Các trang
web là nơi tiến hành hầu hết giao dịch dạng B2B lẫn B2C. Do đó sự tăng trưởng của số trang web
là một tiêu chí có ích để đánh giá sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Từ tháng 6/2003 tới
6/2004, số trang web trên thế giới tăng 26,1%.
Báo cáo TMĐT và Phát triển, UNCTAD 2004
Trong năm 2004 chủ đề quản lý tên miền và trang tin điện tử thu hút sự quan
tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp.
* Quản lý tên miền:
Ngày 26/5/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ra Quyết định số
92/2003/QĐ-BCVT ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Quy định này điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet đối với mọi tổ
chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
Internet tại Việt Nam. Theo Điều 4 của Quyết định, tài nguyên Internet bao gồm hệ
thống các tên và số dùng cho Internet được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn
cầu: tên miền (DN), địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN), số và tên khác được
các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy định.
Quyết định này đã góp phần tích cực đối với sự phát triển của tên miền Việt
Nam .VN. Tuy nhiên nó chưa khuyến khích và hỗ trợ kinh doanh trên môi trường
Internet trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề
chưa hợp lý nhiều nhất liên quan tới sở hữu tên miền và các quyền liên quan như
mua bán, quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, thủ tục đăng ký
tên miền, giải quyết tranh chấp và phí đăng ký và sử dụng tên miền.
6
Có thể liệt kê một số quy định còn chưa hợp lý như sau:
Điều 2: Tài nguyên Internet
Nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet dưới bất
kỳ hình thức nào.
6
Có thể nhận thấy một số chính sách của Việt nam còn nặng về quản lý hành chính và chưa phù hợp với các
quy luật của kinh tế thị trường. Quy định nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên
Internet dưới bất kỳ hình thức nào không phải là trường hợp duy nhất. Trên lĩnh vực thương mại, một trong
những vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong năm 2004 là việc các doanh nghiệp dệt may có quyền được
mua bán, cho vay, chuyển nhượng đối với hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hay không.
10
Nhận xét: Quyết định không chỉ rõ tên miền quốc tế (gTLD) như .COM, .NET
có thuộc phạm vi điều chỉnh hay không. Trên thực tế các tên miền, có thể cả tên
miền Việt Nam (.VN), đang được mua bán.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên
Internet
3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tài nguyên
Internet cho Trung tâm Internet Việt Nam khi không còn nhu cầu sử dụng nữa.
Nhận xét: Tính khả thi của quy định này rất thấp.
7
6. Các tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng tên miền dưới tên miền dùng chung
(gTLD) sau 24 giờ kể từ khi thông báo cho VNNIC biết tại website
.
Nhận xét: Quy định này còn khó khả thi hơn quy định trên.
Điều 9 : Nguyên tắc đăng ký tên miền
4. Tên miền chỉ được cấp phát khi có đầy đủ thông tin về máy chủ tên miền mà
nó được đặt hoặc tên miền đích mà nó trỏ tới.
5. Tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thích rõ mối liên quan của
tên miền xin đăng ký với hoạt động của mình (doanh nghiệp phải tự đăng ký tên
miền, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ web không được đăng ký thay)
Nhận xét: Các quy định này hoặc không phù hợp với thực tế và/hoặc không khả
thi.
Điều 10: Thủ tục đăng ký, sử dụng tên miền
1. Hồ sơ gửi cho VNNIC gồm đơn xin đăng ký tên miền, giấy phép đăng ký
kinh doanh, quyết định thành lập, v.v
4. Tên miền đã được cấp phát phải đi vào hoạt động sau thời hạn tối đa là 60
ngày, quá thời hạn này tên miền đó sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính
đáng.
Nhận xét: Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ web không thể đăng ký tên
miền .VN cho khách hàng ngay cả khi có uỷ quyền của khách hàng. Họ cho
rằng điều này gây phiền hà cho khách hàng muốn thuê dịch vụ trọn gói. Ngoài
ra, quy định thu hồi tên miền đã cấp nếu không hoạt động trong vòng 60 ngày
cũng không khả thi.
Điều 20: Giải quyết khiếu nại
1. Nếu khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền giữa các
bên, VNNIC cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thoả
thuận giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận
được, VNNIC xem xét quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp
luật.
7
Trong trường hợp quản lý hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại đưa ra quy định doanh nghiệp nào không còn nhu cầu sử dụng hạn ngạch phải trả lại hạn ngạch. Trên
thực tế không có doanh nghiệp dệt may nào trả lại hạn ngạch đã được cấp. Tình hình có thể xảy ra như vậy
đối với việc quản lý tên miền và tính khả thi của quy định này. Khi chủ sở hữu tên miền có được tên miền có
giá trị thương mại cao họ sẽ tìm mọi cách để bán tên miền đó mà không trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước
về tên miền.
11
2. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của VNNIC, các bên có liên quan
có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của
pháp luật về khiếu nại.
Nhận xét: giải quyết tranh chấp về tên miền liên quan tới nhiều quy định pháp
luật khác, đặc biệt là các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Hộp 1.3
Sự chưa hợp lý của các quy định về quản lý tên miền Việt Nam
Nhịp Sống Số
Thứ Hai, 02/08/2004, 17:27 (GMT+7)
Quản lý tên miền Việt Nam: cần nhiều cải tiến
TTO - Trong thời đại số, tên miền đồng nghĩa với thương hiệu và là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các quy định về việc đăng ký và giải quyết tranh chấp của hệ thống tên miền .vn của Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế. Đây là vấn đề nổi cộm được các chuyên gia trong và ngoài nước tranh luận sôi nổi tại hội thảo bàn
tròn “Tên miền Internet và tranh chấp tên miền” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Quy định chưa rõ ràng, nhiều bất cập khi đăng ký
Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet được ban hành theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng
5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ sở pháp lý quan trọng giúp phát triển hệ thống tên miền quốc
gia .vn. Trong đó quy định việc đăng ký tên miền là “tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước”. Kể từ thời điểm
Quy định ra đời, đến tháng 6 năm 2004, đã có 7.454 tên miền được đăng ký với Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam
(VNNIC). Đây có thể nói là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển hệ thống tên miền quốc gia.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quy định trên còn một số vấn đề bất cập cần được sửa đổi như: nguyên tắc ai đăng ký
trước được cấp phát trước cũng như việc đăng ký trực tuyến chưa được triển khai, chưa có các quy định về giải quyết
tranh chấp tên miền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền chưa được quy định rõ ràng, và mâu thuẫn với các quy
định về sở hữu trí tuệ của Bộ Văn hóa.
Ông Vũ Thái Hà, Công ty Sở hữu trí tuệ D&N nhận xét: “Quyết định quản lý tên miền hiện nay có những điểm gây cản trở
phát triển tên miền. Cụ thể việc đăng ký các tên miền liên quan tới tên các địa danh, các tên chung của một ngành kinh tế,
chủng loại hàng hoá, sản phẩm, tên các loại dược phẩm vẫn còn bị hạn chế (khoản 3 Điều 9 của Quy định) trong khi các
tên miền này là các tên miền có giá trị sử dụng cao đối với các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử“.
“Phí đăng ký và duy trì tên miền quá cao so với các nước trên thế giới. Ví dụ trong một năm đầu là 930.000đ, cho các năm
tiếp theo là 450.000đ, mỗi lần thay đổi thông số tên miền đều phải trả phí 250.000đ mà việc thay đổi này (ví dụ như chuy
ể
n
giao máy chủ) là công việc kỹ thuật thường xuyên của chủ sở hữu tên miền” ông Hà nói thêm.
Ngoài ra việc không được chuyển nhượng tên miền cũng là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ông Lê Hồng Hà,
Hội Tin học-Viễn thông Hà Nội đặt câu hỏi: “Tên miền là một tài nguyên tương tự như đất đai. Chủ thể được quyền sử
dụng và chuyển nhượng đất, vậy tại sao chuyển nhượng tên miền lại không được?
Bổ sung cho ý kiến này, Đào Việt Cường, một đại diện khác của D&N nói: “Hiện nay tên miền có giá trị lên vài triệu USD, ví
dụ như : business.com có trị giá lớn 7.5 triệu USD, casino.com - 5.5 triệu USD… Vậy có ai chịu bỏ nhiều tiền đầu tư phát
triển tên miền nếu biết rằng khi công ty của họ sáp nhập với doanh nghiệp khác thì tên miền sẽ không được chuyển giao”.
Theo ông Cường, việc hạn chế chuyển giao tên miền sẽ cản trở sự đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử của các tổ
chức và cá nhân.
Sẽ sửa đổi quy định 92 và xây dựng quy chế giải quyết tranh chấp
Trả lời cho những thắc mắc trên, ông Nguyễn Lê Thúy, Giám đốc VNNIC, cho biết trong thời gian tới cơ quan này sẽ tiến
hành sửa đổi quy định 92 và cuối năm nay hoàn thành đưa ra dự thảo. Trong đó sẽ đặc biệt chú ý tới việc xây dựng quy
chế giải quyết tranh chấp tên miền .vn và điều chỉnh mức phí chung.
* Quản lý trang tin điện tử (website):
Mặc dù các quy định về quản lý tên miền Việt Nam còn nhiều điểm chưa
hợp lý nhưng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển trang web với tên miền .VN