Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bại thận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.51 KB, 3 trang )

Bại Thận
Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn
Cập Nhật
Bs Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.

Gs Vũ Quí Đài viết:
Trước hết, tưởng nên gạt bỏ những thành kiến sai lầm về bại thận. Người " yếu sinh lý"
không phải là vì "thận hư" hay "bại thận". Nói một cách khác uống thuốc bổ thận không
làm cho người ta "cường dương". Ăn cháo bồ dục cũng vậy. Ngoài ra, người sắc dục quá
độ cũng không sinh ra bại thận. Nói một cách tổng quát, thì thận không có liên hêï gì tới
vấn đề tình dục. Chức năng của thận, là bài tiết những chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời
thải bớt muối và nước thừa trong người ra ngoài. Thận cũng giúp ổn định huyết áp, và có
ảnh hưởng vào việc tạo hồng huyết cầu. Khi thận không còn khả năng thải chất độc ra, thì
ta gọi là bị bại thận. Khi bị bại thận thì muối và nước bị ứ đọng trong cơ thể. Đồng thời
huyết áp và hồng huyết cầu cũng mất ổn định.
Có nhiều nguyên nhân làm hư thận. Có những chuyện bất chợt làm bại thận trong một
thời gian ngắn, gọi là bại thận cấp tính (acute renal failure). Nhiều người bị bại thận kinh
niên (chronic renal failure), phần lớn là vì bị cao áp huyết hoặc là bệnh tiểu đường lâu
ngày không chữa trị đúng cách mà sinh ra.
Bại thận kinh niên
Nguyên nhân và Triệu chứng
Hai nguyên nhân thông thường nhất là cao huyết áp và bệnh tiểu đường để lâu ngày
không chữa trị cho đúng cách. Ngoài ra cũng có thể kể các bệnh như viêm thận, sạn thận,
v v
Người mới bị bại thận kinh niên thì không có triệu chứng gì, sở dĩ biết mình bị bệnh là do
bác sĩ cho thử máu cho biết là chất u-rê ( urea) bị cao. Bệnh tiến triển một thời gian, thì
mới bắt đầu thấy đêm đi tiểu nhiều hơn trước. Lý do là vì thận suy, không còn khà năng
cô đọng nước tiểu về ban đêm nữa. Thận không thải được muối và nước cho nên bị cao
huyết áp (thành ra cái vòng luẩn quẩn: cao huyết áp làm hư thận, thận hư lại làm huyết áp
cao thêm) .
Khi bệnh nặng nữa, thì các chất độc tích tụ thêm trong máu, bệnh nhân cảm thấy mệt


mỏi, đầu óc kém sáng suốt. Chân tay uể oải, bị giựt ở các thớ thịt, hay bị vọp bẻ. Có khi
tê tê mất cảm giác một vài chỗ, nặng ra thì lên cơn phong giật vì hệ thần kinh bị ngấm
độc. Các chất độc cũng tích tụ ở bộ tiêu hóa, làm cho ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa,
thấy nhạt miệng, đắng miệng. Do đó mà thiếu dinh dưỡng và xuống ký. Người bại thâïn
nặng hay bị loét trong ruột làm chảy máu. Da xạm lại, có khi chất u- rê quá nhiều kết tinh
trong mồ hôi làm thành một lớp trăng trắng ngoài da, sách y học tiếng Anh gọi là uremic
frost . Người bại thận cũng hay bị ngứa khắp người. Vì nước bị ứ đọng trong cơ thể, và
cũng vì tim bị yếu ,thành ra bị sưng phù thường hay thấy ở bàn chân, mắt cá hay cổ tay,
bàn tay ; khi bị nặng có thể sinh khó thở.
Bại thận mà không được chữa trị thì cứ theo thời gian mà nặng dần, nguy hiểm tới tính
mạng.
Định bệnh và chữa trị
Bác sĩ định bệnh bằng cách cho thử máu. Thận bị bại, thì có hai chất phế thải chính là
urea và creatinine, lúc thường được lọc ra nước tiểu, nay bị ứ đọng lại, nên nồng độ trong
máu tăng cao. Bệnh nhân bị "thiếu máu", hay nói cho đúng ra, là bị thiếu hồng huyết cầu
.
Bại thận kinh niên cứ theo thời gian mà nặng dần, nhanh hay chậm là tùy theo chữa trị
kiêng cữ đúng cách được tới đâu. Tới giai đoạn chót, thì chất độc tích tụ cao độ, sinh tử
vong, nếu không lọc máu ( thận nhân tạo) hay là mổ ghép thận để thay thế thận đã bị hư.
Bác sĩ chữa bại thận kinh niên thì thường là lo diều chỉnh muối và nước, cũng như chữa
bệnh tim, chữa cao huyết áp, nhiễm trùng và những trường hợp bị nghẹt đường tiểu.
Về vấn đề kiêng cữ ăn uống, thì rất là phức tạp. Điều cần thiết là phải theo đúng chế độ
ăn uống của bác sĩ hay là chuyên viên dinh dưỡng của bệnh viện chỉ dẫn.
Người bại thận bị thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu) vì thận không sản xuất được chất
erythropoietin cho đầy đủ. Vì vậy bệnh nhân có thể được chích chất "epoetin", hoặc nếu
thiếu máu nặng quá, thì có thể truyền máu.
Bại thận sinh ra suy tim, vì ứ đọng nước và muối trong cơ thể, do đó có khi phù bàn tay
bàn chân hoặc là sinh khó thở. Lúc đó thì phải kiêng muối và dùng thuốc lợi tiểu.
Như trên đã nói, tới giai đoạn chót, thì chữa chạy thành vô hiệu quả, và đến khi đó thì
phải đi lọc thận hay là mổ ghép thận.

Bại Thận Cấp Tính
Bại thận cấp tính do rất nhiều nguyên do khác nhau, nhưng đều làm cho thận mất khả
năng bài tiết chất độc, cho nên urea trong máu lên cao vùn vụt, nhiều khi là những trường
hợp cấp cứu. Bại thận cấp tính thì hay bị bí tiểu tiêïn (đái không được). Người bị tai nạn
xe cộ nặng, người bị thương chảy máu nhiều, người bị phỏng nặng, bị bại gan vì độc tố
hay là những bệnh nhân chịu những giải phẫu lớn đều có nguy cơ bị bại thận cấp tính.
Ống dẫn tiểu bị nghẹt cũng làm bại thận cấp thời.
Có rất nhiều hóa chất và thuốc có khả năng gây bại thận cấp tính ở một số bệnh nhân.
Thuốc thì có thể kể một số thuốc chống viêm chữa đau nhức, một số trụ sinh, một số
thuốc chữa ung thư. Cũng có người chích thuốc cản quang để chụp hình quang tuyến mà
bị bại thận cấp tính.
Triệu chứng và chữa trị
Triệu chứng thì tùy theo nguyên nhân gây bại thận: do chấn thương, do mổ xẻ hay là
những căn nguyên khác. Có thể bị bí tiểu tiện, hoặc là đi tiểu rất ít. Cũng như trường hợp
bại thận kinh niên, khi thử máu thì thấy nồng độ urea và creatinine tăng cao.
Chữa trị bại thận cấp tính là công việc của bác sĩ chuyên môn tại bệnh viện, làm lọc máu
( thận nhân tạo) khẩn cấp. Cũng có những trường hợp bị bại thận cấp tính nhẹ không cần
phải lọc máu.
Gs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn

Cập Nhật –
Bs Trần Mạnh Ngô
Hoạt Hóa Thụ Thể Sinh Tố D và Thời Gian Sống Còn của Bệnh Nhân Suy Thận Kinh
Niên
Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu cho biết khi tăng thụ thể sinh tố D thì kết quả khá
hơn cách cũ dùng kích thích tố phó giáp trạng trong việc trị liệu bệnh cường phó giáp
trạng (secondary hyperparathyroidism, SHPT), đồng thời sẽ có lợi hơn cho bệnh tim
mạch và các bệnh biến dưỡng khác trong cơ thể.
Gần đây, nhiều chuyên gia lựa chọn điều trị SHPT giữa Calcitrol và đồng dạng VDRA
(Vitamin D receptors activators). Sự lựa chọn dựa theo nhiều yếu tố như bệnh nhận

“chịu” thuốc nào?, phản ứng thuốc cho mỗi bệnh nhân ra sao?, và chi phí ra sao?
Hiện giờ chỉ có một thứ thuốc hoạt hóa sinh tố D và đồng dạng hoạt hóa sinh tố D là
được phép dùng trong việc điều trị bệnh cường phó giáp trạng (SHPT), khi bệnh nhân suy
thận kinh niên (CKD).
Trường hợp bị suy thận kinh niên, chưa đến nỗi phải lọc thận, thì uống calcitrol theo
đúng liều lượng có thể giúp tình trạng bệnh SHPT khá hơn. Nếu phải tăng liều lượng
calcitrol cao quá thì nên dùng đồng dạng sinh tố D (như paricalcitrol) sẽ an toàn hơn.
Ở Mỹ có người đã chọn lựa dùng 2 thuốc đồng dạng sinh tố D như paricalcitrol và
doxercalciferal, trong việc điều trị giảm PTH, có vẻ ít công phạt hơn calcitriol, mặc dù
đặc tính dược liệu khác nhau.
Tuy nhiên, còn rất nhiên nghiên cứu trong vấn đề này. Vậy phải cần thêm thời gian mới
biết sự công hiệu trong việc dùng hoạt hóa thụ thể sinh tố D, và cũng sẽ biết thêm công
phạt của thuốc.
Bs Trần Mạnh Ngô

Xin tùy nghi sử dụng và phổ biến bài viết này.
Xin ghi rõ nguồn: www.yduocngaynay.com

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×