Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Bàn về thuốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 2 trang )

Bàn về Thuốc
Bác sĩ Nguyễn Văn Đích

Thuốc là hóa chất để chữa bệnh, là phương tiện để người dân tiếp cận với nền y tế, và
như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các phương tiện bảo vệ sức khỏe.
Nghiên cứu để tìm ra một món thuốc mất từ 8 đến10 năm và tốn chừng 800 triệu Dollars
vì thế hãng bào chế phát minh được độc quyền sản xuất thuốc trong một thời gian dưới
tên riêng gọi là biệt dược. Sau thời gian đó, các hãng khác cũng được phép sản xuất dùng
tên hóa học, gọi là thuốc gốc. Thuốc gốc cũng có tác dụng như biệt dược, nhưng giá rẻ
hơn vì không mất phí tổn nghiên cứu và quảng cáo. Hoa kỳ cũng khuyến khích tìm ra
thuốc chữa những bệnh lạ và ít gặp gọi là thuốc mồ côi vì sự sản xuất các thuốc này ít có
lợi nhuận. Tại các nước tiền tiến, thuốc do dược sĩ bảo quản, chỉ được dùng sau khi bác sĩ
khám bệnh và kê đơn (toa) ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng và cách dùng. Một ít
thuốc không độc hại trị bệnh thông thường có thể bán tự do gọi là thuốc ngoài quầy, một
số khác chỉ cần thông qua dược sĩ gọi là thuốc sau quầy. Nhờ có phương tiện và tổ chức,
sức khỏe của dân chúng tại các nước đã phát triển được nâng cao trong khi tại các nước
đang phát triển, thu nhập thấp, làm sao để có đủ thuốc thiết yếu và hợp với khả năng chi
trả của bệnh nhân là một vấn đề nan giải. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần lựa chọn
thuốc hợp lý, có kế họach nhập thuốc rẻ để nhiều người có thể mua được.
Bà con chỉ dùng thuốc khi cần và đúng chỉ định của bác sĩ, không tự chữa bệnh, không
chia thuốc với người khác, không mách thuốc cho người khác. Thầy thuốc phải kê đơn
hợp lý, phù hợp với chẩn đoán, đủ và đúng yêu cầu, ưu tiên chọn thuốc gốc, giá rẻ và đã
được thời gian thử thách, không điều trị bao vây, không viết những thuốc không cần thiết.
Viết nhiều thuốc ngoài thuốc chủ yếu chỉ làm cho bệnh nhân dễ nhầm lẫn, tăng tác dụng
phụ và tăng giá thành điều trị. Các hội chuyên môn phải lập các phác đồ hướng dẫn điều
trị và tổ chức các khóa huấn luyện để cập nhật cho các dược sĩ, bác sĩ về các kiến thức
mới để dùng thuốc hợp lý. Các dược sĩ, bác sĩ phải có một số giờ học chuyên môn hàng
năm để tiếp tục hành nghề.
Chính phủ cần có chính sách làm cho mọi tầng lớp dân chúng có thể tiếp cận với nền y tế
một cách đồng đều bởi vì tại các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn lao về thu
nhập và trong khi 80% chi phí điều trị do bệnh nhân gánh chịu, những người có thu nhập


thấp không có đủ khả năng tài chính để tiếp nhận sự điều trị. Để giảm phí tổn điều trị, cần
ưu tiên nhập cảng thuốc gốc và dựa vào sự cạnh tranh của các hãng bào chế để hạ giá
thuốc. Cần có một tổ chức chung có kinh nghiệm biết thương lượng với các hãng bào chế
và nhập khối lượng lớn cho toàn quốc để được hưởng giá rẻ đồng thời cần trang bị đầy đủ
phương tiện để kiểm tra chất lượng và tính khả dụng sinh học của thuốc để lọai bỏ thuốc
không đạt yêu cầu. Thuốc là phương tiện bảo vệ sức khỏe và sự sống của dân chúng nên
sự sản xuất, nhập cảng, tồn trữ và lưu hành phải được người có huấn luyện chuyên môn
kiểm tra và quản lý. Dược sĩ phải có mặt tại dược phòng để chịu trách nhiệm điều hành
và tham vấn cho bệnh nhân. Phải truy lùng, trừng phạt nặng nề những người sản xuất,
nhập lậu và lưu hành thuốc giả. Phải phát huy quyền của người tiêu thụ, có biện pháp chế
tài đối với những người sai phạm trong khi hành nghề.
Mong rằng mọi người dù ở nước giàu hay nước nghèo cũng được hưởng đồng đều các
tiến bộ của khoa học.
Tham khảo - Marthe Everard: Access to Medicines in low-income countries, Drugs and
Money, 7th edition, 2003, World Health Organization.


Bs Nguyễn Văn Đích



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×