Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tài liệu Tiểu luận: "Một số giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.26 KB, 50 trang )

Tiểu luận
Một số giải pháp phát triển hoạt
động gia công may mặc xuất khẩu
ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc
Trung


1

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng diễn ra mạnh mẽ; mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng
trở nên chặt chẽ và rất phức tạp, chúng tác động rất nhiều đến sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Với thực tế cấp thiết trên địi hỏi Việt Nam phải
tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với kinh tế khu vực và trên thế
giới nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh những hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả cao như
xuất nhập khẩu hàng hố thì các hoạt động gia công quốc tế cũng là một
phương pháp hữu hiệu, nó vừa phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta hiện
nay đồng thời phù hợp với đường lối chính sách của Đảng về phát triển cơng
nghiệp hố.
Trong gia cơng quốc tế thì lĩnh vực gia cơng may mặc đóng một vai
trị khá quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội của nước ta. Những năm gần
đây tuy có trải qua những thăng trầm do sự biến động của tình hình kinh tế,
chính trị thế giới, nhưng ngành may mặc xuất khẩu ở Việt nam đã nhanh
chóng tìm được bạn hàng và ngày càng khẳng định được chính mình trên thị
trường thế giới. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề gia cơng quốc tế nói chung và
gia cơng hàng may mặc nói riêng tơi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp phát
triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu
Lạc Trung" để viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích và đánh giá thực


trạng gia cơng ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. Đồng thời đưa ra một
số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở
Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:


2

Chương 1: Một số vấn đề về gia công may mặc xuất khẩu của Việt
Nam
Chương 2: Hoạt động gia công may mặc xuất khẩu của Xí nghiệp
may xuất khẩu Lạc Trung
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động gia cơng
may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng các cô chú, các anh
chị trong phịng Kế hoạch – Kinh doanh của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc
Trung đã tận tình chỉ bảo cho tơi trong thời gian thực tập ở đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô giáo hướng dẫn thực tập
tôi, Ths. Nguyễn Tuyết Nhung là người đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý để tơi có
thể hồn thành tốt bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Do kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài thu hoạch
thực tập tốt nghiệp khơng tránh khỏi có những thiếu sót, tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ trong khoa và tất cả mọi người
để có thể rút kinh nghiệm và bổ sung thêm những kiến thức mới nhằm hiểu
hơn về công việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thực tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


3


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG
GIA CÔNG MAY MẶC XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC GIA CƠNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU

1.1.1 Khái niệm về gia công xuất khẩu
1.1.1.1 Định nghĩa
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó
một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia cơng).
Như vậy, trong gia cơng quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt
động sản xuất.
(Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương – Vũ Hữu Tửu)
Hoạt động gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán
ngoại thương của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ
về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận
gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước
mình, nhằm xây dựng một nền cơng nghiệp mới phát triển theo kịp với các
nước công nghiệp hiện đại khác. Trong thực tế, nhiều nước đang phát triển
nhờ vận dụng phương thức gia cơng quốc tế mà có được một nền công nghiệp
hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…
1.1.1.2 Đặc điểm


4


Qua định nghĩa trên ta thấy, gia công xuất khẩu thực chất là một hình
thức của xuất khẩu sức lao động nhưng lại là lao động thể hiện trong hàng
hoá. Do đó ngồi những đặc điểm như hình thức gia cơng thơng thường, gia
cơng hàng hố quốc tế cịn có những đặc điểm sau:
- Ở loại hình gia cơng hàng hoá quốc tế ta thấy sự xuất hiện của
nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài về. Nước nhận gia cơng nhập
khẩu máy móc thiết bị, cơng nghệ của phía nước đặt hàng. Nước đặt hàng
thường gửi kỹ thuật viên sang nhằm thực hiện việc kiểm tra giám sát q trình
sản xuất.
- Hàng hố sản xuất ra để xuất khẩu chứ không phải để tiêu dùng
trong nước.
- Gia công xuất khẩu là việc sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng
của khách hàng nước ngoài. Khách hàng nước ngoài là người đưa ra kiểu
dáng, mẫu thiết kế kỹ thuật, bên nhận gia công chỉ là người thực hiện.
- Cuối cùng đặc điểm để phân biệt gia công xuất khẩu với các loại
hình xuất khẩu khác là vấn đề lơị nhuận của hoạt động này. Doanh thu của
hoạt động gia cơng xuất khẩu thực chất chính là tiền cơng trừ đi các chi phí
gia cơng.

1.1.2 Các hình thức gia cơng hàng may mặc xuất khẩu
1.1.2.1 Hình thức nhận nguyên phụ liệu giao thành phẩm (gia cơng hồn
chỉnh một sản phẩm)
Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu và phụ kiện cho bên nhận gia
công, sau một thời gian ký kết sẽ thu hồi thành phẩm hàng may mặc theo như
quy cách và tài liệu đã phê duyệt và trả phí gia công cho bên nhận gia công
theo như thoả thuận. Hình thức này trước đây được sử dụng đối với các nước


5


kém phát triển khơng đủ máy móc thiết bị kỹ thuật mà phải nhờ vốn của bên
đặt gia cơng có khi cả về kỹ thuật.
1.1.2.2 Hình thức mua đứt bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán với nước
ngoài
Bên đặt gia công bán đứt nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công, bên
nhận gia công sẽ mở L/C để mua nguyên phụ liệu và như vậy quyền sở hữu
nguyên liệu sẽ được chuyển sang bên nhận gia công. Sau một thời gian sản
xuất, bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ sản phẩm theo như định mức đã
duyệt với số tiền phải trả là tồn bộ chi phí mua nguyên vật liệu và giá gia
công được quy định trong hợp đồng. Phương thức này ngày càng được áp
dụng nhiều với các nước đang phát triển vì nó vừa tiết kiệm cho bên đặt gia
công vừa thuận lợi cho bên nhận gia cơng.
1.1.2.3 Hình thức kết hợp
Là hình thức gia cơng kết hợp giữa hình thức gia cơng hồn chỉnh và
hình thức mua đứt bán đoạn. Trong đó, bên đặt gia cơng may mặc chỉ giao
ngun liệu chính và một nửa ngun liệu phụ, cịn số kia có thể được bên
nhận gia công mua theo yêu cầu của bên đặt gia cơng.
1.2 TÌNH HÌNH GIA CƠNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

1.2.1 Thực trạng phát triển
Giai đoạn từ 1955- 1980, đây là giai đoạn hình thành các doanh
nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thô sơ, chủ yếu làm hàng
xuất khẩu thủ công. Do vậy mặt hàng trong thời kỳ này hết sức giản đơn như:
áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, giầy vải và da, len mỹ nghệ được xuất
sang thị trường các nước trong khối SNG và Liên Xô (cũ). Phương thức gia
công xuất khẩu này là việc bán hàng cho các nước XHCN theo nghị định thư
giữa hai chính phủ và được cụ thể hoá bằng nghị định thư thương mại do Bộ



6

Ngoại Thương ký kết. Bạn hàng khơng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu
để sản xuất những mặt hàng đó.
Giai đoạn 1981 - 1990, Việt Nam chính thức làm hàng gia cơng xuất
khẩu, bạn hàng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu tương ứng với số lượng
đặt hàng. Cùng với việc đổi mới phương thức gia công, là việc đổi mới trang
thiết bị, quy trình cơng nghệ trong sản xuất, lắp rắp thêm nhiều máy chuyên
dụng. Giai đoạn này bạn hàng lớn nhất của Việt nam vẫn là Liên Xơ (cũ),
khối SNG đồng thời cũng có thêm một số bạn hàng mới đặt gia công như
Pháp, Thuỵ Điển.
Đầu thập kỷ 90 do sự biến động về kinh tế, chính trị của nhà nước
Liên Xơ (cũ) và các nước XHCN, Đơng Âu bị sụp đổ kéo theo đó là sự xoá
bỏ, ngừng ký kết các nghị định thư về hợp tác sản xuất hàng gia công may
mặc. Đây là thời kỳ khó khăn đối với nước ta, hoạt động sản xuất gia công
may mặc xuất khẩu suy giảm. Nhưng do có sự chuyển hướng sản xuất kinh
doanh sang các thị trường khác và đổi mới về trang thiết bị máy móc kỹ thuật
hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, cơng nhân kỹ thuật có
tay nghề cao được đào tạo chính quy nên đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ
thuật, chất lượng hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các nước.
Việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết
hiệp định khung hợp tác với EU và bình thường hố quan hệ với Mỹ đã có tác
động thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế
và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động gia công xuất khẩu phát triển mạnh
mẽ, tạo đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Từ đó đến nay ngành gia
công may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã có thời gian thử thách và thực sự
đã trưởng thành với những công ty hàng đầu như: Công ty may Việt Tiến,
Công ty may Thăng Long, Công ty may 10, ...



7

Ngồi ra, thơng qua các cuộc tiếp xúc, ký kết hợp đồng mua bán, tiến
hành hội thảo với khách hàng về những vấn đề của sản phẩm, từ đó có thể
khẳng định hàng may mặc Việt Nam đã đạt được những bước tiến tốt đẹp. Cụ
thể, năm 2000 ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỷ USD,
trong đó, gia cơng xuất khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch. Năm 2001, mặc
dầu đây là một năm đầy khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt
may vẫn đạt trên 2 tỷ USD. Năm 2002 đánh dấu bước phát triển đáng kể của
ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 2,75 tỷ
USD, tăng 36% so với năm 2001, vượt mức kế hoạch đề ra là 12,5% và trong
8 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 57,9%. Đây là
mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, là kết quả hết sức khích lệ và là cơ
sở tin cậy để toàn ngành dệt may phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược
phát triển 2001-2010.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, ngành dệt
may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu
cũng cần phải tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những thách thức khắc
nghiệt trong những năm tiếp theo. Thực tế là chỉ còn khoảng hơn hai năm nữa
Việt Nam đã phải hội nhập đầy đủ vào Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Nam
Á (AFTA) và cũng chỉ còn hơn một năm nữa hiệp định hàng dệt may trong
khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện hoàn toàn. Thương mại thế giới bước vào
giai đoạn mới, giai đoạn tự do thương mại hàng dệt may.
Việc cường quốc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã
trở thành thành viên của WTO càng làm gia tăng mối e ngại về khả năng cạnh
tranh của các nhà cung cấp dệt may nhỏ đối với giai đoạn sau 2004. Để có thể
tiếp cận được thị trường xuất khẩu thế giới, các nước chưa phải là thành viên
WTO đang khẩn trương đàm phán để gia nhập tổ chức này. Campuchia, nước
láng giềng của Việt Nam cũng gia nhập WTO trong tháng 9. Song song với



8

việc tăng cường các cam kết đa phương, xu hướng ký kết các hiệp định tự do
song phương cũng đang diễn ra mạnh mẽ: Singapore vừa ký kết hiệp định
thương mại tự do với Mỹ; Philipin, Srilanca, Chilê đang trong q trình thảo
luận.
Trong bối cảnh đó, ngành Dệt may các nước đều đang phải đối mặt với
những thay đổi đáng kể. Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào các thị trường đi
theo hướng ngày càng giảm khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hàng nhập
khẩu cạnh tranh với hàng sản xuất nội địa ngay tại thị trường nội địa. Yếu tố
quyết định thắng lợi trong cuộc cạnh tranh này chỉ còn là chất lượng, giá cả
và dịch vụ khách hàng.
Đối với hoạt động gia công xuất khẩu, việc tiếp cận thị trường xuất
khẩu thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ đang gặp phải những trở ngại đáng
kể. Mặc dù đang hết sức tích cực đàm phán cố gắng gia nhập WTO trước
2005, song theo các nhà phân tích, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm.
Thêm nữa, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã chính thức bị khống
chế hạn ngạch với Hiệp định Dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 2504-2003. Trong khi hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU và thị trường
Mỹ chủ yếu là dưới hình thức gia cơng xuất khẩu nên trước tình hình đó hoạt
động gia cơng xuất khẩu cũng khơng tránh khỏi những khó khăn chung của
ngành dệt may. Do đó, vấn đề cần giải quyết trước mắt đối với các doanh
nghiệp đang tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay là việc
chuyển đổi hình thức gia cơng xuất khẩu sang làm hàng may mặc xuất khẩu
trực tiếp (mua đứt bán đoạn), để đem về cho doanh nghiệp và đất nước hiệu
quả kinh tế cao hơn.


9


1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động gia cơng xuất
khẩu trong hồn cảnh hiện tại
1.2.2.1 Thuận lợi
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động gia công xuất
khẩu của Việt Nam đang ở vào thời điểm khá thuận lợi về thị trường tiêu thụ
sản phẩm. Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2003 đạt tốc độ tăng cao nhất
trong hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chúng ta đang có nhiều lợi thế để
đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dệt may như: an ninh kinh tế và chính trị
của Việt Nam được các tổ chức xếp loại có uy tín trên thế giới xếp loại nhất
trong khu vực Châu Á; hàng dệt may Việt Nam và nhất là hàng may mặc gia
công qua 10 năm xuất khẩu sang Nhật và EU đã chứng tỏ uy tín to lớn của
các doanh nghiệp Việt Nam đối với các hãng có tên tuổi trên thế giới cả về
chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng được đảm bảo.
Có thể nói điểm mạnh nhất của ngành Dệt may Việt Nam nói chung là
đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao, khéo léo và chăm chỉ. Giá
lao động Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ, trong khi
của Indonesia là 0,32 USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ và của Ấn Độ là
0,58 USD/giờ. Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên số lao động nông
nghiệp dôi dư sẽ là nguồn nhân lực bổ sung vô tận cho phát triển công nghiệp
dệt may – một ngành thu hút nhiều lao động xã hội nhất hiện nay. Hơn nữa sự
nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua đã tạo ra một đội ngũ lao động dự bị có
trình độ, có sức khoẻ tốt đủ sức tiếp thu công nghệ hiện đại để tạo ra những
sản phẩm có đẳng cấp quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu cao trên thị trường dệt
may thế giới với giá cạnh tranh.
Hiện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang có kế hoạch tăng cường hoạt
động xúc tiến thương mại nhằm vào thị trường đầy tiềm năng ở Nam Phi. Đại
diện cơ quan Thương mại Việt Nam ở Nam Phi cho biết, Nam Phi không hề


10


phải chịu áp đặt hạn ngạch về dệt may. Quốc gia này đang tiến hành đàm
phán hiệp định tự do thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc (mức thuế nhập
khẩu giao động 20-60%), phần lớn người dân Nam Phi lại ưa chuộng kiểu
quần áo giản đơn như jean, áo thun… Đây chính là một cơ hội rất tốt cho các
doanh nghiệp gia cơng xuất khẩu để có thể thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường
“không phải chịu hạn ngạch, không yêu cầu quá cao về chất lượng” này.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Dệt may Việt Nam cũng vừa đạt được thoả
thuận hợp tác với tập đoàn Mitsui của Nhật Bản để mở văn phòng đại diện tại
Nhật Bản, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gia công xuất khẩu trong nước
khôi phục và khai thác thị trường truyền thống giàu tiềm năng này. Ngoài ra,
liên minh Châu Âu cũng vừa đồng ý tăng hạn ngạch ở một số sản phẩm dệt
may của Việt Nam trong đó có sản phẩm áo jacket, quần âu,… là những sản
phẩm chính truyền thống của các doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Một số
doanh nghiệp gia công cũng đã cố gắng mở thêm thị trường xuất khẩu mới
như thị trường Châu Phi và bước đầu cũng đã thu được những kết quả khả
quan.
Bên cạnh những cơ hội to lớn về thị trường quốc tế đang rộng mở, thị
trường nội địa với hơn 80 triệu dân cũng đang có nhu cầu ngày càng cao về
hàng dệt may. Nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng lợi thế giá nhân công
rẻ kết hợp với năng lực quản lý, kỹ năng tiếp thị tốt thì sẽ có rất nhiều cơ hội
để khai thác hết những điểm mạnh của mình, mở rộng phát triển hoạt động
gia cơng may mặc.
1.2.2.2 Khó khăn
Thời gian qua, để chiếm lĩnh thị trường Mỹ và lấy thành tích xuất khẩu
dệt may sang Mỹ từ năm 2002 đến tháng 3/2003 đã khiến các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia
cơng xuất khẩu khơng cịn thời gian nghĩ đến chuyện đàm phán, thương thảo



11

ký hợp đồng với các khách hàng ở các thị trường khác. Chính vì vậy, khi Mỹ
đưa ra hạn ngạch dệt may khơng đúng với năng lực sản xuất tồn ngành đã
đẩy các doanh nghiệp có hoạt động gia cơng xuất khẩu vào những hồn cảnh
khó khăn. Có những doanh nghiệp ký hợp đồng gia công từ thời gian trước
khi ký hiệp định nhưng bây giờ khi xuất hàng lại phải chịu hạn ngạch, trong
khi việc phân bổ hạn ngạch lại khơng đều nên các doanh nghiệp này chỉ cịn
cách nhờ hạn ngạch của các doanh nghiệp khác làm giảm hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một lý do khác quan trọng khác đẩy các doanh nghiệp gia
công xuất khẩu vào tình trạng bấp bênh, hoạt động cầm chừng như hiện nay
là hầu hết các doanh nghiệp đều không dám ký hợp đồng gia công với khách
hàng Mỹ cho năm sau vì khơng biết chắc lượng hạn ngạch mình được cấp sẽ
là bao nhiêu. Bài học “xương máu” hạn ngạch trong năm nay đã làm khơng ít
doanh nghiệp phải lao đao với hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, khiến đa
phần trở nên ngại ngần trong việc thương thảo các hợp đồng mới. Ngồi ra,
việc tìm kiếm các đơn hàng ở các thị trường khác trở nên khó khăn hơn khi đã
có khơng ít khách hàng ở những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản,
Hồng Kông, Đài Loan… đi sang các nước Campuchia, Trung Quốc hay
Indonesia đặt hàng.
Vấn đề nổi cộm đối với ngành Dệt may Việt Nam là việc hiện nay các
doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thơng
dụng và chủ yếu theo phương thức gia cơng. Vì vậy, các mặt hàng dệt may
của Việt Nam phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm phổ thông khác từ
các nước có lợi thế về gia cơng nhưng rất mạnh về nguyên phụ liệu như:
Trung Quốc, Pakistan, Srilanca, Ấn Độ...
Theo thống kê, chi phí cho một đơn vị sản phẩm gia công của Việt
Nam đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương tự của Trung Quốc, Bangladesh,



12

Pakistan. Tuy giá lao động rẻ nhưng năng suất lao động của ngành dệt may
Việt Nam nói chung khơng cao, chỉ bằng 2/3 mức bình qn các nước
ASEAN, chi phí nguyên phụ liệu (phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung
gian cao làm sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Ngồi ra, Trung Quốc - đối thủ
cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam đang thực hiện kế hoạch 10 năm (20012010) với mục tiêu tăng gấp đơi GDP trong đó ngành dệt may giữ vai trò
nòng cốt nhằm khai thác lợi thế hội nhập WTO và có tốc độ tăng trưởng sản
xuất hàng năm cao, đạt 6%.
Trong thời gian tới, để có thể giải quyết được bài tốn về thị trường,
giảm bớt áp lực cạnh tranh gia tăng; các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chắc
chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm và dịch vụ.


13

CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG GIA CƠNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Tiền thân của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là Xí nghiệp may
nội thương trực thuộc Tổng công ty vải sợi may mặc, được thành lập tháng 9
năm 1989. Là đơn vị thuộc doanh nghiệp Nhà nước, tự hạch tốn khơng có sự
bao cấp của Nhà nước như trước đây. Chức năng chính của Xí nghiệp là sản
xuất gia cơng may mặc phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xí nghiệp
được mở tài khoản Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng và được sử dụng con

dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Tháng 12/1991 Bộ Thương Mại có quyết định 450 QĐ-450/BTM đổi
tên thành Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, tên giao dịch là Lac Trung
Export Garments Proccessing Factory (TEXTACO), địa chỉ 79- Lạc TrungHà Nội – Việt Nam. Thời gian mới thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên
có 220 người, tổ chức một phân xưởng sản xuất, sản xuất tiêu dùng nội địa là
chính, xuất khẩu cịn hạn chế vì chưa có khách hàng.
Năm 1992, Xí nghiệp phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị
trường. Xí nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất gia công bằng nguyên
liệu, phụ liệu do khách hàng đưa đến đồng thời tiến hành các hoạt động quảng
cáo, hội chợ, triển lãm… nhằm tạo lập uy tín với các bạn hàng trong và ngoài
nước. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị may mặc xuất khẩu
đã có nhiều thâm niên, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, Xí nghiệp vẫn
đứng vững và ngày càng phát triển, mở rộng được thị trường. Sản phẩm của


14

Xí nghiệp đã được xuất khẩu sang nhiều nước như: Anh, Mỹ, Hà Lan,
Singapo, Đài Loan, Canada, Úc, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc…
Trải qua gần hai chục năm hình thành và phát triển, xí nghiệp là đơn vị
thuộc doanh nghiệp Nhà nước, tự hạch tốn khơng có sự bao cấp như trước
đây. Để tạo chỗ đứng cho mình xí nghiệp đã khơng ngừng kiện tồn bộ máy
tổ chức, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho cán bộ cơng nhân viên trong xí nghiệp, tăng doanh thu, lợi
nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khơng ngừng được mở
rộng về mặt quy mơ. Thời kỳ đầu xí nghiệp chỉ có 1 phân xưởng chuyên may
áo Jacket, đến nay xí nghiệp đã có 3 phân xưởng may nhiều loại mặt hàng
khác nhau: quần âu, váy, quần áo trẻ em… Từ chỗ chỉ có 220 cơng nhân khi
mới thành lập, đến năm 1998 xí nghiệp có 418 cơng nhân và hiện nay có hơn
700 cơng nhân đang làm việc tại xí nghiệp.


2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TC- HC

PX I

TC- KT

KH- KD

PX II

KT- KCS

PX III


15

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc
Giám đốc là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều
hành hoạt động sản xuất- kinh doanh tại xí nghiệp. Đồng thời Giám đốc là
người trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ và công tác tài chính của xí

nghiệp.
Phó Giám đốc sản xuất
Phó Giám đốc sản xuất là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc về
lĩnh vực hoạt động sản xuất- kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trong
việc đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch cung ứng các yếu tố đầu vào của q
trình sản xuất
Phịng Tổ chức- hành chính
Phịng tổ chức- hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc xí
nghiệp trong các mặt cơng tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thanh tra
bảo vệ, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Phòng còn tham gia tổ chức các hoạt
động hành chính quản trị để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của
cán bộ cơng nhân viên. Phịng gồm 14 người trong đó có 1 Trưởng phịng phụ
trách, giúp việc cho trưởng phịng có 1 phó phịng. Phịng có các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ theo yêu
cầu nhiệm vụ của xí nghiệp, đảm bảo các hoạt động đồng bộ, thông suốt, tinh
gọn.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo sử dụng lao động, kế hoạch;
kế hoạch lao động tiền lương hàng tháng, quý, năm và tổ chức theo kế hoạch
đã duyệt.


16

- Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng và tổ chức thực hiện theo
chế độ của Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ quyền lợi đối với người lao
động như: BHXH, hưu trí, mất sức lao động…
- Lập kế hoạch trang bị bảo hộ lao động cho công nhân phù hợp với
điều kiện lao động thiết bị, nhà xưởng của xí nghiệp.

Phục vụ các Hội nghị, nơi làm việc của Ban Giám đốc, các phòng
khách.
Phòng Tài chính- kế tốn
Phịng tài chính- kế tốn là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu
cho Giám đốc về các mặt: tổ chức hạch toán, quản lý tài sản hàng hoá, vật tư
tiền vốn theo các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước và chỉ đạo của
Công ty. Phịng gồm 6 người trong đó có 1 trưởng phịng phụ trách, giúp việc
cho trưởng phịng có 1 phó phịng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý và hàng tháng theo
kế hoạch sản xuất- kinh doanh.
- Tổ chức ghi chép, tính tốn phản ánh trung thực tình hình hoạt động
sản xuất- kinh doanh của xí nghiệp về tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn. Tổng
hợp số liệu để phân tích kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của xí nghiệp
hàng quý và cả năm.
- Trích nộp các khoản phải nộp vào Ngân sách Nhà nước và các quỹ xí
nghiệp theo đúng yêu cầu, kịp thời đầy đủ, xử lý các khoản công nợ.
- Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện kiểm kê định kỳ và đột xuất, đảm bảo yêu cầu chất lượng
và thời gian.
Phòng Kế hoạch- kinh doanh


17

Phịng kế hoạch- kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc
trong việc xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh trong từng thời kỳ và
điều hành hoạt động sản xuất- kinh doanh trong xí nghiệp. Phịng gồm 18
người trong đó có 1 trưởng phịng, 1 phó phịng, những người cịn lại phụ
trách các mảng cơng việc cụ thể. Với chức năng trên, phịng có các nhiệm vụ
sau:

- Điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, giá cả,
chủng loại hàng hoá, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh, tổng hợp hệ thống kế
hoạch sản xuất- kinh doanh.
- Tổ chức khai thác nguồn hàng sản xuất gia cơng, xây dựng các hợp
đồng kinh tế, tính toán các phương án sản xuất- kinh doanh đảm bảo đúng
hợp đồng đã ký.
- Làm các thủ tục xuất nhập khẩu cho xí nghiệp và các đơn vị xí
nghiệp nhận uỷ thác.
- Chuẩn bị các điều kiện theo yêu cầu sản xuất, nắm vững năng lực sản
xuất, phương tiện, thiết bị nhà xưởng, lao động vật tư, số lượng sản phẩm, địa
chỉ và thời gian giao hàng trong từng thời kỳ sản xuất.
- Tổ chức các cơ sở gia công theo sự chỉ đạo của Giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch
và tiêu thụ sản phẩm của từng hợp đồng.
- Xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm, giá bán, giá gia cơng và các
hàng hố ngun phụ liệu.
- Quản lý các kho nguyên phụ liệu, máy móc phụ tùng, nhiên liệu phục
vụ sản xuất và phương tiện vận tải.
- Quản lý và tổ chức vận chuyển hàng hoá theo kế hoạch.
Phòng kỹ thuật- KCS


18

Phịng kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về khâu kỹ
thuật, làm mẫu để tiến hành triển khai các hợp đồng. Phịng gồm 7 người
trong đó có 1 trưởng phòng phụ trách, giúp việc cho trưởng phòng có 1 phó
phịng.
- Tham gia với Phịng kế hoạch đàm phán các hợp đồng gia công, sản

xuất.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường về mẫu thời trang từ đó đề xuất may
mẫu chào hàng, mẫu đối theo các đơn hàng cần thiết.
- Tổ chức gia công và chịu trách nhiệm chất lượng theo dõi tiến độ
giao hàng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật hợp đồng đã ký.
- Kiểm tra định mức nguyên phụ liệu các phân xưởng, quan hệ với các
cơ quan chức năng về các định mức nguyên phụ liệu và các giao dịch khác về
kỹ thuật.
- Phúc tra thành phẩm theo quy định của xí nghiệp.
- Xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân: cắt, may,
là, ép, trải vải… Phối hợp với Phòng tổ chức- hành chính để tổ chức thi tuyển
lao động, thi giữ bậc, nâng bậc cho công nhân.
Các phân xưởng may
Các phân xưởng may có chức năng tổ chức sản xuất sản phẩm may mặc
theo kế hoạch và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và
tiến độ giao hàng theo quy định. Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung có 3
phân xưởng: Phân xưởng I gồm 187 người, Phân xưởng II gồm 260 người,
Phân xưởng III gồm 210 người. Mỗi phân xưởng có 1 Quản đốc phụ trách,
giúp việc cho quản đốc có 1 đến 2 phó quản đốc. Các phân xưởng có nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều độ sản xuất từng tuần, tháng
trên cơ sở kế hoạch sản xuất của xí nghiệp giao.


19

- Căn cứ vào hợp đồng xí nghiệp đã ký giao cho từng phân xưởng, các
phân xưởng chủ động quan hệ với chuyên gia các hãng để thiết kế, may mẫu
đối và xây dựng các định mức lao động, nguyên phụ liệu, nhiên liệu, vật tư.
Phối hợp với phòng kế hoạch cân đối nguyên phụ liệu của khách hàng giao,

bảo đảm vật tư theo các mã hàng.
- Chuẩn bị các mẫu động, mẫu cứng, sơ đồ cắt theo đúng yêu cầu kỹ
thuật để tổ chức sản xuất.
- Xây dựng quy trình cơng nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế bố trí các
dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng. Xây dựng đơn giá tiền lương,
thanh toán lương cho từng phân xưởng.
- Đề xuất các phương án cải tiến quy trình cơng nghệ, hợp lý hố sản
xuất để tổ chức lao động khoa học trong từng phân xưởng.
- Hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật ở các tổ sản xuất của từng phân xưởng,
kiểm hoá sản phẩm nhập kho, chịu trách nhiệm chất lượng hàng hoá đối với
khách hàng.
- Tổ chức đóng gói ở từng phân xưởng theo sự phân cơng của xí
nghiệp.
- Quản lý máy móc thiết bị và tài sản hàng hố do xí nghiệp giao, chấp
hành đầy đủ việc bảo toàn, sửa chữa điều chỉnh thiết bị trong phân xưởng.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa lớn thiết bị để xí nghiệp
duyệt.
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình cơng nghệ, định mức tiêu hao
nguyên, nhiên phụ liệu, phụ tùng máy, định mức lao động và yêu cầu kỹ thuật
của xí nghiệp.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn lao động, máy móc
thiết bị, cơng tác phịng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động, vệ sinh công
nghiệp.


20

- Rèn luyện tay nghề cho công nhân, phối hợp với các Phịng tổ chứchành chính, Phịng kỹ thuật tổ chức thi tuyển lao động giữ bậc, nâng bậc cho
công nhân.


2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GIA CÔNG MAY MẶC
CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG

2.2.1 Các phương thức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Cũng như các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu các của Việt Nam, do
điều kiện còn hạn chế về kỹ thuật và vốn nên hiện nay hoạt động sản xuất
kinh doanh chủ yếu Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là làm hàng gia cơng
may mặc xuất khẩu. Xí nghiệp chưa có được một phịng thiết kế mẫu hồn
chỉnh với những thiết bị hiện đại, tối tân cũng như chưa có đội ngũ kỹ sư và
cơng nhân có tay nghề cao, nhất là chưa có kinh nghiệm trong cơng tác quản
lý và thị trường nên rất nhiều các đơn đặt hàng của Xí nghiệp phải qua các
cơng ty trung gian như: Hồng Kơng, Đài Loan, Hàn Quốc.... Xí nghiệp chủ
yếu sử dụng 3 phương thức kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu sau:
BẢNG1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU

2000
NĂM

2001

6 tháng đầu

2002

2003

SỐ TIỀN

TỶ


SỐ TIỀN

TỶ

SỐ TIỀN

TỶ

SỐ TIỀN

TỶ

(1.000US

TRỌNG

(1.000US

TRỌNG

(1.000US

TRỌNG

(1.000US

TRỌNG

D)


(%)

D)

(%)

D)

(%)

D)

(%)

411,3

53,91

59,2

2.408

52,69

1171,4

46,1

299,1


41,32

37,35

1.024

40,3

XK UỶ
THÁC
GIA
CÔNG
XK

2.255,
2
1.173,
5

30,7

1.707,
2


21

XK
TRỰC


51,7

6,79

381,3

10,1

456,8

9,96

345,6

13,6

762,1

100

3.810

100

4.572

100

2.541


100

TIẾP
TỔNG
KIM
NGẠCH

Nguồn: Báo cáo tổng kết xuất khẩu của xí nghiệp
Những năm đầu 1990, kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp chưa cao
do Xí nghiệp chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thị truờng và bạn hàng
chưa nhiều. Sau đó Xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu. Trực tiếp thông qua việc cử cán bộ xuống tận cơ sở sản
xuất, phối hợp chặt chẽ với địa phương để đôn đốc sản xuất, thực hiện các
đơn đặt hàng. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc kiểm tra thu nhận hàng, đảm
bảo giao hàng đúng thời hạn. Do đó sản lượng xuất khẩu trực tiếp của Xí
nghiệp đã tăng lên, tỷ trọng các phương thức xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng
kể.
2.2.1.1 Xuất khẩu uỷ thác
Đây là một phương thức kinh doanh truyền thống của Xí nghiệp. Các
đơn vị kinh doanh uỷ thác cho Xí nghiệp thực hiện xuất khẩu các lơ hàng của
mình. Xí nghiệp sẽ nhận được một khoản phí gọi là phí uỷ thác. Phí uỷ thác
chỉ chiếm 4-5% trị giá gia cơng. Xí nghiệp đã và đang xuất khẩu nhận uỷ thác
cho các Công ty may 10, may Sông Hồng, cơng ty may Leconex Hải Phịng...
Trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thu được trong các
năm gần đây, xuất khẩu uỷ thác vẫn là hoạt động mang lại doanh thu cao nhất,
luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do Nhà nước mở rộng quyền xuất
nhập khẩu trực tiếp cho các công ty trong nước nên doanh thu từ hoạt động
xuất khẩu uỷ thác của xí nghiệp đã bị giảm đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm
nay.



22

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc các doanh nghiệp hạ
thấp phí uỷ thác để cạnh tranh giành các hợp đồng gia công uỷ thác đang là
một vấn đề lớn ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của Xí nghiệp, địi hỏi Xí
nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ thị trường để tìm ra các phương thức xuất
khẩu phù hợp với tiềm năng của Xí nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển
chung của ngành may mặc xuất khẩu.
2.2.1.2 Gia công xuất khẩu
Nhận thấy gia công xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh mà Xí
nghiệp có khả năng đảm nhiệm và có thể đem lại nhiều lợi ích. Xí nghiệp
quyết định tiến hành nhận may gia cơng. Với hình thức này Xí nghiệp là
người trực tiếp ký kết các hợp đồng gia cơng với phía nước ngồi.
Thực hiện may gia cơng xuất khẩu, Xí nghiệp không phải lo nhiều về
vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, thị trường.... Do đó phương thức gia cơng xuất
khẩu là một biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho
nhiều cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Nó cũng tạo điều kiện phát triển
ngành hàng may mặc của Xí nghiệp, tạo cho Xí nghiệp cơ hội xâm nhập vào
thị trường các nước phát triển, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của
Xí nghiệp.
Tuy nhiên khác với hình thức xuất khẩu uỷ thác, ở hình thức này, Xí
nghiệp phải chịu nhiều rủi ro hơn, chịu mọi trách nhiệm về chất lượng và giá
cả, sản lượng và thời gian giao hàng. Như mọi doanh nghiệp làm hàng gia
cơng khác, Xí nghiệp ln ở trong thế bị động, có được phía nước ngồi th
hay khơng và thường phải chấp nhận sản xuất theo các yêu cầu về kỹ thuật và
mẫu mã mà phía đối tác đưa ra; hơn nữa công việc sản xuất lại phụ thuộc vào
thời gian của hợp đồng gia công.
Mặc dù gia công xuất khẩu được coi là hoạt động sản xuất chính của

Xí nghiệp nhưng số tiền thu được từ hoạt động này lại rất nhỏ, thường chỉ


23

chiếm 30–40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu do đó khả năng đổi mới máy
móc, thiết bị, điều kiện làm việc... vẫn cịn là một vấn đề khó khăn của doanh
nghiệp. Công nhân làm hàng gia công bị mất đi năng lực sáng tạo, chỉ làm
việc một cách thụ động, máy móc theo sự chỉ đạo của bên trên.
Tuy có những hạn chế nhưng gia công xuất khẩu là một hoạt động
tương đối ổn định và là một hình thức kinh doanh cần được tiếp tục duy trì.
Vấn đề đặt ra là qua gia cơng xuất khẩu Xí nghiệp cần hết sức tận dụng vốn
nước ngoài, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của bạn hàng trong lĩnh vực ngành
nghề. Đây cũng là một lý do quan trọng để Xí nghiệp đạt được mục đích
chính là đẩy mạnh khả năng phát triển hình thức thứ ba.
2.2.1.3 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó Xí nghiệp phải tự
mình khai thác nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu và chịu mọi rủi ro trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
Xuất khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm như tạo thế chủ động cho Xí
nghiệp trong kinh doanh, khả năng xâm nhập thị trường nhanh, lợi ích kinh tế
mà hoạt động này mang lại cũng cao hơn các hoạt động khác. Trong những
năm gần đây, doanh thu từ hoạt động này đã tăng lên đáng kể do Xí nghiệp đã
có được một số bạn hàng mới từ các nước Châu Á như Hồng Kơng và
Singapore…
Để có được hiệu quả kinh tế cao, Xí nghiệp buộc phải đương đầu với
nhiều vấn đề về vốn, sản phẩm, thị trường... nhất là trong điều kiện mới bước
vào thị trường may mặc, vốn sản xuất còn hạn chế, am hiểu thị trường thế giới
chưa đầy đủ, uy tín, nhãn hiệu của Xí nghiệp còn mờ nhạt so với các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành. Bên cạnh đó các nguồn nguyên liệu trong

nước như sản phẩm tơ sợi chất lượng không đồng đều, không đáp ứng được
yêu cầu của thị trường thế giới. Do đó để sản xuất những sản phẩm có chất


24

lượng cao, có khả năng xâm nhập thị trường thế giới một cách nhanh chóng
vẫn cịn là một thách thức của Xí nghiệp.

2.2.2 Hoạt động gia cơng may mặc xuất khẩu của xí nghiệp may
xuất khẩu Lạc Trung
2.2.2.1 Đặc điểm thị trường
Từ nhiều năm nay trong lĩnh vực gia công, Xí nghiệp may xuất khẩu
Lạc Trung được biết đến là một Xí nghiệp làm ăn có kinh nghiệm và có mối
quan hệ với nhiều khách hàng trên thế giới. Xí nghiệp đã xuất khẩu được
nhiều mặt hàng vào các thị trường chính như: EU, Mỹ, Nhật Bản.... Tuy nhiên
xâm nhập vào mỗi thị trường khác nhau địi hỏi Xí nghiệp phải có những đáp
ứng phù hợp với từng thị trường đó.
BẢNG 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG GIA CƠNG XUẤT KHẨU

1999
THỊ
TRƯỜNG

Giá trị

2000
Thị

Giá trị


2001
Thị

Giá trị

Thị

phần

(1.000US

phần

(1.000US

D)

(%)

D)

(%)

D)

521,6

55,1


373,5

49,0

301,8

31,9

292,5

38,4

572,9

15

CHÂU Á

98,9

10,5

42,5

5,6

807,9

KHÁC


23,6

2,5

53,2

7

312,7

945,9

100

762,1

100

(1.000US

EU,
CANADA
MỸ

TỔNG
KIM
NGẠCH

Giá trị


4

3.810,
0

phần

(1.000US

(%)

2.116,

6 tháng đầu

2002

D)

năm 2003
Thị

Giá trị

Thị

phần

(1.000US


phần

(%)

D)

(%)

69,5

1.026

42

307,5

6,7

678

27,7

21,2

918,1

20

325


13,2

8,3

168,4

3,8

422

17,1

100

2.451

100

55,5

100

3.178,
1

4.572,
0

Nguồn: Báo cáo tổng kết xuất khẩu của xí nghiệp
Thị trường EU

EU vốn được coi là cái nôi của ngành may mặc thế giới, chi tiêu cho
may mặc của khu vực thị trường này khá lớn: 6- 10% tiêu dùng cá nhân và là


×