Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu Thoát vị rốn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.31 KB, 1 trang )

Nguồn: vietgioitinh.net
Thoát vị rốn

Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi sinh ra rốn cháu đã to bằng quả cà pháo, nhìn
vào thấy có cả nước và tia máu tím bầm. Xin hỏi, rốn to như thế có bình thường
không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của cháu không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp!
Nguyễn Quốc Kế (Hải Dương)

Thoát vị rốn (X).
Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Dị tật này hình thành từ khi
rụng rốn, mà nguyên nhân là vòng rốn yếu nên đóng không kín, kèm theo giãn đường
trắng giữa (đường giữa bụng, từ mỏm xương ức tới bờ trên xương mu) khiến rốn
phồng lên, mềm; qua vòng xơ ở đáy rốn, quai ruột non hoặc mạc nối có thể chui qua
đó gây tình trạng rốn lồi. Do có nhiều mức độ khác nhau, nên cách xử lý thoát vị rốn
cũng khác nhau. Những trường hợp nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm, không
làm trẻ đau đớn khi khóc, vận động), lỗ thoát vị có thể tự liền lại trong vài năm đầu.
Đối với những trường hợp thoát vị lớn, các cơ quan trong khoang bụng có thể thoát ra
nhiều và gây nguy hiểm (nghẹt ruột, dẫn đến hoại tử, nếu chậm được giải thoát có thể
phải cắt bớt ruột, thậm chí tử vong) thì giải quyết càng sớm càng tốt bằng cách mổ để
khâu kín chỗ hở, vừa giải quyết triệt để vừa phòng nghẹt ruột. Nếu thấy rốn lồi to lên
một cách bất thường, có sự thay đổi về màu sắc, trẻ đau, khóc, nôn nhiều thì nên đưa
trẻ đi khám bệnh. Nếu sau 5 tuổi, vòng rốn vẫn không đóng hết thì có thể phẫu thuật
để giải quyết vấn đề thẩm mỹ.

×