Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu THIẾU MÁU DINH DƯỠNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.21 KB, 2 trang )

THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
1. Định
nghĩa - Là loại thiếu máu nguyên nhân do thiếu yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo
máu, trong đó chú ý tới thiếu sắt, acid folic, vitamin B12, acid amin.
2. Thiếu
máu nhược
sắc do thiếu
sắt.
- Lâm sàng có hội chứng thiếu máu.
- Cận lâm sàng:
+ HST giảm nhiều.
+ Các chỉ số HC giảm: giác trị HC < 0.9; MCV < 80 femtolit; MCH < 28 pg, MCHC <
280g/l.
+ Sắt huyết thanh giảm < 500 mcg/l.
+ Feritin huyết thanh huyết thanh giảm (dạng dữ trữ) < 12 mcg/l.
+ Chỉ số bão hõa Tranferin giảm.
+ Tủy đồ: nguyên hồng cầu kém trưởng thành: nguyên sinh chất nhạt có xu hướng chuyển
xang dạng ưa acid.
3. Chẩn
đoán phân
biệt.
- Thalassemie.
- Bệnh HST E, HST H.
- Nhiễm độc trì.
- Viêm nhiễm mạn tính.
Những bệnh này thường có sắt huyết thanh tăng.
4. Nguyên
nhân. - Hấp thu sắt kém: viêm dạ dày giảm toan, viêm dạ dày teo, cắt đoạn dạ dày, cắt đoạn
ruột non.
- Các bệnh lý chảy máu mạn tính: trĩ, polip, k trực tràng, viêm loét dạ dày, u xơ tử cung
- Nhiễm giun móc.


- Mất cân bằng cung cầu: phụ nữ mang thai, trẻ em đang lớn
5. Điều trị.
- Điều trị nguyên nhân.
- Bổ sung sắt:
+ Dùng dạng muối là tốt nhất, kết hợp vitamin C để hấp thu tốt hơn.
Sắt sunfat, sắt oxalate 20mg/kg/24 giờ. Uống trước bữa ăn 1 giờ thời gian dùng thường là 6
tháng, các thuốc giảm tiết dịch dạ dày làm giảm hấp thu sắt.
Vitamin C (Cevita) 0.5 x 1 - 2 viên.
+ Nếu có rối loạn tiêu hóa nặng hấp thu kém cần dùng dạng tiêm.
Dextran sắt tiêm bắp liều đầu < 50mg, tổng liều 1.5 - 2 gam. Chú ý có thể gây áp xe.
Nếu không tiêm bắp được tiêm tĩnh mạch chú ý thử phản ứng trước thời gian chờ 5 phút,
pha với 20ml huyết thanh sinh lý, có thể tiêm một lúc với tổng liều cần dùng. Tác dụng
phụ: sốt, giảm HA, mạch chậm, nhức đầu, đau bụng buồn nôn
6. Thiếu
máu do thiếu
vitamin B12.
- Vai trò vitamin B12:
+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa acid nhân cần thiết cho quá trình tạo DNA và trưởng
thành nhân tế bào, giúp cho sự phân chia tái tạo tổ chức đặc biệt là tế bào thần kinh.
- Lâm sàng có hội chứng thiếu máu.
- Cận lâm sàng:
+ Máu: số lượng HC giảm, BC, TC giảm nhẹ.
Lượng HST trung bình hồng cầu tăng, thể tích trung bình HC tăng, nồng độ HST trung
bình HC thường giảm, giá trị HC tăng.
+ Sinh hóa: Bilirubin máu tăng, sắt huyết thanh tăng, Vitamin B12 huyết thanh giảm rõ.
+ Tủy đồ: dòng HC tăng sản nhưng rối loạn trưởng thành rõ: tăng nhiêu ở giai đoạn kiềm
tính tạo hình ảnh tủy xanh. Đặc tính khổng lồ còn gặp ở dòng BC hạt và dòng mẫu tiểu
cầu.
+ Dịch vị thiểu toan hoặc vô toan.
7. Nguyên

nhân. - Bệnh Biermer: là bệnh tự miễn do kháng thể kháng dạ dày, kháng yếu tố nội (yếu tố bảo
vệ B12 do dạ dày tiết ra).
- Bệnh đường tiêu hóa: cắt đoạn dày mất yếu tố nội, viêm ruột giảm hấp thu.
- Do thuốc: ức chế dụng B12, giảm hấp thu.
- Bệnh xơ gan, viêm gan mạn, nhiễm độc nhiễm trùng mạn, ung thư … gây rối loạn
chuyển hóa và dự trữ B12.
- Phụ nữ chửa đẻ cho con bú do tăng nhu cầu B12.
8. Điều trị
- Điều trị thiếu máu.
+ Vitamin B12 100 - 200 mcg/24 giờ tiêm bắp x ngày/1 tuấn. Sau đó tiêm tuần 2 lần.
Tổng liều trong 6 tuần là 2000 mcg. Sau đó củng cố mỗi tháng 1 lần 100 mcg.
- Điều trị triệu chứng thần kinh: 500 mcg - 1000 mcg hoặc 5000 - 10000 tiêm bắp cách
nhật.
9. Thiếu
máu do thiếu
acid folic.
- Acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp acid nhân.
- Nguyên nhân: do hâp thu kém, cung cấp thiếu, tăng nhu cầu, do thuốc.
- Lâm sàng: hội chứng thiếu máu bệnh cảnh giống thiếu B12. Xét nghiệm acid folic huyết
thanh < 3 mcg/ml.
- Điều trị:
+ Acid folic 5mg x 4 viên/ngày.
+ Dạng tiêm 1mg x 1 -3 ống/ngày tiêm bắp.
+ Dùng đến khi hết tình trạng thiếu máu kéo dài thêm 1 tháng để cho nhu cầu dự trữ.
Thường dùng 3 - 6 tháng.

×