Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đạo đức trong đời sống kinh tế đoàn kết trong một thế giới toàn cầu hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.89 KB, 4 trang )

ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ: ĐOÀN KẾT TRONG MỘT
THẾ GIỚI TOÀN CẦU HOÁ?!
Nguồn: fpe.hnue.edu.vn
Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải: 1. Kinh tế
toàn cầu và tác động trái ngược của nó đối với cuộc sống của những người nghèo; 2.
Phẩm giá con người với tư cách quan niệm về sự phát triển không thể bị giới hạn bởi
sự tăng trưởng kinh tế thuần tuý; 3. Phát triển toàn diện theo hướng lấy con người
làm trung tâm; 4. Toàn cầu hoá nhân tính trên cơ sở đoàn kết xã hội; 5. Trách nhiệm
của các quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống đói nghèo; 6. Vấn đề cải tổ
trật tự kinh tế toàn cầu trong bối cảnh sự liên kết và phụ thuộc toàn cầu ngày một gia
tăng.

JOHANNES WALLACHER (*)

Kinh tế toàn cầu và tác động trái ngược đối với người nghèo
Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên một sự tranh luận
sôi nổi về kinh tế toàn cầu và vai trò của nó trong sự tích luỹ phúc lợi và giảm bớt đói
nghèo. Một mặt, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có thể là một động lực to lớn cho
sự phát triển kinh tế và thịnh vượng chung, bởi thị trường mở sẽ dẫn tới những cạnh
tranh mạnh mẽ hơn và do vậy, cũng sẽ dẫn tới hiệu quả to lớn hơn của nền kinh tế. Vì
vậy, gia nhập vào nền thương mại thế giới và thị trường tài chính quốc tế sẽ đem lại cho
những nước đang phát triển cơ hội cải thiện sự phát triển kinh tế của mình thông qua
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, gia tăng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và việc áp dụng
các công nghệ mới. Điều này đã được minh chứng ở rất nhiều nơi chứ không chỉ ở một
vài quốc gia đặc biệt thành công trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Mặt khác, sự hội nhập ấy, với dòng lưu thông hàng hoá và tư bản quốc tế, cũng tạo nên
những nguy cơ hoàn toàn có thật, nhất là đối với các nền kinh tế yếu kém và những
người nghèo. Các nền kinh tế mở càng dễ bị tác động từ bên ngoài (ví dụ, giá cả thị
trường quốc tế hay tỉ giá hối đoái lên xuống) và thường xuyên lệ thuộc vào những điều
chỉnh xã hội và kinh tế. Điều này dẫn đến những vấn đề nan giải, đặc biệt là đối với
người nghèo. Họ không những dễ bị tổn thương nhất mà thêm vào đó, họ còn có rất ít


khả năng tự bảo vệ trước những thay đổi và khủng hoảng về cơ cấu như vậy, bởi họ
không có cơ hội tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và hệ thống an sinh xã hội, và
trong hầu hết các trường hợp, họ có rất ít cơ hội tham gia chính trị. Bởi vậy, việc mở rộng
biên giới thương mại, trong nhiều trường hợp, sẽ dẫn đến một sự phân phối bất bình đẳng
cả về thu nhập lẫn những khả năng kinh tế. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil là những ví dụ
rõ rệt; ở những nơi đó, bất bình đẳng về thu nhập ngày càng sâu sắc, bất chấp tỉ lệ tăng
trưởng rất cao của nền kinh tế quốc dân.
Do những kết quả hết sức trái ngược như vậy, sự hội nhập kinh tế toàn cầu, tự bản thân
nó, không phải là một mục đích, mà luôn phải được xem xét với con mắt phê phán.
Hướng đến chính mục tiêu ấy, Giáo hội Thiên Chúa giáo có thể kết hợp với truyền
thống phong phú của sự giáo dục xã hội - cái truyền thống đã đem lại những nguyên tắc
đạo đức cho cả sự phán xét những trạng thái kinh tế - xã hội lẫn sự công thức hoá những
chính sách mang tính cơ cấu nhằm kết hợp hiệu quả kinh tế với công bằng xã hội và khả
năng chịu đựng của hệ sinh thái. Mặc dù bắt rễ trong Kinh thánh và những truyền thống
tư tưởng riêng biệt, nhưng những nguyên tắc này luôn mang tính đạo đức và do vậy,
những suy tư hợp lý là hoàn toàn gần gũi với lý trí của con người.
Phẩm giá con người
“Học thuyết xã hội của Nhà thờ” (CST) dựa trên khái niệm về phẩm giá con người, khái
niệm được dùng để chỉ bất cứ cá nhân nào với một lý do giản đơn duy nhất – là người.
Đó cũng là nguyên tắc chỉ đạo của Hiến chương Liên hợp quốc về Quyền con người,
bao gồm không chỉ những quyền công dân và chính trị (so sánh với Hiệp ước quốc tế về
quyền dân sự và chính trị, 1966), mà cả các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá (Hiệp
ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966). Lôgíc của quan điểm đạo đức này là
một quyền lựa chọn ưu tiên cho những ai bị loại khỏi những quyền kể trên (“quyền lựa
chọn cho người nghèo”). Mọi chính sách nhằm quản lý thị trường ở trình độ quốc gia và
quốc tế, vì vậy, phải được xem xét dựa trên sự tác động của chúng đối với người nghèo.
Sự phát triển toàn diện và lấy con người làm trung tâm
Phẩm giá con người còn có nghĩa là quan niệm về phát triển không thể bị giới hạn bởi
sự tăng trưởng kinh tế thuần tuý. Quan niệm này là tuyệt đối cần thiết và cơ bản – đó là
Thông điệp chủ yếu trong Thư gửi giáo dân của Giáo hoàng Paul VI Về sự phát triển

của các dân tộc (PP) từ năm 1967. Đây là một trong những ấn phẩm đầu tiên có tính
thông tri của Giáo hoàng đề cập toàn diện đến sự phát triển và cũng là một trong những
văn bản có ảnh hưởng lớn nhất của “Học thuyết xã hội của Nhà thờ” trong những thập
kỷ gần đây. Theo Giáo hoàng Paul VI, phát triển nhằm một mục đích xác thực thì “phải
toàn diện: toàn diện - đó là phải khuyến khích cái thiện của mỗi người và của mọi
người” (PP 14). Vì lý do đó, mọi người đều có quyền tham dự và có đủ tư cách để phát
triển bản thân mình và thế giới, bất kể những nền văn hoá khác biệt và những quan niệm
trái ngược nhau về giá trị của họ. Đó chính là nguyên nhân vì sao bản thân tính người
khởi thuỷ phải được đối xử với tư cách nguồn lực trực tiếp cho một sự phát triển toàn
diện. Phát triển theo nghĩa này luôn là “tự phát triển”, nghĩa là phẩm giá con người đòi hỏi
con người phải vừa là trung tâm vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể vừa là điểm khởi đầu của
mọi sự phát triển.
Điều này tạo ra những hệ quả có ảnh hưởng sâu rộng đối với cả học thuyết về phát
triển lẫn chính sách phát triển. Thông tri của Giáo hoàng đã dự đoán rất nhiều khám
phá mà phải sau đó vài thập kỷ, mới được nhiều nhà kinh tế học theo quan điểm phát
triển và những cơ quan phát triển thừa nhận. Sau đây là một vài minh hoạ:
- PP đã được ban hành ba thập kỷ trước khi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP) công bố khái niệm đáng lưu tâm đặc biệt của mình - khái niệm “phát triển có
nhân tính”, trong đó nhấn mạnh rằng, sự nghèo nàn không chỉ là sự thiếu thốn về thu
nhập: người nghèo cũng cần có các quyền chính trị, sự bảo đảm pháp lý và khả năng
được giáo dục, được chăm sóc sức khoẻ và hệ thống an sinh xã hội để có thể tham gia
vào quá trình vận động của thị trường và hưởng lợi từ những kết quả tốt đẹp của nó.
- Thông tri của Giáo hoàng ngầm phản bác một thứ yêu sách phổ biến của các nhà kinh
tế học tân cổ điển cho rằng, sớm hay muộn thì toàn bộ sự tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tự
động đem lại lợi ích cho người nghèo. Ngày nay, ngay cả đến Ngân hàng thế giới cũng
từ bỏ cái “học thuyết nhỏ giọt” ấy như là sự thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế là hết
sức quan trọng nhưng vẫn không phải là một tiền đề đầy đủ cho việc thu hẹp diện đói
nghèo thực tế. Thay vào đó, ngày nay, Ngân hàng thế giới đã tiếp nhận quan điểm
“quyền tăng trưởng của người nghèo” và dần đòi hỏi người nghèo phải được nhận phần
lợi ích lớn hơn từ sự tăng trưởng.

- Thông tri của Giáo hoàng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá đối với
sự phát triển trước khi các học thuyết phát triển bắt đầu nói đến: PP 40 đã nhấn mạnh
giá trị của mỗi nền văn hoá và bằng cách ấy, chống lại chủ nghĩa vị chủng của phương
Tây hay chủ nghĩa đế quốc về văn hoá. Tuy vậy, nó không đưa ra một cái nhìn ngây thơ
về văn hoá hay một thứ “duy yếu luận văn hoá” giản đơn tương ứng. Nó làm rõ sự tự
mâu thuẫn của mỗi nền văn hoá khi báo trước những hiểm hoạ của chủ nghĩa dân tộc
cực đoan hay chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Toàn cầu hoá nhân tính dựa trên sự đoàn kết
Một trong những nguyên tắc trung tâm khác của “Học thuyết xã hội của Nhà thờ” là
nguyên tắc đoàn kết. Nguyên tắc này bao gồm hai phương diện bổ sung cho nhau. Đó là
nguyên tắc xã hội trong chừng mực mà nó diễn tả sự phát triển và sự gia tăng tính lệ
thuộc giữa con người và các dân tộc trên bề mặt hành tinh, đồng thời cũng là một đức
tính đạo đức, khi nó đòi hỏi cộng đồng toàn thế giới cần phải dựa vào mong muốn
chung là sáng lập một trật tự thế giới có tính nhân văn cho toàn bộ loài người. Cái có
quan hệ chặt chẽ với “đoàn kết” là nguyên tắc bổ trợ - nguyên tắc cấu tạo nên những quá
trình đó và chú ý đến việc chỉ định những trách nhiệm tương ứng. Nguyên tắc thứ hai này
cũng bao gồm hai chiều cạnh có quan hệ với nhau: quyền tham gia và trách nhiệm ủng hộ
để con người tự giúp đỡ chính mình. Quan hệ hỗ tương đó cũng là tiêu chuẩn để huy động
khả năng và quy kết trách nhiệm.
Trách nhiệm của những quốc gia đang phát triển
Điều đó có nghĩa là, trách nhiệm chủ yếu trong cuộc chiến chống lại đói nghèo và tình
trạng chậm phát triển là cái thuộc về mỗi quốc gia cụ thể. Rốt cuộc, chỉ có họ mới có
khả năng tạo ra những tiền đề cho sự hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu.
Thông qua những chính sách bền vững về kinh tế và xã hội, họ cần phải công thức hoá
những chiến lược phát triển nội địa nhằm mục đích làm cho toàn thể dân chúng, đặc biệt
là những người nghèo, có khả năng nhận được những lợi ích tiềm tàng của toàn cầu hoá
và giảm bớt những nguy cơ có thể có. Sự tác động của kinh tế thế giới đến nền kinh tế
của một quốc gia và từ đó, đến mức sống của dân cư quốc gia ấy, phụ thuộc rất nhiều
vào những chính sách của các quốc gia này, nên đòi hỏi đó có thể coi là quan trọng hàng
đầu!

Cải tổ trật tự kinh tế toàn cầu
Cho dù nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững phải do mỗi quốc gia tự tạo dựng
nên, chúng ta cũng không nên lờ đi một sự thật là, phạm vi của những chiến lược phát
triển kinh tế dân tộc luôn có giới hạn, nếu tính đến việc những mối liên kết và sự phụ
thuộc toàn cầu đang ngày một tăng dần. Vì vậy, cần có hành động đoàn kết để tạo lập
nên một cơ cấu hợp lý cho kinh tế toàn cầu nhằm nâng cao cơ hội kinh tế cho những
nước đang phát triển và đa số người nghèo ở đó. Căn cứ vào nguyên tắc bổ trợ đã nêu
trên thì trật tự đó phải đưa đến cho những nước nghèo phạm vi rộng rãi cần thiết cho sự
tự phát triển của họ và cùng với đó là tạo lập những phương tiện chống đỡ (ví dụ như,
sự đối xử ưu đãi trong WTO hay sự cộng tác phát triển).
Cấu trúc hiện thời của hệ thống kinh tế toàn cầu không thể đáp ứng được những đòi hỏi
đó. Điều này được minh chứng bởi sự bất công mang tính cơ cấu vốn là đặc điểm của cơ
chế thương mại toàn cầu. Một trong những chính sách mang tính chuẩn mực của các
nước công nghiệp phát triển là trợ giá cho những sản phẩm nông nghiệp của nước mình
và bán chúng thấp hơn mức giá thật trên thị trường thế giới (xuất khẩu phá giá). Sự liên
kết chặt chẽ là lối thoát quan trọng bậc nhất đối với những chính sách này. Nói cách
khác, hiện đang tồn tại một thực tế là, trên bề mặt hành tinh, những nước nhỏ và nghèo
hơn thường không có được vai trò tương xứng trong những quá trình ra quyết định, chủ
yếu là do sự thiếu vắng phương tiện tài chính và nhân sự. Vấn đề này đã từng được luận
bàn trong PP bốn mươi năm trước. Bắt nguồn từ những đề nghị về những hợp đồng lao
động công bằng mà Thông tri Rerum Novarum(1) (1891) đã đưa ra, PP nhấn mạnh rằng,
những thoả thuận quốc tế và những hiệp định thương mại không thể chỉ được đưa ra
một cách đơn phương, bởi một sự thật là chúng phải được thông qua một cách tự
nguyện: “Nếu địa vị của những bên tham gia hợp tác quá chênh lệch, thì sự nhất trí giữa
các bên là không đủ đảm bảo cho tính công bằng của thoả thuận giữa họ” (PP 59). Điều
đó vẫn còn áp dụng được cho ngày nay, thậm chí còn nhiều hơn trước đó - những hiệp
ước quốc tế đang làm cho khả năng khắc phục sự nghèo đói của các quốc gia nghèo bị
giảm sút (ví dụ, Hiệp định về những hướng liên kết thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS) đang lấy đi quyền truyền thống của người nông dân - sử dụng nguồn thu hoạch
của họ làm giống cho mùa sau!).

Để kết luận, chúng ta thấy, hiện đang có một nhu cầu bức thiết là cải tổ lại trật tự kinh tế
toàn cầu. Do những ưu thế về chính trị, kinh tế và văn hoá – xã hội của mình, những
nước công nghiệp hiện đang giữ một trách nhiệm đặc biệt về việc trật tự đó phải đánh
giá đúng xu hướng phát triển. Vấn đề cải tổ nền kinh tế thế giới phần lớn phụ thuộc vào
những điều chỉnh cơ cấu bên trong ở các quốc gia đã phát triển. Hiện đang có một sự
nhất trí rộng rãi đối với những phương sách được đề xuất. Đó là:
- Sự cân bằng hợp lý của thương mại và của tiền công lao động;
- Thị trường mở cho sự xuất khẩu từ những nước đang phát triển, trước hết là trong lĩnh
vực nông nghiệp;
- Đối xử ưu tiên đối với những nước đặc biệt kém phát triển (LDCs) thông qua ưu đãi về
thuế nhập khẩu và những thoả thuận tương đương;
- Cắt bỏ những sự bảo hộ trong quan hệ thương mại;
- Ổn định quan hệ tiền tệ quốc tế và thị trường tài chính toàn cầu;
- Cắt giảm thuế một cách rộng rãi;
- Củng cố quyền tham gia vào những tổ chức khu vực và quốc tế;


×