Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Người đóng vai vị cứu tinh ở General Motors 12 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.84 KB, 3 trang )

Người đóng vai vị cứu tinh ở General Motors 12:26' 10/03/2006 (GMT+7)
Liệu chuyên gia mới Jerry York có thể cứu được hãng sản xuất ôtô đang trong tình trạng
vật vã? Chưa thể rõ, song chỉ cần xét việc ông sẵn lòng làm thử cũng đã là một tin tức tốt
lành.
Jerry York - thành viên mới nhất trong ban lãnh đạo của General Motors và
được kỳ vọng sẽ là nhân tố mang lại những cải cách lớn.
Với tư cách là thành viên mới nhất trong ban lãnh đạo của General Motors (GM) và được kỳ
vọng sẽ là nhân tố mang lại những cải cách lớn, Jerry York hiện giờ đang sử dụng một quả đấm
bọc nhung.
Con người tính tình điềm đạm nhưng cứng rắn như thép, cố vấn của tỷ phú Kirk Kerkorian người
vừa có một phi vụ đầu tư lớn vào GM vừa qua, đang muốn thức tỉnh mọi thứ ở GM chứ không
phải phá vỡ nó.
Kinh nghiệm cải cách
Là một Giám đốc tài chính thuộc hàng ngôi sao từng làm việc ở nhiều nơi, trước đây York đã
mang đến IBM và Chrysler những sự thay đổi hoàn toàn. Nhưng những thành công ấy sẽ trở nên
mờ nhạt khi đem so sánh với sứ mệnh ổn định "nồi canh hẹ" GM mà ông gánh vác hiện nay.
Gần đây đã có nhiều dấu hiệu bi quan về tương lai của công ty và vực nó ra khỏi vùng tối ấy là
chuyện không đơn giản. Nhưng những ai biết về York đều có chung suy nghĩ rằng ông có đủ sự
khéo léo cho một công việc phức tạp như vậy.
Là một người tốt nghiệp trường West Point, một người có suy nghĩ khác biệt đủ để có chân trong
ban lãnh đạo của Apple, York, trong một bài phát biểu trước các nhà phân tích về ngành công
nghiệp ôtô ở Detroit, đã tiết lộ bí quyết của ông dẫn đến sự hồi sinh của GM trong tháng 1 này
trước khi ông gia nhập ban lãnh đạo đầu tháng 2/2006.
Liệu York có thể thay đổi GM?
Liệu York có thực sự nghĩ rằng ông có thể thay đổi hoàn toàn General Motors? Theo lời một
người có cùng suy nghĩ với ông thì đó là điều hiển nhiên. Nếu không có lẽ ông đã khuyên
Kerkorian giữ lại tiền dưới hình thức trái phiếu kho bạc thay vì mạo hiểm đầu tư 1,2 tỷ đô la vào
cổ phiếu của GM.
Còn nhớ, các chủ nợ của GM từng tỏ ý họ sẽ có thể tán thành nếu hãng này lập hồ sơ tuyên bố
phá sản. Nhưng kịch bản đó sẽ là một cơn ác mộng đối với Kerkorian. Với tư cách là một người
nắm giữ vốn cổ phần đa số, ông sẽ mất trắng.


Và lúc đó, những người có cùng suy nghĩ với York nói rằng ông tin khả năng GM phá sản là
tương lai quá xa vời, và khả năng này chỉ có thể do những yếu tố kinh tế thế giới tác động tiêu
cực đến doanh số bán hàng, ngoài tầm kiểm soát của công ty mà thôi.
Ít nhất đã có được lòng tin của cổ đông
Đương nhiên, dự đoán của ông York hoàn toàn trái ngược với những nhà quan sát nhạy bén
khác. Nhưng những cổ đông của GM có thể cảm thấy tin cậy hơn khi biết rằng ông là một trường
hợp hiếm hoi, người đã từng làm việc ở 3 hãng sản xuất ôtô lớn, dám nhảy vào lửa vào lúc này.
Như vậy, ít nhất York đã có được lòng tin của cổ đông. Dù sao thì bản thân ông, một chuyên gia
trong ngành công nghiệp ôtô, đã là một sự đóng góp rất cần thiết cho ban lãnh đạo của GM, nơi
mà trước đây, thật đáng ngạc nhiên là ngoài giám đốc điều hành Rick Wagoner không có một
nhân tài nổi trội nào khác.
Trong một xưởng lắp ráp của GM tại Detroit, Mỹ. Hãng đang chịu gánh nặng rất lớn và
đang đối mặt nguy cơ phá sản.
nhưng không tránh khỏi nghi ngờ
Nhưng liệu York có thật sự muốn giúp đỡ General Motors hay ông chỉ là một điệp viên ngầm của
Kerkorian trong một thương vụ đầu tư láu lỉnh? Đó cũng là một vấn đề, và là vấn đề khá phức
tạp.
Khi gia nhập ban lãnh đạo của GM, York đã thoả thuận không cung cấp cho Kerkorian bất kỳ một
thông tin nào chưa được công bố. Nhưng liệu ông có thể làm được điều đó khi đang là cố vấn
cho Kerkorian? Một số người thân cận với York phủ nhận điều này.
Nhưng một nguồn tin cho rằng Kerkorian đang chờ thông tin mật của "đệ tử" để quyết định mua
thêm hay bán bớt cổ phiếu GM. Hiện, Kerkorian cho biết ông hài lòng với 9,9% cổ phiếu của
mình ở GM và không có hứng thú mua hay bán gì thêm. Thế nhưng, chắc sẽ không ai lấy làm
đáng ngạc nhiên nếu Kerkorian muốn tăng thêm cổ phiếu của ông ta một khi ông được người
trong cuộc là York tiết lộ khả năng phát triển của công ty.
Cương lĩnh hành động của York
Sự phát triển, đó chính là mấu chốt của vấn đề. Nhưng làm sao để tính toán được điều đó? York
sẽ thúc giục ban lãnh đạo công ty đi theo những quan điểm mà ông đã đưa ra trong bài phát biểu
hồi tháng 1, cũng là cương lĩnh hành động của nhân tố mới này.
Cương lĩnh đó gói gọn lại bao gồm: (1) Chi phí phải được tính toán sao cho phù hợp với thị phần

thực tế và doanh thu có thể đạt được, (2) cắt giảm chi phí khuyến mại và bỏ các mẫu xe không
phù hợp, (3) kiện toàn bộ máy công ty với một triển vọng hoàn toàn mới, (4) bán hoặc đóng cửa
các cơ sở kinh doanh không trọng yếu, và (5) cùng quán triệt một “tinh thần quyết tâm”.
Mới đây, GM đã bắt đầu thực hiện những thay đổi đó. Ví dụ như từ bỏ Saab và Hummer, cắt
giảm theo tỉ lệ số nhân viên được trả lương, điều mà York gọi là “sự hi sinh công bằng” (cụm từ
ông mượn trong cuốn tự truyện xuất bản năm 1984 của Lee Iacocca).
Ngoài việc đó ra, không có nhiều bằng chứng cho thấy GM đang trải qua một chương trình cắt
giảm chi phí toàn diện giống như ông đã tiến hành ở Chrysler và IBM.
Cho đến nay, kể từ khi trở thành thành viên ban lãnh đạo,York vẫn im lặng. Nhưng nếu ông
không sớm cho người ta nhìn thấy kết quả, có thể ông sẽ lại công khai gây sức ép với công ty.
Nói cách khác, nếu không sớm thấy kết quả, có thể Jerry sẽ tháo lớp vỏ nhung ra khỏi quả đấm
của ông.
• Khánh Trình (FORTUNE, Street Life, CNN)

×