Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Việt Nam cần thực hiện đầu tư 840.000 tỷ đồng trong thời kỳ 2001-2005 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.66 KB, 10 trang )

Việt Nam cần thực hiện đầu tư 840.000 tỷ đồng trong
thời kỳ2001-2005
(Đầu tư- 7/12/01)- Để tạo ra nhịp độtăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,5%/năm một
cách vững chắc trong thời kỳ2001-2005 như kế hoạch đã đề ra, không chỉ đòi hỏi phát
triển kinh tế phảiđi đôi với phát triển xã hội, mà còn cần huy động đủ vốn đầu tư
pháttriển và phân bổ, sử dụng vốn sao cho hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội,nâng cao
nhanh chóng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đó là tư tưởng chủđạo toát lên trong báo cáo
của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Nhóm tư vấncác nhà tài trợ quốc tế (CG) năm 2001
diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 7 và 8tháng 12.
Tại Hội nghị, Chính phủ Việt Nam thông báo vớicác nhà tài trợ quốc tế về mục tiêu
tổng quát của Chương trình đầu tưphát triển trong 5 năm 2001-2005, với 6 mục tiêu
trọng tâm.
Một là, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế,các vùng
kinh tế, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợithế, hiệu quả, tăng
sức cạnh tranh của từng ngành, từng sản phẩm và trongtoàn bộ nền kinh tế.
Hai là, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,hàng xuất
khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về ăn, mặc, ở, đi lại, họchành và thuốc chữa
bệnh cho nhân dân.
Ba là, đầu tư xây dựng có chọn lọc và chuẩn bị xây dựng một số cơ sởcông nghiệp
sản xuất công cụ sản xuất, và tư liệu sản xuất như cơ khí chếtạo, dầu khí, luyện kim
(thép, alumim, nhôm, kim loại quý hiếm ), điện tử,hóa chất cơ bản
Bốn là, đầu tư hoàn thiện buớc cơ bản về cơ sở hạ tầng, tạo khả năngphát triển
trong thời kỳ tiếp theo.
Năm là, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các mặt văn hóa, xã hội, tậptrung đầu
tư cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục vàđào tạo, phát triển y
tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo việc làm vàổn định việc làm. Đầu tư vào lĩnh
vực bảo vệ môi trường sinh thái, bảođảm phát triển bền vững.
Sáu là, đầu tư thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo,tiếp tục xây
dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo. Hỗ trợ đầutư cho vùng miền núi,
vùng còn khó khăn.
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam cũng dự kiến, trong 5 năm 2001-2005, có thể


huyđộng thực hiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 840.000 tỷ đồng (theogiá
năm 2000), tương đương 60 tỷ USD, tăng 11-12%/năm, trong đó nguồn vốntrong
nước chiếm 2/3 (tương ứng 40 tỷ USD), nguồn vốn nước ngoài 20 tỷ USD(bao gồm
khoảng 11 tỷ USD vốn FDI và 9 tỷ USD vốn ODA).
Với số vốn này, cũng sẽ được phân bổ như cho các ngành công nghiệp vàxây dựng
chiếm 44%; nông-lâm-thủy sản 13%; giao thông bưu điện 15%; nhà ở,công cộng,
cấp điện, cấp thoát nước, dịch vụ 14%; giáo dục đào tạo, khoahọc công nghệ, y tế
6,3% và các lĩnh vực khác 7,7%.
Một nội dung quan trọng thường được các nhà tài trợ quan tâm là nguồn vốntrong
nước cấu thành như thế nào để dự kiến trên có thể khả thi. Theo báocáo của Chính
phủ, trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn ngânsách nhà nước chiếm
22%, tăng 50% so với thời kỳ trước, vốn tín dụng đầutư phát triển chiếm 14%, vốn
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm trên19% và vốn đầu tư của dân cư và tư
nhân chiếm trên 26%, tăng 80% so vớithời kỳ trước.
Hơn nữa, Nhóm tư vấn các nhà tài trợ quốc tế còn quan tâm tới việc sửdụng nguồn
vốn ngân sách như thế nào? Về vấn đề này, báo cáo của Chínhphủ cho biết, vốn
NSNN đầu tư vào nông-lâm-thủy sản khoảng 25% (so với tổngsố), vào giao thông,
bưu điện khoảng 29,5%, công nghiệp và xây dựng khoảng9,5%, lĩnh vực nhà ở,
1
công cộng, cấp nước, dịch vụ khoảng 11%. Khoa học côngnghệ, điều tra cơ bản, môi
trường khoảng 2%, giáo dục và đào tạo khoảng7,8%, y tế xã hội khoảng 6,5%, văn
hóa, thông tin, thể thao khoảng 3,4%, quảnlý nhà nước khoảng 4,3%, các ngành
khác khoảng 1%.
Trên cơ sở "dự toán" nêu trên, một Danh mục gồm hơn 340 dự án đầutư ưu tiên vận
động nguồn vốn ODA cho thời kỳ 2001-2005 do các cơ quan Chínhphủ xây dựng
được trình ra Hội nghị CG lần này, với tổng vốn đầu tư dựkiến khoảng 14 tỷ USD.
Chắp hài cho công nghiệp tiến nhanh
Khuyến lập Chương trình quốc gia khuyến công
(TBKTVN-7/12/01)- Thực hiện đường lối và chiến lược phát triển kinh tế trong thờikỳ
mới, thời kỳ CNH-HĐH đất nước, nhiều địa phương trong cả nước đãtích cực và chủ

động đề ra các chương trình khuyến công (CTKC) nhằm khuyếnkhích, hỗ trợ phát
triển công nghiệp trên địa bàn. Những CTKC này đã bướcđầu khơi dậy nhiều tiềm
năng lớn, giải quyết có hiệu quả được nhiềuvướng mắc trong phát triển và góp phần
thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp.
Chỉ riêng tại khu vực ĐBSCL, bắtđầu từ tháng 5/1996 đến tháng 3/2000, đã có 6 tỉnh
hình thành và đưa CTKCvào hoạt động là: An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre,
Cần Thơ và VĩnhLong. Các tỉnh khác chưa thành lập CTKC, nhưng đã có những hoạt
động tươngtự. Tất cả đã đạt những kết quả đáng mừng, cụ thể đến cuối năm
2000 :hỗ trợ thành lập mới được 3.459 doanh nghiệp-cơ sở sản xuất CN-TTCN, thu
hút31.256 lao động, với vốn đầu tư gần 3.991 tỷ đồng; khuyến khích 684 cơ sởđầu
tư hơn 271 tỷ đồng đổi mới thiết bị và công nghệ; phối hợp với cácngân hàng thương
mại, các nguồn quĩ và các ngành có liên quan để giảingân vốn phục vụ sản xuất CN-
TTCN được 485,2 tỷ đồng cho 4.243 cơ sở ngoàiquốc doanh vay; tổ chức dạy nghề
cho gần 6.200 học viên là chủ cơ sở sảnxuất và người lao động địa phương Từ đó
góp phần đáng kể vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL theo hướng tăng dần tỷ
trọng côngnghiệp-xây dựng từ 17,3% năm 1995 lên 21,2% vào năm 2000, và giảm
tỷ trọngnông nghiệp từ 59,1% xuống còn 51,7% vào các thời điểm tương ứng.

Tự phát, nên còn nhiều hạn chế
CTKC tại các tỉnh ngoài việc thammưu cho chính quyền tỉnh ban hành các chính sách
khuyến khích và thúc đẩycác cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn
phát triển; còntham gia vào việc hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
sảnxuất, qui hoạch phát triển các khu, cụm CN-TTCN; phổ biến, tuyên truyền cácchủ
trương, chính sách và pháp luật đến cơ sở nhưng rõ ràng là cònnhiều hạn chế,
như: mang tính tự phát ở từng tỉnh, tùy thuộc vào đặc điểmtình hình của mỗi địa
phương; thiếu sự liên kết hỗ trợ, trao đổi kinhnghiệm lẫn nhau; thiếu hẳn sự hướng
dẫn và chỉ đạo từ trung ương, nên kếtquả đạt được chưa cao, nhiều GĐ sở công
nghiệp các tỉnh thừa nhận. Haytheo đánh giá của một số chuyên gia: "Các CTKC của
địa phương hiện naychưa được định hình thành nhiệm vụ rõ ràng; chưa được thể chế
hóa bằngnhững văn bản có tính pháp lý cao; hoạt động không liên tục (có tiền

thìlàm, không có tiền thì ngưng); chưa có cán bộ chuyên trách; các nội dungkhuyến
công còn hạn chế ".
2
Cần mộtchương trình khuyến công quốc gia
Tại Hội nghị các sở CN vùng ĐBSCLmới được tổ chức cuối tháng 11/2001 vừa qua,
hầu hết các đại biểu đều chorằng cần sớm thành lập Chương trình khuyến công cấp
quốc gia. Bởi vì"Muốn trở thành một nước công nghiệp trong vòng 20 năm tới, mà
khôngđầu tư cho khuyến công mạnh suốt từ trung ương đến địa phương thì khómà
thành công"- phát biểu của đại biểu Sóc Trăng. Ông Huỳnh Văn Khánh,GĐ Sở công
nghiệp Long An, nêu cụ thể hơn: "Khuyến công là tạo điềukiện để phát triển công
nghiệp, cũng giống như khuyến nông là tạo điềukiện phát triển nông nghiệp. Nhưng
khác nhau ở chỗ đầu tư cho một cơ sở,một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ít
nhất cũng phải vài chục triệu tớihàng tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với vài trăm
ngàn đồng để mua giống haythuốc trừ sâu trong khuyến nông. Điều này đòi hỏi cần
có một tổ chứckhuyến công chuyên ngành đồng bộ từ trung ương đến địa phương, có
chứcnăng nghiên cứu ứng dụng, có trách nhiệm phục vụ những đòi hỏi xác thựccủa
từng doanh nghiệp đặt ra theo định hướng phát triển công nghiệp trongthời kỳ
mới ".
Đại diện Viện nghiên cứu chiếnlược và chính sách CN cũng cho rằng: " Kinh nghiệm
một số nước cho thấy,dù đã có những thay đổi lớn trong phát triển công nghiệp thế
giới nhữngnăm gần đây, song các chương trình khuyến công vẫn giữ nguyên gía trị
vàkhông ngừng được hoàn thiện. Đài Loan là một thí dụ. Để hỗ trợ pháttriển công
nghiệp, Bộ kinh tế Đài Loan đã đề ra các chương trình: tăngcường năng lực cho các
doanh nghiệp; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm bổsung chính sách; thành lập các
trung tâm dịch vụ; chương trình phát triểnvốn và thị trường cho doanh nghiệp Còn
ở Việt Nam, phân tích những ràocản lớn nhất hiện nay trong phát triển công nghiệp,
thấy nổi lên các vấnđề, xếp theo thứ tự ưu tiên là: thị trường hạn hẹp, cạnh tranh
khốc liệt;thiếu vốn; thiếu mặt bằng sản xuất; chính sách không ổn định; công
nghệlạc hậu. Những vấn đề này đều có những nét gần giống với các vấn đềgặp phải
trong phát triển nông nghiệp. Trong lãnh vực CN, một tổ chức tươngtự như khuyến

nông, có thể gọi là khuyến công chưa định hình và còn quáít chương trình khuyến
khích phát triển. Như thế, một CTKC quốc gia là hếtsức cần thiết, một nhu cầu không
thể thiếu trong bối cảnh CNH-HĐH đất nướchiện nay. CTKC quốc gia sẽ là định
hướng, tạo cơ sở pháp lý và hỗ trợ cácchương trình địa phương".
Những chínhsách nào đang được chờ đợi?
Cùng với kiến nghị thành lập CTKCquốc gia, hình thành Cục khuyến công trung ương
thuộc Bộ CN, nhiều địaphương cho rằng cần thiết phải có hệ thống các chính sách
khuyến công cụthể được ban hành, có như thế mới đảm bảo CTKC đạt hiệu quả cao.
Nhiềungười đã đồng tình với đề xuất của GĐ Sở công nghiệp Đồng Tháp:
Một là chính sách dạy nghề vàđào tạo nghề: phấn đấu nâng tỷ lệ lao động có trình
độ chuyên môn kỹthuật lên 25-30% tổng số lao động công nghiệp. Mỗi năm ngân
sách dành mộtkhoản kinh phí nhất định để đào tạo nghề cho người lao động. Riêng
đàotạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, lao động làng nghề, xóm nghề
Nhànước cần bao cấp 100% kinh phí.
Hai là chính sách vốn: kết hợpchặt chẽ giữa các chương trình mục tiêu quốc gia để
tạo nguồn vốn đầu tưphát triển CN-TTCN; thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa ngân
hàng và CTKC đểcó kếhoạch cho vay hàng năm với lãi suất cực thấp; giải quyết các
thủ tụcvề sở hữu tài sản để doanh nghiệp, cơ sở dễ dàng tiếp cận với các nguồnvốn
vay
3
Ba là chính sách thị trường: Nhànước hỗ trợ cho cơ sở, doanh nghiệp củng cố và phát
triển các thị trườngtiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm
Bốn là chính sách thuế: Chính phủnghiên cứu áp dụng một hình thức thu thuế thống
nhất, nhằm đảm bảo sự bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình
doanh nghiệp; có cácchính sách đặc biệt khuyến khích đối với các làng nghề, xóm
nghề truyềnthống Phạm Hùng Nghị
12 giải pháp cho 5 năm
Chuẩn bị tiền đề cho Chiếnlược 10 năm 2001-2010
(TBKTVN- 04/01/02)- Ngày 31/12/2001,Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã ký công bố
Nghị quyết của QH khoá X, kỳ họpthứ 10 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5

năm 2001-2005. Đây là 5 nămbản lề quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội2001-2010 nhắm tới mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản thành một
nước côngnghiệp vào năm 2020.
Trong Nghị quyết đã đề ra các chỉtiêu kinh tế -xã hội phải phấn đấu đạt được và 12
giải pháp lớn đểthực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt độngkinh tế, đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn 5 năm
trước. Tạo bước đột phávề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng
ngành, từng lĩnhvực theo hướng hiệu quả và bền vững
Thứ hai, tiếp tục thực hiện nhấtquán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng XHCN, tạo mọi điềukiện thuận lợi để mọi doanh nghiệp, công dân đầu tư phát
triển sản xuất
Thứ ba, hình thành đồng bộ cácloại thị trường đi đôi với việc tạo lập khung pháp lý
đảm bảo sự quảnlý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện hệthống chính sách tài chính- tiền tệ quốc gia, động
viên hợp lý và phânphối có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm thực hiện chiến lược phát
triển kinhtế -xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định đồng tiền.
Thứ năm, phát triển các vùng lãnhthổ theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng
về tài nguyên, vị trí địalý, nhân lực
Thứ sáu, tạo một sự chuyển biếncơ bản và toàn diện, phát triển quy mô hợp lý, coi
trọng việc nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo.
Thứ bảy, thực hiện có hiệu quảcác chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm
nghèo và việc làm; vềnước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; về dân số và kế
hoạch hoá; vềphòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
Thứ tám, tạo bước phát triển mới,có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng
dụng các thành quả củakhoa học- công nghệ, đặc biệt là CNTT, công nghệ sinh học,
công nghệ vậtliệu mới vào sản xuất kinh doanh.
4
Thứ chín, củng cố quốc phòng-anninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và an ninh củaTổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã
hội

Thứ mười, tiếp tục thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa phương
hoá, đa dạnghoá quan hệ quốc tế.
Thứ mười một, tiếp tục đổi mới,kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan tư pháp.
Thứ mười hai, tập trung sức lựcthực hiện công cuộc cải cách hành chính, được coi
như một công việc quantrọng, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giai
đoạn 2001-2005.
Mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005
Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quânhàng năm 7,5%
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đếnnăm 2005 dự kiến:
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%
Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41-42%
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp tăng 4,8%/năm
Giá trị sản xuất ngành công nghiệptăng 13,1%
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụtăng 7,5%/năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm
Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,05%
Tốc độ tăng dân số vào năm 2005khoảng 1,2%
Giải quyết thêm việc làm cho khoảng7,5 triệu lao động, bình quân 1,5
triệu lao động/năm; nâng tỷ lệ lao độngqua đào tạo lên 30% vào năm
2005.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi trunghọc cơ sở đi học đạt 80%; trong độ tuổi
trung học phổ thông đi học đạt45% vào năm 2005.
Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộnghèo xuống còn 10% vào năm 2005.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡngxuống còn 22-25%; đáp ứng 40% nhu
cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất trongnước; nâng tuổi thọ bình quân
vào năm 2005 lên 70 tuổi.
Cung cấp nước sạch cho 60% dân sốnông thôn
Kết quả 2001 và kế hoạch 2002(TBKTVN- 19/11/01)- (Trích Báo cáo

củaChính phủ sẽ trình trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X)
Trên cơ sở tình hình thực hiệnnhiệm vụ 10 tháng năm 2001 và dự báo khả năng
thực hiện kế hoạch 2 thángcòn lại, dự kiến có khả năng thực hiện các chỉ tiêu chủ
yếu phát triểnkinh tế - xã hội năm 2001 như sau:
5
Về các hoạtđộng kinh tế năm 2001
1) Trong nông, lâm ngư nghiệp, đãcó những chuyển động mạnh hơn trong chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng,vật nuôi theo hướng hiệu quả Dự kiến giá trị sản
xuất ngành nông - lâm -ngư nghiệp năm 2001 tăng 4,1%, trong đó nông nghiệp
tăng 2,2%, thuỷ sản cóbước phát triển khá, đã chiếm trên 16% giá trị toàn ngành và
tăng 15,5% sovới năm 2000.
Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tụcđược đầu tư phát triển, cuối năm 2001 sẽ có thêm
300 xã có điện, 90 xãcó đường ôtô đến trung tâm, kiên cố hoá trên 8.000km kênh
mương cácloại. Một số khu công nghiệp làng nghề được xây dựng, đã tạo điều
kiệnphục hồi các làng nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới,mở
rộng sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động ở nông thôn.
Trước tình hình tiêu thụ nông sảnkhó khăn, giá cả sụt mạnh, đặc biệt là giá gạo và
cà phê, Chính phủ đãthực hiện hàng loạt biện pháp hỗ trợ như mua tạm trữ xuất
khẩu, thưởngxuất khẩu, ưu đãi lãi suất cho vay ngân hàng, giãn nợ, tiếp tục cho vay
mớiđối với các hộ sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩuphân
bón, bỏ thu chênh lệch giá phân bón nhập khẩu, miễn, giảm thuế sử dụngđất nông
nghiệp góp phần làm giảm nhẹ sự thua thiệt cho nông dân, nhấtlà những người
trồng lúa và cà phê, tạo cho nông dân nhiều điều kiệnthuận lợi để tiếp tục ổn định
sản xuất.
2) Sản xuất công nghiệp tăngtrưởng khá cao và đồng đều trong các khu vực kinh tế
và các trung tâm côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất cao.
Giá trị sảnxuất công nghiệp tăng khoảng 14,5%, trong đó khu vực DNNN tăng 12%,
khu vựccông nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,5%, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoàităng 14,2%.
Nhiều sản phẩm quan trọng có mứctăng khá cả về sản xuất và tiêu thụ như khai thác

khí, sản xuất điện, thansạch, thép, xi măng, xe đạp, cơ khí, chế biến sữa, chế biến
thuỷ sản Tuynhiên, sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, một số ngành sản
xuấtcòn khó khăn, chưa tập trung đầu tư đúng mức cho các sản phẩm có lợi thếcạnh
tranh, một số sản phẩm sản xuất trong nước giá thành còn cao, khả năngcạnh tranh
của các sản phẩm thấp. Nhiều DN còn trông chờ vào sự hỗ trợ củaNhà nước như cấp
vốn, hạ lãi suất vốn vay, bù lỗ, miễn giảm thuế tínhnăng động trong sản xuất kinh
doanh kém.
3) Các hoạt động dịch vụ, du lịch,vận tải, bưu chính viễn thông và các loại hình dịch
vụ khác như tài chínhngân hàng, chuyển giao công nghệ đều có bước phát triển.
Đặc biệt,ngành du lịch có chuyển biến mới, tiềm năng du lịch ở nhiều địa phương
đãđược khai thác có hiệu quả. Lượng hàng hoá trong lưu thông ở hầu hết cácđịa
phương tăng khá, kể cả các tỉnh miền núi, giá cả thị trường ổnđịnh.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịchvụ hàng hoá xã hội tăng 8,7%, khối lượng hàng
hoá luân chuyển tăng 9,6%,khối lượng hành khách luân chuyển tăng 6,7%. Tổng
doanh thu bưu chính viễnthông tăng khoảng 14%, mật độ điện thoại đạt 5,3 máy
trên 100 dân, khách dulịch quốc tế đến Việt Nam tăng 7,5%. Công suất sử dụng
phòng, buồng ở cáckhách sạn đạt trên 60%.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chưađược cải thiện rõ rệt, dịch vụ vận chuyển chất
lượng cao còn nhiều bấtcập, tình trạng chậm giờ, bỏ chuyến trong vận chuyển hàng
6
không chưa đượckhắc phục, tai nạn giao thông tiếp tục tăng, vận chuyển hành khách
bằngphương tiện giao thông công cộng tại các thành phố lớn tăng chậm, dịch vụngân
hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng, dịch vụ khoa học và công nghệ,tư vấn, kinh
doanh bất động sản chậm phát triển.
4) Xuất nhập khẩu đã có nhiều cốgắng. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức do giá
xuất khẩu một số mặthàng giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhưng tổng
kim ngạch xuấtkhẩu có khả năng tăng khoảng 8% so với năm 2000. Kim ngạch xuất
khẩu một sốmặt hàng tăng khá như: hàng rau quả tăng 54%, thuỷ sản tăng 25%.
Riêng hàngdệt may, hàng giày dép thị trường và giá cả xuất khẩu có khó khăn,
nhưngdo tăng khối lượng xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng: hàng dệt

maytăng 14%, hàng giày dép tăng 2,4%. Đặc biệt khá nhiều mặt hàng có mức
tăngtrưởng khá cao về số lượng hàng xuất khẩu nhưng bị giảm rất mạnh về
kimngạch gây thua thiệt lớn cho người sản xuất và các DN (cà phê tăng lượngxuất
khẩu gần 29%, nhưng kim ngạch giảm 20%, gạo tăng 6,4% về lượng, kim
ngạchgiảm 8,5%, hạt tiêu tăng 62% về lượng, nhưng giảm 28% về kim ngạch
Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 2,3%so với năm 2000, nhưng vẫn đáp ứng được nhu
cầu về trang thiết bị, phụtùng và nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu
tiêu dùng xã hộiđối với hàng hoá trong nước chưa sản xuất được, bảo hộ hợp lý một
sốngành sản xuất trong nước và phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vựcvà quốc
tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có biện pháp hữu hiệu bằng thuếquan và phi thuế
quan để hạn chế việc nhập xe máy, nhập đường, muối ăn,bột cá cho phù hợp với
khả năng sản xuất trong nước. Mức nhập siêu năm2001 bằng gần 2,5% kim ngạch
xuất khẩu.
5) Tổng vốn đầu tư toàn xã hộinăm 2001 ước thực hiện 150 nghìn tỷ đ, bằng 30,8%
GDP, đạt kế hoạch đề ravà tăng gần 16% so với năm 2000.
Đầu tư từ ngân sách Nhà nướcđạt 125% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc triển khai kế
hoạch đến tận cơ sởcòn chậm, nợ khối lượng trong đầu tư vẫn còn tiếp diễn. Đầu tư
từ tíndụng Nhà nước tăng chậm, ước thực hiện chỉ đạt 83% mức dự kiến. Đầu tưcủa
DNNN ước tăng 14% so với năm trước. Việc cổ phần hoá DNNN, việc bán,khoán kinh
doanh, giao và cho thuê DNNN triển khai chậm, chưa đạt kết quả nhưmong muốn,
do vậy, việc khai thác nguồn vốn từ các DNNN chưa cao.Đầu tư củakhu vực dân cư
có mức tăng cao, ước cả năm tăng trên 26%. Luật DN đượcnhân dân và các DN hoan
nghênh, hưởng ứng mạnh mẽ do tạo được môi trườngkinh doanh thuận lợi. Ước cả
năm 2001 có trên 18.000 DN mới được thành lậpvới vốn đăng ký trên 22.000 tỷ đ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài,ước cả năm vốn thực hiện đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng
3,2%. Năm 2001, ướccó trên 400 dự án được cấp giấy phép và 200 dự án đăng ký
tăng vốn vớitổng vốn đăng ký mới và tăng vốn khoảng 2,8 tỷ USD, tăng gần 17% so
với năm2000, trong đó vốn đăng ký cấp mới khoảng 2,3 tỷ USD, tăng trên 16%.
Về vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA), ước cả năm 2001, các cam kết ODA được
hợp thức hoá bằng cáchiệp định với tổng trị giá khoảng 1,8 tỷ USD. Ước giải ngân

ODA khoảng 1,7tỷ USD, bằng 104% so với kế hoạch năm và tăng 4% so với mức
giải ngân ODAcùng kỳ năm 2000, trong đó vốn vay trên 1,3 tỷ USD, vốn viện trợ 370
triệuUSD. Riêng 3 nhà tài trợ chủ yếu (JBIC, WB, ADB) chiếm trên 80% tổng số
vốngiải ngân.
7
6) Thu ngân sách Nhà nước đạtkhá, đảm bảo kịp thời các khoản chi theo dự toán,
đáp ứng được yêu cầuchi đột xuất và giảm được bội chi so với dự kiến, góp phần ổn
định nềntài chính quốc gia. Ước cả năm tổng thu ngân sách Nhà nước vượt 13%
dựtoán, tăng 7,4% so với thực hiện năm 2000.
Dự toán chi ngân sách Nhà nướcước cả năm vượt 6,7% so với dự toán, tăng 13,5%
so thực hiện năm 2000, đảmbảo được các nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt,
đồng thời nhờ tăngthu khá nên ngân sách có nguồn để tăng đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng,hỗ trợ đầu tư phát triển, thanh toán nợ xây dựng cơ bản và bổ sung
thêmkinh phí cho việc phát triển sự nghiệp xã hội và quốc phòng an ninh. Bội
chingân sách Nhà nước năm 2001 ước bằng gần 5% GDP, giảm 1% so với dự
toánđầu năm.
Chỉ số giá tiêu dùng ước cả năm2001 chỉ tăng khoảng 1%.
Nhiệm vụ vàchỉ tiêu kinh tế năm 2002
Từ mục tiêu tổng quát và trọngtâm của kế hoạch trên đây, hình thành 11 nhiệm vụ
cụ thể như sau:
1) Phát triển kinh tế nhanh và bềnvững, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn năm 2001; chuyểndịch mạnh hơn cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ,đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước.
2) Huy động mọi nguồn vốn cho đầutư phát triển, khuyến khích dân cư đầu tư mạnh
vào sản xuất, kinh doanh;đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng tăng hiệu quả và phát
huy lợi thế đặcthù của từng ngành từng vùng lãnh thổ; đầu tư thích đáng cho các
vùng kinhtế trọng điểm, đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, xây
dựngcụm, tuyến dân cư để nhân dân vùng ngập lũ sâu ở ĐBSCL có cuộc sốngtương
đối bình thường trong mùa nước nổi.
3) Khuyến khích mạnh sản xuất trongnước, nâng cao thu nhập của dân cư, có chính

sách tiêu dùng hợp lý, nhằmkích cầu thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm.
4) Tăng kim ngạch xuất khẩu, hướngmạnh vào các sản phẩm có chất lượng, giá trị
gia tăng lớn và lợi thế cạnhtranh cao. Mở rộng việc xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và
dịch vụ.
5) Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu thu,chi ngân sách Nhà nước; thực hiện chính sách tiền
tệ linh hoạt, thực hiệnkích cầu đầu tư qua tín dụng để đẩy mạnh sự phát triển và bảo
đảm ổnđịnh của nền kinh tế.
6) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các tổng công ty, đẩy mạnh thực hiện
cổ phần hoá và bán khoán,cho thuê DNNN theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX),
tiếp tục khuyến khíchphát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
7) Tạo bước đột phá về ứng dụngcác kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và sản
phẩm mới, nhất là ứngdụng các kết quả nghiên cứu về công nghệ cao, công nghệ
phần mềm, giống câytrồng, vật nuôi.
8
8) Tiếp tục duy trì thành quả phổcập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; triển khai
chương trình phổ cập trunghọc cơ sở; tăng quy mô phát triển và nâng cao chất lượng
đào tạo đạihọc, trung học và dạy nghề đi đôi với điều chỉnh cơ cấu ngành nghề
vàvùng miền theo nhu cầu thực tế.
9) Thực hiện có hiệu quả cácchương trình quốc gia về kinh tế, xã hội trên từng địa
bàn; đẩy nhanh tốcđộ thực hiện xoá đói giảm nghèo; thực hiện công bằng xã hội ở
vùng đồngbào dân tộc thiểu số, Tây Nguyên và ĐBSCL; giảm tai nạn giao thông;
ngănchặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm và tộiphạm có
tổ chức.
10) Tạo bước chuyển biến về chấttrong cải cách hành chính; phân cấp mạnh thẩm
quyền hành chính cho chínhquyền địa phương, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý
Nhà nước, đẩymạnh áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới một bước đội ngũ cán bộ,
tiếptục chống tham nhũng, lãng phí.
11) Củng cố quốc phòng, an ninh, kếthợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh;
bảo đảm trật tự, kỷ cươngtrong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Việc tính toán các chỉ tiêu chủyếu của kế hoạch năm 2002 dựa vào các căn cứ sau

đây:
Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụcủa kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10năm đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua.Có
bước đột phá trongviệc thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất
vàquản lý tốt đời sống xã hội. Nền kinh tế có bước chuyển biến rõ rệt vềtính cạnh
tranh và tính năng động.
Kích cầu đầu tư và tiêu dùngtrong nước để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, coi đây là
hướng quan trọngđể phát triển đất nước trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang
gặp khókhăn; tăng khả năng huy động các nguồn lực trong nước cho đầu tư
pháttriển.
Kinh tế thế giới, nhất là các nềnkinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Tây ¢u còn suy giảm,
có những diễn biến phứctạp, cơ hội phát triển ngoại thương, du lịch và môi trường
thu hút nguồnvốn từ bên ngoài rất khó khăn.
Việc tính toán phương án tăngtrưởng kinh tế cho năm 2002 theo hướng hiện thực,
phù hợp với thực tế, đồngthời cũng mang tính phấn đấu cao hơn để vượt khó khăn
và tận dụng thờicơ phát triển.
Chất lượng tăng trưởng
Năm 2002: coi trọng hiệu quảđầu tư và sản xuất
(TBKTVN-19/11/01)- Mặc dù không đạt mục tiêu đã đề ra, nhưng tốc độ tăng
trưởngkinh tế năm nay vẫn cao hơn năm 2000 và vẫn thuộc những nước cao nhất
nhì sovới các nước trong khu vực và thế giới. Tuy vậy, Nghị quyết Trung ương 4
vẫnđánh giá chất lượng còn thấp.
Mặc dù vậy tốc độ tăng trưởngnày đã vượt trội trên 2 mặt.
9
Thứ nhất, tốc độ tăng GDP 2001 caohơn năm 2000; trong khi kinh tế toàn cầu và
hầu hết các nước lớn, cũng nhưcác nước chiếm thị phần lớn trong quan hệ buôn bán,
đầu tư với nước tađều bị sút giảm tốc độ tăng trưởng.
Thứ hai, tốc độ tăng GDP năm 2001tuy chỉ tương đương với bình quân thời kỳ 1996 -
2000 và thấp hơn bìnhquân thời kỳ 1991 - 2000, nhưng do tốc độ tăng dân số thấp
hơn, nên tốc độtăng GDP cao gấp 5 lần tốc độ tăng dân số và GDP bình quân đầu

người vẫntăng khoảng 5%, cao hơn tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 1996 -
2000cũng như thời kỳ 1991 - 2000.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tếtrên chủ yếu là do tăng trưởng của yếu tố đầu vào
là vốn đầu tư; vàmới chỉ tăng cao hơn về mặt số lượng, mà đã có một lượng không
nhỏnhiều loại sản phẩm, hàng hoá bị tồn đọng, do việc tiêu thụ ở trong nướcvà xuất
khẩu thấp hơn năm trước và chưa tương xứng với sự tăng lên củatốc độ tăng trưởng
kinh tế. Hệ số giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sovới tốc độ tăng GDP, nếu bình
quân thời kỳ 1996 - 2000 là 3 lần, riêng năm2000 đạt tới 3,5 lần thì năm 2001 chỉ
đạt khoảng hơn 1,1 lần, chỉ bằng 1/3hệ số của các năm trước. Hệ số giữa tốc độ
tăng tổng mức bán lẻ vàdoanh thu dịch vụ và tốc độ tăng GDP, nếu bình quân thời
kỳ 1996 - 2000 là1,61 lần, trong đó năm 2000 là khoảng 1,3 lần, thì năm 2001 chỉ
đạt khoảng1,27 lần! Như vậy kinh tế tăng chủ yếu do đầu vào tăng còn tiêu thụ
làđầu ra thì tốc độ tăng lại bị sút giảm.
Tốc độ tăng tiêu thụ bị sút giảmtrước hết là do những nguyên nhân có tính chất
khách quan. Tuy nhiên, nguyênnhân quan trọng là do hiệu quả và sức cạnh tranh -
biểu hiện tập trung chấtlượng của sự tăng trưởng - vốn đã thấp lại chuyển biến rất
chậm. Thậmchí có những khâu, những sản phẩm còn bị giảm.
Về mục tiêu tăng trưởng kinh tếnăm 2002 trong điều kiện sự biến động bên ngoài
khôn lường sẽ chưa thểđặt ra ở mức cao được. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nghèo vàkém phát triển đòi hỏi phải tăng trưởng với tốc độ cao hơn năm 2001,nhưng
phải luôn luôn coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng để pháttriển bền vững. Chất
lượng tăng trưởng phải được biểu hiện ở hiệu quảsản xuất, sức cạnh tranh của sản
phẩm, của DN và của nền kinh tế; sự ổnđịnh nền kinh tế vĩ mô, sự lành mạnh và bền
vững của nền tài chính quốcgia, và tài chính DNNN, ở việc giải quyết có hiệu quả các
vấn đề xã hộibức xúc, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực, đồng thời
quantâm hơn nữa các vùng có khó khăn, giảm các tệ nạn xã hội Dương Ngọc
10

×